Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    CHƯƠNG 2: CẦN CÓ MỘT ĐẤNG CỨU THẾ:

    THOẠT — TIÊN con người được phú-bẩm với với những đặc-tính cao-quí và một trí-tuệ điều- hòa. Con người thật trọn-lành trong thể xác và rất hòa-hợp với Đức Chúa Trời. Tư-tưởng họ thanh — cao. Ý định họ thanh khiết. Nhưng vì không vâng lời mà mọi năng lực của họ đã bị biến-đổi vì lòng ích-kỷ đã chiếm chỗ của vị-tha. Bản chất của họ qua sự phạm pháp đã trở nên kiệt-quệ đến nỗi họ không thể tự dùng năng lực của mình để chống — trả điều-ác. Họ đã chịu khuất phục dưới Sa — tan, và nếu Đức Chúa Trời không đặc biệt can thiệp vào, họ sẽ phải làm tôi mọi cho ma-quỉ đời-đời kiếp- kiếp. Mục-đích của kẻ cám-dỗ là làm hỏng kế-hoạch thiên-thượng trong công-việc tạo-dựng loài người, biến cả thế-gian thành chốn bi-lụy, hoang-vu, rồi nó sẽ vu-cáo rằng mọi khôn-nạn nầy là kết — quả cúa việc Đức Chúa Trời dựng nên loài người.CDG 27.1

    Trong tình-trạng vô — tội, loài người đã sống trong sự thông-công hạnh-phúc với Đấng mà “trong Ngài đã giấu kín mọi sự quí — báu về khôn-ngoan và thông-sáng.” Cô-lô-se 2:3. Nhưng sau khi phạm tội rồi họ không còn thể nào tìm thấy niềm vui trong thánh-khiết nữa, nên tìm cách lẫn tránh Đức Chúa Trời. Đó là trạng-thái của những tâm-hồn chưa đổi mới. không hòa-hợp với Đức Chúa Trời cũng không cảm thấy hân-hoan trong việc giao-thông với Ngài. Tội-nhơn không thể cảm thấy sung — sướng trước sự hiện — diện của Đức Chúa Trời, cũng không thể dung-hợp được với các thánh-nhân. Giả- sử như nếu họ được phép vào sống trên thiên — đàng, họ không thể cảm thấy phước-hạnh. Tinh- thần vị-tha đang chế-ngự nơi ấy là nơi mà mọi con tim hòa đáp với lòng bác-ái vô tận, cũng không thể nào rung-cảm được tơ-lòng họ. Những tư-tưởng, dục-vọng và động-lực của họ khác hẳn với người ở chốn ấy. Họ sẽ là nốt nhạc lạc diệu trong trường âm-thanh tuyệt-mỹ của thiên-đàng. Đôi với họ, thiên-đàng là nơi khổ — hình. Họ sẽ tìm cách lẩn trốn Đấng là nguồn sáng, và là niềm-vui bất- tuyệt của chốn ấy. Kẻ ác bị loại ra khỏi thiên-đàng không phải là một bản án độc-đoán của Đức Chúa Trời; nhưng chính họ đã tự loại mình ra vì không đủ điều-kiện để sống vui nơi ấy. Sự vinh-hiển của Đức Chúa Trời đối với họ là ngọn lửa thiêu nuốt. Họ sẽ nghinh đón sự hủy-diệt để khỏi nhìn thấy Đấng đã chết để cứu-chuộc họ.CDG 28.1

    Tự mình chúng ta không thể nào thoát khỏi hố sâu của tội-lỗi mà chúng ta đang bị chìm-đắm trong ấy. Lòng chúng ta chỉ toàn điều ác và hại thay, ta không thay-đổi nó được. “Ai có thể từ sự ô-uế mà lấy ra được điều thanh-sạch? Chẳng một ai!” Gióp 14:4. “Sự chăm về xác-thịt nghịch với Đức Chúa Trời: bởi nó không phục dưới luật-pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được.” Rô-ma 8:7. Giáo-dục, văn-hóa, việc rèn-luyện ý- chí, sự nổ lực của nhân-loại thảy đều có lãnh-vực riêng của nó, nhưng đều vô hiệu. Chúng có thể gây nên thái-độ đứng-đắn bề ngoài nhưng không sao thay-đổi lòng người được, vì chúng không thể tinh-luyện mọi nguồn sống. Phải có một năng-lực hoạt-động từ bên trong, một nguồn sống mới từ trên cao ban xuống để đem loài người từ trạng- thái tội-lỗi đổi thành thánh-khiết. Năng — lực ấy chính là Đức Chúa Jêsus. Chi có ân-điển Ngài mới làm sống lại nổi mọi quan-năng của tâm-hồn, để hướng về Đức Chúa Trời và sự thánh-khiết.CDG 29.1

    Đấng Cứu-Thế đã phán: “Nếu một người không sanh lại từ trên cao — ngoại trừ khi người nhận được một tấm lòng mới, nguyện-vọng mới, mục- đích và động-lực mới để đưa họ đến nguồn sống mới—thì không thể thấy được nước của Đức Chúa Trời.” Giăng 3:3. Cái ý-tưởng con người chỉ cần phát-triển “tánh bổn thiện” cúa mình là sự lừa- dối nguy-hiểm. “Xác-thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh-Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ-dại, và không thể hiểu được, vì phải xem-xét cách thiêng — liêng”. 1 Cô 2:14. “Chớ lấy làm lạ về điều Ta đã nói với con. Các con phải sanh lại”. Giăng 4:7. Kinh — Thánh có chép về Đấng Christ thế nầy: “Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người.” Giăng 1:4. Ngài là “danh” duy-nhứt “ở dưới trời, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.” Công-vụ Các Sứ-đồ 4:12.CDG 30.1

    Nhận ra lòng nhân-từ trìu-mến của Đức Chúa Trời, nhìn thấy tình ưu — ái của bản-tánh Ngài không; chưa đủ. Phân-biệt được sự khôn-sáng và công-bình của luật-pháp Ngài cùng thấy rõ luật- pháp ấy được lập trên nguyên — tắc trường — cửu của tình yêu, cũng chưa đủ. Sứ — đồ Phao — lô đã thấy rõ mọi điều ấy khi thốt lên: “Tôi nhận biết luật-pháp là tốt-lành... luật-pháp là thánh, điều- răn cũng là thánh, công bình và tốt-lành “. Nhưng ông lại tiếp thêm với tâm-hồn chua-xót và tuyệt- vọng: “Tôi là tánh xác-thịt đã bị bán cho tội-lỗi.” Rô-ma 7:16, 12, 14. Ông hết lòng trông — mong để được thánh sạch, công-bình, là thứ mà ông không thể nào đạt được với sức — riêng mình, ông mới than rằng: “Khốn-nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân-thể hay chết nầy?” Rô-ma 7:24. Đó là tiếng kêu than phát-xuất từ những tâm-hồn nặng trĩu vì ,tội-lỗi ở bất-cứ thế-đại nào. Và đây là câu trả lời chung cho mọi tâm-hồn đau-thương thống- hối ấy: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội-lỗi thế-gian đi.” Giăng 1:29.CDG 30.2

    Thánh-Linh Đức Chúa Trời đã dùng biết bao hình bóng để minh-họa lẽ-thật nầy và phô-bầy rõ cho những linh-hồn đang khao — khát được giải- phóng khỏi gánh nặng tội-lỗi.CDG 31.1

    Sau khi lừa-dối Ê-sau, Gia — cốp bỏ nhà chạy trốn, lòng mang nặng mặc-cảm tội -lỗi. Thân cô- đơn trên bước lạc-loài, tự biệt lập khỏi mọi nguồn thân-yêu nhất của cuộc đời, một ý-tưởng trào dâng để đè-nén mọi ý-tưởng khác trong tâm-hồn Gia- cốp, là niềm sợ-hãi vì tội-lỗi mà mình bị tách khỏi sự giao-thông với Đức Chúa- Trời và bị loại bỏ khỏi thiên-đàng. Mang nặng nỗi ưu-tư không nguôi, Gia-cốp nằm dài trên mặt đất trần để nghỉ ngơi giữa chốn cô-tịch với đồi non tứ phía và sao sáng lấp-lánh từng không. Trong giấc ngủ ông thấy một luồng sáng lạ-lùng rạng chiếu. Từ cánh đồng — nơi Gia-cốp đang nằm — có một cái thang cao vút bắt lên tận cửa trời, có thiên-sứ đi lên đi xuống vô cùng rộn-rịp. Trong khi ấy, giữa vầng hào — quang rực-rỡ trên trời, một giọng nói, một sứ-điệp ủy-lạo và đầy hy-vọng ban xuống cho Gia-cốp. Điều ấy tỏ rõ cho Gia-cốp rằng chỉ có một Đấng Cứu — Thế mới thỏa-mãn được mọi khao-khát của linh-hồn ông. Lòng tràn-ngập hân-hoan và biết ơn khi nhìn thấy có một con đường vạch sẵn cho ông — một tội-nhân xấu — xa — là nhờ đó ông lại được giao- thông với Đức Chúa Trời. Cái thang huyền — bí trong giấc mộng của Gia-cốp chính là Đức Chúa Jêsus, là phương-tiện giao-thông duy — nhứt giữa Đức Chúa Trời và loài người.CDG 31.2

    Đức Chúa Jêsus đã nhắc đến cũng chính hình- bóng nầy, khi Ngài đàm- luận với Na-tha-na-ên. Ngài nhấn-mạnh: “Các con sẽ thấy trời mở ra, và thiên-sứ của Đức Chúa Trời lên xuống trên Con Người.” Giăng 1:51. Loài người đã tự tách xa Đức Chúa Trời bởi sự bội-đạo, và hạ-giới bị lìa hẳn thiên-đàng. Giữa hai bên có một vực thẳm và đã đoạn-tuyệt hẳn nhau. Nhưng nhờ Đấng Christ mà hạ-giới được giao-thông với thiên — đàng trở lại. Đấng Christ đã dùng công-đức của Ngài để bắt nhịp cầu qua vực thẳm do tội-lỗi gây nên, nhờ đó các thiên-thần hộ mạng có thể liên — lạc với loài người. Đấng Christ nối liền với loài người sa-ngã, yếu-đuối, và tuyệt-vọng với nguồn quyền năng vô-biên của Đức Chúa Trời.CDG 32.1

    Nếu người ta xao-lãng cái Nguồn hy-vọng và là Nguồn cứu-trợ của con người vấp — phạm, thì mọi ước-mơ tiến — bộ, mọi cố-gắng để nâng — cao nhân-loại thảy đều ra vô-ích. Vì: “Mọi ân-điển tốt- lành cùng sự ban cho trọn-vẹn” đều bởi Đức Chúa Trời ban xuống. Gia-cơ 1:17. Nếu cách xa Chúa, con người không làm gì có được đức-tánh cao- quí chân-thật cả, Chỉ có con đường duy-nhứt để đến cùng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Jêsus — Christ. Ngài nhìn-nhận rằng: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha.” Giăng 14:6.CDG 33.1

    Tấm lòng của Đức Chúa Trời hướng về con- cái Ngài ở hạ-giới chứa-chan một mối tình mãnh- liệt, mạnh hơn cả sự chết. Khi sai Con Ngài giáng thế, Đức Thánh-Linh đã tuôn-đổ mọi ơn — phước thiên-đàng cho chúng ta trong Con ấy. Sự sống, sự chết và cầu thay của Đấng Cứu-Thế, chức-vụ phục- dịch của thiên-sứ, sự kêu-gọi tha — thiết của Đức Thánh-Linh, mọi hành-động và chăm-gìn của Đức Chúa Cha, sự chú ý không ngừng của các Đấng trên thiên-đàng — thảy đều nhằm vào mục — đích cứu-chuộc nhân-loại.CDG 33.2

    Hãy cùng nhau lặng ngắm sự hy sinh tuyệt- vời đã thể-hiện cho chúng ta! Hãy cùng nhau thử định giá công-lao và nghị-lực mà thiên — đàng đã dùng để thâu-nhận lại kẻ bị chết mất cùng đưa họ trở về nhà Cha. Không còn có động-lực nào mãnh- liệt hơn, cũng không có tác-dụng nào to-tát hơn đã được đem ra xử-dụng. Những phần thường rất lớn cho kẻ làm lành, sự vui-thỏa ở thiên-đàng, chung sống với thiên-sứ, ở trong sự giao-thông và tình yêu của Đức Chúa Trời và Con Ngài, sự nâng-cao và khai-hóa mọi năng — lực của chúng ta trong cõi đời-đời; mọi điều ấy há không phải là điều khích-lệ để thúc — đẩy chúng ta dâng lòng phụng-sự Đấng Tạo-Hóa và Cứu-Chuộc ta sao?CDG 34.1

    Hơn nữa, sự phán — xét của Đức Chúa Trời chống lại tội-lỗi, tức sự trừng-phạt không trốn- tránh được. Sự suy-đồi của cá-tánh chúng ta và sự hủy-diệt cuối cùng, đều đã được chi rõ trong Kinh — Thánh, để cảnh — cáo chúng ta tránh mọi công-việc làm của ma-quỉ vậy.CDG 34.2

    Ta há không nên lưu — tâm đến lòng thương của Đức Chúa Trời sao? Có còn việc chi mà Ngài không làm cho ta? Chúng ta hãy đặt mình vào mối tương-quan với Ngài là Đấng yêu chúng ta với mối tình vô cùng sâu nhiệm. Chúng ta hãy cùng nhau tiếp lấy cơ-hội và phương — tiện đã dành sẵn, hầu có thể được biến — đổi theo hình — ảnh của Chúa, để được phục — hồi vào vòng sứ thánh và sống hòa-thuận với Đức Chúa Cha cùng Đức Chúa Con.CDG 34.3

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents