Trong khi những cận thần trung thành với vua Đa-vít còn ngạc nhiên với vận mệnh xui rủi bất ngờ giáng xuống ông, thì nó chẳng có gì khó hiểu đối với vua. Ông thường có linh tính về những thời khắc như vậy. Ông lấy làm lạ vì Chúa quá rộng lượng đối với tội lỗi ông phạm từ lâu. Đến bây giờ, trong lúc vội vàng lẫn đau buồn chạy trốn, ông nghĩ lại về thành yêu dấu, là nơi ông gây ra tội lỗi. Trong lúc ngẫm nghĩ về tính kiên nhẫn của Chúa, ông cảm thấy rằng Chúa sẽ mở lòng khoan dung cho ông. KTS 373.4
Đa-vít thú tội và đã cố gắng làm tròn bổn phận mình như một tôi tớ trung thành cho Đức Chúa Trời. Ông đã thiết lập vương quốc. Ông đã tập họp vật liệu xây dựng để xây nhà Chúa. Bây giờ không lẽ phải trao thành quả của những năm cần cù dâng hiến vào tay đứa con trai liều mạng, phản bội hay sao? KTS 373.5
Ông hiểu tội lỗi mình gây ra là nguồn cội của rắc rối. Chúa không bỏ qua cho Đa-vít. Ông chịu đựng lời sỉ nhục tàn nhẫn kia bằng thái độ khiêm nhường, vô vị kỷ, khoan dung, ngoan ngoãn. Dưới cái nhìn của thiên đàng, không bao giờ có một người cai trị Y- sơ-ra-ên nào thật sự tuyệt vời hơn thời điểm ông lâm vào hoàn cảnh nhục nhã tận cùng như lúc này. KTS 373.6
Từ kinh nghiệm Ngài buộc Đa-vít phải trải qua, Chúa chứng tỏ rằng Ngài không thể bao dung và tha thứ cho tội ác. Lịch sử của Đa-vít có thể giúp chúng ta thấy được cách Ngài vận hành những mục đích nhân từ, thậm chí thông qua những phương pháp trừng phạt đen đủi nhất. Ngài khiến cho Đa-vít bị trừng trị, nhưng Ngài không hủy diệt ông. Thử thách để thanh tẩy tội lỗi, không phải để phá bỏ. KTS 374.1