Vua tiếp tục công nhận: “Ta có phạm tội; hỡi Đa-vít, con ta, hãy trở lại. Ta sẽ chẳng làm hại con nữa, vì ngày nay con đã kính nể mạng sống ta. Thật, ta đã làm điên cuồng; phạm một lỗi rất trọng”. KTS 339.6
Đa-vít đáp: “Nầy là cây giáo của vua. Hãy cho một kẻ trai trẻ của vua đi qua đây mà lấy đi”. Mặc dù Sau-lơ đã thề hứa: “Ta chẳng làm hại con nữa”, nhưng Đa-vít cũng không để mình bị vua tóm được. KTS 340.1
Sau-lơ giải thích khi họ còn đang cách xa nhau: “Hỡi Đa-vít, con ta, nguyện con được phước! Quả thật, con sẽ làm công việc lớn lao và được thắng hơn”. Nhưng con trai của Gie-sê không hề hy vọng vua suy nghĩ như vậy được lâu. KTS 340.2
Đa-vít cảm thấy thất vọng vì sẽ không bao giờ có thể hòa giải được với Sau-lơ. Dường như cuối cùng ông cũng bị lâm vào hoàn cảnh trớ trêu là nạn nhân bị vua coi như kẻ thù. Ông cùng sáu trăm người hộ tống đành tìm sang xứ của A-kích, vua Gát. KTS 340.3
Đa-vít kết luận rằng Sau-lơ sẽ thực hiện cuộc tàn sát mà không cầu vấn ý Chúa. Thậm chí khi Sau-lơ đang bày mưu ám hại thì Chúa cũng làm việc để lấy lại vương quốc cho Đa-vít. Suy xét những gì đang diễn ra, mọi người dự đoán rằng tất cả khó khăn thử thách mà Chúa cho phép xảy đến giống như những chuyện chỉ mang tai họa cho họ. Đa-vít chỉ lo nhìn thực trạng mà không nhìn vào những lời Chúa hứa. Ông nghi ngờ mình sẽ không bao giờ được lên ngôi. Khổ cực triền miên làm đức tin ông mòn mỏi, làm lòng kiên nhẫn cạn kiệt. KTS 340.4
Chúa không kêu Đa-vít đi qua xứ Phi-li-tin để được an toàn, đó là những kẻ thù mà dân Y-sơ-ra-ên cay đắng nhất. Tuy nhiên, do mất hết lòng tin vào Sau-lơ và cận thần của vua mà Đa-vít liều mạng phó thác mình vào thù địch của dân tộc. Chúa sai ông lập vương quốc trên đất Giu-đa, nhưng chỉ vì thiếu đức tin mà ông trốn tránh trách nhiệm này. KTS 340.5