Go to full page →

Chương 15—Tại Lễ Cưới CCC1 131

Dựa theo Giăng 2:1-11

Chúa Giê-su không bắt đầu chức vụ của Ngài bắng một hành động thật ngoạn mục trước Hội Đồng Điều Hành Quốc Gia tại Giê-ru-sa-lem. Nhưng Ngài lại bày tỏ quyền năng để đem lại niềm vui trong một tiệc cưới tại một 131 ngôi làng nhỏ bé ở Ga-li-lê. Qua đó, Ngài bày tỏ cảm tình yêu của Ngài đối với loài người và lòng ước ao được phục vụ cho hạnh phúc của họ. Đức Chúa Giê-su đã uống chén thống khổ khi bị cám dỗ trong đồng vắng. Bây giờ Ngài đến để ban cho loài người chén của phước lành, bằng cách chúc phước hầu làm thánh hóa những liên hệ thân thiết trong cuộc sống của con người. CCC1 131.1

Từ sông Giô-đanh, Chúa Giê-su đã trở về Ga-li-lê. Có một đám cưới được tổ chức tại thành Ca na, một thị trấn nhỏ cách Na-xa-rét không xa; những người tham dự tiệc cưới là những người bà con với Giô-sép và Ma-ri. Hay tin về buổi sum họp gia đình này, Đức Chúa Giê-su bèn đến Ca-na và được mời dự tiệc cùng với các môn đồ. CCC1 131.2

Ngài gặp lại mẹ Ngài sau một thời gian xa cách. Ma-ri đã được nghe kể lại những gì xảy ra tại sông Giô-đanh, khi Ngài chịu phép Báp-têm. Tin tức đã được loan truyền tới Na-xa-rét và làm sống lại trong trí của Ma-ri những gì mà bà đã giữ kín trong nhiều năm. Ma-ri cũng bị cảm động bởi sứ mạng của Giăng Báp-tít như tất cả mọi người trong khắp Y-sơ-ra-ên. Bà nhớ rất rõ lời tiên tri về sự ra đời của Giăng. Sự liên hệ giữa Giăng với Chúa Giê-su đã khơi lên một niềm hi vọng mới trong lòng của Ma-ri. Nhưng bà cũng nhận được tin về việc Chúa Giê-su bí mật rút vào đồng vắng, và lòng bà như quặn lại bởi những linh tính không mây sáng sủa. CCC1 131.3

Từ ngày nghe thiên sứ báo tin tại nhà mình ở Na-xa-rét, Ma-ri đã cất giữ mọi chứng cớ cho thây Chúa Giê-su là Đấng Mê-si. Lòng hiền từ vị tha của Ngài bảo đảm cho bà biết chắc rằng Ngài chính là Đấng được Đức Chúa Trời sai đến. Nhưng nghi ngờ và thất vọng cũng đến với Ma-ri, bà chờ đợi thời điểm sự vinh hiển của Ngài được tỏ ra. Sự chết đã ngăn cách giữa Ma-ri với Giô-sép, là người cũng đã biết về sự ra đời huyền bí của Chúa Giê-su. Bây giờ thì chẳng còn ai để Ma-ri có thể chia sẻ niềm hy vọng cũng như những lo âu của mình. Hai tháng vừa qua thật là những ngày rất u buồn đối với Ma-ri. Bà đã xa cách Chúa Giê-su, là nơi mà bà tìm được nguồn cảm thông và an ủi. Ma-ri suy nghĩ về những lời nói của Si-mê-ôn: “Còn phần ngươi, có một thanh gươm sẽ đâm thâu qua lòng ngươi” (Lu-ca 2:35); bà nhớ lại ba ngày đau khổ khi bà tưởng rằng mình đã vĩnh viễn mất Chúa Giê-su. Và bà lo lắng chờ đợi Ngài trở về. CCC1 131.4

Và Ma-ri đã gặp lại Đức Chúa Giê-su tại tiệc cưới, vẫn là người con hiền từ và hiếu thảo. Tuy nhiên, Ngài không hoàn toàn giống con người lúc trước. Gương mặt Ngài đã thay đổi. Gương mặt ấy còn mang những dấu vết của cuộcxung đột mà Ngài đã trải qua nơi đồng vắng. Một nét mới về nhân phẩm và quyền năng làm chứng cho chức vụ thiêng liêng của Ngài. Cùng đi với Ngài là một nhóm người trẻ tuổi, mắt nhìn Ngài với lòng kính trọng và gọi Ngài là Thầy. Những người này thuật lại cho Ma-ri hay về những gì họ đã thây và nghe khi Ngài chịu phép Báp-têm, và tại các nơi khác nữa. Họ kết luận: “Chúng ta đã gặp Đấng mà Môi-se có chép trong Luật Pháp và các đấng tiên tri cũng có nói 132 đến” (Giăng 1:45). CCC1 132.1

Khi khách khứa tụ tập, nhiều người bận tâm với những đề tài nóng hỗi. Một niềm kích động nhưng bị đè nén bao trùm đám đông. Từng nhóm nhỏ chuyện trò sôi nổi nhưng với giọng vừa đủ nghe trong nhóm, cùng với những ánh mắt ngạc nhiên quay nhìn Người Con của Ma-ri. Khi Ma-ri được nghe những gì các môn đồ kể về Chúa Giê-su, lòng bà vui mừng vì biết chắc rằng những hi vọng mình ấp ủ bao lâu nay không phải là hão huyền. Tuy nhiên, nếu bà đừng pha lẫn trong niềm vui thánh khiết này với một chút kiêu hãnh của một người mẹ về Con yêu dấu của mình thì bà đã thoát được cảm xúc thường tình của người phàm. Khi nhìn thây những ánh mắt của nhiều người hướng về Chúa Giê-su, Ma-ri đã mong muốn Ngài chứng tỏ cho đám đông biết rằng Ngài đích thực là Đấng Vinh Dự của Đức Chúa Trời. Bà hi vọng Ngài có cơ hội để làm một phép lạ trước mặt họ. CCC1 132.2

Theo phong tục thời bây giờ thì việc cưới xin được tổ chức trong nhiều ngày liên tiếp. Tại đám cưới này, khi bữa tiệc sắp đến hồi kết thúc thì người ta phát hiện ra rằng thiếu rượu. Sự phát hiện này làm người ta bối rối và ân hận. Không có rượu trong các dịp lễ như vậy là điều bất thường và việc thiếu rượu có thể làm cho người ta nghĩ là gia chủ không có lòng hoan nghinh khách viếng. Với tư cách là một người bà con của gia chủ, Ma-ri đã giúp đỡ trong việc sắp xếp buổi tiệc. Bây giờ bà đến nói với Đức Chúa Giê-su: “Người ta không có rượu nữa.” Những lời này gợi ý rằng Ngài sẽ đáp ứng nhu cầu của gia chủ. Nhưng Chúa Giê-su đã đáp lại: “Hỡi đàn bà kia, Ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ ta chưa đến.” CCC1 132.3

Câu trả lời này, đối với chúng ta, có vẻ vô lễ, nhưng thực ra không có gì là lạnh nhạt hay bất lịch sự. Cách xưng hô của Đấng Cứu Thế đối với mẹ Ngài phù hợp với phong tục của phương Đông. Thông thường đó là cách xưng hô đối với một người mình muốn bày tỏ lòng kính trọng. Mọi cử chỉ trong cuộc đời dưới thế của Đấng Cứu Thế đều ăn khớp với lời Ngài đã dạy: “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi” (Xuất Ê-díp-tô 20:12). Trên thập tự giá, trong cử chỉ cuối cùng của lòng trìu mến mà Ngài dành cho mẹ mình, Chúa Giê-su cũng xưng hô với mẹ Ngài như vậy, khi Ngài giao bà cho môn đồ Ngài yêu dấu nhất chăm sóc. Tại tiệc cưới cũng như trên thập tự giá, lòng yêu thương được diễn tả qua giọng nói, cái nhìn và cử chỉ đã cho người ta hiểu rõ lời của Ngài. CCC1 132.4

Trong lần Ngài viếng đền thờ ở Giê-ru-sa-lem hồi nhỏ, khi sự mầu nhiệm của chức vụ Ngài mở ra trước mắt, Đấng Cứu Thế đã nói với Ma-ri: “Cha mẹ không biết rằng tôi phải lo việc Cha tôi sao?” (Lu-ca 2:49). Những lời này nêu lên mục tiêu chính yếu của toàn bộ đời sống và chức vụ của Ngài. Mọi sự đều đi theo chức vụ của Ngài, là chức vụ cứu chuộc lớn lao mà Ngài đã đến trong thế gian để thực hiện. Bây giờ, Ngài lập lại bài học này. Đây là một điều nguy hiểm nếu Ma-ri coi sự liên hệ giữa mình với Đức Chúa Giê-su là cơ hội để bà đòi hỏi một đặc quyền nào đó trên Ngài, và đến một mức độ nào đó có thể đòi chỉ đạo cho sứ mạng của Ngài. Trong vòng ba mươi năm qua, Ngài đã là một người con yêu thương và vâng phục, và tình yêu của Ngài không thay đổi. Nhưng giờ đây Ngài phải đi tới với công việc của Cha Ngài. Với tư cách là Con của Đấng Tối Cao và là Đấng Cứu Rỗi của thế gian, không một sự ràng buộc nào dưới đất có thể ngăn chận Ngài hoàn tất sứ mạng, hay ảnh hưởng trên hành động của Ngài. Ngài phải được tự do để làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. CCC1 133.1

Đó cũng là bài học cho chúng ta. Những đòi hỏi của Đức Chúa Trời phải đứng trên tất cả mọi sự, ngay cả những liên hệ ruột thịt hay tình cảm của loài người. Không một sự ràng buộc nào của thế gian có thể làm chúng ta rời khỏi con đường mà Chúa kêu gọi chúng ta phải theo. Niềm hi vọng cứu rỗi duy nhất cho dòng giống loài người sa ngã nằm trong Đấng Cứu Thế. Ma-ri cũng chỉ tìm được sự cứu rỗi qua Chiên Con của Đức Chúa Trời mà thôi. Trong chính bản thân của bà, Ma-ri cũng chẳng có công đức gì để tự đạt đến sự cứu rỗi. Sự liên quan giữa Ma-ri với Đức Chúa Giê-su không tạo cho bà có được một sự liên hệ thiêng liêng đặc biệt nào với Ngài hơn những người khác dưới thế gian. Điều này được diễn tả trong Lời Chúa đã phán ra. Ngài muốn phân biệt rõ ràng trong mối liên hệ với bà giữa hai vai trò Con của loài người và Con của Đức Chúa Trời. Sự liên hệ ruột thịt giữa Ma-ri với Đức Chúa Giê-su không tạo cho bà một vai trò ngang hàng với Chúa. CCC1 133.2

Câu nói “Giờ Ta chưa đến” ám chỉ tới sự kiện là mọi hành động của cuộc đời Đấng Cứu Thế trên đất đều ứng nghiệm với kế hoạch đã có từ đời đời. Trước khi Ngài đến thế giới này, kế hoạch đó đã được bày ra trước mặt Ngài, hoàn hảo theo từng chi tiết. Khi sống giữa loài người, Ngài được hướng dẫn từng bước bởi ý muốn của Cha. Ngài không do dự hành động khi thời điểm đã được chỉ định. Cũng với chính sự vâng phục này mà Ngài chờ đợi đến lúc thời điểm đến. CCC1 133.3

Khi trả lời cho Ma-ri rằng giờ của Ngài chưa đến, Đức Chúa Giê-su muốn trả lời cho điều bà suy nghĩ mà không nói ra, đó là lòng mong đợi mà bà hằng ấp ủ cũng như mọi người khác trong Y-sơ-ra-ên: Ma-ri hi vọng rằng Ngài tự bày tỏ rằng mình là Đấng Mê-si, và nắm lấy ngai Y-sơ-ra-ên. Nhưng giờ chưa đến. Trước khi trở thành Vị Vua, Đức Chúa Giê-su phải chấp nhận thân phận làm người, phải trở thành “Con Người của Đau Khổ, và từng trải sự buồn bực.” CCC1 134.1

Mặc dù Ma-ri không có một quan niệm chính xác về chức vụ của Đấng Cứu Thế, nhưng bà vẫn thầm tin tưởng nơi Ngài. Và Chúa Giê-su đã đáp lại lòng tin này. Để tưởng thưởng lòng tin cậy của Ma-ri cũng như để làm vững mạnh đức tin của các môn đồ, mà phép lạ đầu tiên đã được thực hiện. Các môn đồ sẽ gặp nhiều cám dỗ nặng nề hầu dẫn tới sự không tin. Đối với họ, các lời tiên tri đã quá rõ ràng, không cần phải tranh luận gì thêm, rằng Đức Chúa Giê-su chính là Đấng Mê-si. Họ chờ đợi các nhà lãnh đạo tôn giáo tiếp nhận Ngài với lòng tin tưởng lớn hơn cả lòng tin tưởng của họ. Các môn đồ công bố trước dân chúng về các việc lạ lùng mà Đấng Cứu Thế đã làm và lòng tin tưởng của họ nơi chức vụ của Ngài, nhưng họ ngạc nhiên và thất vọng não nề bởi sự không tin, lòng thành kiến sâu xa, và lòng thù hận đối với Chúa Giê-su từ phía các thầy thông giáo và thầy tế lễ. Những phép lạ đầu tiên của Đấng Cứu Rỗi nhằm để làm vững mạnh lòng tin của các môn đồ trước sự chống đối này. CCC1 134.2

Không một chút bối rối trước những lời của Đức Chúa Giê-su, Ma-ri nói với những người giúp bàn tiệc rằng, “Người biểu chi hãy vâng theo cả.” Như vậy, bà đã làm những gì có thể được để dọn đường cho chức vụ của Đấng Cứu Thế. CCC1 134.3

Ở cửa ra vào có sáu cái ché đá, và Đức Chúa Giê-su bảo các người giúp việc đổ đầy nước vào các ché này. Người ta đã làm theo lời Ngài phán. Tới lúc phải dùng đến rượu, Ngài phán: “Bây giờ hãy múc đi, đem cho kẻ coi tiệc.” Các ché thay vì đầy nước thì lại đầy rượu. Cả người coi tiệc lẫn các khách dự tiệc đều không biết là thiếu rượu. Nhưng vừa nếm thử rượu các người hầu bàn đưa lên, người coi tiệc thây đây là thứ rượu ngon hơn bất cứ thứ rượu nào người đã uống trước đây và rất khác với rượu mang lên cho khách uống hồi đầu bữa tiệc. Quay lại chàng rể, người nói, “Mọi người đều đãi rượu ngon trước, sau khi người ta uống nhiều rồi, thì kế đến rượu vừa vừa. Còn ngươi, ngươi lại giữ rượu ngon cho đến bây giờ.” Người ta đãi rượu ngon nhất trước, rồi sau đó người ta đãi rượu dở hơn, và đó cũng là những gì thế gian ban cho con người. Những gì thế gian ban cho có thể làm vui mắt và làm mê hoặc cảm giác con người, nhưng không đem lại sự thỏa lòng no đủ. Men rượu biến thành đắng cay, vui mừng biến thành sầu não. Những gì bắt đầu với lời ca tiếng hát nụ cười, lại chấm dứt trong mệt mỏi ê chề. Nhưng những sự ban cho của Đức Chúa Giê-su thì lại càng tươi mát và mới mẻ thêm theo thời gian. Tiệc mà Chúa thiết đãi cho tâm hồn sẽ luôn đem lại sự thỏa mãn và niềm hân hoan. Mỗi sự ban cho mới lại làm cho người nhận gia tăng lòng biết ơn và vui mừng trong ơn phước của Chúa. Ngài ban ơn lại càng thêm ơn. Nguồn cung cấp không bao giờ khô cạn. Nếu bạn ở trong Ngài thì sự kiện bạn nhận sự ban cho hôm nay sẽ bảo đảm rằng bạn sẽ nhận được sự ban cho càng tốt hơn vào ngày mai. Những lời mà Đức Chúa Giê-su phán với Na-tha-na-ên bày tỏ được quy luật Đức Chúa Trời đối xử với những người con của đức tin. Với mỗi sự khải thị tươi mới về tình yêu của Ngài, Chúa tuyên bố với tâm hồn biết đón nhận là, “Nếu ngươi tin, ngươi sẽ thây việc lớn hơn điều đó” (Giăng 1:50). CCC1 134.4

Quà tặng của Đấng Cứu Thế cho tiệc cưới là một biểu tượng. Nước tượng trưng cho phép báp-têm trong sự chết của Ngài; rượu tượng trưng cho sự kiện huyết của Ngài đổ ra vì tội lỗi thế gian. Nước được đổ đầy các ché bởi bàn tay của loài người, nhưng chỉ bởi lời của Đấng Cứu Thế mới có thể làm cho nước có khả năng đem lại sự sống. Cũng một thể ấy, với các nghi lễ ám chỉ đến sự chết của Đấng Cứu Rỗi. Chỉ bởi quyền năng của Đấng Cứu Thế, làm việc qua đức tin, thì những nghi lễ ấy mới có quyền năng nuôi dưỡng linh hồn. CCC1 135.1

Lời của Đấng Cứu Thế đã cung cấp dư dật cho buổi tiệc. Cũng một thể ấy, ân điển của Ngài sẽ được ban cho dư dật để xóa bỏ sự gian ác của loài người, làm linh hồn trở nên mới và bền vững. CCC1 135.2

Tại bữa tiệc đầu tiên Ngài dự với các môn đồ của Ngài, Chúa Giê-su đã ban cho họ chén tượng trưng cho chức vụ của Ngài vì sự cứu rỗi của họ. Trong bữa ăn tối cuối cùng, Ngài cũng ban cho họ chén khi thiết lập nghi lễ Tiệc Thánh; nhờ đó cái chết của Ngài được rao truyền “cho tới lúc Ngài đến.” (1 Cô-rinh-tô 11:26). Và sự buồn rầu của các môn đồ vì phải từ biệt Thầy của mình được yên ủi bởi lời hứa đoàn tụ, khi Ngài phán: “Từ rày về sau, Ta không uống trái nho này nữa, cho đến ngày mà Ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước Cha Ta” (Ma-thi-ơ 26:29). CCC1 135.3

Thứ rượu Đấng Cứu Thế cung cấp cho buổi tiệc và thứ rượu Ngài ban cho các môn đồ tại Tiệc Thánh, tượng trưng cho chính huyết của Ngài, là thứ nước trái nho tinh khiết. Tiên tri Ê-sai đã ám chỉ tới điều này khi nói về thứ rượu mới “trong chùm nho,” và nói, “Đừng làm hư đi, vì trong đó có phước lành” (Ê-sai 65:8). CCC1 135.4

Chính Đấng Cứu Thế, trong Cựu Ước, đã đưa ra lời cảnh cáo Y-sơ-ra-ên: “Rượu khiến người ta nhạo báng, đồ uống say làm cho hỗn hào, phàm ai dùng nó quá độ chẳng phải là khôn ngoan” (Châm Ngôn 20:1). Chính Ngài cũng đã không cho người ta thức uống như vậy. Sa-tan cám dỗ loài người vùi mình vào những gì che khuất lý trí và làm tê liệt khả năng nhận thức thuộc linh, nhưng Đấng Cứu Thế dạy chúng ta phải bắt bản tính thấp hèn tùng phục. Trọn cuộc đời của Ngài là một gương về sự hy sinh quên mình. Để bẻ gãy sức mạnh của thèm muốn, Ngài đã phải chịu thay cho chúng ta cuộc thử thách nghiêm trọng nhất mà loài người có thể chịu được. Chính Đấng Cứu Thế đã dạy Giăng Báp-tít không được uống rượu hay thứ nước nào làm cho say. Chính Ngài cũng đã bắt vợ của Ma-nô-a phải kiêng cữ như vậy. Và Ngài cũng đã thốt lời nguyền rủa kẻ nào để ruợu trên môi miệng của người lân cận mình. Đấng Cứu Thế không mâu thuẫn với chính lời Ngài giảng dạy. Rượu không lên men mà Ngài cung cấp cho các khách dự tiệc cưới là một thứ nuớc uống giải khát lành mạnh. Hiệu quả của nó là làm cho vị giác phù hợp với sự ngon miệng lành mạnh. CCC1 135.5

Khi những khách dự tiệc cưới khen vị ngon của rượu, người ta bắt đầu hỏi những người hầu bàn và phép lạ được kể ra. Trong một lúc, đám đông quá kinh ngạc khi nghĩ về Đấng đã làm việc lạ lùng này. Và người ta đi tìm Ngài, sau đó thì mới vỡ lẽ ra là Ngài đã âm thầm rời khỏi nơi đó đến độ các môn đồ của Ngài cũng không biết. CCC1 136.1

Đám đông giờ đây để ý tới các môn đồ. Lần đầu tiên họ có cơ hội để xưng ra lòng tin của họ nơi Chúa Giê-su. Họ kể lại điều họ đã thây và nghe tại sông Giô-đanh, và trong lòng nhiều người đã nhen nhúm lên niềm hi vọng là Đức Chúa Trời đã làm trỗi dậy một Đấng giải thoát cho dân sự của Ngài. Tin tức về phép lạ đã lan đi khắp cả vùng và tới tận Giê-ru-sa-lem. Những thầy tế lễ và trưởng lão lại tìm hiểu với một niềm thích thú mới về các lời tiên tri ám chỉ việc Đấng Cứu Thế đến. Họ háo hức mong muốn tìm hiểu về chức vụ của người thầy giáo mới này, người đã khiêm tốn xuất hiện giữa dân chúng. CCC1 136.2

Chức vụ của Đấng Cứu Thế khác biệt với chức vụ của các trưởng lão người Giu-đa. Lòng câu nệ của họ đối với truyền thống và hình thức đã hủy diệt sự tự do thực sự trong tư tưởng và hành động. Họ luôn sống trong sự sợ hãi bị mắc phải ô uế. Để tránh không đụng đến vật “ô uế,” họ giữ một khoảng cách, không chỉ đối với người ngoại, mà ngay cả đối với đa số dân chúng của họ, chẳng tìm cách đem lợi ích hay lấy thiện cảm của dân chúng. Suy nghĩ mãi về những vấn đề này, họ đã làm cho đầu óc của mình bị thâu hẹp lại, môi trường sống trở nên chật chội. Gương của họ đã khuyến khích lòng kiêu hãnh và thái độ không chấp nhận lẫn nhau giữa các giai cấp trong xã hội. Đức Chúa Giê-su bắt đầu chức vụ cải tổ bằng cách đến gần nhân loại với sự cảm thông. Trong khi Ngài tỏ ra hết sức tôn trọng luật pháp của Đức Chúa Trời, Ngài đã quở trách lòng tự phụ về đạo đức của người Pha-ri-si, và cố gắng giải thoát dân chúng khỏi các luật lệ sắt đá đang ràng buộc họ. Ngài đã cố gắng xóa bỏ các biên giới phân cách các giai cấp khác nhau trong xã hội, hầu Ngài có thể làm cho loài người gần lại với nhau như con cái trong một gia đình. Việc Ngài tham dự tiệc cưới được coi là một bước trong việc thực hiện điều đó. Đức Chúa Trời đã hướng dẫn Giăng Báp-tít sống trong đồng vắng, để người thoát khỏi ảnh hưởng của các thầy tế lễ và các thầy thông giáo, và được chuẩn bị cho một chức vụ đặc biệt. Nhưng sự khổ hạnh và cuộc sống biệt lập của người không phải là một tấm gương cho dân chúng noi theo. Chính Giăng cũng không khuyên những người nghe mình phải từ bỏ những trách nhiệm của họ. Người khuyên họ bày tỏ bằng chứng về sự hối cải của họ bằng sự trung tín với Đức Chúa Trời ngay tại chính nơi Ngài đã kêu gọi họ. CCC1 136.3

Đức Chúa Giê-su bác bỏ sự tự nuông chiều theo bản ngã dưới mọi hình thức của nó, nhưng Ngài là một người hay giao thiệp với mọi người. Ngài chấp nhận sự hiếu khách của mọi tầng lớp, thăm viếng gia đình người giàu cũng như người nghèo, kẻ học thức hay người bình dân, và tìm cách nâng họ lên khỏi những vấn đề thường tình của đời sống để đạt tới những sự thiêng liêng và đời đời. Ngài không chấp nhận một đời sống hoang đàng và không một bóng dáng của sự khinh bạc trần gian làm hỏng hành động của Ngài. Nhưng Ngài tìm được niềm vui trong những cảnh của hạnh phúc trong trắng, và sự hiện diện của Ngài thánh hóa các cuộc họp mặt. Một đám cưới của người Giu-đa là một cơ hội gây ấn tượng sâu sắc, và niềm vui của tiệc cưới không làm Con Trai Loài Người phật lòng. Bằng cách tham dự tiệc cưới này, Chúa Giê-su tôn trọng hôn nhân là một thể chế Đức Chúa Trời đã thiết lập. CCC1 137.1

Trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, quan hệ hôn nhân đã được sử dụng để tượng trưng cho sự hiệp một thánh khiết và dịu dàng giữa Đấng Cứu Thế và dân sự của Ngài. Trong tâm trí của Chúa Giê-su, niềm hân hoan của những ngày tiệc cưới ám chỉ tới niềm vui của cái ngày Chúa sẽ đưa “cô dâu” về nhà của Cha Ngài, và kẻ được cứu chuộc sẽ cùng với Đấng Cứu Chuộc ngồi dự “tiệc cưới của Chiên Con”. Ngài phán: “Chàng rể mới vui mừng vì vợ mới mình, Đức Chúa Trời cũng vui mừng vì ngươi” (Ê-sai 62:5). “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ở giữa ngươi; Ngài là Đấng Quyền Năng sẽ giải cứu ngươi; Ngài sẽ vui mừng cả thể vì cớ ngươi; vì lòng yêu thương mình Ngài sẽ nín lặng và vì cớ ngươi Ngài sẽ hát mừng rỡ” (Sô-phô-ni 3:17). Khi sự hiện thây những điều ở trên trời được ban cho sứ đồ Giăng, người viết: “Đoạn, tôi lại nghe có tiếng như một đám đông vô số người, khác nào tiếng nước lớn hoặc như tiếng sấm dữ mà rằng: Alêlugia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời toàn năng đã cầm quyền cai trị. Chúng ta hãy hớn hở, vui mừng, tôn vinh Ngài; vì Lễ cưới Chiên Con đã tới, vợ Ngài đã sửa soạn.” “Phước thay cho những kẻ được mời đến dự Tiệc cưới Chiên Con” (Khải huyền 19:6, 7, 9). CCC1 137.2

Chúa Giê-su nhìn thây mỗi tâm hồn phải nhận được lời kêu mời tới nước của Ngài. Ngài có thể cảm động tâm hồn của con người bằng cách sống giữa họ như một người ước ao điều tốt lành cho họ. Ngài tìm kiếm họ nơi các đường phố, trong các tư gia, trên những con thuyền, tại nhà hội, bên bờ hồ và ở tiệc cưới. Ngài gặp gỡ họ trong nghề nghiệp thường ngày của họ, và tỏ mối quan tâm tới những công việc thường ngày của họ. Ngài đem các lời dạy dỗ của Ngài vào trong gia đình, đặt các gia đình trong chính nhà của họ dưới ảnh hưởng của sự hiện diện thiêng liêng Ngài, Sự cảm thông mạnh mẽ của Ngài đã giúp chinh phục lòng người. Ngài thường xuyên lui vào vùng núi đồi để cầu nguyện một mình, nhưng đó là để chuẩn bị hầu phục vụ con người trong cuộc sống bận rộn. Sau những khoảnh khắc này, Ngài lại đến để chữa lành kẻ ốm đau, dạy dỗ những người ngây thơ, và bẻ gãy xiềng xích của Sa-tan trói buộc các tù nhân. CCC1 137.3

Chúa Giê-su đã huấn luyện các môn đồ của Ngài qua việc tiếp xúc cá nhân và các buổi hội họp. Có những lúc Ngài dạy dỗ họ, khi cùng ngồi nơi sườn núi. Có lúc Ngài bày tỏ lẽ mầu nhiệm của nước Đức Chúa Trời khi đi dọc bờ biển hay khi rảo bước trên đường phố. Ngài không giảng như ngày nay người ta thường làm. Ở đâu lòng người được mở ra để tiếp nhận sứ điệp thiêng liêng, Ngài liền bày tỏ các Lẽ Thật của con đường cứu rỗi. Ngài không ra lệnh cho các môn đồ của Ngài phải làm cái này, cái nọ, nhưng Ngài nói: “Hãy theo Ta.” Ngài đem họ theo Ngài trong các cuộc hành trình qua miền quê hay chốn thị thành, để họ có thể nhìn thây Ngài dạy dỗ dân chúng như thế nào. Ngài gắn liền quyền lợi của họ với quyền lợi của Ngài và họ hiệp một với Ngài trong công việc. CCC1 138.1

Tất cả những ai rao giảng Lời của Ngài, tất cả những ai đã đón nhận Tinlành ân điển của Ngài phải theo gương Đấng Cứu Thế trong việc gắn liền chính mình với lợi ích của nhân loại. Chúng ta không được từ bỏ những sinh hoạt xã hội. Chúng ta không thể tách mình ra khỏi những người chung quanh. Để đến được với mọi tầng lớp xã hội, chúng ta phải gặp họ ngay tại hoàn cảnh họ đang sống. Họ sẽ ít khi tự tìm đến chúng ta. Không phải chỉ tại bục giảng lòng con người mới bị đánh động bởi Lẽ Thật của Đức Chúa Trời. Có những cánh đồng làm việc khác, có thể khiêm tốn hơn, nhưng cũng đầy hứa hẹn. Có thể tại những ngôi nhà tầm thường, hay trong những biệt thự giàu sang, tại bàn tiếp khách và trong những nơi tập họp vui chơi trong sạch. CCC1 138.2

Là môn đồ của Đấng Cứu Thế, chúng ta không được hòa đồng với thế gian vì đam mê thú vui, hay kết hợp với thế gian trong sự điên rồ. Những sự kết hợp như thế chỉ dẫn đến tai họa. Chúng ta không bao giờ được cổ võ cho tội lỗi bằng lời nói hay việc làm của chúng ta, bằng sự yên lặng hay hiện diện của chúng ta. Bất cứ nơi nào chúng ta đi đến, chúng ta cũng phải mang theo Đức Chúa Giê-su ở trong lòng, và bày tỏ cho người khác về sự cao quý của Đấng Cứu Thế. Nhưng những ai muốn giữ Đạo của họ bằng cách giấu Đạo đó giữa những bức tường đá sẽ mất những cơ hội quý báu để làm điều tốt lành. Qua các mối liên hệ xã hội, Đạo của Đấng Cứu Thế được tiếp xúc với thế gian. Tất cả những ai nhận được sự soi sáng của Đức Chúa Trời phải chiếu sáng đường đi cho những người không được biết ánh sáng của sự sống. CCC1 138.3

Tất cả chúng ta phải trở thành những nhân chứng cho Đức Chúa Giêsu. Quyền lực xã hội, khi được ân điển của Đấng Cứu Thế thánh hóa, phải được cải tiến để cứu linh hồn cho Đấng Cứu Thế. Hãy cho thế gian thây rằng chúng ta không ích kỷ chú trọng đến quyền lợi của riêng mình, nhưng chúng ta ước ao người khác được chia xẻ những ơn phước và đặc ân mà chúng ta có được. Phải cho họ thây rằng Đạo của Chúa không làm cho chúng ta trở thành lạnh lùng và nghiêm khắc. Tất cả những ai xưng rằng đã tìm gặp được Đấng Cứu Thế, hãy phục vụ như chính Ngài đã làm cho sự ích lợi của loài người. CCC1 139.1

Chúng ta đừng bao giờ tạo nên nơi thế gian cái ấn tượng sai lầm rằng Cơ Đốc nhân là những kẻ u sầu, bất hạnh. Nếu con mắt của chúng ta cứ chăm nhìn Chúa Giê-su, chúng ta sẽ thây một Đấng Cứu Thế đầy lòng thương xót, và sẽ bắt được ánh sáng từ dung quang của Ngài. Nơi nào Thánh Linh của Ngài ngự trị, nơi đó sẽ có sự bình an, vui mừng, thanh tịnh, và tin cậy thánh khiết vào Đức Chúa Trời. Đấng Cứu Thế hài lòng với những người theo Ngài khi họ cho thây rằng, dù chỉ là con người, họ cũng được dự phần vào thần tánh của Đức Chúa Trời. Họ không phải là những pho tượng vô hồn, mà là những con người sống động. Tâm hồn họ được tưới mát bởi những 139 hạt sương của ân điển thiêng liêng, tràn chảy lai láng từ Mặt Trời Của Sự Công Bình. Họ sẽ phản chiếu lại ánh sáng đã chiếu trên họ cho người chung quanh qua những việc làm được tô điểm bởi tình yêu của Đấng Cứu Thế. CCC1 139.2