Go to full page →

Chương 26—Tai Ca-Bê-Na-Um CCC1 237

Trong các cuộc hành trình của mình, Đức Chúa Giê-su thường lui tới thành Ca-bê-na-um, và thành này được biết đến như là “thành của Ngài”. Ca-bê-na-um nằm trên bờ biển Ga-li-lê, gần đồng bằng Ghê-nê-xa-rết xinh đẹp. Trong thực tế, Ca-bê-na-um nằm trong đồng bằng Ghê-nê-xarết. CCC1 237.1

Biển hồ khá sâu nên đã đem lại cho đồng bằng nằm dọc theo bờ biển khí hậu ấm áp miền nam. Vào thời Đấng Cứu Thế, đây là vùng của những cây cọ (psalm) và ô-li-ve sum sê, của những vười cây ăn trái và vườn nho, của những cánh đồng xanh rì, của những bông hoa rực rỡ, tất cả được tưới mát bởi những dòng nước chảy từ những vách đá ven biển hồ. Làng mạc và thị trấn mọc bên bờ biển và trên những ngọn đồi xung quanh. Mặt biển hồ đầy những thuyền đánh cá. Cuộc sống ở đây chỗ nào cũng nhộn nhịp, huyên náo, sinh động. CCC1 237.2

Ca-bê-na-um rất thích hợp để trở thành trung tâm hoạt động của Chúa Cứu Thế. Thành này nằm trên đường đi từ Đa-mách tới Giê-ru-sa-lem, tới Ê-díp-tô và tới biển Địa Trung Hải, Ca-bê-na-um là một ngã ba quan trọng. Dân từ nhiều xứ thường đi ngang qua Ca-bê-na-um hay dừng lại nghỉ ngơi trong các cuộc hành trình qua lại. Tại đây, Đức Chúa Giê-su có thể tiếp xúc với mọi dân tộc và mọi hạng người, kẻ giàu và có địa vị cũng như người nghèo khổ và hèn mọn, và các lời dạy bảo của Ngài được truyền tới các xứ khác, vào với nhiều gia đình. Việc tìm hiểu các lời tiên tri được khơi dậy, sự chú ý được hướng về Chúa Cứu Thế và chức vụ của Ngài được truyền đi khắp thế giới. CCC1 237.3

Mặc dù tòa Công luận có những hành động chống lại Đức Chúa Giê-su, dân chúng vẫn háo hức chờ đợi chức vụ của Ngài được phát triển. Cả thiên đàng náo nức theo dõi. Các thiên sứ đang dọn đường cho chức vụ của Ngài, khuây động lòng người và lôi kéo họ tới với Chúa Cứu Thế. CCC1 237.4

Tại Ca-bê-na-um có con trai của một thầy đội được Đấng Cứu Thế chữa lành bệnh. Ông là một nhân chứng về quyền năng của Ngài. Các viên chức trong triều đình và gia đình ông vui mừng làm chứng về niềm tin của họ. Khi được tin đích thân Thầy sẽ tới, cả thành đã vùng dậy. Từng đám đông đổ xô tới gặp Ngài. Vào ngày Sa-bát, nhà hội chật ních người đến độ một số lớn người đã phải quay về vì không tài nào vào được bên trong. CCC1 238.1

Tất cả những ai nghe Chúa Cứu Thế “đều cảm động về sự dạy dỗ của Ngài; vì Ngài dùng quyền phép mà phán.” “Ngài dạy như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo” (Lu-ca 4:32; Ma-thi-ơ 7:29). Lời dạy dỗ của các thầy thông giáo và trưởng lão nghe ra lạnh lùng và cứng ngắc, giống như một bài học vẹt. Đối với họ, Lời của Đức Chúa Trời chẳng có chút hiệu lực. Lời của Chúa được thay thế bằng chính tư tưởng và lời truyền khẩu của họ. Trong công việc theo thói quen họ luân phiên làm, họ nói là giải thích luật pháp, nhưng chẳng có chút cảm động nào từ Đức Chúa Trời khuây động lòng họ hay tấm lòng của những kẻ nghe họ. CCC1 238.2

Đức Chúa Giê-su không chú trọng đến những chủ đề khác nhau đang được tranh cãi trong vòng dân Giu-đa. Chức vụ của Ngài là trình bày Lẽ 238 Thật. Lời của Ngài tỏa một luồng ánh sáng trên những lời dạy của các tổ phụ và tiên tri, và Kinh Thánh đến với mọi người như một mặc khải mới. Những người nghe Ngài trước đây chưa bao giờ hiểu sâu sắc như vậy về ý nghĩa của Lời Đức Chúa Trời. CCC1 238.3

Đức Chúa Giê-su đến với người ta trong chính tâm trạng của họ, như một người đã rất quen với những bối rối, lo âu của họ. Ngài làm cho Lẽ Thật trở nên đẹp đẽ bằng cách trình bày Lẽ Thật trực tiếp và giản dị. Ngôn ngữ của Ngài trong sáng, chọn lọc và rõ ràng như dòng suối chảy. Giọng nói của Ngài như những nốt nhạc đối với những người đã từng nghe những giọng nói buồn tẻ đều đặn của các thầy thông giáo. CCC1 238.4

Mặc dù Ngài dạy dỗ giản dị, Ngài phán như một kẻ có quyền. Đặc điểm này đã đặt lời dạy dỗ của Ngài khác hẳn với lời dạy dỗ của tất cả các người khác. Các thầy thông giáo giảng dạy với tinh thần nghi ngờ và do dự như thể Kinh Thánh có thể được giải thích theo nghĩa hoàn toàn trái ngược. Người nghe càng ngày càng trở nên hoang mang. Nhưng Đức Chúa Giê-su giảng dạy Kinh Thánh thật có một uy quyền không thể tranh cãi. Chủ đề nào của Ngài cũng được trình bày với uy quyền bởi vì Lời Ngài không thể bị bắt bẻ ngược lại được. CCC1 238.5

Nhưng Ngài tỏ ra ân cần hăng say hơn là sôi nổi bồng bột. Ngài nói như một người có một mục tiêu rõ ràng cần phải hoàn thành. Ngài làm cho người ta thây những thực tế của thế giới vĩnh hằng. Đức Chúa Trời được mặc khải trong mỗi chủ đề. Đức Chúa Giê-su cố gắng phá tan những bùa mê đang kiềm hãm loài người trong những sự thuộc về thế gian này. Ngài đặt mọi sự thuộc đời sống này trong vai trò thật của chúng, tức là thấp kém hơn những gì thuộc về đời đời. Nhưng không bỏ qua tầm quan trọng của chúng. Ngài dạy rằng trời và đất nối liền với nhau và rằng sự hiểu biết về Lẽ Thật của Đức Chúa Trời giúp người ta hoàn thành các trách nhiệm của đời sống hàng ngày tốt hơn. Ngài nói như người thân thuộc của thiên đàng, ý thức về mối quan hệ của Ngài với Đức Chúa Trời, nhưng đồng thời cũng nhìn nhận mình hiệp một với mọi thành viên trong gia đình nhân loại. CCC1 238.6

Các sứ điệp của Ngài về lòng nhân từ được thay đổi để phù hợp với cử tọa. Ngài biết “dùng lời nói nâng đỡ kẻ mệt mỏi” (Ê-sai 50:4); vì ân điển đầy dẫy trên miệng lưỡi Ngài, nên Ngài đã có thể truyền đạt cho loài người những kho tàng Lẽ Thật theo cách hấp dẫn nhất. Ngài có tài tiếp xúc với những đầu óc thành kiến và lay tỉnh họ với những minh họa khiến họ phải chú ý. Ngài đến với tấm lòng qua trí tưởng tượng. Các minh họa của Ngài đều được lấy từ những sự vật trong cuộc sống thường ngày, và mặc dù bình dị, chúng vẫn mang một ý nghĩa sâu sắc đến lạ lùng. Con chim lượn trên bầu trời, bông huệ ngoài đồng, hạt giống, người chăn chiên và đàn súc vật, Đức Chúa Giê-su đã dùng những hình ảnh này để minh họa cho Lẽ Thật trường tồn. Và sau này, khi những người nghe Ngài có cơ hội nhìn thây các sự vật này trong thiên nhiên, họ sẽ nhớ lại lời của Ngài. Các minh họa của Đấng Cứu Thế luôn luôn lặp lại các Lời giảng dạy của Ngài. CCC1 239.1

Đấng Cứu Thế không bao giờ tìm cách tâng bốc con người. Ngài không bao giờ nói điều gì có thể tâng bốc sở thích và óc tưởng tượng của họ, cũng không tán dương họ về những sáng kiến tài giỏi. Nhưng những người có đầu óc sâu sắc, không có thành kiến, sẽ tiếp nhận Lời Ngài giảng dạy và tìm thây ở đó điều thử thách sự khôn ngoan. Họ kinh ngạc trước Lẽ Thật thiêng liêng được diễn tả bằng ngôn ngữ bình dị nhất. Kẻ học cao, hiểu rộng cũng say mê Lời Ngài và kẻ thất học cũng luôn tìm thây điều ích lợi cho mình trong những lời này. Ngài có sứ điệp cho người dốt nát; thậm chí Ngài còn làm cho người ngoại hiểu rằng Ngài cũng có sứ điệp cho họ nữa. CCC1 239.2

Lòng thương xót dịu dàng của Ngài được những tấm lòng mệt mỏi và lo âu cảm nhận như một cái rờ chạm chữa lành đau thương. Cả khi ở giữa những tiếng huyên náo của những kẻ thù đầy lòng căm tức, Ngài cũng vẫn có một bầu khí thanh bình bao quanh. Nét đẹp đẽ của gương mặt Ngài, vẻ đáng yêu của tánh hạnh Ngài, và trên tất cả, tình yêu được bày tỏ qua ánh mắt, giọng nói, đã kéo về với Ngài tất cả những ai không bị sự cứng lòng làm cho ra chai lỳ. Nếu không phải vì sự ngọt ngào, đầy tình cảm phát ra trong mỗi cái nhìn, mỗi lời nói, hẳn Ngài đã không lôi cuốn được đông đảo người tới với Ngài như chúng ta thây. Những kẻ đau khổ đến với Ngài cảm thây là Ngài gắn lợi ích của Ngài với lợi ích của họ như một người bạn trung thành và nhạy cảm, và họ ước ao được biết nhiều hơn về Lẽ Thật Ngài giảng dạy. Thiên đàng được kéo lại gần. Họ ao ước được ở bên Ngài để sự an ủi của tình yêu Ngài hằng ở với họ. CCC1 239.3

Đức Chúa Giê-su quan tâm theo dõi sự thay đổi trên nét mặt của những kẻ nghe Ngài. Những gương mặt bày tỏ sự quan tâm và thích thú khiến Ngài hài lòng hết sức. Chúa Cứu Thế cảm thây hạnh phúc khi những mũi tên của Lẽ Thật xuyên qua linh hồn, đánh đổ các hàng rào của ích kỷ, tạo nên sự hối lỗi và cuối cùng, là lòng biết ơn. Khi Ngài đảo mắt trên đám đông người nghe và nhận ra giữa đám đông ấy những gương mặt Ngài đã thây trước đó, gương mặt của Ngài bừng sáng vì vui mừng. Ngài nhìn thây nơi họ những đối tượng đầy triển vọng cho nước của Ngài. Khi Lẽ Thật được trình bày một cách rõ ràng, đụng tới một thần tượng được yêu thích nào đó, Ngài nhận thây có sự thay đổi trên nét mặt, cái nhìn lạnh lùng, gớm ghiếc, cho thây ánh sáng đã không được tiếp nhận. Khi Ngài thây con người từ chối sứ điệp bình an, Ngài đau buốt tận đáy lòng. CCC1 240.1

Đức Chúa Giê-su tại nhà hội nói về nước Ngài đến để thiết lập, và về sứ mạng giải thoát những kẻ bị Sa-tan giam hãm. Ngài bị cắt ngang bởi một tiếng la hét kinh hãi. Một người mất trí chạy tới giữa đám đông và la hét; “Hỡi Giê-su Na-xa-rét! Chúng tôi với Ngài có sự gì chăng? Ngài đến để diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai: là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời”. CCC1 240.2

Hỗn loạn và sợ hãi, dân chúng không còn chú ý tới Đức Chúa Giê-su và tới Lời của Ngài nữa. Đó là chủ đích của Sa-tan khi dẫn người này tới nhà hội. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã quở mắng ma quỷ và nói: “Hãy nín đi và ra khỏi người này. Quỷ bèn vật ngã người giữa đám đông, rồi ra khỏi, không làm hại chi đến người.” CCC1 240.3

Tâm trí của kẻ bị quỷ ám này đã bị Sa-tan làm cho tối tăm, nhưng trước mặt Chúa Cứu Thế, một tia sáng đã xuyên qua màn tối tăm. Người ấy đã được giải thoát khỏi sự kiềm chế của Sa-tan. Nhưng ma quỷ đã chống lại quyền năng của Đấng Cứu Thế. Khi người này tìm cách cầu xin Đức Chúa Giê-su cứu giúp, ma quỷ đã đặt các lời lẽ nơi miệng, và người này đã la hét trong đau khổ sợ sệt. Người bị quỷ ám có phần nào hiểu rằng mình đang ở trước mặt một Đấng có thể giải thoát mình, nhưng khi anh tìm cách lại gần bàn tay đầy quyền phép, ý muốn của một kẻ nào khác đã giữ anh lại, lời lẽ của một kẻ nào khác đã phát ra khỏi miệng anh. Cuộc chiến giữa quyền lực của Sa-tan và ước muốn được giải thoát quả là khủng khiếp. CCC1 240.4

Đấng đã toàn thắng Sa-tan trong cơn cám dỗ tại đồng vắng lại một lần nữa mặt đối mặt với kẻ thù của Ngài. Ma quỷ đã dốc toàn bộ sức lực để duy trì sự kiểm soát trên nạn nhân của nó. Bỏ trận địa ở đây có nghĩa là để mất sự toàn thắng về tay Đức Chúa Giê-su. Dường như con người bị cấu xé này sẽ phải mất mạng trong cuộc đấu tranh với kẻ thù là kẻ đã hủy diệt đời anh. Nhưng Chúa Cứu Thế đã phán với uy quyền và giải thoát kẻ bị kiềm hãm. Kẻ đã từng bị quỷ ám giờ đây đứng trước đám đông dân chúng đầy kinh ngạc, hạnh phúc vì được giải thoát. Đến ma quỷ cũng phải làm chứng về quyền năng Đức Chúa Trời của Chúa Cứu Thế. CCC1 240.5

Anh tán tụng Đức Chúa Trời vì anh được giải thoát. Con mắt trước đây đỏ ké vì điên rồ, giờ đây biểu lộ sự thông minh, những giọt nước mắt biết ơn chảy ra ràn rụa. Dân chúng ngạc nhiên không nói nên lời. Vừa lấy lại được tiếng nói, họ la lên, người này nói với người nọ: “Cái gì vậy? Sự dạy mới sao? Người này lấy quyền phép sai khiến đến tà ma, mà nó cũng phải vâng lời” (Mác 1:27). CCC1 240.6

Cái nguyên do thầm kín của tai họa đã làm người này trở nên một cảnh tượng hãi hùng đối với bạn bè và một gánh nặng cho bản thân mình nằm trong chính cuộc đời anh. Anh đã bị những thú vui tội lỗi mê hoặc và đã nghĩ tới việc biến cuộc đời mình thành một ngày hội lớn. Anh không mơ ước trở thành một nỗi kinh hoàng cho thế gian và là nỗi nhục nhã cho gia đình mình. Anh nghĩ rằng mình có thể tiêu phí thời gian trong sự điên rồ vô tội. Nhưng một khi đã ở trên đà xuống dốc, anh lao xuống thật nhanh. Sự vô độ và phù phiếm đã hủy hoại những đức tính cao quý trong tánh hạnh của anh và Satan đã làm chủ con người anh hoàn toàn. CCC1 241.1

Khi hối hận thì đã quá muộn. Khi anh muốn hy sinh của cải và thú vui để lấy lại bản tính con người đã đánh mất, anh đã trở thành vô phương cứu chữa trong quyền lực của kẻ dữ. Anh đã đi vào lãnh địa của kẻ thù và Sa-tan đã nắm lấy toàn bộ khả năng của anh. Kẻ cám dỗ đã quyến rũ anh với đủ mọi hình ảnh hấp dẫn; nhưng một khi con người bất hạnh này nằm trong quyền lực của nó, ma quỷ trở nên như không biết mệt mỏi trong những trò độc ác, và dữ tợn trong những lần gặp gỡ đầy giận dữ . Tất cả những ai quy phục sự dữ sẽ đều như vậy cả. Thú vui có tính mê hoặc trong cuộc đời trước đây của họ đều kết thúc trong cảnh tăm tối tuyệt vọng hay trong sự điên rồ của một linh hồn bị tàn phá. CCC1 241.2

Cũng chính ma quỷ đã cám dỗ Đấng Cứu Thế trong đồng vắng và đã chiếm giữ kẻ bị ám ở Ca-bê-na-um, đã làm chủ trên những người Giu-đa vô tín. Nhưng với họ, nó làm ra vẻ đạo đức để đánh lừa họ về động cơ của họ trong việc khước từ Chúa Cứu Thế. Tình trạng của họ còn khó chữa trị hơn tình trạng của người bị quỷ ám, bởi vì họ không cảm thây cần tới Đấng Cứu Thế và do đó họ bị quyền lực của Sa-tan cột họ chặt hơn. CCC1 241.3

Thời kỳ Đấng Cứu Thế đích thân thi hành chức vụ của Ngài nơi loài người là thời kỳ các lực lượng của vương quốc bóng tối hoạt động mạnh nhất. Trong các thời đại, Sa-tan cùng với các sứ nó đã cố gắng tìm cách kiểm soát linh hồn và thể xác của con người, mang đến cho con người tội lỗi và đau khổ, rồi nó đổ lên Đức Chúa Trời trách nhiệm về tất cả sự cùng khốn đó của con người. Nhưng Đức Chúa Giê-su lại đang bày tỏ cho loài người tánh hạnh của Đức Chúa Trời. Ngài đang bẻ gãy quyền lực của Sa-tan và giải thoát những kẻ bị nó giam hãm. Sự sống mới, tình yêu thương và sức mạnh từ trời đang hoạt động trong tâm can con người; và Sa-tan đã vùng dậy để giành lại ưu thế cho vương quốc của nó. Nó huy động toàn bộ lực lượng để chống lại chức vụ của Đấng Cứu Thế trong từng bước đi một. CCC1 241.4

Tình trạng cũng xảy ra như vậy trong cuộc tranh chiến cuối cùng giữa sự công bình và tội lỗi. Trong khi sự sống mới, ánh sáng và quyền năng từ bên trên đổ xuống trên các môn đồ Đấng Cứu Thế, thì một sinh khí mới cũng đang dấy lên từ bên dưới và đang tiếp sức cho các tay sai của Sa-tan. Một quyền năng chiếm hữu tất cả mọi công cụ dưới thế gian. Với sự xảo quyệt tích lũy được qua nhiều thế kỷ đấu tranh, Sa-tan hoạt động dưới một chiêu bài. Nó xuất hiện dưới cái lốt của một thiên sứ sáng láng và dân chúng đi “theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỷ dữ” (I Ti-mô-thê 4:1). CCC1 241.5

Vào thời Đấng Cứu Thế, những nhà lãnh đạo và thầy dạy đạo của Y-sơra-ên không có khả năng chống lại công việc của Sa-tan. Họ thờ ơ đối với phương tiện duy nhất nhờ đó họ có thể đương đầu với ma quỷ. Chính bởi Lời của Đức Chúa Trời mà Đấng Cứu Thế đã đánh thắng được ma quỷ. Những nhà lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên rêu rao rằng họ là những kẻ giải nghĩa Lời của Đức Chúa Trời, nhưng họ lại tìm hiểu Lời của Ngài chỉ để bảo vệ các lời truyền khẩu hay truyền thống của họ và bắt người ta tuân giữ lễ nghi do loài người lập nên. Qua cách giải thích của họ, họ đã làm cho Lời của Đức Chúa Trời chứa đựng những tâm tình mà Ngài không hề ban cho. Sự giải thích mập mờ đã làm cho những gì Đức Chúa Trời trình bày một cách rõ ràng trở nên mù mờ, khó hiểu. Họ tranh luận về những thuật ngữ nhỏ nhặt và trên thực tế đã chối bỏ những Lẽ Thật chính yếu nhất. Do đó, sự bội tín được gieo rắc khắp nơi. Lời của Đức Chúa Trời đã bị tước đoạt mất đi sức mạnh và ma quỷ đã có thể thực hiện được ý định của nó. CCC1 242.1

Lịch sử đang được lặp lại. Với Kinh Thánh mở ra trước mặt, với những cử chỉ bày tỏ lòng kính trọng đối với lời dạy của Kinh Thánh, nhiều người trong số những nhà lãnh đạo tôn giáo trong thời đại chúng ta lại đang phá hủy niềm tin nơi Kinh Thánh vốn là Lời của Đức Chúa Trời. Họ bận rộn với công việc phân tích, mổ xẻ từ ngữ và đặt ý kiến riêng của họ trên những ý nghĩa rõ ràng nhất của Kinh Thánh. Trong tay họ, Lời của Đức Chúa Trời mất hết khả năng đem lại sự sống mới. Điều này cắt nghĩa tại sao tội ác hoành hành và sự bất trung nổi loạn. CCC1 242.2

Khi Sa-tan đã hạ thấp niềm tin vào Kinh Thánh, nó sẽ dẫn đưa loài người tới những nguồn sáng và quyền lực mới khác. Nó sẽ len lỏi vào những nguồn mới đó. Những kẻ quay lưng lại với lời dạy dỗ rõ ràng, dễ hiểu của Kinh Thánh cũng như với sức mạnh thuyết phục của Đức Thánh Linh Đức Chúa Trời, đang tự đặt mình dưới sự kiểm soát của ma quỷ. Trào lưu chỉ trích và suy diễn Kinh Thánh đã mở đường cho vong hồn thuyết và thần bí học thuyết của ngoại giáo ngày xưa đội lốt những triết lý tân thời, để có được một chỗ đứng ngay trong các hội thánh của Đức Chúa Giê-su Cứu Thế, Chúa chúng ta. CCC1 242.3

Tà linh dối trá vốn chỉ là công cụ của ma quỷ đang hoạt động song song với việc rao giảng Tin-lành. Nhiều người lục lọi tìm tòi hoàn toàn chỉ vì tò mò, nhưng thây được chứng cớ về một quyền năng đang hoạt động vượt lên trên con người, họ bị quyến rũ dần dần cho tới khi bị chế ngự bởi ý muốn mạnh hơn ý muốn của chính họ. Họ không thể thoát khỏi quyền phép bí ẩn của chúng. CCC1 242.4

Các hàng rào bảo vệ linh hồn bị phá đổ. Họ không còn gì để chống cự lại sự tấn công của tội lỗi. Một khi các hàng rào bảo vệ bằng Lời của Đức Chúa Trời và Thánh Linh của Ngài bị loại bỏ, không ai biết được người ta sẽ lăn xuống tới vực sâu thẳm nào. Tội lỗi thầm kín hay dục vọng có thể giam cầm người ta trong tình trạng không gì có thể cứu chữa nổi như người bị quỷ ám ở Ca-bê-na-um. Nhưng tình trạng của họ không phải là hoàn toàn vô hi vọng. CCC1 243.1

Phương tiện nhờ đó chúng ta có thể thắng được ma quỷ cũng chính là phương tiện Đấng Cứu Thế đã sử dụng và đã toàn thắng, đó là sức mạnh của Lời Chúa. Đức Chúa Trời không chế ngự trên đầu óc chúng ta mà không có sự chấp thuận của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta ước ao được biết và làm theo ý muốn của Ngài, lời hứa của Ngài sẽ là lời hứa cho chúng ta. “Các ngươi sẽ biết Lẽ Thật và Lẽ Thật sẽ buông tha các ngươi.” “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì sẽ biết đạo lý Ta có phải là bởi Đức Chúa Trời hay là Ta nói theo ý Ta” (Giăng 8:32; 7:17). Nhờ niềm tin vào những lời hứa này, mọi người đều có thể được giải thoát khỏi các cạm bẫy của sai lạc và sự chế ngự của tội lỗi. CCC1 243.2

Mọi người được tự do chọn mình muốn được cai quản bởi quyền lực nào. Không ai đã té ngã quá sâu, hoặc quá xấu xa đến độ không thể tìm thây được sự giải thoát nơi Đấng Cứu Thế. Người bị quỷ ám có thể chỉ thốt ra những lời lẽ của Sa-tan, thay vì lời cầu xin. Nhưng Ngài đã nghe thây tiếng kêu cứu không được thốt ra thành lời tận đáy lòng người ấy. Không tiếng kêu nào từ một linh hồn trong cơn hoạn nạn, dù không được thốt ra thành lời, lại không được chú ý tới. Những kẻ chấp thuận bước vào quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời trên trời sẽ không bị bỏ mặc cho quyền lực của Satan hay cho sự yếu đuối của nhân tính. Họ được Chúa Cứu Thế mời gọi, “Chẳng gì bằng nhờ sức Ta, làm hòa với Ta; phải, hãy làm hòa với Ta” (Ê-sai 27:5). Các thần tối tăm sẽ chiến đấu vì linh hồn một khi ở dưới quyền cai trị của chúng, nhưng các thiên sứ của Đức Chúa Trời cũng sẽ chiến đấu vì linh hồn đó bằng quyền lực mạnh hơn. Chúa phán: “Vậy của cải bị người mạnh bạo cướp lấy, há ai giựt lại được sao? Người công bình bị bắt làm phu tù, há ai giải cứu được sao? Song Đức Giê-hô-va phán như vầy: Thật, những kẻ bị người mạnh bạo bắt lấy, sẽ được cứu thoát, mồi của người đáng sợ sẽ bị giựt lại. Vì ta sẽ chống cự kẻ đối địch ngươi, và chính ta sẽ giải cứu con cái ngươi” (Ê-sai 49:24,25). CCC1 243.3

Trong khi đám đông tại nhà hội còn đang mất hồn vì sợ hãi thì Đức Chúa Giê-su đã dời bước về nhà Phi-e-rơ để nghỉ ngơi đôi chút. Nhưng màn đêm cũng đã phủ xuống ở đây. Mẹ vợ của Phi-e-rơ đang bị bệnh. Bà “đang đau rét nặng lắm.” Đức Chúa Giê-su làm bệnh biến mất. Người bệnh đứng dậy và hầu việc Thầy của các môn đồ. Tin về chức vụ của Đấng Cứu Thế lan đi rất nhanh trên khắp Ca-bê-na-um. Vì sợ các thầy thông giáo nên dân chúng không dám đến để được chữa lành vào ngày Sa-bát. Nhưng mặt trời vừa lặn xuống khỏi chân trời thì đoàn người tấp nập kéo tới. Dân cư trong thành từ nhà, từ cửa hiệu, từ chợ kéo tới căn nhà nhỏ bé nơi Đức Chúa Giê-su trú ngụ. Kẻ bệnh tật được đặt nằm trên giường, họ chống gậy tới hay được bạn bè khiêng tới, lảo đảo và gần như không còn sức khi tới trước mặt Chúa Cứu Thế. Kẻ đến người đi, hết giờ này sang giờ nọ, bởi vì không ai biết ngày mai Đấng chữa bệnh có còn ở giữa họ hay không. Từ trước đến nay, Ca-bê-na-um chưa hề thây một ngày nào như ngày này. Tiếng kêu toàn thắng và giải thoát vang lên cả một góc trời. Chúa Cứu Thế vui mừng trong niềm vui Ngài đã khơi dậy. Khi Ngài chứng kiến những nỗi thống khổ của những kẻ tới với Ngài, lòng Ngài rung động. Ngài rất hạnh phúc có được quyền năng phục hồi sức khỏe và hạnh phúc cho họ. CCC1 243.4

Khi người bệnh cuối cùng chưa được chữa lành, Đức Chúa Giê-su chưa ngừng công việc. Khi đoàn người đi khỏi thì đêm đã khuya, căn nhà của Simon trở lại yên tĩnh. Một ngày dài và náo động đã qua và Đức Chúa Giê-su muốn được nghỉ ngơi. Nhưng trong khi thị trấn còn chìm trong giấc ngủ thì Chúa Cứu Thế, “chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó.” Những ngày trong cuộc đời tại thế của Đức Chúa Giê-su là như vậy. Ngài thường giải tán các môn đồ để viếng thăm nhà của họ và nghỉ ngơi. Nhưng Ngài cũng nhẹ nhàng chống lại các nỗ lực của họ muốn kéo Ngài ra khỏi công việc. Ngày nào cũng vậy, Ngài làm việc vất vả, dạy dỗ kẻ dốt nát, chữa lành kẻ ốm đau, làm kẻ mù được thây, cho đám đông ăn, và chiều đến hay vào lúc sáng sớm, Ngài đi vào đền thánh giữa núi đồi để tương giao với Cha Ngài. Ngài thường cầu nguyện và suy gẫm suốt đêm, rồi trở lại với chức vụ của Ngài giữa dân chúng lúc bình minh. CCC1 244.1

Sáng sớm, Phi-e-rơ cùng các môn đồ tới với Đức Chúa Giê-su nói rằng dân Ca-bê-na-um đang tìm Ngài. Các môn đồ đã rất thất vọng về sự tiếp rước cho tới nay người ta dành cho Đấng Cứu Thế. Các quan trưởng ở Giê-ru-salem đang tìm cách giết Ngài. Cả những người cùng quê với Ngài cũng tìm cách lấy sinh mạng của Ngài. Nhưng tại Ca-bê-na-um, Ngài được tiếp đón trong bầu không khí hân hoan, phấn khởi. Hi vọng của các môn đồ được nhen nhúm trở lại. Có thể tìm thây những người ủng hộ vương quốc mới nơi những người Ga-li-lê yêu chuộng tự do. Nhưng họ ngạc nhiên khi nghe Đấng Cứu Thế nói: “Ta cũng phải rao Tin-lành của nước Đức Chúa Trời nơi các thành khác, vì cốt tại việc đó mà Ta được sai đến.” CCC1 244.2

Trong tình trạng bị kích thích bao trùm khắp Ca-bê-na-um khi ấy, mục tiêu của chức vụ của Ngài có nguy cơ không còn được nghĩ tới nữa. Đức Chúa Giê-su không hài lòng với việc lôi kéo sự chú ý chỉ với tư cách một người làm phép lạ hay chữa lành bệnh tật nơi thể xác. Ngài muốn kéo người ta tới với Ngài với tư cách Chúa Cứu Thế của họ. Trong khi dân chúng háo hức tin rằng Ngài đã tới như một vị vua để thiết lập một nước thế gian, Ngài lại muốn hướng trí óc của họ từ vương quốc thế gian tới nước thiêng liêng. Sự thành công chỉ ở thế gian sẽ gây trở ngại cho chức vụ của Ngài. CCC1 244.3

Sự ngạc nhiên của đám đông vô tư làm tâm hồn Ngài buồn bã. Trong cuộc sống của Ngài, không có sự tìm kiếm quyền lợi cho riêng mình. Con Người xa lạ với sự tôn vinh mà thế gian dành cho địa vị, của cải hay tài năng. Đức Chúa Giê-su không sử dụng cách thức loài người dùng để có được sự trung thành hay để được tôn vinh. Nhiều thế kỷ trước khi Ngài sinh ra làm người, các tiên tri đã nói về Ngài: “Người sẽ chẳng kêu la, chẳng lên tiếng, chẳng để ngoài đường phố nghe tiếng mình. Ngài sẽ chẳng bẻ cây sậy đã giập, và chẳng dụi tim đèn còn hơi cháy. Người sẽ lấy Lẽ Thật mà tỏ ra sự công bình. Người chẳng mòn mỏi, chẳng ngã lòng, cho đến chừng nào lập xong sự công bình trên đất” (Ê-sai 42:2-4). CCC1 245.1

Những người Pha-ri-si muốn được người đời kính trọng bằng cách tuân giữ tỉ mỉ các hình thức nghi lễ, khoa trương lòng tin Đạo và việc bố thí. Họ chứng tỏ lòng nhiệt thành đối với Đạo bằng cách biến Đạo thành một đề tài gây tranh cãi. Những cuộc tranh cãi giữa các giáo phái đối chọi nhau lúc nào cũng ồn ào, kéo dài và người ta thường nghe thây trên đường phố giọng tranh cãi giận dữ của các thầy thông luật học cao, hiểu rộng. CCC1 245.2

Cuộc đời của Đức Chúa Giê-su hoàn toàn mâu thuẫn với tất cả những điều này. Trong đời sống đó, không có sự tranh cãi ồn ào, không có sự phô trương đạo đức, không có những hành động để được vỗ tay. Đấng Cứu Thế ẩn mình trong Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời được bày tỏ qua tánh hạnh của Con Ngài. Đức Chúa Giê-su mong muốn tâm trí của dân chúng hướng về và tôn vinh sự bày tỏ này. CCC1 245.3

Mặt Trời Công Bình không xuất hiện một cách đột ngột trên thế gian; đem ánh nắng chói chang làm lóa mắt với sự vinh hiển của Ngài. Có lời chép về Đấng Cứu Thế rằng: “Sự hiện ra của Người là chắc chắn như sự hiện ra của mặt trời sớm mai” (Ô-sê 6:3). Bình minh chiếu rạng êm ả, dịu dàng trên trái đất, xua tan bóng đêm và đem lại sự sống cho thế gian thể nào, Mặt Trời Công Bình cũng mọc lên thể ấy, “trong cánh nó có sự chữa bệnh” (Ma-la-chi 4:2). CCC1 245.4