Go to full page →

Chương 22—Giăng Bị Cầm Tù Và Bị Xử Tử CCC1 203

Dựa theo Ma-thi-ơ 11: 1-11; 14: 1-11; Mác 6: 17-28; Lu-ca 7:19-28.

Giăng Báp-tít là người đầu tiên loan báo về nước Đấng Cứu Thế, cũng là người đầu tiên phải chịu khổ nhục. Bị bắt buộc phải từ bỏ bầu không khí tự do nơi đồng vắng và những đoàn dân đông kiên trì nghe theo lời mình, Giăng giờ đây bị nhốt giữa các bức tường của phòng giam. Ông trở thành một tù nhân trong pháo đài của Hê-rốt An-ti-pát. Phần lớn chức vụ của Giăng đã được thi hành tại vùng đất phía đông sông Giô đanh, dưới quyền cai trị của An-ti-pát. Bản thân Hê-rốt đã được nghe Giăng giảng dạy. Vị vua phóng đãng này đã run lên cầm cập trước lời kêu gọi ăn năn: “Hê-rốt sợ Giăng, biết là một người công bình và thánh; khi nghe người rồi, lòng hằng bối rối, mà vua bằng lòng nghe.” Giăng đã đối xử với vua một cách thẳng thắn, tố cáo vua về những quan hệ bất chính với Hê-rô-đia, em dâu của vua. Có lúc, Hê-rốt tìm cách cắt đứt sợi dây dục vọng ràng buộc mình, nhưng Hê-rô-đia lại quyến rũ nhà vua mãnh liệt hơn nữa, và tìm cách trả thù Giăng Báp-tít bằng cách xui giục Hê-rốt tống Giăng vào ngục. CCC1 203.1

Giăng đã sống cuộc đời hoạt động tích cực, cho nên chuỗi ngày ảm đạm, vô công rỗi nghề tại nhà tù khiến ông thây khó chịu vô cùng. Hết tuần này đến tuần nọ, không hề có gì thay đổi khiến Giăng đâm ra nản lòng và nghi ngờ. Các môn đồ của Giăng không bỏ rơi ông. Họ được phép đến nhà tù và cho ông biết tin tức về các hoạt động của Đức Chúa Giê-su, cũng kể cho Giăng nghe rằng dân chúng đang kéo đến với Ngài đông làm sao. Nhưng họ thắc mắc, nếu Vị Giáo sư mới này là Đấng Mêsi, thì tại sao Ngài lại không làm gì để giải thoát Giăng. Làm sao Ngài lại có thể để cho sứ giả báo tin trung tín của mình phải bị cầm tù và có thể sẽ bị giết chết? CCC1 203.2

Những câu hỏi này ít nhiều đã có tác dụng. Sự nghi ngờ đáng lý ra không bao giờ có, đã nổi lên trong Giăng. Sa-tan vui mừng khi nghe lời nói của các môn đồ này, và thây những lời ấy đã làm tâm hồn sứ giả của Chúa tê tái như thế nào. Ôi, biết bao lần những kẻ tự nhận mình là bạn hữu của một người tốt lành và hăng say bày tỏ lòng trung tín đối với ông, giờ đây lại chứng tỏ họ là những kẻ thù nguy hiểm nhất của ông. Biết bao lần, thay vì củng cố niềm tin cho ông, lời lẽ của họ lại làm cho ông ngã lòng và chán nản! CCC1 204.1

Giống như các môn đồ của Chúa Cứu Thế, Giăng Báp-tít cũng không hiểu rõ tánh chất của nước Đấng Cứu Thế. Ông đã chờ đợi Đức Chúa Giêsu giành lấy ngai Đa-vít; nhưng thời gian dần trôi qua, không thây Chúa Cứu Thế thiết lập vương quyền của Ngài nên Giăng bắt đầu dao động và lo lắng. Ông đã tuyên bố với dân chúng rằng, để dọn đường cho Chúa, lời tiên tri của Ê-sai phải được ứng nghiệm. Đồi núi phải hạ xuống, chỗ cong phải uốn lại cho thẳng và nơi gồ ghề phải được ban bằng phẳng. Ông nhìn thây đỉnh cao của lòng kiêu ngạo và uy quyền của con người phải bị lật đổ. Ông đã tuyên bố rằng Đấng Mê-si là Đấng tay cầm nia mà giê thật sạch sân lúa mình, lúa mì được thâu vào kho, còn trấu thì bị đốt trong lửa chẳng hề tắt. Cũng với tinh thần và quyền phép như tiên tri Ê-li khi đến với Y-sơra-ên, Giăng chờ mong Chúa tự bày tỏ mình như là một Đức Chúa Trời đáp lời bằng lửa. CCC1 204.2

Trong sứ mạng của mình, Giăng Báp-tít đã đóng vai trò của một người quở trách gan dạ, cả ở chốn cao sang cũng như ở nơi thấp hèn. Ông đã dám đối mặt với vua Hê-rốt và quở trách tội lỗi của nhà vua mà không úp mở. Ông đã không đếm xỉa đến sự sống của mình mà chỉ lo hoàn thành công việc đã được giao cho. Giờ đây, trong nhà giam, ông chờ đợi sư Tử của chi phái Giu-đa lật đổ lòng ngạo mạn của kẻ áp bức, giải thoát người nghèo và cả chính ông, người đang cầu xin. Nhưng hình như Đức Chúa Giê-su chỉ nghĩ tới việc nhóm hiệp các môn đồ xung quanh Ngài, chữa lành bệnh tật và giảng dạy cho dân chúng. Ngài đã ăn uống cùng bàn với những người thâu thuế, trong khi đó cái ách của người La-mã mỗi ngày mỗi đè nặng trên Y-sơ-ra-ên, còn vua Hê-rốt và cô nhân tình hèn hạ cứ làm theo ý muốn của họ và tiếng kêu khóc của người nghèo cùng người đau khổ thâu lên tới tận trời. CCC1 204.3

Đối với nhà tiên tri đơn côi, tất cả tình trạng này xem ra là một điều huyền bí vượt quá sự hiểu biết của ông. Nhiều giờ trôi qua, tiếng thì thầm của ma quỷ đã hành hạ đầu óc ông và bóng của nỗi sợ hãi khủng khiếp đã phủ trên ông. Có thể nào Đấng Giải Thoát mà bao lâu nay ông mong chờ vẫn chưa xuất hiện? Vậy sứ điệp mà chính ông được thôi thúc loan truyền có ý nghĩa gì? Giăng thất vọng ghê gớm về kết quả sứ mạng của mình. Ông chờ đợi sứ điệp từ Đức Chúa Trời sẽ gây nên hiệu quả tương tự như khi luật pháp được đọc vào thời Giô-si-a và E-xơ-ra (II Sử ký 34; Nê-hê-mi 8, 9); và tiếp theo đó là sự ăn năn và trở lại cùng Chúa. Toàn cả cuộc đời của ông đã hy sinh cho sự thành công của sứ mạng này. Phải chăng bây giờ chỉ là vô nghĩa? CCC1 204.4

Giăng lo lắng khi thây rằng vì tình yêu thương dành cho ông, mà các môn đồ của ông đã không tin vào Đức Chúa Giê-su. Có lẽ nào sứ mạng của ông không có một ảnh hưởng chút nào trên họ? Phải chăng ông đã không trung tín trong chức vụ của mình để giờ đây ông bị cắt đứt khỏi công việc? Nếu Đấng Giải Thoát được hứa ban đã xuất hiện và Giăng trung thành với lời kêu gọi của mình, thì Đức Chúa Giê-su giờ đây sẽ lật đổ quyền lực của kẻ áp bức và giải thoát kẻ dọn đường cho Ngài? CCC1 205.1

Nhưng Giăng đã không từ bỏ niềm tin đã đặt nơi Đấng Cứu Thế. Ký ức về tiếng nói phát ra từ trời và về chim bồ câu đáp xuống, sự thánh khiết không tì vết của Đức Chúa Giê-su, quyền năng của Đức Thánh Linh đã giáng trên Giăng khi ông tới trước mặt Chúa Cứu Thế, và chứng cớ của các lời tiên tri, tất cả đều làm chứng rằng Đức Chúa Giê-su ở thành Na-xa-rét là Đấng được hứa ban. Giăng không bàn tán về những mối nghi ngờ và lo âu với các môn đồ mình. Ông quyết định gửi một sứ điệp thăm dò tới Đức Chúa Giê-su. Ông giao sứ điệp này cho hai người trong số các môn đồ, hi vọng một cuộc trao đổi với Chúa Cứu Thế sẽ củng cố niềm tin của họ và mang lại bảo đảm cho các bạn đồng môn của họ. Và ông cũng mong đợi Đấng Cứu Thế sẽ nói một lời nào đó trực tiếp với chính ông. Các môn đồ đã tới gặp Đức Chúa Giê-su với sứ điệp của họ: “Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi đấng khác chăng?” CCC1 205.2

Thời gian mới ngắn ngủi làm sao từ khi Giăng Báp-tít chỉ Đức Chúa Giê-su và nói: “Kìa là Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” “Ấy là Đấng đến sau ta, ta chẳng đáng mở dây giày Ngài.” Và bây giờ là câu hỏi: “Thầy có phải là Đấng phải đến?” Theo tình người thì điều này thật là cay đắng và chua chát. Nếu Giăng, một sứ giả dọn đường trung tín, mà còn không nhận ra sứ mạng của Đấng Cứu Thế, thì người ta còn có thể chờ đợi được gì ở đám đông phải tự tìm kiếm Chúa Cứu Thế? CCC1 205.3

Chúa Cứu Thế không trả lời ngay câu hỏi của các môn đồ Giăng. Khi họ còn đang ngạc nhiên trước sự im lặng của Ngài thì những kẻ bệnh tật và đau khổ kéo tới với Ngài để được chữa lành. Kẻ mù lòa cũng đang dò dẫm tìm đường qua đám đông; kẻ bệnh tật thuộc mọi tầng lớp, tự mình đi hay được người khác khiêng đi, cũng đang chen chúc nhau để đến trước mặt Đức Chúa Giê-su. Tiếng nói của Đấng Chữa Bệnh đầy quyền phép đã xuyên qua những lỗ tai điếc. Một tiếng phán, hay một cái rờ chạm của bàn tay Ngài là mắt kẻ mù mở ra để thây ánh sáng ban ngày, những cảnh tượng trong thiên nhiên, thây được gương mặt của bạn bè và gương mặt của Đấng Giải Thoát. Đức Chúa Giê-su đã đẩy lui mọi bệnh tật và khử trừ những cơn sốt. Giọng của Ngài vang tới tai người hấp hối và những người này trỗi dậy, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Những kẻ bại xuội, bị quỷ ám cũng vâng theo Lời Ngài, chứng điên loạn không còn và họ thờ lạy Ngài. Trong khi Ngài chữa lành các bệnh tật, Ngài cũng dạy dỗ dân chúng. Các nông dân và người lao động nghèo khổ, bị các thầy thông giáo xa lánh như những kẻ ô uế, quây quần sát bên Ngài, và Ngài giải bày cho họ nghe về sự sống đời đời. CCC1 205.4

Một ngày trôi qua như vậy, các môn đồ của Giăng nhìn và nghe thấy tất cả. Cuối cùng, Đức Chúa Giê-su gọi họ tiến lại gần Ngài, truyền cho họ đi về và kể cho Giăng điều họ đã chứng kiến. Và Ngài thêm: “Phước cho những kẻ không vấp phạm vì cớ Ta” (Lu-ca 7:23). Bằng chứng về thần tính của Ngài được nhìn thây qua việc bản tính ấy đáp ứng được những nhu cầu của nhân loại khổ đau. Sự vinh hiển của Ngài đã được bày tỏ qua việc Ngài chiếu cố tới tình trạng thấp hèn của chúng ta. CCC1 206.1

Các môn đồ mang theo sứ điệp và từng ấy đã đủ. Giăng nhớ lại lời tiên tri về Đấng Mê-si: “Chúa đã xức dầu cho ta đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường. Ngài đã sai ta đến dặng rịt những kẻ vỡ lòng đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục, đặng rao năm ban ơn của Đức Giê-hô-va” (Ê-sai 61:1,2). Các việc làm của Đấng Cứu Thế không những tuyên bố Ngài là Đấng Mê-si, mà còn cho thây nước của Ngài đã được thiết lập như thế nào. Lẽ Thật tương tự đã mở ra cho Giăng như đã mở ra với Ê-li trong sa mạc, khi “có một ngọn gió mạnh thổi dữ tợn trước mặt Ngài, xé núi ra và làm tan nát các hòn đá; nhưng không có Đức Giê-hô-va trong trận gió. Sau trận gió có cơn động đất, sau cơn động đất có đám lửa; nhưng không có Đức Giê-hô-va trong đám lửa.” Sau đám lửa, Đức Chúa Trời nói với vị tiên tri bằng một tiếng “êm dịu nhỏ nhẹ” (I Các Vua 19:11,12). Như vậy, Đức Chúa Giê-su phải thi hành chức vụ của Ngài, không phải với tiếng va chạm của vũ khí hay bằng việc lật đổ ngai vàng và các vương quốc, mà bằng cách nói vào lòng người thông qua một cuộc sống đầy lòng thương xót và sự hy sinh. CCC1 206.2

Nguyên tắc về một cuộc sống quên mình của Giăng Báp-tít là nguyên tắc của nước Đấng Mê-si. Giăng biết rõ rằng tất cả những điều này thật xa lạ với những nguyên tắc và kỳ vọng của những nhà lãnh đạo trong Y-sơra-ên. Điều đối với ông là bằng chứng về thần tính của Đấng Cứu Thế lại không phải là bằng chứng đối với họ. Họ đang chờ đợi một Đấng Mê-si không hề được hứa ban. Giăng thây rằng chức vụ của Chúa Cứu Thế chỉ gặt hái được từ họ lòng căm thù và sự lên án. Ông là người đi trước dọn đường, đang uống chén mà Đấng Cứu Thế sẽ phải uống cho đến giọt cuối cùng. Những Lời của Đấng Cứu Thế, “Phước cho kẻ không vấp phạm vì cớ Ta,” là một lời trách nhẹ nhàng đối với Giăng. Ông chịu đựng được lời trách móc đó. Giờ đây, hiểu rõ hơn bản chất sứ mạng của Đấng Cứu Thế, ông phó mình cho Đức Chúa Trời dù sống hay chết, miễn đem lại ích lợi tốt nhất cho lý tưởng mà ông yêu quý. Sau khi các sứ giả đi rồi, Đức Chúa Giê-su nói với dân chúng về Giăng. Lòng của Chúa Cứu Thế dạt dào tình cảm đối với nhân chứng trung tín giờ đây đang bị chôn vùi trong nhà tù của Hê-rốt. Ngài không để cho dân chúng đi đến kết luận rằng Đức Chúa Trời đã bỏ rơi Giăng, hay niềm tin của Giăng đã ngã gục vì những ngày thử thách. “Các ngươi đã đi xem chi trong đồng vắng?” Ngài nói, “Có phải xem cây sậy bị gió rung chăng?” CCC1 206.3

Như những cây sậy cao lớn bên bờ sông Giô-đanh cúi rạp trước mỗi cơn gió nhẹ là những hình bóng thích hợp với các thầy thông giáo đang chỉ trích và phê bình chức vụ của Giăng Báp-tít. Họ lung lay ngã theo bên này, chiu theo bên nọ bởi những ngọn gió từ dư luận quần chúng. Họ không muốn hạ mình tiếp nhận sứ điệp xuyên thâu lòng người của Giăng Báp-tít, nhưng vì sợ dân chúng, họ lại cũng không dám công khai chống lại chức vụ của ông. Nhưng sứ giả của Đức Chúa Trời lại không có tinh thần hèn nhát như vậy. Đám đông tụ tập xung quanh Đấng Cứu Thế đã là những nhân chứng về chức vụ của Giăng. Họ đã được nghe ông quở trách tội lỗi một cách can đảm. Đối với những người Pha-ri-si tự cho mình là công bình, đối với người Sa-đu-sê, vua Hê-rốt và triều đình, vua chúa và lính tráng, người thâu thuế và nông dân, Giăng đều nói một cách rõ ràng như nhau. Ông không phải là cây sậy run rẩy, ngả bên này, nghiêng bên kia trước các cơn gió của lời tán tụng hay thành kiến loài người. Trong nhà tù, ông vẫn một lòng trung tín với Đức Chúa Trời và vẫn giữ nguyên lòng nhiệt thành vì sự công bình như khi ông rao giảng sứ điệp của Đức Chúa Trời trong đồng vắng. Trong sự trung thành với nguyên tắc, ông vững vàng như một tảng đá. CCC1 207.1

Đức Chúa Giê-su tiếp tục: “Các ngươi đi xem cái chi nữa? Có phải xem người mặc áo tốt đẹp chăng? Kìa, những người mặc áo tốt đẹp thì ở trong đền vua. Giăng được kêu gọi để quở trách những tội lỗi và những vô độ của thời bây giờ, và cách ăn mặc giản dị cũng như cuộc sống từ bỏ chính mình phù hợp với bản chất chức vụ của ông. Quần áo giàu sang và những xa hoa của đời này không phải là phần của các tôi tớ Đức Chúa Trời, mà là phần của những kẻ “ở trong đền vua,” những kẻ cai trị thế gian này, của cải và quyền lực của thế gian này thuộc về những kẻ đó. Đức Chúa Giê-su muốn người ta chú ý tới sự tương phản giữa cách ăn mặc của Giăng với cách ăn mặc của các thầy tế lễ và các quan trưởng. Những viên chức này ăn bận giàu sang và trang điểm đắt tiền. Họ thích phô trương, hi vọng làm lóa mắt thiên hạ và nhờ đó được tôn trọng nhiều hơn. Họ lo lắng làm sao để được người đời ca ngợi hơn là tìm sự thánh khiết của tâm hồn để được Đức Chúa Trời chấp thuận. Như thế họ tự vạch mặt mình là những kẻ không trung thành với Đức Chúa Trời mà trung thành với nước của thế gian này. CCC1 207.2

Đức Chúa Giê-su phán: “Nhưng các ngươi lại đi xem cái chi nữa? Có phải là xem đấng tiên tri chăng? Phải, Ta nói cùng các ngươi, cũng hơn CCC1 207.3

đấng tiên tri nữa. Ẩy vì người đó mà có chép rằng: Nầy, Ta sai sứ ta đến trước mặt Con, đặng dọn đường sẵn cho Con đi. Quả thật Ta nói cùng các ngươi, trong những người bởi đàn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít.” Trong lời loan báo cho Xa-cha-ri trước lúc Giăng chào đời, thiên sứ đã tuyên bố: “Vì người sẽ nên tôn trọng trước mặt Chúa” (Lu-ca 1:15). Theo giá trị của Thiên Đàng, thì điều gì làm cho người ta được tôn trọng? Không phải điều mà thế gian này cho là cao quý, không phải của cải hay địa vị, không phải gốc gác hay khả năng trí thức. Nếu sự lớn lao về mặt trí thức, chứ không phải một lý do khác hơn, đáng được tôn trọng thì có lẽ là chúng ta phải tôn trọng Sa-tan vì nó có khả năng trí thức không ai sánh bằng. Nhưng khi sử dụng khả năng sai lầm chỉ để phục vụ cá nhân, thì khả năng càng nhiều, sự rủa sả càng thêm. Giá trị luân lý đạo đức được Đức Chúa Trời coi trọng. Tình yêu thương và sự thánh khiết là những đức tính Đức Chúa Trời quý trọng nhất. Giăng được tôn trọng trước mặt Chúa, khi trước mặt những kẻ được tòa Công luận gửi đến, trước mặt dân chúng, và trước mặt chính các môn đồ của mình, Giăng đã tự kiềm hãm không tìm danh vọng cho riêng mình, nhưng đã hướng tất cả về Đức Chúa Giê-su như Đấng được hứa ban. Niềm vui không ích kỷ của ông trước chức vụ của Đấng Cứu Thế tiêu biểu một mô hình cao nhất về sự cao thượng được bày tỏ ra từ trước đến nay nơi loài người. CCC1 208.1

Những kẻ đã nghe Giăng làm chứng về Đức Chúa Giê-su, sau khi Giăng chết, đã xác nhận: “Giăng chưa làm một phép lạ nào nhưng mọi điều Giăng đã nói về người này là thật” (Giăng 10:41). Giăng không được ban cho khả năng gọi lửa từ trời xuống, hay làm kẻ chết sống lại, như Ê-li đã làm, hay sử dụng cây gậy quyền phép của Môi-se nhân danh Đức Chúa Trời. Giăng được gửi đến để loan báo Chúa Cứu Thế sẽ đến, để kêu gọi dân chúng chuẩn bị cho sự Ngài đến. Giăng đã thi hành chức vụ trung tín đến độ khi dân chúng nhớ lại điều ông đã dạy về Đức Chúa Giê-su, họ đã có thể nói: “Mọi điều Giăng đã nói về Người này là thật”. Tất cả môn đồ của Vị Thầy Vĩ Đại đều được kêu gọi làm chứng về Đấng Cứu Thế như vậy. CCC1 208.2

Với tư cách là người loan báo của Đấng Mê-si, Giăng “cũng hơn đấng tiên tri nữa.” Bởi vì các tiên tri đã nhìn từ xa việc Đấng Cứu Thế đến, nhưng Giăng thì lại được nhìn thây Ngài, được nghe chứng cớ đến từ trời về bản thể Đấng Mê-si của Ngài, và giới thiệu Ngài cho Y-sơ-ra-ên như Đấng được Đức Chúa Trời gửi đến. Nhưng Đức Chúa Giê-su nói: “Kẻ rất nhỏ hèn trong nước thiên đàng còn được tôn trọng hơn người.” CCC1 208.3

Tiên tri Giăng là mắt xích nối hai thể chế. Là đại diện của Đức Chúa Trời, ông có nhiệm vụ cho thây mối quan hệ giữa luật pháp và lời tiên tri dưới thể chế Đấng Cứu Thế. Giăng là ánh sáng nhỏ đi trước một ánh sáng mạnh hơn. Đầu óc của Giăng được Đức Thánh Linh chiếu sáng để ông có thể tỏa ánh sáng cho dân sự mình. Nhưng cho đến nay, không có một ánh sáng nào khác đã và sẽ soi toả một cách rõ ràng như vậy trên loài người sa ngã như ánh sáng phát ra từ lời giảng dạy và từ gương của Đức Chúa Giê-su. Đấng Cứu Thế và chức vụ của Ngài đã được hiểu một cách lờ mờ như được tượng trưng qua của lễ tế không rõ ràng. Cả Giăng cũng không hiểu hết tương lai, sự sống đời đời qua Chúa Cứu Thế. CCC1 208.4

Ngoài niềm vui Giăng có được trong chức vụ của mình, cuộc đời của ông là một cuộc đời sầu khổ. Tiếng nói của ông hiếm khi được lắng nghe, ngoại trừ tại nơi đồng vắng. Ông sống thân phận lẻ loi. Ông đã không được thây hiệu quả nỗ lực của chính mình. Ông đã không có đặc ân được ở cùng Đấng Cứu Thế và chứng kiến sự bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời kèm theo ánh sáng lớn hơn. Ông cũng không được chứng kiến cảnh kẻ mù thây được, kẻ ốm đau được chữa lành và kẻ chết trở lại sự sống. Ông đã không được thây ánh sáng chiếu qua mỗi lời nói của Đấng Cứu Thế, tỏa sự vinh hiển trên những điều các lời tiên tri hứa hẹn. Môn đồ nhỏ hèn nhất cũng đã từng được thây những hành động đầy quyền phép của Đấng Cứu Thế và nghe lời Ngài, theo nghĩa này, cũng còn được đặc ơn lớn hơn Giăng Báp-tít, và do đó, được kể là lớn hơn Giăng. CCC1 209.1

Số người nghe Giăng giảng dạy thật là đông, do đó, tin tức về tình trạng của Giăng cũng đã loan truyền khắp xứ. Người ta cảm thây việc Giăng bị cầm tù đã khiến mọi người quan tâm sâu sắc hơn. Nhưng cuộc đời không tì vết của Giăng, và tình cảm mạnh mẽ của dân chúng dành cho ông, làm cho người ta tin rằng sẽ không có những điều hung dữ có thể xảy ra cho ông. CCC1 209.2

Hê-rốt tin Giăng là một tiên tri của Đức Chúa Trời và rất muốn trả tự do cho ông. Nhưng Hê-rốt lại không thi hành ý định của mình ngay vì sợ Hê-rô-đia. Hê-rô-đia biết rằng bà sẽ không thể trực tiếp thuyết phục Hê-rốt giết chết Giăng và bà quyết định dùng mưu mẹo để đi tới mục tiêu của mình. Vào sinh nhật của nhà vua, người ta sẽ tổ chức một cuộc vui chơi dành cho các quan chức của quốc gia và các kẻ quyền quý trong triều đình. Sẽ có tiệc tùng, ăn uống. Như thế, Hê-rốt sẽ mất cảnh giác và có thể sẽ chiều theo ý bà muốn. Ngày trọng đại đã đến, và khi nhà vua cùng với các nhà quyền thế đang ăn uống thì Hê-rô-đia sai con gái của mình tới phòng tiệc để nhảy múa mua vui cho các khách dự tiệc. Con gái của Hê-rô-đia vừa tới tuổi dậy thì đầy nữ tính và vẻ đẹp khêu gợi làm các nhà quyền quý dự tiệc phải mê mẩn. Các phụ nữ trong triều đình thường không có thói quen xuất hiện trong những cuộc vui chơi như thế này, và người ta ca ngợi Hê-rốt khi người con gái này nhảy múa để giúp vui cho các thực khách. CCC1 209.3

Nhà vua bị rượu làm cho mê mẩn. Dục vọng lên ngôi và lý trí bị hạ bệ. Vua chỉ còn thây căn phòng của vui thú, với các thực khách đang ăn uống, bàn tiệc, rượu nổi bọt lấp lánh, và người con gái trẻ đang nhảy múa trước mặt vua. Trong sự khinh suất nhất thời, vua muốn làm một màn phô trương nào đó để đề cao mình trước các nhân vật tên tuổi dưới quyền mình. Vua thề hứa ban cho con gái của Hê-rô-đia bất cứ thứ gì cô yêu cầu, thậm chí cả nửa vương quốc cũng được. CCC1 209.4

Sa-lô-mê vội vàng chạy lại bên mẹ để hỏi xem cô phải xin điều gì. Câu trả lời đã có sẵn: Cái đầu của Giăng Báp-tít. Sa-lô-mê không biết gì về sự khao khát trả thù đang nung nấu trong lòng mẹ mình và cô do dự trình bày với nhà vua đòi hỏi này. Nhưng quyết định của Hê-rô-đia đã thắng. Đứa con gái trở lại với yêu cầu khủng khiếp: “Tôi muốn vua lập tức cho tôi cái đầu Giăng Báp-tít để trên mâm” (Mác 6:25). CCC1 210.1

Hê-rốt ngạc nhiên và bối rối. Tiếng cười đùa huyên náo im bặt. Nhà vua kinh hãi khi nghĩ tới việc phải lấy mạng sống của Giăng. Nhưng vua đã hứa và không muốn bị coi là kẻ nuốt lời hay bốc đồng. Vua đã thề trước danh dự của các thực khách và nếu một trong số những người này nói một lời ngăn cản vua thực hiện lời hứa của mình thì vua đã sung sướng tha cho vị tiên tri khỏi phải chết. Vua ban cho họ cơ hội để xin tha chết cho kẻ bị giam giữ. Họ vốn là những người đã phải vượt qua những đoạn đường dài để nghe Giăng giảng dạy và biết Giăng là một kẻ vô tội và là một tôi tớ của Đức Chúa Trời. Nhưng, dù sửng sốt trước yêu cầu của người con gái, họ vẫn không đưa ra được một lời can gián nào, vì đã chẳng còn chút tỉnh táo. Không một ai lên tiếng để cứu mạng sống vị sứ giả của thiên đàng. Những con người này đang chiếm những vị trí cao trong dân tộc và trọng trách đang đè nặng trên vai họ. Nhưng họ lại đã thả mình trong ăn uống no say cho tới lúc giác quan bị tê liệt. Đầu họ quay cuồng theo tiếng nhạc, điệu múa và lương tâm họ như đang ngủ mê. Và qua sự im lặng của họ, họ đã lên án tử hình vị tiên tri của Đức Chúa Trời để thỏa mãn lòng căm thù của một người đàn bà buông thả. Hê-rốt đã chờ đợi để được giải khỏi lời thề, nhưng vô ích. Vua phải miễn cưỡng ra lệnh hành quyết vị tiên tri. Và cái đầu của Giăng đã sớm được mang lên trước mặt vua cùng các thực khách. Miệng đã từng thẳng thắn cảnh cáo vua Hê-rốt từ bỏ cuộc sống tội lỗi đã im lặng vĩnh viễn. Không bao giờ còn được nghe tiếng nói đó kêu gọi người ta ăn năn nữa. Cơn say sưa trong một đêm đã làm mất sinh mạng của một trong những vị tiên tri lớn nhất. CCC1 210.2

Ôi, không biết bao nhiêu lần mạng sống của kẻ vô tội đã bị lấy đi bởi sự quá độ của những kẻ đáng lý ra phải là những người bảo vệ công lý. Kẻ đưa chén rượu có sức làm say sưa lên môi, đã biến mình thành kẻ chịu trách nhiệm về sự bất công, thành người có thể phạm tội dưới tác dụng mê mẩn của rượu. Bằng cách làm cho giác quan của mình tê liệt, vua đã làm cho mình không còn khả năng để xét xử một cách bình tĩnh hay có một sự phân biệt rõ ràng đâu là phải, đâu là trái. Vua mở đường cho Sa-tan hành động qua mình trong việc áp bức và tiêu diệt kẻ vô tội. “Rượu khiến người ta nhạo báng, đồ uống say làm cho hỗn hào, phàm ai dùng nó quá độ chẳng phải là khôn ngoan” (Châm ngôn 20: 1) . Vì vậy “sự công bình trở lui lại, ai lánh điều dữ thì phải cướp bắt” (Ê-sai 59:14,15). Những kẻ có quyền xét xử trên mạng sống của đồng loại sẽ bị coi là phạm một tội ác khi họ chiều theo sự chè chén quá độ. Tất cả những ai thi hành luật pháp đều phải là kẻ giữ luật pháp. Họ phải là những kẻ biết tự kiềm chế. Họ cần phải có đầy đủ khả năng điều khiển các khả năng thể xác, tinh thần, đạo đức để họ có được sức mạnh của lý trí và một ý thức cao về công bình. CCC1 210.3

Cái đầu của Giăng Báp-tít đã được mang đến cho Hê-rô-đia, và bà đã nhận lây với sự thỏa mãn ma quái. Bà vui mừng vì trả được thù và hi vọng là lương tâm của Hê-rốt không còn áy náy lâu nữa. Nhưng tội lỗi không đem lại hạnh phúc cho bà. Tên của bà được nhắc tới với lòng kinh hãi và Hê-rốt còn bị hành hạ bởi hối hận hơn cả bị hành hạ bởi những lời cảnh báo của vị tiên tri. Ảnh hưởng của những lời giảng dạy của Giăng không tài nào dập tắt được; nó mở rộng tới mọi thế hệ cho tới ngày tận thế. CCC1 211.1

Tội của Hê-rốt luôn ở trước mặt vua. Vua luôn tìm cách thoát khỏi những lời buộc tội từ một lương tâm tội lỗi. Niềm tin của vua nơi Giăng không hề bị lung lay. Và vua nhớ lại cuộc sống từ bỏ mình của Giăng, những lời kêu gọi trang trọng và khẩn thiết của Giăng, ý kiến có cơ sở của Giăng trong lời khuyên bảo và khi nhớ lại làm sao vua đã đi tới chỗ giết Giăng, Hê-rốt không thể tìm thây sự bình yên. Mải mê với các công việc của quốc gia, tiếp nhận các vinh dự từ phía con người, vua có bộ mặt tươi cười, dáng điệu đường bệ, nhưng vua đang giấu kỹ một tấm lòng lo lắng, thậm chí bị bóp nghẹt vì sợ rằng một tai họa sẽ đổ ập xuống trên mình. CCC1 211.2

Hê-rốt đã bị đánh động mạnh bởi những lời của Giăng. Vua xác tín rằng Đức Chúa Trời hiện diện khắp nơi, rằng Ngài đã chứng kiến sự chè chén say sưa tại phòng tiệc, rằng Ngài đã nghe được lệnh cho chặt đầu Giăng, và đã thây sự vui mừng của Hê-rô-đia cũng như sự lăng mạ mà bà dành cho kẻ lên tiếng quở trách bà. Và nhiều điều Hê-rốt đã nghe từ miệng của vị tiên tri lúc này đang vang lên trong lương tâm vua còn rõ ràng hơn cả lời giảng dạy của vị tiên tri ấy tại đồng vắng. Khi Hê-rốt được nghe nói về những việc làm của Đấng Cứu Thế, vua đã cực kỳ bối rối. Vua nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã cho Giăng sống lại từ cõi chết, và gửi Giăng tới với một quyền lực còn lớn hơn nữa để lên án tội lỗi. Vua luôn sợ rằng Giăng sẽ trả thù về cái chết của mình bằng cách xử phạt vua và gia đình. Hê-rốt đang thu hoạch điều mà Đức Chúa Trời đã gọi là hậu quả của tiến trình của tội lỗi, “Một tấm lòng run sợ, mắt mờ yếu và linh hồn hao mòn: Sự sống ngươi vẫn không chắc trước mặt ngươi; ngày và đêm ngươi hằng sợ hãi, khó liệu bảo tồn sự sống mình. Bởi cớ sự kinh khủng đầy dẫy lòng ngươi và bi cảnh mắt ngươi sẽ thấy, nên sớm mai ngươi sẽ nói: Chớ chi được chiều tối rồi! Chiều tối ngươi sẽ nói: Ước gì được sáng mai rồi!” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 28: 6567). Các ý nghĩ của chính kẻ tội lỗi sẽ tố cáo hắn. Và không thể có sự hành hạ nào làm đau đớn hơn những cơn đau nhói của một lương tâm tội lỗi, chúng làm cho con người không nghỉ yên được cả ngày lẫn đêm. CCC1 211.3

Đối với nhiều người, lẽ mầu nhiệm sâu sắc bao quanh thân phận của Giăng Báp-tít. Họ thắc mắc tại sao Giăng lại phải héo hon chờ đợi và phải chết trong tù. Lẽ mầu nhiệm về sự quan phòng trong bóng tối này làm cho con mắt người phàm chúng ta không nhìn thâu được, nhưng nó không bao giờ có thể làm lung lay lòng tin tưởng của chúng ta nơi Đức Chúa Trời khi nhớ lại rằng Giăng cũng đã chia sẻ những khổ đau của Đấng Cứu Thế. Tất cả những ai theo Đấng Cứu Thế đều phải vác thập tự giá hy sinh. Họ chắc chắn sẽ bị những con người ích kỷ hiểu lầm và sẽ biến thành mục tiêu của các cuộc tấn công tàn bạo của Sa-tan. Vì nguyên tắc hy sinh chính mình này mà vương quốc của Sa-tan đã được thiết lập để tiêu diệt, và nó sẽ gây chiến ở bất cứ nơi nào nguyên tắc này tồn tại. CCC1 211.4

Tuổi thơ ấu, niên thiếu, và trưởng thành của Giăng đã được đánh dấu bởi sự cương quyết và khả năng luân lý đạo đức. Khi tiếng Giăng vang lên trong đồng vắng: “Hãy dọn đường cho Chúa và ban bằng các nẻo Ngài” (Mathi-ơ 3: 3), Sa-tan đã lo sợ cho sự an toàn trong vương quốc của nó. Tội lỗi bị vạch trần đến độ làm cho người ta run sợ. Quyền lực của Sa-tan trên một số đông người nằm dưới sự kiểm soát của nó đã bị bẻ gãy. Nó đã không mỏi mệt trong việc lôi kéo Giăng Báp-tít ra khỏi một cuộc sống của một người thuần phục Đức Chúa Trời cách vô điều kiện; nhưng nó đã thất bại. Và nó đã thất bại, không thắng nổi Đức Chúa Giê-su. Trong các cơn cám dỗ ở đồng 212 vắng, Sa-tan đã bị đánh bại, và nó rất tức giận. Giờ đây, nó nhất quyết làm cho Đấng Cứu Thế phải đau buồn bằng cách đánh vào Giăng. Nó sẽ gây đau khổ cho Đấng nó đã không thể cám dỗ phạm tội. CCC1 212.1

Đức Chúa Giê-su đã không can thiệp để giải thoát tôi tớ của Ngài. Ngài biết rằng Giăng sẽ chịu thử thách. Chúa Cứu Thế sẵn lòng đến với Giăng, chiếu sáng ngục tù tối tăm bằng chính sự hiện diện của Ngài. Nhưng Ngài không tự nộp mình vào tay kẻ thù và làm nguy hại cho chính chức vụ của mình. Ngài cũng sẽ sẵn lòng giải thoát tôi tớ trung thành của Ngài. Nhưng vì lợi ích của hàng ngàn người phải đi từ nhà tù tới cái chết, Giăng phải uống chén của sự tuẫn đạo. Khi những Cơ-đốc nhân mòn mỏi trong xà lim đơn độc, hay phải chết dưới lưỡi kiếm, bởi tra tấn, dưới gánh nặng, có vẻ như bị Đức Chúa Trời và con người bỏ rơi, điều còn lại trong tâm hồn của họ sẽ là ý nghĩ rằng Giăng Báp-tít, kẻ được chính Đấng Cứu Thế làm chứng về sự trung tín, cũng đã trải qua bằng một kinh nghiệm tương tự. CCC1 212.2

Sa-tan được phép rút ngắn cuộc đời tại thế của sứ giả Đức Chúa Trời. Nhưng cuộc sống ấy đã “được giấu với Đấng Cứu Thế trong Đức Chúa Trời,” kẻ phá hoại không thể đạt tới được (Cô-lô-sê 3: 3). Nó đắc chí là đã làm cho Đấng Cứu Thế phải đau khổ, nhưng nó lại không thắng được Giăng. Cái chết đã chỉ làm cho Giăng mãi mãi ở ngoài tầm cám dỗ. Trong trận chiến này, Sa-tan đã để lộ chân tướng. Trước sự chứng kiến của vũ trụ, nó đã bộc lộ lòng căm thù với Đức Chúa Trời và loài người. CCC1 212.3

Mặc dù Giăng đã không được giải thoát cách lạ lùng, nhưng Giăng cũng đã không bị bỏ rơi. Ông luôn luôn ở trong tình bằng hữu với các thiên sứ, và các thiên sứ đã mở cho Giăng thây những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế và những lời hứa quý báu của Kinh Thánh. Đó chính là nơi nương tựa của ông cũng như chúng phải là nơi nương tựa của dân sự Đức Chúa Trời trong các thời đại đang tới. Giăng cũng như những kẻ tới sau được bảo đảm là “Nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 29: 20). CCC1 212.4

Đức Chúa Trời không bao giờ dẫn dắt con cái Ngài cách nào khác ngoài cách họ sẽ chọn để được hướng dẫn, nếu họ có thể thây được phần kết thúc ngay từ lúc khởi đầu, và nhận ra sự vinh hiển của mục đích mà họ đang thực hiện với tư cách là người đồng công với Ngài. Không phải Hênóc, người đã được cất lên trời, cũng không phải Ê-li, kẻ đã lên trời bằng một cái xe ngựa lửa, lớn hơn hay được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít, người đã chết cô độc trong nhà tù. “Ngài nhân Đấng Cứu Thế ban ơn cho anh em, không những tin Đấng Cứu Thế mà thôi lại phải chịu khổ vì Ngài nữa” (Phi-líp 1: 29). CCC1 213.1