Đức Chúa Trời yêu cầu người Hê-bơ-rơ tường thuật cho con cháu biết Ngài chăm sóc cho các bậc tổ phụ họ như thế nào. Họ thường nhắc lại những công việc vĩ đại Chúa đã làm và lời hứa sẽ cho Đấng Cứu Thế giáng trần. Những bài học chắc chắn nằm trong ký ức đã đầy đủ những dấu hiệu minh chứng. Thanh niên được rèn luyện cách nhận biết Chúa qua những quang cảnh thiên nhiên và những lời được khải thị. Những ngôi sao, cây cối, hoa cỏ, núi đồi, sông suối đều nói về Đấng Tạo Hóa. Việc thờ lạy trong đền thánh cùng sứ điệp từ các tiên tri đều là do Chúa khải thị. KTS 301.1
Chẳng hạn như thời kỳ rèn luyện của Môi-se ở Gô-sen, của Sa-mu-ên ở Han-na, của Đa-vít ở Bết-lê-hem, của Đa-ni-ên trước khi bị ép buộc rời xa gia đình, của Đấng Christ ở Na-za-rét. Hoặc ví dụ khác như chú bé Ti-mô-thê học được tấm gương đức tin từ bà ngoại Lô-ít và mẹ Ơ-nít (2 Ti-mô-thê 1:5, 3:15). KTS 301.2
Học đường của các tiên tri có nhiều dịp chỉ dạy giới trẻ hơn. Nếu một thanh niên muốn hiểu biết lẽ thật sâu xa đến mức có thể trở thành một người thầy ở Y-sơ-ra-ên thì các học đường như thế này rất thích hợp cho chàng ấy. Sa-mu-ên xây dựng học đường cho các tiên tri nhằm đáp ứng mục đích như một rào cản chống lại thói đạo đức suy đồi đang lan rộng, cung cấp chuẩn mực luân lý và sức khỏe tinh thần cho giới trẻ, cũng như giúp cho xứ sở giàu có bằng cách cung cấp những nhà lãnh đạo và những người tư vấn đủ tư cách. Ông thu hút các thanh niên sốt sắng, thông minh và chăm học. Đây là những người được gọi là con cái của các tiên tri. Những người hướng dẫn, người nắm rõ lẽ thật của Chúa, họ tự biết tận hưởng niềm vui thông công với Chúa và được Thánh Linh Ngài soi sáng. Họ là những người được dân chúng tôn trọng và tin tưởng. KTS 301.3
Trong những ngày thời Sa-mu-ên cai quản có hai học đường như vậy, một ở Ra-ma và một ở Ki-ri-át Giê-a-rim. Còn những học đường khác thì được xây dựng sau. KTS 301.4
Các học viên tự nuôi mình bằng cách trồng trọt hoặc làm thuê những việc thuộc về máy móc. Ở Y-sơ-ra-ên, một người sẽ bị xem là tội đồ khi để cho con cái mình lớn lên mà không làm được việc gì hữu ích. Đứa trẻ nào cũng được học cách kinh doanh, thậm chí cho dù nó được rèn luyện để làm nhiệm vụ thiêng liêng. Nhiều thầy dạy luật của các tôn giáo cũng phải tự nuôi mình bằng lao động chân tay. Tận đến thời đại về sau của các sứ đồ, Phao-lô và A-qui-la cũng kiếm sống bằng nghề may lều. KTS 301.5
Luật pháp của Đức Chúa Trời, lịch sử thiêng liêng, âm nhạc và thi ca linh thiêng đều là những chủ đề học tập chính của các học viên trường này. Cách hướng dẫn khác với các trường học thần đạo ngày nay khi mà có nhiều học viên sau khi tốt nghiệp thì cảm nhận về Đức Chúa Trời còn ít hơn khi họ mới nhập học. Mục đích của mọi kiến thức là học hỏi về ý muốn của Chúa và bổn phận của người đó hướng về Ngài. Nhìn vào lịch sử thiêng liêng, những học viên sẽ lần ra từng bước chân của Đức Giê-hô-va. Các lẽ thật vĩ đại bày tỏ qua các biểu tượng trong đền thánh đều gợi lại cách nhìn nhận và lòng tin để hiểu thấu mục đích chính của toàn hệ thống, đó là Chiên Con của Đức Chúa Trời đã cất tội lỗi thế gian đi. KTS 301.6
Học viên được học cách cầu nguyện, cách tiếp cận với Đấng Tạo Hóa của họ, cách thực hành đức tin nơi Ngài, cách hiểu và lắng nghe lời Đức Thánh Linh dạy dỗ. Thánh Linh của Đức Chúa Trời hiện diện rõ ràng trong các lời tiên tri và những bản nhạc linh thiêng. KTS 302.1