Tất cả thiên sứ đều hân hoan công nhận Đấng Christ tối cao, họ thổ lộ tình yêu thương và tôn bái Ngài. Lu-xi-phe cũng cúi đầu như họ, nhưng trong lòng hắn có một điều rất lạ, một cảm giác cay cú dữ dội. Lẽ phải và lòng trung thành đang vật lộn với lòng đố kỵ và ghen ghét. Tác động của các thiên sứ thánh dường như chỉ giữ hắn được một chút thôi. Khi các bài hát ngợi khen vang dội khắp thiên đàng, tinh thần xấu xa dường như mất tự chủ. Tình yêu khó diễn tả làm hắn cảm thấy rùng mình, tâm hồn hắn cũng dâng lên hòa nhịp với những thiên sứ vô tội đang kính yêu thờ lạy Chúa Cha và Chúa Con. Nhưng lần nữa, suy nghĩ thèm khát vị trí tối cao của hắn quay trở lại. Những danh dự cao sang mà Lu-xi-phe được ban cho không làm cho hắn cảm thấy phải biết ơn Đấng Tạo Hóa ra hắn. Hắn tự hào với sự sáng chói của bản thân và thèm muốn ngang bằng với Đức Chúa Trời. Các thiên sứ vui vẻ thực hiện các mệnh lệnh của hắn và hắn được vinh quang bao phủ còn nhiều hơn tất cả họ. Tuy nhiên, Đức Chúa Con vẫn được tôn vinh hơn hắn. “Tại sao”, thiên sứ hùng mạnh nhất thắc mắc: “không lẽ Đấng Christ mới có uy quyền tối thượng?”. KTS 15.3
Lu-xi-phe đi ra lan truyền tinh thần bất mãn trong vòng các thiên sứ. Lúc đầu, hắn che giấu mưu đồ thật sự của mình dưới vẻ ngoài sùng kính Đức Chúa Trời. Hắn khôn khéo lập kế hoạch nghi ngờ xoay quanh các điều luật cai quản thiên đàng, đề nghị các thiên sứ không cần phải vâng theo các luật pháp ấy vì sự khôn ngoan của họ đã có khả năng chỉ dẫn họ. Tất cả những suy nghĩ của họ đều thánh thiện; họ chỉ làm việc với Đức Chúa Trời và không có nhiều cơ hội để làm gì sai trái. Quyền uy tối thượng của Chúa Con được thiết lập ngang bằng với Chúa Cha hóa ra là một sự bất công đối với Lu-xi-phe. Nếu thủ lĩnh của các thiên sứ có thể giành được địa vị đích thực thì hắn sẽ mang đến những điều tốt đẹp lớn lao cho toàn bộ cư dân thiên quốc, chủ trương của hắn là đảm bảo tự do cho tất cả. Những quỷ kế khôn khéo thông qua những mưu đồ manh động của Lu-xi-phe nhanh chóng phát triển trong các quần thần thiên quốc. KTS 15.4
Địa vị thật sự của Chúa Con vẫn không thay đổi từ khi bắt đầu. Tuy nhiên, nhiều thiên sứ bị mù quáng vì những quỷ kế của Lu-xi-phe. Hắn khôn khéo tiêm nhiễm vào đầu óc họ những nghi ngờ và bất mãn của chính hắn đến nỗi họ không nhận ra những gì hắn đang thực hiện. Lu-xi-phe bày tỏ các ý định của Đức Chúa Trời theo một chân lý sai lạc nhằm kích động sự bất đồng quan điểm và không hài lòng. Trong khi hắn được yêu cầu trung thành hoàn toàn với Đức Chúa Trời, thì hắn lại thúc giục rằng sự thay đổi đó là cần thiết vì sự bền vững của một chính quyền thiêng liêng. Trong khi bí mật xúi giục cuộc xung đột và nổi dậy, hắn tạo cách xuất hiện của nó như để đẩy mạnh lòng trung thành, gìn giữ sự hòa thuận và bình yên. KTS 16.1
Dù không mở đầu cuộc nổi loạn thì những suy nghĩ thánh thiện cũng dần dần sinh sôi trong đầu các thiên sứ. Một số cũng đồng ý với những lời phê bình tài tình và đề nghị của Lu-xi-phe. Họ bị bất mãn, buồn rầu, không hài lòng với mục đích của Đức Chúa Trời về việc nâng Đấng Christ lên cao. Nhưng các thiên sứ trung thành lại bênh vực sự khôn ngoan và tính công bình của sắc lệnh thánh. Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời, đã là một với Ngài trước khi Ngài gọi các thiên sứ hình thành. Ngài luôn ngự bên tay phải Chúa Cha. Vậy thì tại sao bây giờ lại nảy sinh sự chống đối? KTS 16.2
Đức Chúa Trời nhẫn nhịn Lu-xi-phe. Tinh thần chống đối là một yếu tố mới mẻ, lạ lẫm, khó hiểu. Ngay chính Lu-xi-phe cũng không nhận thấy tình trạng hắn đang bị cuốn đi nơi nào. Nhưng nhiều nỗ lực (chẳng hạn như có thể tăng thêm tình yêu vô hạn và sự thông sáng) được tạo ra nhằm thuyết phục hắn nhìn thấy sai lầm của mình. Hắn được chỉ dẫn để nhận ra kết quả sẽ là gì nếu cứ tiếp tục kéo dài cuộc nổi dậy. KTS 16.3
Lu-xi-phe được thuyết phục rằng hắn đang cư xử sai. Hắn cũng nhận thấy “Chúa là công bình trong mọi đường Ngài, hay làm ơn trong mọi công việc Ngài” (Thi Thiên 145:17), các đạo luật thánh là chính xác và hắn cũng nên công nhận các đạo luật ấy như vậy trước cả thiên đàng. Nếu hắn làm việc này, hắn có thể tự cứu chính mình và nhiều thiên sứ khác. Nếu hắn đã sẵn sàng quay trở về với Đức Chúa Trời, thỏa lòng với địa vị mà hắn được ban cho trong kế hoạch vĩ đại của Đức Chúa Trời thì hắn sẽ được giữ lại vị trí cao trọng của hắn. Thời khắc quyết định đã đến, hắn phải đầu hàng quyền tối thượng thiêng liêng hoặc đặt mình vào vị trí mở màn cuộc nổi dậy. Hầu như hắn tính quay đầu, nhưng tính kiêu ngạo đã ngăn cản hắn. Đó sẽ là một sự hy sinh quá lớn lao đối với một người từng rất được tôn trọng, giờ lại phải thú nhận mình đã sai trái! KTS 16.4
Lu-xi-phe chỉ tay vào Đức Chúa Trời đang nhẫn nhịn như một dấu hiệu chứng tỏ hắn mạnh hơn, một thái độ biểu lộ rằng Vua của vũ trụ sẽ phải đồng ý thời kỳ của hắn. Hắn tuyên bố nếu các thiên sứ kiên quyết đứng về phe hắn thì họ sẽ có thể nhận lấy mọi thứ họ muốn. Hắn hoàn toàn đẩy mình vào cuộc tranh đấu dữ dội chống đối Đấng Tạo Hóa ra chính hắn. Lu-xi-phe là như thế này sao, “người mang ánh sáng” trở thành Sa-tan, “kẻ thù” của Đức Chúa Trời và mọi sinh vật thánh. KTS 16.5