Chương này dựa theo sách Sáng Thế Ký 13 đến 15, 17:1-16, 18
Áp-ra-ham trở về Ca-na-an “rất giàu có về súc vật, vàng và bạc”. Lót cùng đi với ông, họ đến Bê-tên và dựng trại. Trải qua biết bao khó khăn thử thách, họ vẫn sống hòa thuận với nhau, nhưng khi họ trở nên giàu có thì mối nguy xung khắc sắp xảy ra. Xứ đó không đủ cỏ cho những đàn gia súc của họ ăn, điều đó chứng tỏ rằng họ sẽ phải chia rẽ nhau. KTS 63.1
Áp-ra-ham là người đầu tiên đưa ra các kế hoạch nhằm duy trì sự hòa bình. Mặc dù toàn bộ đất đai là do chính Chúa ban cho ông, nhưng ông vẫn nhã nhặn lựa chọn cách không đòi hỏi quyền lợi chính đáng này. Ông nói: “Chúng ta là cốt nhục, xin ngươi cùng ta đừng nên cãi lẫy nhau, bọn chăn chiên ta cùng bọn chăn chiên ngươi cũng đừng tranh giành nhau nữa. Toàn xứ há chẳng phải ở trước mặt ngươi sao? Vậy hãy lìa khỏi ta; nếu ngươi lấy bên tả, ta sẽ qua bên hữu; nếu ngươi lấy bên hữu, ta sẽ qua bên tả “. KTS 63.2
Nhiều người ở hoàn cảnh tương tự cũng chỉ vịn theo những quyền lợi và sở thích riêng. Nhiều gia đình, nhiều hội thánh cũng bị chia rẽ, tạo ra nguyên nhân chính cho những vụ lùm xùm hoặc mất ơn phước trong số người xấu xa. Con cái Chúa từ khắp mọi nơi trên thế giới là một gia đình, cùng một thánh linh của tình yêu thương và sứ giả hòa bình sẽ cai trị họ. “Hãy lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em; hãy lấy lẽ kính nhường nhau” (Rô-ma 12:10). Lòng sốt sắng giúp đỡ người khác như thể chúng ta mong họ đối đãi lại cho chúng ta như vậy sẽ ngăn chặn hoặc chấm dứt được phân nửa những rắc rối xảy ra trong cuộc sống. Tấm lòng nào có tình yêu của Đấng Christ ấp ủ sẽ sở hữu một tình yêu không ích kỷ để “không chăm về lợi riêng mình” (xem Phi-líp 2:4). KTS 63.3
Lót không thể hiện bất cứ thái độ biết ơn nào đối với người bác hào phóng của mình. Thay vào đó, ông ích kỷ cố gắng tóm lấy mọi cơ hội. Ông “ngước mắt lên thấy khắp đồng bằng bên sông Giô-đanh là nơi thảy đều có nước chảy tưới khắp đến Xoa; đồng đó cũng như vườn của Đức Giê-hô-va và như xứ Ê-díp-tô vậy”. Vùng đất màu mỡ nhất của cả nước Phi-li-tin là vùng châu thổ Giô-đanh, nhắc nhở ký ức của những người đã từng được thấy Thiên Đàng bị đánh mất, tương tự như vẻ đẹp và khả năng sản xuất trù phú của các cánh đồng bên sông Nile nơi mà họ đã từng ra đi. Có nhiều thành phố giàu có và xinh đẹp mời gọi những thương vụ đầy lợi nhuận. Hoa mắt vì viễn cảnh đầy lợi lộc của thế gian, Lót không nhìn thấy những mặt đạo đức suy đồi đang hiện diện nơi ấy. Lót “chọn lấy cho mình hết cánh đồng bằng bên sông Giô-đanh” và “dời trại đến Sô-đôm”. Hành động nhỏ này của ông báo trước những hậu quả khủng khiếp cho sự lựa chọn ích kỷ! KTS 63.4
Ngay sau đó, Áp-ra-ham chuyển đến Hếp-rôn. Để Lót lại Sô-đôm xa hoa đầy cám dỗ nguy hiểm, Áp-ra-ham định cư ở vùng đất trong lành với những cánh đồng trên cao nguyên phủ đầy bụi cây ô-li-ve và vườn nho, những đồng lúa mì và thảm cỏ bao la phủ khắp đồi núi, ông hài lòng với cuộc sống đơn giản của mình. KTS 63.5
Áp-ra-ham không khép kín sự ảnh hưởng của ông với hàng xóm xung quanh. Ngược lại với những người thờ hình tượng, ông tạo sự tác động đáng chú ý và ấn tượng với họ bằng lối sống và tính cách của ông, là một ân huệ của đức tin thật. Lòng trung thành của ông với Chúa không thay đổi, tính thân thiện và tốt bụng của ông đã tạo ra lòng tự tin và tình bằng hữu. KTS 64.1
Khi Đấng Christ ngự trị vào lòng thì không thể nào che giấu được ánh sáng hiện diện của Ngài. Nó sẽ càng sáng hơn nữa khi Mặt Trời Công Bình dẹp tan những màn sương mù của lòng ích kỷ và tội lỗi bao phủ lấy tâm hồn. KTS 64.2
Con cái Chúa là ánh sáng soi vào tình trạng đen tối về mặt đạo đức của thế gian này. Rải rác trong các thị trấn, thành phố, làng mạc, họ là những kênh thông tin để Chúa tiếp cận một thế giới không tin kính được nhận kiến thức và sự kỳ diệu trong ân điển Ngài. Kế hoạch của Ngài là tất cả những ai nhận được sự cứu rỗi sẽ là ánh sáng chiếu soi trong tính cách, tiết lộ sự so sánh với những tính nhỏ nhen ích kỷ trong bản chất tự nhiên của con người. KTS 64.3
Áp-ra-ham rất thông minh, can đảm và giỏi chiến đấu. Ba anh em gia đình vương giả (người thống trị các cánh đồng của dân A-mô-rít mà ông đang sinh sống) cũng bày tỏ lòng thân thiện bằng cách mời ông làm đồng minh với họ để bảo đảm quyền lực lớn mạnh hơn bởi vì đất nước họ chứa đầy bạo lực và áp bức. Một cơ hội đã sớm đưa đến cho ông khi họ kêu gọi ông tham gia khối liên minh này. KTS 64.4