Chương này dựa theo sách Sáng Thế Ký 9:25-27; 11:1-9
Chúa chỉ bảo vệ một gia đình, đó là cả nhà Nô-ê, để phục hồi dân cư trên trái đất hoang vắng. Chúa phán rằng: “Về đời này Ta thấy ngươi là công bình trước mặt Ta” (Sáng Thế Ký 7:1). Tuy nhiên, tính cách con cháu của ba người con Nô-ê (Sem, Cham và Gia-phết) thì đã được báo trước. KTS 55.1
Vì cảm hứng thiêng liêng khiến ông mở miệng, Nô-ê đã tiên đoán về lịch sử của ba dòng dõi lớn bắt nguồn từ ba người con sẽ là tổ tiên này. Để biết được Cham, người ta lần theo dấu vết các hậu duệ của con hơn là cha, Chúa phán: “Ca-na-an đáng bị rủa sả, nó sẽ làm mọi cho các tôi tớ của anh em nó”. Tội lỗi bất bình thường của Cham tiết lộ sự đồi trụy trong tâm tính ông. Các tính nết xấu xa vẫn tồn tại trong con người Ca-na-an và con cháu những đời sau. KTS 55.2
Nói cách khác, sự bày tỏ lòng tôn kính của Sem và Gia-phết đối với luật pháp Chúa hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho con cháu họ. Lời báo trước liên quan đến hai người con này rằng: “Đáng ngợi khen Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Sem thay; Ca-na-an phải làm tôi cho họ! Cầu xin Đức Chúa Trời mở rộng đất cho Gia-phết, cho người ở nơi trại của Sem; còn Ca-na-an phải làm tôi của họ”. Dòng dõi của Sem được coi là tuyển dân. Từ ông ra Áp-ra-ham, đến dân tộc Y-sơ-ra-ên, rồi Đấng Christ được sinh ra. Còn Gia-phết sẽ “ở nơi trại của Sem”. Hậu duệ của Gia-phết chủ yếu là chia sẻ ơn phước của phúc âm. KTS 55.3
Dòng dõi gia đình Ca-na-an kế thừa những hủ tục thiếu văn minh thấp hèn nhất. Mặc dù lời tiên tri nguyền rủa số phận bất hạnh cho họ làm nô lệ, Chúa vẫn buồn lòng vì họ đồi trụy, đến khi họ vượt qua được các giới hạn của cách sống thánh khiết thì họ sẽ được trở thành nô lệ cho những hậu duệ của Sem và Gia-phết. KTS 55.4
Lời tiên đoán của Nô-ê không quyết định tính cách và số phận cho các con ông. Nhưng nó báo trước hậu quả từ con đường mà họ đã chọn và tính cách họ phát huy. Giống như một nguyên tắc, con trẻ thừa hưởng tính khí và khuynh hướng của cha mẹ, chúng bắt chước theo khuôn mẫu của cha mẹ. Bởi vậy, lối cư xử trắc nết và bất kính của Cham lại sản sinh trong con cháu của ông mang theo lời nguyền rủa suốt nhiều thế hệ sau đó. KTS 55.5
Nói cách khác, thái độ tôn kính của Sem đối với cha đã được ban thưởng dồi dào, thật cao quý và danh giá biết bao khi hậu duệ của ông sản sinh ra những con người thánh thiện! KTS 55.6
Trong một khoảng thời gian, con cháu Nô-ê vẫn tiếp tục sống giữa những núi đồi nơi chiếc tàu đã đậu. Đến khi dân số tăng lên thì sự bội ước đã dẫn đến phân chia. Những kẻ muốn quên Đấng Tạo Hóa họ và muốn dẹp bỏ luật pháp của Ngài đã luôn luôn cảm thấy bực bội với cách dạy dỗ và đời sống gương mẫu của các cộng đồng kính sợ Chúa. Cuối cùng, họ cũng quyết định ra đi. Họ chuyển đến đồng bằng Si-nê-a, sinh sống dọc bên hai bờ sông Ơ-phơ-rát, cảnh đẹp bao la và đất đai màu mỡ nơi đó đã thu hút họ. KTS 55.7
Tại nơi đây, họ quyết định xây dựng một thành phố, trong đó có một cái tháp cao đến mức nó sẽ trở thành kỳ quan của thế giới. Chúa đã khiến cho họ phân tán ra khắp nơi, nhưng những thợ xây tháp Ba-bên này quyết định giữ lại cộng đồng hiệp nhất của họ nhằm thiết lập một vương quốc thống trị toàn thế giới, để rồi thành phố của họ sẽ trở thành thủ đô của một đế chế toàn cầu. Vinh quang của nó sẽ khiến cho thế giới phải thán phục và ngợi khen. Tòa tháp hùng vĩ, vươn tới tận trời, mang ý nghĩa sừng sững như một đài kỷ niệm về quyền lực và sự khôn ngoan của những người xây dựng. KTS 56.1
Những người định cư nơi đồng bằng Si-nê-a không tin giao ước mà Chúa đã hứa rằng Ngài sẽ không bao giờ giáng một trận lũ lụt khác xuống trái đất nữa. Mục đích xây tòa tháp thẳng đứng là đảm bảo cho họ được an toàn trong trường hợp có nạn lũ lụt khác, và cũng vì họ có thể đi lên tận vị trí của các đám mây nên họ hy vọng sẽ tìm ra được căn nguyên của trận Đại Hồng Thủy. Toàn bộ dự án đều nhằm đề cao niềm kiêu hãnh của những người triển khai nó và chuyển hướng những thế hệ tương lai ra khỏi Chúa Trời. KTS 56.2
Khi cái tháp hoàn tất được một phần, các công việc đang tiến triển tốt đẹp thì bỗng dưng bị dừng lại. Một số thiên sứ được sai xuống đế ngăn chặn kế hoạch của thợ xây dựng. Cái tháp đã xây rất cao, các thợ xây được phân chia vào nhiều vị trí khác nhau, người trên thông báo cho người ngay bên dưới các loại vật liệu xây dựng đang cần. Khi thông tin truyền từ người này đến người kia, ngôn ngữ bị lộn xộn đến nỗi những hướng dẫn được đặt ra thường xuyên ngược lại với người phát ngôn lúc đầu. Mọi việc bị đình trệ. Các thợ xây hoàn toàn không thể tính được hết những sự hiểu lầm kỳ lạ diễn ra trong vòng họ. Trong cơn giận dữ và thất vọng, họ trách mắng lẫn nhau. Như là một bằng chứng về việc Chúa không hài lòng, sấm chớp từ trời giáng xuống phần trên cùng, chia cái tháp thành nhiều mảnh và đổ sập xuống đất. KTS 56.3