Go to full page →

Chương 46—SỰ HÓA HÌNH CCC2 131

Dựa theo Ma-thi-ơ 17: 1-8; Mác 9: 2-8; Lu-ca 9: 28-36

Chiều xuống, Đức Chúa Giê-su gọi tới bên Ngài ba môn đồ, đó là Phi131 e-rơ, Gia-cơ và Giăng, rồi dẫn họ băng qua những cánh đồng, theo con đường gồ ghề và đi mãi, tới một sườn núi vắng vẻ. Chúa Cứu Thế cùng các môn đồ đã đi bộ và giảng đạo suốt ngày hôm ấy, nên họ càng mệt mỏi hơn khi phải leo núi. CCC2 131.1

Đấng Cứu Thế đã cất gánh nặng khỏi đầu óc và cơ thể của bao kẻ đang đau buồn và khổ sở, Ngài truyền sức sống vào các chi thể bị suy nhược; dầu vậy, Ngài là một con người xác phàm nên cũng giống như các môn đồ, Ngài cũng mệt mỏi khi phải băng qua dốc qua đèo. CCC2 131.2

Ánh hoàng hôn vẫn còn lưu luyến trên đỉnh núi, rồi mờ dần trên con đường họ đi. Nhưng rồi những tia nắng yếu ớt cũng tắt dần trên đỉnh núi và trong thung lũng, mặt trời khuất dạng nơi phía tây, và bóng tối bao trùm trên những người bộ hành đơn độc. Cảnh mờ tối xung quanh dường như phù hợp với cuộc sống sầu khổ của họ - cuộc sống phủ đầy mây đen. CCC2 131.3

Các môn đồ không dám hỏi xem Đấng Cứu Thế đi đâu và định làm gì. Ngài vẫn thường lên núi cầu nguyện thâu đêm đây thôi. Đấng đã phác họa nên núi non và thung lũng bằng bàn tay của mình như được trở về nhà và thưởng thức sự yên tĩnh trong khung cảnh thiên nhiên. Các môn đồ cứ đi theo sự dẫn đường của Ngài, nhưng lấy làm lạ mà thắc mắc trong lòng rằng: Tại sao Thầy lại dẫn họ leo dốc vất vả như thế này trong khi họ đã mệt lả, và chính Ngài cũng cần được nghỉ ngơi. CCC2 131.4

Ngay lúc đó, Đấng Cứu Thế bảo họ dừng lại. Còn Ngài thì đi thêm một đoạn nữa, và rồi Con Người Sầu Khổ ấy thốt lên những lời khẩn cầu trong tiếng nấc nghẹn ngào. Ngài cầu xin sức mạnh từ Cha để chịu đựng sự thử CCC2 131.5

thách thay cho nhân loại. Ngài phải nương dựa vào Đấng Toàn Năng, bởi vì chỉ có như vậy, Ngài mới có thể gánh chịu được những khổ nạn sẽ xảy đến trong tương lai. Và Ngài khẩn thiết cầu xin cho các môn đồ của mình, để trong những giờ phút quyền lực tối tăm hoành hành, đức tin họ không bị nao sờn. CCC2 132.1

sương đêm thấm đẫm trên tấm thân tiều tụy của Đức Chúa Giê-su, nhưng Ngài không để ý tới. Màn đêm buông xuống dày đặc quanh Ngài, nhưng Ngài chẳng màng. Thời gian chậm chạp trôi qua. Lúc đầu, các môn đồ còn hiệp một với Ngài trong lời cầu nguyện, nhưng dần dà, họ không thắng nổi sự mệt mỏi, và dù có cố gắng để tâm đến cảnh tượng, họ cũng ngủ thiếp đi lúc nào không hay. CCC2 132.2

Đức Chúa Giê-su đã kể với họ về những nổi thống khổ của Ngài; Ngài đã đem họ theo để họ có thể hiệp một với Ngài trong lời cầu nguyện; và ngay lúc này, Ngài đang cầu nguyện cho họ. Chúa Cứu Thế đã thấy vẻ u sầu của các môn đồ và muốn làm nhẹ bớt nỗi đau đớn của họ bằng một lời bảo đảm rằng: Niềm tin của họ không hề vô ích. CCC2 132.3

Không phải tất cả đều có thể nhận được sự mặc khải Ngài muốn ban cho, kể cả mười hai sứ đồ của Ngài. Chỉ có ba người, họ là những kẻ sẽ — phải chứng kiến nỗi thống khổ tại Ghết-sê-ma-nê của Đức Chúa Giê-su, họ được chọn để đi với Ngài lên núi. Lúc này, Ngài tha thiết cầu nguyện cho ba người môn đồ này được thấy sự bày tỏ của vinh quang mà Ngài vốn có cùng với Cha trước khi thế gian được tạo dựng, hầu cho nước của Ngài có thể được mặc khải trước mắt nhân loại, và thêm sức cho các môn đồ để họ thấy được vinh quang ấy. Ngài cầu nguyện biện luận cùng Cha, để xin cho họ được chứng kiến sự bày tỏ thần tánh của Ngài, sự bày tỏ này sẽ an ủi họ trong những giờ phút Ngài phải trải qua cơn thống khổ cùng cực, vì họ biết rằng Ngài thực sự là Con Đức Chúa Trời và cái chết nhục nhã của Ngài là một phần trong chương trình cứu rỗi. CCC2 132.4

Lời cầu nguyện của Ngài đã được nhậm. Trong khi Ngài khiêm nhường cúi mình trên nền đá, bỗng các tầng trời mở ra, các cửa bằng vàng của thành Đức Chúa Trời mở toang và ánh sáng thiêng liêng soi trên núi đá, phủ kín hình hài Cứu Chúa. Thần tánh từ bên trong chiếu sáng qua nhân tánh, và hiệp cùng sự vinh hiển đến từ bên trên. Bỗng Đấng Cứu Thế trổi dậy khỏi nơi Ngài đang quỳ, Ngài đứng dậy trong sự oai nghiêm của Đức Chúa Trời. Nỗi khổ tâm chợt tan biến. Gương mặt của Ngài lúc ấy chiếu sáng “như mặt trời,” và y phục của Ngài “trắng như ánh sáng”. CCC2 132.5

Các môn đồ thức giấc và nhìn thấy luồng ánh sáng soi rọi trên núi. Trong sự sợ hãi và kinh ngạc, họ nhìn chằm chằm vào hình hài chiếu sáng của Thầy mình. Khi đã trấn tỉnh trước ánh sáng lạ lùng ấy, họ nhận ra rằng Đức Chúa Giê-su không ở một mình. Bên cạnh Ngài còn có hai nhân vật lạ thường khác nữa. Đó là Môi-se, người đã tiếp chuyện với Đức Chúa Trời tại núi Si-na-I; và Ê-li, người đã được ban cho đặc ân cao cả, đặc ân này chưa CCC2 132.6

hề được ban cho ai khác trong con cái của A-đam, ấy là ông được cất lên thiên đàng trước mặt người ta bởi một cái xe ngựa lửa và không bao giờ phải ở dưới quyền lực sự chết. CCC2 133.1

Trên núi Phích-ga nhiều thế kỷ về trước, Môi-se đã đứng nhìn về Đất Hứa. Nhưng vì đã phạm tội ở Mê-ri-ba, nên Môi-se không được vào đất hứa. Ông đã để tuột mất niềm vui dẫn dân Y-sơ-ra-ên vào sản nghiệp của cha ông họ. Lời khẩn cầu đau đớn của ông được Kinh Thánh ghi lại trong sách Phục-truyền-luật-lệ Ký 3:25 rằng: “Tôi xin Chúa cho phép tôi đi qua xem xứ tốt tươi, núi đẹp đẽ nầy, và Li-ban ở bên kia sông Giô-đanh”, đã bị khước từ. CCC2 133.2

Niềm hi vọng của những kẻ rong ruổi trong đồng vắng, niềm hi vọng xua tan bóng tối suốt bốn mươi năm trường đã bị chối bỏ. Một nấm mồ trong nơi hoang vắng là kết quả của những năm tháng vất vả và lo âu canh cánh bên lòng. Đấng “có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng” (Ê-phê-sô 3:20), lại đã đáp lời tôi tớ Ngài cầu xin như vậy. Môi-se tuy phải ở dưới quyền lực sự chết, nhưng ông không phải lưu lại trong mộ phần. Chính Đấng Cứu Thế đã gọi ông sống lại. Tên cám dỗ chính là Sa-tan đòi lấy xác Môi-se vì cớ ông đã phạm tội; nhưng Chúa Cứu Thế đã đem ông ra khỏi mồ mả (Giu-đa 9). 233 CCC2 133.3

Môi-se trên núi hóa hình là nhân chứng về sự toàn thắng của Đấng Cứu Thế trước tội lỗi và sự chết. Ông là hình ảnh tượng trưng cho những kẻ sẽ ra khỏi mồ mả vào ngày người công bình được sống lại. Còn Ê-li, người đã được đưa lên trời mà không phải thấy cái chết, là hình ảnh tượng trưng cho những kẻ sẽ còn sống trên trái đất vào ngày Đấng Cứu Thế đến lần thứ hai, và sẽ được “biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót”; “thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết” và “thể hay hư nát nầy mặc lấy sự không hay hư nát.” (I Cô-rinh-tô 15:51-53). Đức Chúa Giê-su đã mặc lấy ánh sáng trên trời như Ngài sẽ xuất hiện vào lúc Ngài “hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài”. Bởi vì Ngài sẽ tái lâm “trong sự vinh hiển của Cha Ngài mà đến với các thiên sứ thánh.” (Hê-bơ-rơ 9:28; Mác 8: 38). Lời hứa của Cứu Chúa cho các môn đồ lúc bây giờ đã được ứng nghiệm; nghĩa là những gì xảy ra trên núi chính là hình ảnh nước vinh hiển trong tương lai xuất hiện dưới dạng thu nhỏ, Đấng Cứu Thế là Vua, Môi-se đại diện cho các thánh đồ sống lại, và Ê-li tượng trưng cho những người được biến hóa mà không trải qua sự chết. CCC2 133.4

Các môn đồ còn chưa hiểu cảnh tượng ấy có ý nghĩa gì; nhưng họ vui mừng vì người Thầy kiên nhẫn, Đấng hiền lành và nhu mì, Đấng phải lang thang đây đó như một khách lạ không nơi nương tựa, được các sanh linh trên trời tôn vinh. Họ tin rằng Ê-li đã đến để loan báo sự cai trị của Đấng Mê-si và nước của Đấng Cứu Thế sắp được thiết lập trên đất. Họ quên hẳn nỗi sợ hãi và chán chường trước đây. Họ ao ước lưu lại nơi đó, nơi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được bày tỏ. Phi-e-rơ lật đật cất tiếng thưa: “Lạy CCC2 133.5

Chúa, chúng ta ở lại đây thì tốt lắm; ví bằng đẹp ý Chúa, thì tôi sẽ đóng ba trại tại đây, một cái cho Chúa, một cái cho Môi-se và một cái cho Ê-li”. Các môn đồ tin rằng Môi-se và Ê-li được gửi đến để bảo vệ Chúa của họ và thiết lập uy quyền của Ngài với tư cách một vì vua. CCC2 134.1

Nhưng thập tự giá phải đến trước mão triều thiên. Cuộc trò chuyện giữa Môi-se và Ê-li với Đức Chúa Giê-su không bàn về việc tấn phong Đấng Cứu Thế làm vua, mà xoay quanh việc Ngài phải chết tại Giê-ru-sa-lem. Mang sự yếu đuối trong nhân tính, Đức Chúa Giê-su bị đè nặng bởi buồn phiền và tội lỗi của loài người, Ngài đơn độc bước đi giữa nhân loại. Khi bị bóng tối của cuộc thử thách bủa vây, Ngài chìm trong cảm giác cô đơn giữa một thế giới không biết Ngài. Kể cả các môn đồ yêu dấu của Ngài cũng vậy, họ chìm đắm trong những hoài nghi, buồn phiền, và hi vọng viễn vông của riêng mình, họ đã không hiểu được lẽ mầu nhiệm của chức vụ Ngài. Ngài đã ở giữa tình yêu thương và tình bằng hữu của thiên đàng; nhưng trong thế giới mình đã tạo dựng, Ngài lại ở trong sự đơn độc. Lúc ấy, thiên đàng gửi các sứ giả đến với Đức Chúa Giê-su; các sứ giả này không phải là các thiên sứ, mà là những con người đã phải trải qua nỗi thống khổ và buồn phiền. Vậy nên họ có thể cảm thông với Đấng Cứu Thế trong cơn thử thách trong cuộc sống tại thế của Ngài. Môi-se và Ê-li là những người đồng công với Đấng Cứu Thế. Họ đã chia sẻ lòng mong ước cứu rỗi loài người của Ngài. Môi-se đã bào chữa cho Y-sơ-ra-ên rằng: “Nhưng bây giờ xin Chúa tha tội cho họ! Bằng không, hãy xóa tên tôi khỏi sách Ngài đã chép đi.” (Xuất Ê-díp-tô 32:32). CCC2 134.2

Ê-li đã phải nếm trải cảm giác đơn độc; khi nạn đói kéo dài ba năm rưỡi, ông đã gánh chịu sự thù nghịch và nỗi thống khổ của dân tộc. Một mình ông đã đứng trên núi Cạt-mên vì Đức Chúa Trời. Một mình ông đã trốn vào đồng vắng trong đau khổ và tuyệt vọng. Hai con người ấy, được chọn trên cả các thiên sứ quanh ngai. Bằng tất cả sự sẻ chia của thiên đàng, họ đã đến để đàm đạo với Đức Chúa Giê-su về những cảnh tượng của nhiều nỗi thống khổ mà Ngài phải chịu. Niềm hi vọng của thế gian cùng với sự cứu rỗi nhân loại là nội dung cuộc trao đổi giữa Đức Chúa Giê-su và các sứ giả. CCC2 134.3

Vì không thắng nổi cơn buồn ngủ, nên các môn đồ chẳng nghe được gì về câu chuyện xảy ra giữa Đấng Cứu Thế và các sứ giả trên trời. Không tỉnh thức và cầu nguyện, họ không tiếp nhận được điều Đức Chúa Trời muốn ban cho họ, ấy là sự hiểu biết về những nỗi thống khổ của Đấng Cứu Thế và vinh quang sẽ đến sau đó. Họ đã đánh mất ơn phước của chính mình, đó là ơn phước được chia sẻ sự hi sinh chính bản thân mình của Đấng Cứu Thế. Ba môn đồ này quả là những con người chậm tin, vì họ không biết trân trọng kho báu mà Thiên Đàng muốn ban cho họ. CCC2 134.4

Tuy nhiên, họ cũng đã nhận được ánh sáng lớn. Họ đã chắc chắn được rằng cả thiên đàng đã biết tội lỗi của dân Giu-đa trong việc khước từ Đấng Cứu Thế. Họ được ban cho ơn nhìn thấy rõ hơn chức vụ của Đấng Cứu CCC2 134.5

Chuộc. Chính mắt họ thấy, chính tai họ nghe những điều vượt quá sự hiểu biết của loài người. Họ là những người được “chính mắt...đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài” (II Phi-e-rơ 1:16), và hiểu rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si, mà về Ngài, các tổ phụ và các tiên tri đã làm chứng rằng: Ngài được cả vũ trụ nhìn nhận. CCC2 135.1

Trong khi họ còn đang chăm chú nhìn cảnh tượng trên núi, thì “có một đám mây sáng rực che phủ những người ở đó; và có tiếng từ trong mây phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đường; hãy nghe lời Con đó!” Khi nhìn thấy đám mây vinh hiển, sáng hơn đám mây đã đi trước các chi phái Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng. Khi nghe tiếng Đức Chúa Trời phán trong sự oai nghiêm đáng sợ làm núi non rung chuyển, ba môn đồ đã té sấp mặt xuống đất. Họ ở nguyên trong trạng thái đó, và che mặt cho tới khi Đức Chúa Giê-su tới gần, chạm vào người họ, Đức Chúa Giê-su xua tan nỗi kinh hãi của họ bằng giọng nói quen thuộc: “Hãy đứng dậy, đừng sợ!” Họ liều mở mắt ra và thấy sự vinh hiển trên trời đã không còn, hình dáng Môi-se và Ê-li cũng đã biến mất. Chỉ còn ba người họ ở trên núi với Đức Chúa Giê-su mà thôi. CCC2 135.2