Một lần nữa, Đức Chúa Trời ngăn ngừa họ khỏi sự thờ lạy hình tượng. Ngài phán cùng họ rằng: “Chớ đúc tượng thần bằng bạc hay bằng vàng mà sánh với Ta”. Họ ở trong mối hiểm họa của việc bắt chước theo những người Ê-díp-tô và làm cho mình những hình tượng để tượng trưng Đức Chúa Trời. CC1 172.1
Chúa phán cùng Môi-se: “Đây này, Ta sai một thiên sứ đi trước mặt ngươi, đặng phù hộ trong lúc đi đường, và đưa ngươi vào nơi Ta đã dự bị. Trước mặt người, ngươi khá giữ mình, phải nghe theo lời, chớ nên phản nghịch; người sẽ chẳng tha tội ngươi đâu, vì danh Ta ngự trong mình người. Nhưng nếu ngươi chăm chỉ nghe lời người, cùng làm theo mọi lời Ta sẽ phán, Ta sẽ thù nghịch cùng kẻ thù nghịch ngươi, và đối địch với kẻ đối địch ngươi. Vì thiên sứ Ta sẽ đi trước mặt, đưa ngươi vào xứ của dân A-mô- rít, dân Hê-tít, dân Phê-rê-sít, dân Ca-na-an, dân Hê-vít và dân Giê-bu-sít, rồi Ta sẽ diệt chúng nó”. Thiên sứ mà đã đi trước dân Y-sơ-ra-ên chính là Đức Chúa Jésus Christ. “Ngươi chớ quì lạy và hầu việc các thần chúng nó; chớ bắt chước công việc họ, nhưng phải diệt hết các thần đó và đạp nát các pho tượng họ đi. Ngươi hãy hầu việc Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi; Ngài sẽ ban ơn cho vật ăn uống của ngươi, và tiêu trừ các bịnh hoạn giữa vòng ngươi”. Xuất Ê-díp-tô Ký 23:24, 25. CC1 172.2
Đức Chứa Trời muốn cho dân sự Ngài hiểu rằng họ nên thờ phượng một mình Ngài mà thôi; sau khi họ đã thắng những dân thờ hình tượng chung quanh, thì họ không được giữ lại những thần tượng của dân ấy, mà phải hủy diệt chúng hoàn toàn. Nhiều thẩn tượng của ngoại giáo này rất tốn kém và rất công phu, có thể làm cớ vấp phạm cho những ai đã chứng kiến sự thờ tà thần rất phổ biến ở xứ Ê-díp-tô, đến nỗi xem những vật thể vô tri này với một sự cung kính nào đó. Chúa muốn cho dân sự Ngài hiểu rằng, vì những dân ấy thờ tà thẩn, nên đã đi đến chỗ gian ác mọi đàng, vì vậy Ngài đã dùng dân Y-sơ-ra-ên như công cụ của Ngài để trừng phạt chúng và hủy diệt các tà thần. CC1 173.1
“Ta sẽ sai sự kinh khiếp Ta đi trước, hễ ngươi đến dân nào, Ta sẽ làm cho dân ấy vỡ chạy lạc đường, và cho kẻ thù nghịch ngươi xây lưng trước mặt ngươi. Ta sẽ sai ong lỗ đi trước đánh đuổi dân Hê-vít, dân Ca-na-an, dân Hê-tít khỏi trước mặt ngươi. Ta sẽ chẳng đuổi chúng nó đi hết trong một năm đâu, e khi xứ sẽ trở nên đồng vắng, và loài thú rừng sanh sản ra đông, hại ngươi chăng; nhưng Ta sẽ đuổi chúng nó lần lần khỏi trước mặt ngươi, cho đến chừng nào số ngươi thêm nhiều và có thể cầm đất đó làm sản nghiệp. Ta sẽ phân định bờ cõi ngươi từ biển đỏ chí biển Phi-li-tin, từ đồng vắng đến sông cái; vì Ta sẽ giao phú dân đó vào tay ngươi, và ngươi sẽ đuổi chúng nó khỏi mặt mình. Ngươi đừng kết giao ước cùng chúng nó, hoặc cùng các thần của chúng nó. Họ sẽ chẳng ở trong xứ ngươi đâu, e khi chúng nó xui cho ngươi phạm tội cùng Ta mà hầu việc các thần họ chăng; điều đó chắc sẽ thành một cái bẫy cho ngươi vậy”. Xuất Ê-díp-tô Ký 23:27-33. Những lời hứa của Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài đều có điều kiện với sự vâng lời của họ. Nếu họ hết lòng hầu việc Chúa, thì Ngài sẽ làm rất nhiều việc lạ lùng cho họ. CC1 173.2
Sau khi Môi-se đã nhận những đoán xét từ Đức Chúa Trời và đã viết chúng ra cho dân sự, cũng như các lời hứa, với điều kiện vâng lời kèm theo, thì Chúa phán cùng người rằng: “Ngươi và A-rôn, Nađáp và A-bi-hu cùng bảy mươi trưởng lão Y-sơ-ra-ên hãy lên cùng Đức Giê-hô-va ở đằng xa mà lạy. Chỉ một mình Môi-se sẽ đến gần Đức Giê-hô-va mà thôi, còn họ không đến gần, và dân sự cũng không lên cùng người. Môi-se bèn thuật lại cho dân sự mọi lời phán của Đức Giê-hô-va và các luật lệ, thì chúng đồng thinh đáp rằng: Chúng tôi sẽ làm mọi lời Đức Giê-hô-va phán dạy”. Xuất Ê-díp-tô Ký 24:1-3. CC1 174.1
Môi-se đã không viết mười điều răn, mà viết những lời đoán xét mà Đức Chúa Trời muốn họ gìn giữ và những lời hứa với điều kiện rằng họ sẽ vâng lời Ngài. Người đọc điều này cho dân sự nghe, và họ hứa sẽ tuân theo mọi điều mà Chúa đã phán. Rồi Môi-se viết lời cam kết long trọng của họ vào một quyển sách, thay mặt dân sự dâng của lễ hy sinh cho Đức Chúa Trời. “Đoạn, người cầm quyển sách giao ước đọc cho dân sự nghe, thì dân sự nói rằng: Chúng tôi sẽ làm và vâng theo mọi lời Đức Giê-hôva phán chỉ. Môi-se bèn lấy huyết rưới trên mình dân sự mà nói rằng: Đây là huyết giao ước của Đức Giê-hô-va đã lập cùng các ngươi y theo mọi lời này”. Dân sự bèn lặp lại lời hứa long trọng của họ với Chúa rằng sẽ làm theo mọi điều mà Ngài đã phán và sẽ vâng lời. (Xuất Ê-díp-tô Ký 24:7, 8). CC1 175.1
Luật Pháp Đời Đời Của Đức Chúa Trời CC1 175.2
Luật pháp của Đức Chúa Trời đã hiện hữu trước khi con người được tạo dựng. Các thiên sứ cũng đã được cai trị bởi luật pháp đó. Sa-tan đã sa ngã vì nó đã vi phạm những nguyên tắc của chính phủ Đức Chúa Trời. Sau khi A-đam và Ê-va được tạo dựng, Đức Chúa Trời đã cho họ hay về luật pháp của Ngài. Lúc đó, luật pháp không được viết ra, nhưng Đức Giê-hô-va vẫn luôn nhắc cho họ biết. CC1 175.3
Ngày Sa-bát của điều răn thứ tư đã được thiết lập trong vườn Ê-đen. Sau khi Đức Chúa Trời đã dựng nên thế gian và loài người trên địa cầu, thì Ngài lập ngày Sa-bát cho loài người. Sau khi A-đam phạm tội và sa ngã, không có gì được lấy đi khỏi luật pháp của Đức Chúa Trời. Những nguyên tắc của Mười Điều Răn đã hiện hữu trước sự sa ngã và rất là phù hợp cho một trật tự thánh thiện. Sau khi sa ngã, những nguyên tắc của các mạng lịnh đó không thay đổi, nhưng có những mạng lịnh được thêm vào để đáp ứng với tình trạng sa ngã của loài người. CC1 176.1
Kế đến một hệ thống đòi hỏi việc dâng hiên những con sinh tế được thành lập, để luôn nhắc nhở loài người sa ngã rằng, hậu quả của sự bất tuân là sự chết, là điều mà con rắn đã làm cho Ê-va không tin. Sự vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời đòi hỏi Đấng Christ phải chết như một của lễ hy sinh, hầu cho loài người tránh được sự trừng phạt, đồng thời vẫn tôn trọng luật pháp của Đức Chúa Trời. Hệ thống tễ lễ dạy con người sự khiêm nhường, xét thấy tình trạng sa ngã của mình, và dẫn dắt họ đến chỗ ăn năn, trông cậy vào Đức Chúa Trời mà thôi, qua Đấng Cứu Chuộc được hứa, để được tha sự vi phạm luật pháp Ngài. Nếu luật pháp của Đức Chúa Trời không bị vi phạm, thì không có sự chết và cũng không cần thêm vào những mạng lịnh để phù hợp với tình trạng sa ngã của con người. CC1 176.2
A-đam dạy luật pháp của Đức Chúa Trời cho con cháu mình. Luật pháp này được truyền cho những kẻ trung tín từ thế hệ này đến thế hệ kia. Vì luật pháp của Đức Chúa Trời cứ tiếp tục bị vi phạm nên mới có trận đại hồng thủy trên địa cầu. Luật pháp được giữ gìn bởi Nô-ê và gia đình người—những người vì đã làm điều lành nên đã được cứu trong tàu bằng một phép lại của Đức Chúa Trời. Nô-ê đã dạy cho những con cháu mình về Mười Điều Răn. Chúa đã gìn giữ một dân sự thuộc về Ngài từ A-đam trở về sau, là những người biết giữ luật pháp Ngài ở trong lòng. Ngài đã phán về Áp-ra-ham là kẻ “đã vâng lời Ta và đã giữ điều Ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của Ta”. Sáng-thế Ký 26:5. CC1 177.1
Đức Giê-hô-va hiện đến cùng Áp-ra-ham và phán cùng người rằng: “Ta là Đức Chúa Trời toàn năng; ngươi hãy đi ở trước mặt Ta làm một người trọn vẹn. Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, làm cho dòng dõi ngươi thêm nhiều quá bội”. Sáng-thế Ký 17:1, 2. “Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời; ấy là giao ước đời đời, hầu cho Ta làm Đức Chúa Trời của ngươi và của dòng dõi ngươi”. Sáng-thế Ký 17:7. CC1 177.2
Sau đó, Ngài đòi hỏi tổ phụ Áp-ra-ham và dòng dõi người làm phép cắt bì. Đó là cái vòng cắt trên thịt như là một dấu hiệu mà Đức Chúa Trời lấy họ ra và tách rời họ khỏi mọi dân tộc như là báu vật riêng của Ngài. Nhờ dấu hiệu này, chính họ trịnh trọng hứa rằng họ sẽ không kết hôn với các dân tộc khác, vì làm như vậy họ sẽ đánh mất lòng tôn kính đối với Đức Chúa Trời và luật pháp thánh Ngài, và sẽ trở nên giống như các dân tộc thờ lạy hình tượng ở xung quanh họ. CC1 177.3
Qua hành động chịu phép cắt bì, họ chính thức đồng ý làm trọn phần mình các điều kiện của giao ước lập với Áp-ra-ham, được tách rời khỏi mọi dân tộc và trở nên trọn vẹn. Nếu hậu duệ Áp-ra-ham đã giữ tách biệt khỏi các dân tộc khác, họ sẽ không bị dụ dỗ thờ lạy hình tượng. Bởi việc tách rời khỏi các dân tộc khác, sự cám dỗ lớn lao để lôi kéo vào trong những phương thức thờ phượng tội lỗi và và phản loạn chông lại Đức Chúa Trời không còn nơi họ nữa. Họ đánh mất bản tính thánh thiện và đặc biệt của mình trong một chừng mực rộng lớn bằng cách trộn lẫn với các dân tộc chung quanh họ. Để trừng phạt họ, Đức Chúa Trời đem đến cơn đói kém vào trong xứ, buộc họ phải đi đến xứ Ê-díp-tô để bảo tồn cuộc sông. Nhưng Đức Chúa Trời không từ bỏ họ trong khi họ ở trong xứ Ê-díp-tô. Bởi vì giao ước Ngài với Áp-ra-ham. Ngài làm họ đau khổ vì bị người Ê-díptô đàn áp, để rồi trong cơn thống khổ họ trở về với Ngài, chọn sự cai trị công bình và nhân từ của Ngài, vâng phục các đòi hỏi Ngài. CC1 178.1
Lúc đầu chỉ có một vài gia đình đi xuống Êdíp-tô. Số người này gia tăng lên đông đảo. Một số họ cẩn thận dạy dỗ con cái mình theo luật pháp Đức Chúa Trời, song nhiều người Y-sơ-ra-ên đã nhìn thấy quá nhiều việc thờ lạy hình tượng đến nỗi họ nhầm lẫn mọi quan niệm về luật pháp Đức Chúa Trời. Những người kính sợ Đức Chúa Trời trong tinh thần đau khổ kêu than cùng Ngài phá vỡ ách nô lệ đau buồn và đem họ ra khỏi xứ phu tù, để họ có thể tự do hầu việc Ngài. Đức Chúa Trời nghe tiếng kêu than của họ và dấy lên Môi-se làm công cụ cho Ngài để hoàn thành việc giải thoát cho dân sự Ngài. Sau khi họ đã rời khỏi xứ Ê-díp-tô, và dòng nước của Biển Đỏ được phân chia trước mắt họ. Đức Giê-hô-va chứng minh cho họ thấy nếu họ tin cậy nơi Ngài, Đấng đã dẫn dắt họ, từ một dân tộc này đến dân tộc khác bằng các dấu hiệu, sự cám dỗ và các phép lạ. Nhưng họ thất bại chịu đựng thử thách. Họ lầm bầm chống lại Đức Chúa Trời bởi vì trên dường đi gặp phải nhiều nỗi khó khăn và lại mong muốn trở về xứ Ê-díp-tô. CC1 178.2