Sự kiện di dời hòm giao ước đã để lại một ấn tượng lâu dài trong tâm trí người dân Y-sơ-ra-ên, thắp sắng ngọn lửa tình yêu của họ dành cho Đức Giê-hô-va. Đa-vít cố gắng khắc sâu những dấu ấn này. Vua quy định thánh ca trở thành một phần trong các nghi thức tôn giáo, vua soạn nhiều bản thi thiên cho dân chúng hát trên đường họ về dự các kỳ lễ hội hàng năm. Trái ngọt của những tác nhân này là cả nước thoát khỏi việc thờ lạy thần tượng. Nhiều dân tộc xung quanh đến đây cũng phải nghĩ đến điều tốt đẹp do Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên mới thực hiện trọn vẹn nổi những chuyện vĩ đại cho dân sự Ngài. KTS 360.1
Sau khi Đa-vít xây cung điện cho mình rồi, vua cảm thấy không thích hợp chút nào khi hòm giao ước của Đức Chúa Trời lại ở nhà tạm trong một cái lều. Ông dự định xây một đền thờ thật đẹp đủ để cho dân Y-sơ-ra-ên bày tỏ lòng họ vô cùng ngưỡng mộ Đức Giê-hô-va - Vua của họ - vẫn còn ở cùng họ. Khi vua kể cho tiên tri Na-than về kế hoạch của mình, vua nghe đáp rằng: “Hễ trong lòng vua có ý làm gì, thì hãy làm, vì Đức Giê-hô-va ở cùng vua”. KTS 360.2
Tuy vậy, ngay trong đêm hôm đó, Chúa gửi lời phán cho vua qua tiên tri Na-than. Đa-vít không được đặc ân xây nhà cho Chúa, nhưng vua được ơn phước đảm bảo: “Đức Giê-hô-va phán hứa rằng Ngài sẽ dựng cho ngươi một cái nhà. … Ta sẽ lập dòng giống ngươi kế vị ngươi. … Nó sẽ xây một đền thờ cho dân Ta, và Ta sẽ khiến cho ngôi nước nó vững bền đời đời”. KTS 360.3
Chúa cũng giải thích lý do tại sao Đa-vít không được xây đền thờ: “Ngươi đã làm đổ huyết ra nhiều… nên ngươi sẽ chẳng cất đền cho danh Ta. … Kìa, con trai mà ngươi sẽ sanh ra, nó sẽ là người thái bình; Ta sẽ ban bình an cho nó, các thù nghịch ở bốn phía sẽ chẳng khuấy rối nó. Vì tên nó sẽ là Sa-lô-môn (bình an), trong đời nó Ta sẽ ban sự thái bình, an tịnh cho Y-sơ-ra-ên. Nó sẽ cất một cái đền cho danh Ta” (1 Sử Ký 22:8-10). KTS 360.4
Mặc dù kế hoạch mà vua ấp ủ trong lòng bị từ chối, Đa-vít cảm thấy biết ơn vì nhận được thông điệp này. Vua hiểu rằng quả thật là một vinh dự cho mình khi thể hiện kế hoạch mà ông dự tính làm, nhưng ông phải vâng phục ý muốn của Chúa. Thông thường thì có nhiều người trải qua thời tuổi trẻ khỏe mạnh đã từng một lần ôm ấp hy vọng sẽ thực hiện một vài công trình vĩ đại nào đó mà không thể làm trọn! Chúa nhìn thấy trước nên có thể phán rằng họ chỉ là người chuẩn bị đường lối cho người khác thực hiện. Nhưng thay vì vâng phục với thái độ biết ơn vì nhận được sự chỉ dạy thánh, nhiều người quay ngược lại như thể họ rất bực bội. Nếu họ không thể làm một chuyện gì đó mà họ muốn, thì họ sẽ không làm được gì. KTS 360.5
Nhiều người đã không thành công khi cố gắng thực hiện cho xong một công trình vượt quá khả năng, trong khi việc họ có khả năng làm thì lại bỏ qua. Chính vì vậy, những việc to lớn hơn bị kéo chậm lại. KTS 360.6
Trong giao ước với Giô-na-than, Đa-vít có hứa sẽ đối đãi tử tế với nhà Sau-lơ. Hồi tưởng lại điều này, vua mới hỏi: “Có người nào của nhà Sau-lơ còn sống chăng? Ta muốn vì cớ Giô-na-than mà làm ơn cho người?”. Vua được nghe nói Giô-na-than còn một đứa con trai tên là Mê-phi-bô-sết, nó bị què từ khi còn nhỏ. Vú nuôi của nó lỡ làm nó té, khiến nó phải tàn tật cả đời. Lúc bấy giờ, Đa-vít cho đòi chàng trai đến cung vua, ban cho nó mọi tài sản riêng của Sau-lơ để chu cấp cho cả nhà nó; hơn thế nữa, con trai của Giô-na- than được làm khách mời cố định của vua. Mê-phi-bô-sết bị dạy dỗ ấp ủ trong lòng thành kiến rất mạnh chống đối Đa-vít như là một người không xứng đáng lên ngôi, nhưng thái độ luôn tử tế của quân vương đã chiếm được lòng chàng trai. Giống như cha mình là Giô-na-than, chàng cũng cảm thấy mối quan tâm của chàng hiệp một cùng với vị vua mà Chúa lựa chọn. KTS 360.7
Sau khi Đa-vít ổn định ngai vàng trên toàn thể Y-sơ-ra-ên, toàn lãnh thổ vui hưởng thanh bình suốt một thời gian dài. Các dân tộc xung quanh sớm quyết định tốt nhất là chấm dứt gây chiến, Đa-vít cũng kìm nén chiến tranh xâm lược. Tuy nhiên, cuối cùng thì ông cũng phải tham gia chiến tranh chống lại các thù địch cũ của Y-sơ-ra-ên, đánh bại dân Phi-li-tin và dân Mô-áp. KTS 361.1