Áp-sa-lôm được phép trở về Giê-ru-sa-lem, nhưng không được xuất hiện trong cung cũng như không được ra mắt vua cha. Với lòng nhân hậu như tình yêu dành cho đứa con đẹp trai và tài năng này, Đa-vít nghĩ vẫn cần phải bày tỏ thái độ ghê tởm tội ác nó gây ra. Áp-sa-lôm sống suốt hai năm trong nhà riêng của mình, bị trục xuất khỏi triều đình. Sự hiện diện của người em gái làm người anh nhớ lại chuyện bậy bạ không thể đảo ngược lại mà cô phải gánh chịu đau khổ. Trong mắt mọi người, hoàng tử là một anh hùng hơn là một người có tội, bởi vậy anh ta đặt bản thân mình vào vị trí để giành lấy cảm tình của thần dân. KTS 370.1
Ngoại hình của anh ta cũng đủ để chiến thắng lòng ngưỡng mộ của tất cả mọi người. “Trong cả Y-sơ-ra-ên chẳng có một người nào được khen chuộng về nhan sắc mình như Áp-sa-lôm; nơi mình người, từ bàn chân cho đến chót đầu chẳng có tì vít gì hết”. Đa-vít cho phép anh ta trở về Giê-ru-sa-lem trong khi vẫn tiếp tục không chịu thừa nhận, để rồi sự hiện diện của anh ta khiến cho mọi người cảm thấy thương cảm. KTS 370.2
Trước khi phạm tội, Đa-vít từng là một người dũng cảm và quyết đoán. Còn bây giờ, ông là một người yếu đuối và chần chừ, điều này càng có lợi cho con trai phát huy các kế hoạch. KTS 370.3
Nhờ tác động của Giô-áp, Áp-sa-lôm được phép ra mắt cha. Anh ta tiếp tục mưu đồ của mình, sốt sắng xét xử giúp cho công chúng, khéo léo xoay sở mọi trở ngại để đạt mục đích riêng. Ngày này qua ngày nọ, người đàn ông có hình dáng cao đẹp này đều đặn xuất hiện tại cổng thành, là nơi mà những người dân bực mình xếp hàng chờ đợi trình bày những chuyện sai trái để tìm cách khắc phục. Áp-sa-lôm lắng nghe, bày tỏ lòng cảm thông với những khó khăn của họ và tiếc nuối vì triều đình thiếu khả năng. “Ôi, phải chi người ta lập ta làm quan xét trong xứ! Phàm người nào có việc tranh tụng hay kiện cáo gì cần đoán xét, sẽ đến ta, thì ta sẽ xử đoán công bình cho họ. Nếu có ai đến gần đặng lạy người, Áp-sa-lôm đỡ lấy người và hôn”. KTS 370.4