Khi sắc lệnh độc ác này được triệt để áp dụng thì Môi-se ra đời. Mẹ người giấu người bằng đủ cách và sau đó, để trong một cái giỏ mây, trét chai cho kín nước rồi thả xuống bờ sông, trong khi người chị của Môi-se loanh quanh bên sông với vẻ tự nhiên. Nàng lo lắng canh chừng để xem chuyện gì sẽ xảy đến cho em mình. Các thiên sứ cũng chăm sóc, để không có chuyện tai hại nào xảy đến cho đứa trẻ thơ bất lực mà đã được đặt nơi đây do lòng thương xót của người mẹ, giao phó con mình cho Đức Chúa Trời với lời cầu nguyện đầy nước mắt. CC1 124.1
Các thiên sứ cũng đưa dắt bước chân của cô con gái vua Pha-ra-ôn đến bên sông gần nơi đứa bé nhỏ ngây thơ xa lạ đang nằm. Công chúa để ý thấy một cái giỏ nhỏ bé kì lạ, nàng bèn bảo một đầy tớ gái kéo nó lên cho mình. Khi mở nắp chiếc giỏ được kết cấu cách khác thường ấy, nàng trông thấy một em bé thật dễ thương. Này “một đứa con trai nhỏ đương khóc, bèn động lòng thương xót”. Công chúa biết rằng một người mẹ Hê-bơ-rơ đầy lòng thương xót, đã thực hiện phương cách đặc biệt này để cứu mạng đứa con yêu dấu của mình. Nàng bèn lập tức quyết định nhận đứa bé làm con. Người chị của Môi-se liên bước tới và hỏi rằng: “Tôi phải đi kêu một người vú trong bọn đàn bà Hê-bơ-rơ đặng cho đứa trẻ bú chớ? Công chúa đáp rằng: Hãy đi đi”. CC1 124.2
Người chị vui mừng chạy đến mẹ mình, cho hay tin tốt lành và vội vàng dẫn mẹ đến con gái Pha-raôn để được giao cho dứa nhỏ. Bà cũng được trả tiền công cách rộng rãi để nuôi chính dứa con của mình. Bà tạ ơn Đức Chúa Trời dã bắt đầu một công việc an toàn và đầy hạnh phước. Bà tin rằng Ngài dã gìn giữ mạng sống cho con bà. Lợi dụng cơ hội quí báu này, bà trung tín dạy dỗ con dể sống một cuộc dời có ích. Bà dặc biệt lo lắng dạy dỗ dứa con này hơn những đứa con khác vì bà tin chắc rằng nó đã được gìn giữ cho một nhiệm vụ lớn lao. Bằng những lời dạy dỗ trung tín, bà gieo vào trí óc non nớt của đứa trẻ sự kính sợ Đức Chúa Trời và lòng yêu mến lẽ thật cùng sự công bình. CC1 125.1
Bà đã không ngừng cố gắng và hết lòng cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời để cho con mình thoát khỏi mọi ảnh hưởng xấu xa. Bà dạy con phải biết cúi đầu cầu nguyện Đức Chúa Trời là Đấng Hằng Sống, vì chỉ có Ngài mới lắng nghe và giúp đỡ mình trong mọi hoản cảnh khẩn cấp. Bà tìm cách dạy cho con hiểu được tội lỗi của việc thờ hình tượng. Bà biết rằng chẳng bao lâu con bà sẽ xa cách ảnh hưởng của mình dể trở lại sống với người mẹ nuôi nơi hoàng cung, phải chịu ảnh hưởng của những người chung quanh, khiến cho không tin nơi sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, là Đấng dựng nên trời và đất. CC1 125.2
Những sự dạy dỗ mà người nhận được từ cha mẹ như thành trì cho trí óc và bảo vệ người không tự kiêu, không sa đọa bởi tội lỗi trước khung cảnh huy hoàng và xa hoa của đời sống trong cung điện. Người được minh mẫn, có một tấm lòng hiểu biết và không bao giờ đánh mất những ấn tượng sùng đạo mà mình đã nhận dược từ những ngày ấu thơ. Mẹ người muốn giữ người càng lâu càng tốt, nhưng bà buộc phải xa lìa khi người được mười hai tuổi. Lúc bấy giờ, người trở thành con trai của công chúa Pha-ra-ôn. CC1 125.3
Sa-tan bị đánh bại ở điều này. Khi khiến cho Pha-ra-ôn giết những đứa con trai Hê-bơ-rơ, nó tưởng chừng đã làm lệch lạc được ý muốn của Đức Chúa Trời, đã hủy diệt được người mà Ngài sẽ dấy lên để giải cứu dân sự của Ngài. Nhưng chính sắc lệnh giết các con trẻ Hê-bơ-rơ ấy lại là phương tiện mà Đức Chúa Trời đã dùng để đặt Môi-se vào nơi hoàng gia, nơi người có những lợi thế để trở thành một người có học thức và đặc biệt có khả năng để dẫn dắt dân sự Ngài khỏi Ê-díp-tô. CC1 126.1
Pha-ra-ôn có ý muốn đưa đứa cháu trai nuôi của mình lên ngai, nên đã huấn luyện để cho người cầm đầu quân đội Ê-díp-tô trong các chiến trận. Môise được lòng quần thần của Pha-ra-ôn và được tôn trọng vì người đã chỉ đạo chiến trận một cách khôn ngoan và khéo léo. “Môi-se được học cả sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô; lời nói và việc làm đều có tài năng”. Người Ê-díp-tô xem Môi-se như một nhân vật xuất chúng. CC1 126.2