Go to full page →

Chương 17—Ni-Cô-Đem CCC1 153

Dựa theo Giăng 3:1-17

Ni-cô-đem có một địa vị rất cao trọng trong dân Giu-đa. Ông là người học cao, có tài năng xuất chúng và là một thành viên được trọng vọng của hội đồng quản trị quốc gia. Cũng như nhiều người khác, lời giảng dạy của Đức Chúa Giê-su đã làm rung động tâm hồn ông. Mặc dù là một người giàu có, học thức, được trọng vọng, ông vẫn bị lôi cuốn một cách lạ lùng bởi Con Người khiêm tốn ở Na-xa-rét này. Những bài học thốt ra từ miệng Chúa Cứu Thế đã gây một ấn tượng sâu sắc nơi ông, và ông ước ao được học hỏi nhiều hơn nữa về những Lẽ Thật lạ lùng này. CCC1 153.1

Việc Đấng Cứu Thế thực thi quyền phép để dọn sạch đền thờ đã khơi dậy lòng căm thù nơi các thầy tế lễ và các nhà lãnh đạo. Họ e sợ quyền phép của Con Người lạ mặt này. Sự táo bạo như vậy nơi một người dân Ga-li-lê vô danh tiểu tốt là điều không thể chấp nhận được. Họ quyết tâm chấm dứt chức vụ của Ngài. Nhưng không phải tất cả đều đồng ý với quyết định này. Một số người sợ phải đương đầu với một Đấng rõ ràng là đã được sự cảm động bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Họ nhớ lại sự kiện các đấng tiên tri đã bị giết như thế nào vì đã lên án tội lỗi của những nhà lãnh đạo trong Y-sơ-ra-ên. Họ biết rằng sở dĩ người Giu-đa phải làm nô lệ cho dân ngoại là vì họ đã bướng bỉnh bác bỏ những lời quở trách của Đức Chúa Trời. Họ sợ rằng trong khi âm mưu chống lại Đức Chúa Giê-su, các thầy tế lễ và các nhà lãnh đạo đang đi theo vết chân của tổ tiên họ, và sẽ đem những tai họa mới xuống trên dân tộc. Ni-cô-đem là một trong số những người suy nghĩ như vậy. Tại một cuộc họp ở Tòa Công Luận, khi xem xét việc chống lại Đức Chúa Giê-su, Ni-côđem đã khuyên mọi người phải thận trọng và ôn hòa. Ông lập luận rằng nếu Đức Chúa Giê-su thực sự có quyền phép từ Đức Chúa Trời, thì bác bỏ các lời cảnh cáo của Ngài quả là nguy hiểm. Các thầy tế lễ không dám coi nhẹ lời khuyên này, và trong một thời gian, họ không hề có biện pháp công khai nào chống lại Chúa Cứu Thế cả. CCC1 153.2

Sau khi nghe Đức Chúa Giê-su, Ni-cô-đem chú ý tìm hiểu các lời tiên tri liên quan đến Đấng Mê-si. Và càng tìm hiểu, ông lại càng nhận thức rõ rằng đây chính là Đấng phải đến. Cùng với nhiều người khác trong Y-sơ-ra-ên, ông đã rất đau buồn về việc người ta làm ô uế đền thờ. Ông là một nhân chứng của cảnh Đức Chúa Giê-su đuổi các con buôn khỏi đền thờ. Ông đã thây quyền phép của Chúa được bày tỏ cách lạ lùng. Ông nhìn thây cảnh Chúa Cứu Thế tiếp nhận người nghèo, chữa lành bệnh tật cho kẻ ốm đau. Ông thây những ánh mắt vui mừng của họ, cũng nghe những lời tôn vinh của họ. Và ông chắc chắn rằng Đức Chúa Giê-su ở Na-xa-rét là Đấng được Đức Chúa Trời sai đến. CCC1 154.1

Ông ước ao tiếp chuyện với Đức Chúa Giê-su, nhưng không dám công khai tìm gặp Ngài. Thật là một sự xấu hổ cho một nhà lãnh đạo trong Y-sơra-ên khi biết mình có cảm tình với một giáo sư chưa được biết đến nhiều như vậy. Và nếu cuộc viếng thăm của ông tới tai Tòa Công Luận, hẳn là họ sẽ coi khinh và tố cáo ông. Ông quyết định tới gặp Ngài bí mật, lấy cớ rằng nếu ông công khai gặp Chúa, người khác sẽ bắt chước ông. Qua tìm hiểu đặc biệt, ông biết được Chúa Cứu Thế thường lui về một nơi tạm trú trên núi Ô-li-ve; ông chờ tới lúc thành phố yên giấc, mới đến gặp Ngài. CCC1 154.2

Trước mặt Đấng Cứu Thế, Ni-cô-đem đâm ra rụt rè một cách kỳ lạ, và ông cố gắng che giấu sự rụt rè này bên dưới cái vẻ bề ngoài điềm tĩnh và trang nghiêm. “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là Giáo-sư từ Đức Chúa Trời đến, vì những phép lạ Thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng thì không ai làm được”. Qua việc đề cập đến những khả năng hiếm thây của Đấng Cứu Thế với tư cách một giáo sư, cũng như quyền năng diệu kỳ để làm phép lạ của Ngài, ông hi vọng mở đường cho cuộc trò chuyện. Những lời lẽ của ông nhằm bày tỏ và gợi lên lòng tự tin, nhưng cũng cho thây thái độ không tin của ông. ông không nhìn nhận Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si, mà chỉ là một giáo sư được Đức Chúa Trời gửi đến mà thôi. CCC1 154.3

Thay vì tiếp nhận lời chào hỏi này, Đức Chúa Giê-su hướng mắt nhìn ông và nói như thể đọc thâu lòng ông. Trong sự khôn ngoan vô cùng, Ngài biết kẻ đứng trước mặt mình đang tìm kiếm Lẽ Thật. Chúa biết mục đích của cuộc thăm viếng này và với ước ao làm sao cho nhận thức trong tâm hồn được sâu nhiệm hơn. Ngài nói thẳng vào vấn đề một cách long trọng nhưng thân mật: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại thì không thể thây được nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3: 3). CCC1 154.4

Ni-cô-đem đến với Chúa, nghĩ rằng sẽ được tranh luận với Ngài, nhưng Đức Chúa Giê-su đã vạch trần những nguyên tắc căn bản của Lẽ Thật. Ngài nói với Ni-cô-đem rằng điều ngươi cần không phải là một mớ kiến thức chỉ trên lý thuyết mà là một sự tái sanh thuộc linh. Ngươi không cần thỏa mãn óc tò mò của mình, mà cần có một tâm hồn mới. Ngươi phải tiếp nhận một sự sống mới từ trên cao trước, thì mới biết quý những điều thuộc về thiên đàng. Trừ khi nào sự thay đổi này đã xảy ra và mọi sự đều trở nên mới, còn tranh luận với Ta về uy quyền hay chức vụ của Ta sẽ chẳng giúp ích gì cho sự cứu rỗi của ngươi đâu. Ni-cô-đem đã nghe Giăng Báp-tít giảng về sự ăn năn và phép Báp-têm, cũng nghe Giăng giới thiệu với dân chúng về Đấng sẽ làm phép Báp-têm bằng Đức Thánh Linh. CCC1 154.5

Bản thân ông cũng cảm thây niềm tin của người Giu-đa có một khoảng trống, và họ hầu như bị sự kiểm soát của lòng cuồng tín và tham vọng thế gian. Ông hi vọng tình trạng sẽ tốt đẹp hơn khi Đấng Mê-si đến. Nhưng sứ điệp xoáy vào lòng người của Giăng đã không thể làm cho ông ý thức ra tội lỗi. Ông vốn là một người Pha-ri-si nghiêm túc, và hãnh diện về những việc tốt lành mình đã làm. Ông được đánh giá cao về lòng rộng rãi qua việc trợ giúp công việc tại đền thờ và ông cảm thây mình chắc chắn được Đức Chúa Trời đoái thương. Ông giật mình khi nghĩ tới một vương quốc quá thánh khiết đến nỗi con người hiện tại của ông, không thể nào nhận ra được. CCC1 155.1

Hình ảnh về sự tái sanh Đức Chúa Giê-su đã sử dụng không phải hoàn toàn xa lạ với Ni-cô-đem. Những người ngoại trở lại với niềm tin của Y-sơ ra-ên thường được ví như những đứa trẻ mới chào đời. Do đó, hẳn ông đã nhận ra rằng không thể hiểu lời của Đấng Cứu Thế theo nghĩa đen. Nhưng là một người Y-sơ-ra-ên từ khi mới sinh ra, ông thây mình cầm chắc một chỗ trong nước Đức Chúa Trời, ông cảm thây mình chẳng cần phải thay đổi điều gì cả. Bởi vậy, ông ngạc nhiên trước những lời nói của Chúa Cứu Thế. Ông bực mình khi những lời ấy được áp dụng cho trường hợp của ông. Lòng kiêu ngạo là một người Pha-ri-si đang đấu tranh với ước muốn chân thành của một người đi tìm Lẽ Thật. Ông nghĩ rằng Đấng Cứu Thế không nên nói chuyện với ông như vậy, Ngài không hề tôn trọng địa vị của ông là một nhà cai trị trong Y-sơ-ra-ên. CCC1 155.2

Ông mất tự chủ và trả lời Đấng Cứu Thế bằng những lời đầy châm biếm:“Người đã già thì sanh lại làm sao được?” Cũng giống như nhiều người, khi Lẽ Thật sắc bén đến với lương tâm, trường hợp của ông minh chứng một điều rằng người phàm không tiếp nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Nơi ông, không có một đáp ứng nào với những sự thiêng liêng, bởi vì những sự thiêng liêng chỉ được nhận ra một cách thiêng liêng. CCC1 155.3

Nhưng Chúa Cứu Thế không dùng lý luận để trả lời lý luận. Ngài giơ tay một cách trịnh trọng và khẳng định Lẽ Thật: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh thì không được vào nước Đức Chúa Trời.” Ni-cô-đem biết rằng Đấng Cứu Thế ở đây đã có ngụ ý ám chỉ về phép Báp-têm bằng nước và việc đổi mới tấm lòng bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Ông bị thuyết phục rằng mình đang đứng trước Đấng mà Giăng Báp-tít đã nói trước. CCC1 155.4

Đức Chúa Giê-su nói tiếp: “Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần.” Theo lẽ tự nhiên, lòng người thật xấu xa, và “Ai có thể từ sự ô uế mà lấy ra được điều thanh sạch? Chẳng một ai!” (Gióp 14:4). Không có phát minh nào của con người có thể đem lại một phương thuốc chữa trị linh hồn tội lỗi. “Vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời bởi nó không phục dưới luật pháp của Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được” (Rô-ma 8: 7). “Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối và lộng ngôn” (Ma-thi-ơ 15:19). Nguồn của suối phải được tẩy luyện trước khi dòng nước được trở nên tinh khiết. Ai nỗ lực để lên thiên đàng bằng chính những việc làm theo luật pháp, thì chỉ hoài công vô ích mà thôi. Không hề có sự bảo đảm nào cho những kẻ chỉ giữ theo một thứ tôn giáo hợp pháp, một hình thức đạo đức. Một đời sống Cơ-đốc nhân không phải là một sự thay đổi hay cải tiến con người cũ, nhưng mà là một sự biến đổi của bản tính. Cái tôi hay bản ngã và tội lỗi phải chết đi, và một đời sống hoàn toàn mới được thay vào. Sự thay đổi này chỉ xảy ra bởi hành động của Đức Thánh Linh mà thôi. CCC1 156.1

Ni-cô-đem vẫn còn trong hoang mang và Đức Chúa Giê-su lấy gió để 256 minh họa cho lời nói của mình: “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy”. Người ta nghe tiếng gió thổi trên cành cây, làm hoa lá kêu xào xạc, nhưng người ta không thây được gió, và không ai biết gió từ đâu thổi tới và sẽ đi về đâu. Công việc của Đức Thánh Linh trên tâm hồn con người cũng vậy. Công việc ấy chỉ giải thích được đến mức độ mà người ta giải thích sự chuyển động của gió mà thôi. Người ta không thể nói đích xác lúc nào, ở đâu hay vạch ra tất cả các hoàn cảnh diễn biến của sự tái sanh. Đấng Cứu Thế luôn làm việc trong tâm hồn con người bởi một phương tiện vô hình cũng giống như gió. Dần dần, và có thể chính người nhận cũng không ý thức được, những ấn tượng được tạo ra với mục đích để kéo linh hồn đến với Đấng Cứu Thế. Những ấn tượng này có thể được tiếp nhận khi suy gẫm về Chúa, hay khi đọc Kinh Thánh, hay nghe lời của một thầy giảng sống. Và rồi bất ngờ, khi Đức Thánh Linh đến với lời kêu gọi trực tiếp hơn, linh hồn sẽ vui sướng để đầu phục Đức Chúa Giê-su. Nhiều người gọi đây là sự tái sanh bất thình lình, nhưng đây là kết quả của sự đeo đuổi lâu dài của Thánh Linh Đức Chúa Trời, một quá trình kiên nhẫn và bền bỉ. CCC1 156.2

Tuy người ta không thây gió, nhưng những kết quả của gió thì lại có thể thây được và cảm nghiệm được. Cũng vậy, công việc của Đức Thánh Linh trên linh hồn sẽ tự bày tỏ trong mỗi hành động của người đã cảm nghiệm được quyền năng cứu rỗi. Khi Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời cai trị lòng người, Ngài sẽ biến đổi cả cuộc sống. CCC1 156.3

Những tư tưởng tội lỗi bị bỏ đi, những hành động xấu bị khước từ; tình yêu thương, sự khiêm tốn và bình an thế chỗ cho tức giận, ghen tuông và tranh cạnh. Vui mừng sẽ thế chỗ cho buồn phiền; và gương mặt sẽ chiếu ra ánh sáng của thiên đàng. Không ai thây được bàn tay đã cất hết các gánh nặng này, hay nhìn thây ánh sáng đến từ thiên cung. Ơn phước sẽ đến khi linh hồn, bởi niềm tin, đầu phục Đức Chúa Trời. Rồi quyền năng mà mắt trần không thây được, sẽ tạo nên một con người mới theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. CCC1 156.4

Trí óc hạn hẹp của chúng ta không thể hiểu được công việc của sự cứu rỗi. Đó là lẽ mầu nhiệm vượt khỏi sự hiểu biết của con người. Nhưng ai đi từ cõi chết đến cõi sống sẽ hiểu rằng đó là một sự thật thiêng liêng. Ở đây, chúng ta có thể biết được khởi đầu của sự cứu rỗi qua kinh nghiệm bản thân. Kết quả của nó tồn tại cho đến muôn đời. Trong khi Đức Chúa Giê-su nói thì vài tia sáng của lẽ thật chiếu xuyên qua tâm trí của nhà cai trị. Tác động có sức chinh phục và làm mềm lòng của Đức Thánh Linh tạo một ấn tượng trong lòng ông. Nhưng ông không hiểu trọn vẹn các lời của Chúa Cứu Thế. Ông vẫn chưa hiểu được hết sự cần thiết phải sanh lại cũng như cách thức sanh lại. Ông ngạc nhiên hỏi: “Điều đó làm thế nào được ?” CCC1 157.1

Đức Chúa Giê-su hỏi lại ông: “Ngươi là giáo sư của dân Y-sơ-ra-ên mà không hiểu biết những điều đó sao?” Một người được giao trọng trách giáo huấn cho dân chúng về mặt tín ngưỡng thì không thể mù mờ trước những lẽ thật quan trọng như vậy. Lời của ông chứa đựng bài học là thay vì cảm thây bực tức vì các lời lẽ đơn giản của lẽ thật, Ni-cô-đem nên có một thái độ khiêm tốn với chính mình bởi vì không biết về điều thiêng liêng. Nhưng Đấng Cứu Thế đã nói một cách trịnh trọng và cả ánh mắt lẫn giọng nói đều diễn tả một tình yêu thương ân cần đến độ Ni-cô-đem không bị xúc phạm khi ông nhận ra sự thiếu hiểu biết của mình. CCC1 157.2

Nhưng khi Đức Chúa Giê-su giải thích rằng chức vụ của Ngài là thiết lập một nước thiêng liêng thay vì một nước ở thế gian, thì những người nghe Ngài cảm thây bối rối. Thây được điều này, Đức Chúa Giê-su nói thêm: “Ví bằng Ta nói cùng các ngươi những việc thuộc về đất các ngươi còn chẳng tin thay huống chi ta nói những việc thuộc về trời thì các ngươi tin sao được ?” Nếu Ni-cô-đem không có khả năng tiếp thu được những lời dạy của Đấng Cứu Thế, giải thích cho tác động của ân điển trong lòng người, thì làm sao ông có thể hiểu được đặc tánh của nước trời vinh hiển? Không nhận ra được bản chất của chức vụ trên đất của Đấng Cứu Thế thì cũng không làm sao hiểu thâu được công việc của Ngài ở trên trời. CCC1 157.3

Những người Giu-đa bị Đức Chúa Giê-su đuổi khỏi đền thờ, tự xưng mình là con cháu Áp-ra-ham, nhưng đã trốn chạy trước sự hiện diện của Chúa Cứu Thế, vì họ không sao chịu nổi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời bày tỏ qua Ngài. Bởi vậy, họ đã chứng tỏ rằng họ không xứng đáng để nhờ ân điển của Đức Chúa Trời hầu tham gia vào các nghi lễ thánh tại đền thờ. Họ nhiệt thành duy trì cái vẻ bề ngoài của sự thánh thiện, nhưng lại không màng gì đến sự thánh khiết trong lòng. Trong khi họ cố bám vào văn tự của luật pháp, họ lại thường xuyên vi phạm tinh thần của luật pháp. Điều lớn lao mà họ cần là phải thay đổi như Đấng Cứu Thế đã giải thích cho Ni-cô-đem hiểu, một sự tái sanh về mặt tinh thần, một sự tẩy rửa khỏi tội lỗi, một sự đổi mới về tri thức và thánh khiết. CCC1 157.4

Sẽ không có một lời bào chữa nào cho sự mù quáng của Y-sơ-ra-ên về sự tái sanh. Bởi sự cảm động của Đức Thánh Linh, Ê-sai đã viết: “Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp” (Ê-sai 64:6). Đa-vít đã từng cầu nguyện: “Đức Chúa Trời ôi ! Xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng” (Thi Thiên 51:10). Và qua Ê-xê-chi-ên, lời hứa đã được ban cho: “Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lệnh ta và làm theo” (Ê-xê-chi-ên 36 : 26, 27). Ni-cô-đem đã đọc những đoạn Kinh Thánh này với một trí óc bị mây đen che phủ; nhưng giờ đây ông đã bắt đầu hiểu được ý nghĩa của những đoạn này. Ông thây rằng vâng lời luật pháp theo bề ngoài của đời sống sẽ không đưa một người nào 158 vào nước thiên đàng. Xét theo con người, đời sống của ông là công bình và đáng kính, nhưng trước mặt Đấng Cứu Thế, ông cảm thây lòng mình không được trong sạch và đời sống ông không thánh khiết. CCC1 158.1

Ni-cô-đem đang được kéo tới với Đấng Cứu Thế. Khi Chúa Cứu Thế giải thích cho ông hay về sự tái sanh, ông ước ao sự biến đổi này diễn ra nơi mình. Nhưng diễn ra bằng cách nào? Đức Chúa Giê-su đã trả lời thắc mắc không nói ra của ông: “Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy hầu cho hễ ai tin đến Ngài thì đều được sự sống đời đời”. CCC1 158.2

Đây là mảnh đất quen thuộc của Ni-cô-đem. Biểu tượng con rắn được treo lên đã cho ông thây rõ ràng sứ mạng của Chúa Cứu Thế. Khi dân Y-sơra-ên chết dần chết mòn vì nọc độc của rắn, Đức Chúa Trời đã chỉ thị cho Môi-se làm một con rắn bằng đồng và treo nó lên cao giữa vòng dân sự. Lúc ấy có tiếng phán trong khắp trại rằng tất cả những ai nhìn lên con rắn sẽ sống. Dân biết rõ rằng nơi bản thân con rắn không có quyền lực nào cứu giúp họ cả. Đó là một biểu tượng về Đấng Cứu Thế. Như hình ảnh của những con rắn phá hoại người ta được treo lên để chữa họ, cũng vậy, Đấng trở nên “giống như xác thịt tội lỗi” là để trở thành Đấng Cứu Chuộc của họ (Rô-ma 8: 3). Nhiều người Giu-đa đã coi việc tế lễ như có một sức mạnh giải thoát họ khỏi tội lỗi. Đức Chúa Trời muốn dạy cho họ hiểu rằng việc tế lễ ấy không có giá trị hơn con rắn bằng đồng. Ây là để hướng tâm hồn họ về Chúa Cứu Thế. Dù là để chữa khỏi các vết thương của họ hay để tội lỗi của họ được tha thứ, họ không thể làm được gì cho chính họ ngoài việc bày tỏ lòng tin của họ nơi ân điển của Đức Chúa Trời. Họ phải nhìn lên và được sống. CCC1 158.3

Những kẻ bị rắn cắn có thể đã chần chừ không chịu nhìn. Có thể họ thắc mắc làm sao biểu tượng bằng đồng này lại có hiệu quả được. Họ có thể đã đòi một lời giải thích cách khoa học. Nhưng chẳng có sự giải thích nào cả. Họ phải đón nhận lời của Đức Chúa Trời phán với họ qua Môi-se. Từ chối nhìn là hư mất. CCC1 159.1

Linh hồn được soi sáng không phải nhờ tranh luận hay bàn bạc. Chúng ta phải nhìn lên và được sống. Ni-cô-đem đã nhận được bài học này và mang theo mình. Ông đọc Kinh Thánh theo một phương cách mới, không phải để tranh luận về một học thuyết, mà là để tiếp nhận sự sống cho linh hồn. Ông bắt đầu nhìn thây nước Trời khi chấp nhận để Đức Thánh Linh hướng dẫn mình. CCC1 159.2

Có hàng ngàn người ngày nay đang cần học cũng chính lẽ thật đã được dạy cho Ni-cô-đem về con rắn được treo lên. Họ tùy thuộc vào việc họ tuân theo luật pháp của Đức Chúa Trời để được phó thác cho tình yêu của Ngài. Khi họ được mời nhìn lên Đức Chúa Giê-su và tin rằng Ngài cứu rỗi họ chỉ riêng bởi ân điển của Ngài, họ kêu lên: “Điều đó làm thể nào được ?”. CCC1 159.3

Giống như Ni-cô-đem, chúng ta phải sẵn lòng đi vào sự sống bằng chính con đường mà những kẻ có tội nhiều nhất phải đi qua. Ngoài Đấng Cứu Thế, “chẳng có danh nào ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công vụ các sứ đồ 4:12). Qua đức tin chúng ta tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời; nhưng đức tin không phải là Chúa Cứu Thế của chúng ta. Đức tin không đem lại gì cả. Đức tin là bàn tay nhờ đó chúng ta bám vào Đấng Cứu Thế và thừa hưởng được công đức của Ngài; đức tin như phương pháp chữa chúng ta khỏi tội lỗi. Thậm chí chúng ta cũng không thể ăn năn nếu không có sự giúp đỡ của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói về Đấng Cứu Thế: “Đức Chúa Trời đã đem Đấng ấy lên bên hữu Ngài, làm vua và Cứu Chúa để ban lòng ăn năn và sự tha tội cho dân Y-sơ-ra-ên”(Công Vụ Các Sứ Đồ 5: 31). sự ăn năn có được là nhờ Đấng Cứu Thế cũng như sự tha thứ vậy. CCC1 159.4

Thế thì, chúng ta làm sao để được cứu? “Giống như Môi-se đã treo con rắn lên trong đồng vắng,” Con người phải bị treo lên, và những ai bị lừa dối, bị rắn cắn chỉ nhìn lên Ngài và được sống. “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1: 29). Ánh sáng chiếu từ thập tự giá bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời. Tình yêu của Ngài kéo chúng ta về với Ngài. Nếu chúng ta không cưỡng lại sự lôi cuốn này, chúng ta sẽ được dẫn tới chân thập tự giá trong sự ăn năn về những tội lỗi đã đóng đinh Chúa Cứu Thế. Khi ấy, Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ làm nảy sinh sự sống mới trong linh hồn. Các tư tưởng và ước muốn sẽ phục tùng ý định của Đấng Cứu Thế. Lòng, trí đã được dựng nên lại theo hình ảnh của Đấng làm việc nơi chúng ta để khuất phục mọi sự về với Ngài. Khi ấy luật pháp của Đức Chúa Trời sẽ được viết trong lòng, trong trí óc và chúng ta có thể nói với Đấng Cứu Thế: “Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa” (Thi Thiên 40: 8). CCC1 159.5

Trong cuộc trò chuyện với Ni-cô-đem, Đức Chúa Giê-su đã bày tỏ kế hoạch cứu rỗi cũng như sứ mạng của Ngài đối với thế gian. Trong những lần nói chuyện sau đó, Ngài không hề giải thích một cách đầy đủ, tường tận từng bước một, công việc cần thiết phải được thi hành trong tâm hồn của tất cả những ai thừa hưởng nước trời như vậy. Ngay vào lúc khởi đầu chức vụ mình, Ngài đã mở lẽ thật cho một thành viên của tòa công luận, cho một đầu óc dễ tiếp thu nhất, và cho một giáo sư được chỉ định trong dân chúng. Nhưng những người lãnh đạo Y-sơ-ra-ên đã không muốn tiếp nhận ánh sáng. Ni-cô-đem đã có được lẽ thật trong lòng và suốt ba năm, không thây kết quả gì rõ ràng cả. CCC1 160.1

Nhưng Đấng Cứu Thế đã làm quen với mảnh đất Ngài gieo hạt giống. Những lời Ngài nói với một người tại một miền núi hẻo lánh đã không uổng phí. Trong một thời gian, Ni-cô-đem không công khai nhìn nhận Đấng Cứu Thế, nhưng ông chú ý tới cuộc sống của Ngài, và cân nhắc lời Ngài giảng dạy. Tại cuộc họp ở tòa Công luận, ông đã liên tục cản trở âm mưu của các thầy tế lễ nhằm tiêu diệt Ngài. Khi, cuối cùng, Đức Chúa Giê-su bị treo trên thập tự giá, Ni-cô-đem đã nhớ lại lời dạy trên núi Ô-li-ve: “Xưa, Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy hầu cho hễ ai tin đến Ngài thì đều được sự sống đời đời”. Ánh sáng từ cuộc tiếp kiến bí mật đã soi trên thập tự giá tại Can-va-ri và Ni-cô-đem nhìn thây nơi Đức Chúa Giê-su, là Cứu Chúa của thế gian. CCC1 160.2

Sau khi Chúa thăng thiên, khi các môn đồ phải phân tán khắp nơi vì các cuộc bách hại, Ni-cô-đem đã can đảm tiến tới phía trước, Ông dùng của cải của mình để nâng đỡ hội thánh còn non trẻ mà người Giu-đa hy vọng là đã xóa bỏ được khi Đấng Cứu Thế chết. Vào thời nguy hiểm, Ni-cô-đem, vốn tính cẩn trọng và đa nghi, đã vững vàng như một tảng đá, khuyến khích niềm tin của các môn đồ và cung cấp phương tiện để thực thi chức vụ tin lành. Ông đã bị coi khinh và bắt bớ bởi chính những người trước đây vẫn kính trọng ông. Ông trở nên nghèo về của cải trần gian này, nhưng niềm tin không dao động đã nảy sinh từ cái đêm trò chuyện với Đức Chúa Giê-su. CCC1 160.3

Ni-cô-đem đã kể lại cho Giăng câu chuyện về buổi tiếp xúc đó và qua ngòi bút của Giăng, câu chuyện này đã được ghi lại làm bài học cho hàng triệu người. Những lẽ thật được dạy dỗ trong câu chuyện nầy cũng quan trọng cho ngày hôm nay cũng như đã quan trọng vào đêm tại miền núi, khi một nhà lãnh đạo Giu-đa đến để học con đường của sự sống từ vị Giáo sư khiêm tốn người Ga-li-lê. CCC1 160.4