Chương này dựa theo sách Sáng thế ký 3
Không lâu sau lần nổi loạn phản nghịch ở Thiên đàng, Sa-tan phát hiện ra một lãnh địa mới, thế là hắn sắp đặt âm mưu dụ dỗ loài người. Bị đuổi đi vì lòng ghen tỵ, hắn quyết định phủ đầu A-đam và Ê-va trách nhiệm đã gây ra tội lỗi và cuối cùng là phạm tội. Hắn biến đổi lòng kính yêu của họ thành bất trung và những bài hát ngợi khen thành những lời chỉ trích Đấng tạo ra họ. Từ đó, hắn không những làm cả hai người đánh mất tính hồn nhiên thành sầu não mà còn gia tăng lòng bất kính đối với Đức Chúa Trời và là nguyên nhân gây đau buồn ở Thiên đàng. KTS 23.1
Nhiều sứ điệp từ Thiên đàng được gửi đến cho tổ phụ và tổ mẫu loài người về quá trình sa ngã của Sa-tan và những mưu đồ của hắn nhằm lôi kéo họ đến sự hư mất, cho họ thấy rõ bản chất của chính quyền thánh thiện mà tên cầm đầu độc ác đang ra sức lật đổ. KTS 23.2
Luật pháp của Chúa là một cách mặc khải ý muốn Ngài, một bản ghi chú tính cách, diễn đạt tình yêu thiên thượng và sự khôn ngoan. Sự hòa hợp trong sáng tạo nhờ biết dựa theo quy luật của Đấng Tạo Hóa cách hoàn hảo. Mọi thứ đều vừa khít với luật pháp đến mức không thể xem thường được. Nhưng nhân loại lại sống một mình ở địa cầu nên có trách nhiệm sống theo lương tâm. Bởi vậy, Đức Chúa Trời ban cho họ năng lực để hiểu được rằng luật pháp Ngài là công bình và tốt đẹp, Ngài yêu cầu họ phải vâng phục tuyệt đối. KTS 23.3
Giống như các thiên sứ, cư dân vườn Ê-đen có thời gian để bày tỏ những gì họ sẽ làm. Họ có thể vâng phục và sống phước hạnh hoặc bất tuân rồi chết mất. Kẻ đã không buông tha cho các thiên sứ phạm tội cũng sẽ không bỏ qua họ, sự phạm tội sẽ bao trùm lên họ bằng một cuộc sống đau khổ, hư mất. KTS 23.4
Các thiên sứ loan báo cho họ biết cách bảo vệ chống lại mưu đồ của Sa-tan. Nếu như họ kiên định chống cự những cách dụ dỗ tài tình đầu tiên của nó, họ sẽ được an toàn. Nhưng nếu họ chịu thua sự cám dỗ của hắn dù chỉ một lần thôi thì trạng thái nguyên thủy của họ sẽ trở nên hư hỏng đến mức chính họ sẽ bị mất quyền năng và không còn khuynh hướng muốn chống lại Sa-tan nữa. KTS 24.1
Cây tri thức được tạo ra như là một bài kiểm tra tính vâng lời và lòng kính yêu của họ đối với Đức Chúa Trời. Nếu họ coi thường ý muốn Ngài chỉ riêng phần này thôi thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm tội lỗi. Sa-tan không tiếp tục đi theo dụ dỗ họ mãi được, hắn chỉ có thể tìm cơ hội ở chỗ cây cấm. KTS 24.2
Để đạt mục đích mà không bị phát giác, Sa-tan sắp đặt cách trá hình. Con rắn là một trong những tạo vật thông minh nhất và rất xinh đẹp. Nó sáng dạ đến kinh ngạc. Nó nằm vắt vẻo trên cây cấm và thưởng thức trái cây thơm ngon, làm một vật thu hút sự chú ý và bắt mắt. Bằng cách đó, kẻ hủy diệt đã âm thầm ẩn nấp trong khu vườn yên tĩnh. KTS 24.3
Các thiên sứ cảnh báo Ê-va hãy cảnh giác khi ở xa chồng bà. Ở bên cạnh ông ấy thì bà ít bị nguy hiểm hơn. Nhưng bà vô tình đi lang thang cách xa ông. Quên mất lời cảnh báo của thiên sứ, bà nhanh chóng phát hiện ra mình đang nhìn chằm chằm với lòng hiếu kỳ và thích thú ngắm cây cấm một cách say sưa. Trái cây đó đẹp quá, rồi bà tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời lại không cho họ ăn. KTS 24.4
Lúc bấy giờ cơ hội đã đến với kẻ dụ dỗ. “Có phải Đức Chúa Trời phán dặn: Các ngươi không được phép ăn các cây trong vườn sao?”. Ê-va giật mình nghe những suy nghĩ của bà vọng lại. Con rắn tiếp tục khôn khéo ca ngợi vẻ đẹp tuyệt trần của bà, lời nó nói nghe thật êm tai. Thay vì bỏ chạy khỏi chỗ đó, bà lại chần chừ. Bà không hề nghi ngờ rằng Sa-tan đang nói chuyện với mình thông qua con rắn hấp dẫn. KTS 24.5
Bà trả lời: “Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, nhưng về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: hai ngươi chẳng ăn đến và cũng chẳng đá động đến, e khi ăn hai ngươi phải chết chăng. Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu. Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác”. KTS 24.6
Nó biện luận bằng cách ăn trái cây này họ sẽ đạt được mức sống cao hơn. Nó đã ăn và giành được khả năng diễn thuyết. Nó ngụ ý Chúa ghen tỵ nên mới ngăn cản họ ăn, phòng ngừa trường hợp họ được đề cao lên ngang bằng với chính Ngài, việc Ngài cấm họ nếm hoặc chạm vào trái cây là bởi vì trái cây này truyền đạt sự khôn ngoan và quyền lực. Lời cảnh báo thiêng liêng chỉ đơn thuần là lời hăm dọa thôi. Làm sao họ có thể chết được? Chẳng phải họ đã ăn trái cây sự sống rồi sao? Đức Chúa Trời tìm cách ngăn cản họ chẳng qua là phòng ngừa họ tìm kiếm hướng phát triển cao quý hơn và hạnh phúc hơn mà thôi. KTS 24.7
Đây là cách mà Sa-tan áp dụng từ thời A-đam đến bây giờ, nhưng hắn vẫn rất thành công với chiêu thức này. Hắn dụ dỗ con người nghi ngờ tình yêu thương của Chúa, nghi ngờ luôn cả sự khôn ngoan của Ngài. Trong sự nỗ lực nghiên cứu những thứ mà Đức Chúa Trời ngăn cản, nhiều đám đông lại không nhìn thấy các sự thật hiển nhiên chính là những điều chính yếu cần cho sự cứu rỗi. Sa-tan dụ dỗ họ bất tuân, họ chỉ nghĩ là họ đang đi trên cánh đồng tri thức đáng thán phục. Nhưng tất cả những thứ ấy chỉ là sự lừa gạt. Họ đang bắt đầu đi xuống dốc dẫn đến sự thoái hóa và sự chết. KTS 24.8