Go to full page →

Chương 5—Lễ Hiến Dâng Nơi Đền Thờ CCC1 39

Dựa theo Lu-ca 2:21-38

Khoảng bốn mươi ngày sau khi Đức Chúa Giê-su chào đời, Giô-sép và Ma-ri đem Ngài lên Giê-ru-sa-lem để dâng Ngài cho Chúa và cũng để dâng của lễ tế. Đây là việc làm theo luật lệ người Giu-đa, và để thay thế loài người, Đấng Cứu Thế phải tuân theo luật lệ trong mọi chi tiết. Ngài đã chịu phép cắt bì, như là một sự bảo đảm rằng Ngài sẽ vâng theo luật pháp. CCC1 39.1

Luật lệ đòi hỏi phải dâng con chiên một tuổi làm của lễ thiêu cho người mẹ, và một chim bồ câu con hay chim cu làm của lễ đền tội. Nhưng luật lệ cũng cho phép những cha mẹ quá nghèo không thể dâng một chiên con, có thể dâng một cặp chim bồ câu con hay một cặp chim cu, trong đó, một con làm của lễ thiêu, một con làm của lễ đền tội. CCC1 39.2

Các của lễ hiến dâng cho Chúa phải lành lặn không tì vít. Những của lễ này tượng trưng cho Đấng Cứu Thế, và bởi đó, rõ ràng là Chúa Giê-su không thể có khuyết tật trong thân thể. Ngài là “Chiên Con không lỗi, không vít.” (1 Phi-e-rơ 1:19). Cơ thể Ngài lành lặn, cường tráng và mạnh khoẻ. Và trong suốt cuộc đời của Ngài, Ngài đã sống phù hợp với luật thiên nhiên. Về mặt thể xác cũng như tinh thần, Ngài là một gương sáng về những gì mà Đức Chúa Trời đã quy định cho nhân loại qua sự tuân giữ các luật lệ của Ngài. CCC1 39.3

Việc dâng con đầu lòng đã bắt nguồn từ thuở xa xưa. Đức Chúa Trời đã hứa ban Con Đầu lòng của thiên đàng để cứu rỗi kẻ có tội. Việc ban cho này cần phải được xác nhận trong mỗi gia đình qua sự dâng con đầu lòng. Nó được dành cho chức tế lễ, như là một đại diện của Đấng Cứu Thế giữa loài người. CCC1 39.4

Trong cuộc giải thoát dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập, mệnh lệnh phải dâng con đầu lòng được ban hành trở lại. Trong khi con cái Y-sơ-ra-ên phải sống trong cảnh nô lệ ở Ai-cập, Chúa đã truyền cho Môi-se tới với Phara-ôn, vua Ai-cập và nói: “Đức Giê-hô-va có phán: Y-sơ-ra-ên là con trai Ta, tức là trưởng nam Ta, nên Ta có phán cùng ngươi rằng: Hãy cho con Ta đi, để nó phụng sự Ta mà ngươi đã từ chối không cho nó đi. Này Ta sẽ giết con ngươi là con trưởng nam của ngươi.” (Xuất Ê-dip-tô Ký 4: 22, 23). Môi-se đã truyền đạt thông điệp của Chúa, nhưng nhà vua lại đã ngạo mạn trả lời rằng: “Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi ? Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết, cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 5:2). Chúa đã hành động vì dân của Ngài bằng những dấu kỳ và phép lạ, gửi những hình phạt khủng khiếp đến trên Pha-ra-ôn. Cuối cùng, thiên sứ hủy diệt đã được lệnh giết hết con đầu lòng của người và đầu lòng của thú vật của người Ai-cập. Để được thoát khỏi sự trừng phạt này, người Y-sơ-ra-ên được lệnh lấy huyết của một chiên con bị giết bôi lên thành cửa. Mọi nhà đều phải được đánh dấu để khi thiên sứ đến thi hành chức vụ trừng phạt của người, người có thể bỏ qua (vượt qua) nhà của người Y-sơ-ra-ên. CCC1 39.5

Sau khi giáng hình phạt này trên Ai-cập, Chúa phán cùng Môi-se; “Hãy vì Ta biệt riêng ra thánh mọi con đầu lòng ...bất luận người hay súc vật; bởi con đầu lòng thuộc về Ta.” “Ngày xưa khi Ta hành hại con đầu lòng trong xứ Ai-cập, Ta đã biệt riêng ra thánh cho Ta hết thảy con đầu lòng trong Y-sơ-ra-ên bất luận loài người hay thú vật, chúng nó đều sẽ thuộc về Ta. Ta là Đức Giê-hô-va.” (Xuất Ê-dip-tô Ký 13:2; Dân Số ký 3:13). Sau khi việc phụng sự trong đền tạm được thiết lập, Chúa đã chọn chi phái Lê-vi thay cho con đầu lòng của tòan thể Y-sơ-ra-ên để giúp việc tại đền thánh. Nhưng con đầu lòng vẫn được kể là thuộc về Chúa và phải được chuộc lại bằng một vật chuộc. CCC1 40.1

Như vậy, luật dâng con đầu lòng có một ý nghĩa đặc biệt. Nó là một kỷ niệm về việc Chúa đã giải thoát con cái Y-sơ-ra-ên một cách lạ lùng, nó cũng tượng trưng cho một sự giải thoát vĩ đại hơn nữa, được thực hiện chỉ bởi Người Con Duy Nhất của Đức Chúa Trời. Như huyết được bôi nơi thành cửa đã cứu thoát con đầu lòng của Y-sơ-ra-ên, huyết của Đấng Cứu Thế cũng có quyền năng để cứu cả thế giới. CCC1 40.2

Việc dâng hiến Đấng Cứu Thế khi ấy có ý nghĩa như vậy! Nhưng thầy tế lễ đã không thể nhìn xuyên qua bức màn che được. Người không đọc được sự mầu nhiệm ở bên kia bức màn. Việc dâng các trẻ sơ sinh là một cảnh tượng thông thường. Ngày này qua ngày khác, thầy tế lễ nhận tiền chuộc khi trẻ sơ sinh được dâng cho Chúa. Ngày này qua ngày khác, người đi theo thói quen thường lệ của công việc, chẳng thèm chú ý tới các bậc cha mẹ hay các trẻ nhỏ, trừ phi họ thây được dấu hiệu của sự giàu sang hay quyền cao chức trọng của cha mẹ. Giô-sép và Ma-ri là những người nghèo, và khi họ đến cùng với con trẻ, các thầy tế lễ chỉ nhìn thây một cặp vợ chồng trong bộ y phục nghèo nàn nhất theo kiểu của người Ga-li-lê. Bề ngoài của họ chẳng có gì đáng để người ta chú ý đến, và họ cũng chỉ dâng của lễ mà những giai cấp nghèo hèn thường dâng. CCC1 40.3

Thầy tế lễ cử hành nghi lễ theo bổn phận của mình. Người ẵm đứa trẻ trên tay và đem đến tới trước bàn thờ. Sau khi trao đứa trẻ lại cho mẹ nó, người ghi tên “Giê-su” vào sổ những người con đầu lòng. Khi ẵm đứa trẻ trên tay, người chẳng hề nghĩ rằng đó lại là Vua trên trời, vị Vua vinh hiển. Thầy tế lễ không hề nghĩ rằng đứa trẻ mình ẵm trên tay lại là Đấng mà Môi-se đã viết: “Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ dấy lên trong anh em các ngươi một Đấng Tiên Tri như ta, các ngươi phải nghe theo mọi điều Ngài sẽ phán dặn.” (Công Vụ Các Sứ Đồ 3:22). Người cũng chẳng nghĩ rằng đứa trẻ đó là Đấng mà Môi-se ước ao được nhìn thây vinh quang của Ngài. Nhưng Đấng lớn hơn Môi-se đang nằm trên tay thầy tế lễ và khi người ghi tên của đứa trẻ, người đang ghi tên của Đấng là nền tảng của toàn bộ nghi lễ của người Giu-đa. Danh ấy là lệnh khai tử của nghi lễ đó; vì hệ thống lễ tế và của lễ đã trở thành lỗi thời; vật tượng trưng đã sắp sửa gặp được người thật, hình bóng gặp được thực thể. CCC1 41.1

Shê-ki-na (sự vinh hiển của Chúa) đã ra khỏi đền thờ, nhưng nơi Con trẻ ở Bết-lê-hem, sự vinh hiển được che phủ và các thiên sứ sấp mình trước sự vinh hiển đó. Đứa Bé chưa biết gì này là dòng dõi được hứa ban, và là Đấng mà bàn thờ đầu tiên trong vườn Ê-đen chỉ đến. Đây là Si-lô, Đấng ban hòa bình. Đây là Đấng đã tuyên bố với Môi-se rằng Ta là Đấng TA LÀ (Tự Hữu và Hằng Hữu). Ngài là Đấng đã dẫn đường cho Y-sơ-ra-ên trong trụ mây và trụ lửa. Đây là Đấng mà các tiên tri đã báo trước từ rất xa xưa. Ngài là sự mơ ước của mọi dân tộc, là Rễ và Chồi của Đa-vít, và là Sao Mai sáng chói. Tên của đứa bé mỏng manh đó, được ghi trong sổ của Y-sơ-raên, nhận mình là người anh của chúng ta, là niềm hy vọng của loài người sa ngã. Đứa trẻ mà cha mẹ Ngài phải chuộc bằng của lễ chuộc con đầu lòng là Đấng sẽ trả giá chuộc tội cho toàn thể nhân loại. Ngài đích thực là “Thầy tế lễ lớn lập lên cai trị nhà Đức Chúa Trời,” là đầu của “chức tế lễ không hề đổi thay,” là Đấng Cầu Thay ở “bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao.” (Hê-bơ-rơ 10:21; 7 : 24; 1:3). CCC1 41.2

Những điều thiêng liêng phải được nhận biết một cách thiêng liêng. Trong đền thờ, Con Đức Chúa Trời đã được dâng hiến cho chức vụ Ngài đến để thi hành. Thầy tế lễ đã nhìn Ngài như nhìn mọi đứa trẻ khác. Nhưng dù người không thây và cũng không cảm nhận điều gì khác thường, hành động của Đức Chúa Trời trong việc ban Con của Ngài cho thế gian cũng đã được công nhận. Cơ hội này không thể trôi qua mà không ai biết chút gì về Đấng Cứu Thế. “Trong thành Giê-ru-sa-lem, có một người công bình đạo đức tên là Si-mê-ôn, trông đợi sự yên ủi dân Y-sơ-ra-ên và Đức Thánh Linh ngự trên người. Đức Thánh Linh đã báo trước cho người biết mình sẽ không chết trước khi thây Đấng Cứu Thế của Chúa.” CCC1 41.3

Khi Si-mê-ôn bước vào đền thờ, người chứng kiến cảnh một gia đình đang dâng con đầu lòng của mình trước mặt thầy tế lễ. Bề ngoài, họ trông có vẻ nghèo nàn. Nhưng Si-mê-ôn hiểu được những lời báo trước của Đức Thánh Linh, và người đã vô cùng xúc động khi biết rằng Đứa Trẻ đang được dâng cho Chúa đó là Niềm An Ủi của dân Y-sơ-ra-ên, là Đấng mà mình hằng ước ao được nhìn thây. Thầy tế lễ kinh ngạc khi thây Si-mê-ôn như bị cuốn vào trong một thế giới vô hình. Đứa Trẻ đã được trao lại cho Ma-ri, và Si-mêôn ẵm lấy trên tay người và dâng đứa trẻ lên Đức Chúa Trời, trong khi một niềm hân hoan chưa hề có trước đây tràn vào tâm hồn người. Khi người dâng Đấng Cứu Thế còn sơ sinh cho thiên đàng, người nói: “Lạy Chúa, bây giờ xin cho tôi tớ Chúa qua đời được bình an, theo như lời Ngài; Vì con mắt tôi đã thây Sự Cứu Vớt của Ngài, mà Ngài đã sắm sẵn đặng làm ánh sáng trước mặt muôn dân, soi khắp thiên hạ và làm vinh hiển cho dân Y-sơ-ra-ên là dân Ngài.” CCC1 42.1

Thần tiên tri đã ngự trên người của Đức Chúa Trời này, và khi Giô-sép và Ma-ri đứng trân ra đó, ngạc nhiên về những lời của người, người chúc phước cho họ và nói với Ma-ri: “Đây, Con Trẻ nầy đã định làm một cớ cho nhiều người Y-sơ-ra-ên vấp ngã, hoặc dấy lên và định làm một dấu gây nên sự cải trả; còn phần ngươi, có một thanh gươm sẽ đâm thâu qua lòng ngươi. Ây vậy, tư tưởng trong lòng nhiều người sẽ được bày tỏ.” CCC1 42.2

An-ne, một nữ tiên tri, cũng đến và xác nhận lời chứng của Si-mê-ôn về Đấng Cứu Thế. Trong lúc Si-mê-ôn nói, mặt bà chiếu sáng sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và người dâng lên lòng biết ơn vì mình đã được nhìn thây Đấng Cứu Thế là Chúa. CCC1 42.3

Những người thờ phượng khiêm tốn này đã không uổng công tìm hiểu các lời tiên tri. Nhưng những kẻ có chức quyền, như những nhà cai trị và các thầy tế lễ trong dân Y-sơ-ra-ên, mặc dù họ có trước mắt các lời tiên tri quý báu, đã không bước đi trong đường lối của Chúa và mắt của họ đã không mở ra để nhìn thây ánh sáng sự sống. CCC1 42.4

Ngày hôm nay cũng vậy. Các biến cố được cả thiên đàng quan tâm, cũng chẳng được các nhà lãnh đạo tôn giáo và dân sự trong nhà của Đức Chúa Trời nhận ra. Loài người công nhận Đấng Cứu Thế trong lịch sử, nhưng lại quay lưng lại với Đấng Cứu Thế đang sống ngày nay. Lời kêu gọi của Đấng Cứu Thế về đức hi sinh, về sự cứu giúp người nghèo hèn đau khổ, hoặc về chịu đói khát nhọc nhằn cho duyên cớ của sự công bình, cũng chẳng được tiếp nhận gì hơn những đáp ứng cách đây hơn hai ngàn năm. CCC1 42.5

Ma-ri suy nghĩ về lời tiên tri của Si-mê-ôn. Khi người nhìn ngắm đứa trẻ trên tay mình và nhớ lại những lời mà các kẻ chăn chiên ở Bết-lê-hem đã nói, lòng người dạt dào niềm vui cảm tạ và hy vọng sáng ngời. Những lời của Si-mê-ôn gợi lại trong đầu óc của người lời đấng tiên tri Ê-sai đã nói: “Có một chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra trái, Thần của Đức Giê-hô-va sẽ ngự trị trên Ngài, tức là Thần khôn ngoan và thông sáng, Thần mưu toan và mạnh sức, Thần hiểu biết và kính sợ Đức Giê-hô-va ...Sự công bình sẽ làm dây thắt lưng của Ngài, sự thành tín sẽ làm dây ràng hông.” “Dân đi trong nơi tối tăm đã thây sự sáng lớn, và sự sáng chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự chết... Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một Con Trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài, Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ Lùng, là Đấng Mưu Luận, là Đức Chúa Trời Quyền Năng, là Cha Đời Đời, là Chúa Bình An.” (Ê-sai 11:1-5; 9:1-5). CCC1 42.6

Nhưng Ma-ri không hiểu về sứ mạng của Đấng Cứu Thế. Si-mê-ôn đã nói tiên tri về Ngài: Ngài là sự sáng cho các dân ngoại, Ngài cũng là vinh quang của Y-sơ-ra-ên. Bởi vậy các thiên sứ đã loan báo việc Đấng Cứu Thế ra đời như là một tin mừng cho muôn dân. Đức Chúa Trời đã tìm cách sửa đổi lại quan niệm hẹp hòi của người Giu-đa về sứ mạng của Đấng Mê-si. Ngài mong muốn loài người nhìn thây Ngài, không phải chỉ là Đấng giải thoát dân Y-sơra-ên mà thôi, mà còn là Đấng Cứu Chuộc thế gian. Nhưng ngay cả mẹ của Đức Chúa Giê-su cũng đã phải mất nhiều năm để hiểu được sứ mạng của Ngài. CCC1 43.1

Ma-ri chờ đợi ngày Đấng Mê-si ngự trị trên ngai Đa-vít, nhưng người không thây phép báp-têm bởi thống khổ mà Ngài phải trải qua. Si-mê-ôn đã bày tỏ cho thây Đấng Cứu Thế phải đi qua con đường đầy gian nan trên thế gian. Trong những lời nói với Ma-ri, “một thanh gươm sẽ đâm thâu qua lòng ngươi,” Đức Chúa Trời, trong lòng thương xót của Ngài, đã gợi cho mẹ của Đức Chúa Giê-su biết về nỗi đớn đau người bắt đầu gánh chịu vì cớ Ngài. Si-mê-ôn nói: “Đây, Con Trẻ nầy đã định làm một cớ cho nhiều người trong Y-sơ-ra-ên vấp ngã hoặc dấy lên và định làm một dấu gây nên sự cãi trả.” Những kẻ muốn nổi lên sẽ phải vấp ngã. Chúng ta phải ngã trên Vầng Đá, và bị tan nát trước khi chúng ta có thể được nâng lên ở trong Đấng Cứu Thế. Cái tôi phải được truất bỏ, lòng kiêu ngạo phải bị hạ xuống, nếu chúng ta muốn biết sự vinh hiển của vương quốc thiêng liêng. Người Giu-đa đã không muốn chấp nhận niềm vinh dự được đạt đến qua sự nhục nhả. Do đó, họ đã không tiếp nhận Đấng Cứu Chuộc. Ngài là một dấu để người ta nói nghịch lại. CCC1 43.2

“Ây vậy tư tưởng trong lòng nhiều người sẽ được bày tỏ.” Trong ánh sáng của cuộc đời Đấng Cứu Thế, tâm hồn của mọi người, từ Đấng Tạo Hóa cho đến vua của thế gian mờ tối, được bày tỏ. Sa-tan đã xuyên tạc Đức Chúa Trời là Đấng ích kỷ và độc tài, chỉ biết đòi hỏi tất cả nhưng lại chẳng ban cho điều gì, đòi hỏi vật thọ tạo phải phục vụ cho sự vinh hiển của mình, nhưng lại chẳng chịu hi sinh điều gì vì lợi ích của chúng. Thế nhưng việc ban Đấng Cứu Thế đã bày tỏ được tấm lòng của Đức Chúa Cha. Hành động đó chứng minh rằng những ý tưởng của Ngài về chúng ta là những “ý tưởng bình an chứ không phải tai họa.” (Giê-rê-mi 29:11). Hành động đó tuyên bố rằng trong khi Đức Chúa Trời thù ghét tội lỗi mạnh như sự chết, thì tình yêu của Ngài dành cho tội nhân còn mạnh hơn sự chết. Khi đã quyết định để cứu chuộc chúng ta, Ngài chẳng từ chối làm một điều gì, dù thân thiết bao nhiêu, miễn sao hoàn tất công cuộc của Ngài. Không một Lẽ Thật nào cần thiết cho sự cứu rỗi của chúng ta bị che giấu, không một phép lạ nào của lòng nhân từ bị bỏ qua, không một cứu cánh thiêng liêng nào bị lãng quên. Ơn chất chồng trên ơn, sự ban cho này được nối tiếp bởi những sự ban cho khác. Cả kho tàng trên thiên đàng được mở ra cho những người mà Ngài tìm cách để cứu vớt. Sau khi đã thu thập sự giàu có của cả vũ trụ, và mở ra mọi nguồn cung cấp của quyền năng vô biên, Ngài đã trao tất cả trong tay Đấng Cứu Thế và phán, tất cả những điều này đều dành cho loài người. Hãy dùng những sự ban cho này mà thuyết phục con người biết rằng: Trong cả trời đất không nơi nào có được tình yêu lớn hơn tình yêu mà Ta dành cho nhân loại. Hạnh phúc lớn nhất chỉ có được khi con người yêu mến Ta. CCC1 43.3

Nơi thập tự giá ở Ca-va-ri, tình yêu và lòng ích kỷ được đối diện nhau. Tại đây chúng đã được bày tỏ rõ ràng nhất. Đấng Cứu Thế chỉ sống để yên ủi và ban phước, và khi đưa Ngài vào chỗ chết, Sa-tan đã lộ ra sự độc ác về lòng căm thù Đức Chúa Trời của nó. Nó đã để lộ ra mục đích của sự nổi loạn là muốn dành ngôi của Đức Chúa Trời, và hủy diệt Đấng mà tình yêu của Đức Chúa Trời đã bày tỏ. CCC1 44.1

Bởi đời sống và sự chết của Đấng Cứu Thế, mà các ý tưởng của loài người cũng bị phơi bày. Từ máng cỏ tới thập tự giá, cuộc đời của Đức Chúa Giê-su là một sự kêu gọi quên mình, và làm bạn với khổ đau. sự sống này bày tỏ được những ý định của con người. Đức Chúa Giê-su đã đến với Lẽ Thật của thiên đàng, và tất cả những ai lắng nghe tiếng gọi của Đức Thánh Linh sẽ được kéo đến với Ngài. Những người thờ lạy cái tôi của mình thuộc về vương quốc của Sa-tan. Thái độ của họ đối với Đấng Cứu Thế sẽ cho thây họ đứng về phía nào. Và như thế mỗi người tự quyết định sự đoán xét cho chính mình. CCC1 44.2

Trong ngày phán xét cuối cùng, mọi linh hồn hư mất đều sẽ hiểu được bản chất của chính việc họ khước từ Lẽ Thật. Thập tự giá sẽ được trình bày và mọi tâm trí đã bị tội lỗi làm mù quáng sẽ thây được ý nghĩa thật sự của nó. Trước cảnh tượng ở Ca-va-ri cùng với Nạn Nhân huyền bí, tội nhân sẽ bị lên án. Mọi lời bào chữa dối trá sẽ bị bác bỏ. Sự bội đạo của loài người được phơi ra bản chất tàn ác của nó. Loài người sẽ được thây điều họ đã chọn lựa. Những thắc mắc về Lẽ Thật và giả dối trong suốt trận chiến dài đăng đẳng giữa thiện và ác sẽ được làm cho sáng tỏ. Trong cuộc phán xét toàn vũ trụ này, Đức Chúa Trời được minh xét khỏi những lời buộc tội và qui trách nhiệm cho Ngài về sự hiện hữu lâu dài của tội lỗi. Sự phán xét sẽ chứng minh rằng những điều răn của thiên đàng không có nghĩa là để chúng ta phạm tội. Chánh thể của thiên đàng không có một khuyết điểm nào hết, không lý do nào để dẫn đến sự bất mãn. Khi mọi ý tưởng của lòng người được bày tỏ, tất cả những người trung tín lẫn kẻ phản loạn đều hiệp một và tuyên bố rằng: “Hỡi Vua của muôn đời, đường lối Ngài là công bình và chân thật! Lạy Chúa ai là kẻ không kính sợ Ngài và không ngợi khen danh Ngài ?... Vì các sự đoán xét Ngài đã được tỏ ra.” (Khải Huyền 15:3, 4). CCC1 44.3