Sử sách ghi nhận Đa-vít như là một thủ lĩnh chiếm được lòng tin của cả nước, nhưng khi rời khỏi Chúa, ông nhất thời trở thành đại diện cho Sa-tan. Mặc dù vậy, ông vẫn nắm quyền hạn hợp pháp mà Chúa ban cho, vì chuyện này mà ông buộc phải làm theo lối sắp đặt đe dọa đến quyền hành của mình nếu ông chịu hợp tác với nó. Còn Giô-áp thì thực hiện lòng trung thành với vua hơn là với Đức Chúa Trời, ông vi phạm luật pháp Chúa vì vua yêu cầu ông làm như vậy. KTS 364.2
Khi Đa-vít ra lệnh gì trái ngược với luật pháp của Chúa mà thực hiện là phạm tội. “Các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định” (Rô-ma 13:1), nhưng chúng ta không được vâng phục nếu chúng đi ngược lại luật pháp của Chúa. Sứ đồ Phao-lô giải thích nguyên tắc mà chúng ta nên làm theo: “Hãy bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ vậy” (1 Cô-rinh-tô 11:1). KTS 364.3
Giô-áp sai người báo tin cho Đa-vít biết yêu cầu của vua đã được thi hành, nhưng ông cũng cẩn thận nói thêm việc ấy không liên quan gì đến Giô-áp hoặc vua. “U-ri người Hê-tít, là tôi tớ vua, cũng chết nữa”. KTS 364.4
Vua nhắn cùng sứ giả: “Ngươi hãy nói cùng Giô-áp: Chớ lấy làm cực lòng quá về điều đó; gươm, khi giết kẻ này, khi giết kẻ khác”. KTS 364.5
Theo phong tục thì Bát-sê-ba than khóc chồng mình trong một khoảng thời gian nhất định, rồi ngày đó cũng qua đi, “Đa-vít sai vời nàng vào cung; nàng trở nên vợ người”. Vua từng là người mà thậm chí khi tính mạng đang gặp nguy khốn cũng không dám giơ tay giết hại kẻ được Chúa xức dầu, giờ lại trượt dài sa ngã tới mức có thể làm bậy rồi giết chết một người trung thành nhất với mình, một chiến binh, chỉ để hy vọng được tận hưởng phần thưởng tội lỗi mà không bị quấy rầy. KTS 364.6
Người hạnh phúc là người không đi sai lệch đường lối công bình, chịu học biết trái đắng tội lỗi mà quay lưng lại với nó. Vì lòng nhân từ, Chúa không rời bỏ Đa-vít để ông trở thành con mồi cho kẻ xảo trá dùng phần thưởng tội lỗi để hủy diệt vua hoàn toàn. KTS 364.7