Một Bài Học Của Đạo Làm Con
Cặp mắt của Đức Chúa Jêsus tìm kiếm trong đám đông đã tập trung lại với nhau để chứng kiến sự chết của Ngài. Chúa nhìn thấy Giăng đang nâng đỡ mẹ Đấng Christ, bà Ma-ri nơi chân thập tự. Vì không thể xa cách con được, nên bà đã trở lại khung cảnh kinh hoàng nầy. Bài học cuối cùng mà Đức Chúa Jêsus ban ra là bài học về tình yêu của đạo làm con. Ngài nhìn lên khuôn mặt đau khổ của mẹ Ngài, rồi nhìn qua Giăng, nói với mẹ: “Hỡi đàn bà kia, đó là con của ngươi!” Đoạn xây qua môn đồ, Ngài nói: “Đó là mẹ ngươi!” Giăng 19:27. Ông Giăng hiểu rõ lời của Chúa Jêsus và sự ủy thác thánh khiết mà Ngài đã giao phó cho ông. Ngay lúc ấy, ông đưa mẹ của Đấng Christ rời khỏi khung cảnh khủng khiếp của núi Sọ. Từ đó trở đi Giăng đưa mẹ của Chúa về nhà mình, săn sóc bà như một đứa con chí hiếu đối với mẹ. Tấm gương toàn hảo về đạo làm con của Đức Chúa Jêsus rạng ngời nổi bật khỏi lớp sương mù của các thời đại. Trong khi chịu đựng sự hành hạ đau đớn nhất, Ngài không quên mẹ, lại lo dự bị mọi sự cần thiết cho tương lai của mẹ.CC1 274.1
Sứ mạng của Đấng Christ trong cuộc sống trên đất sắp hoàn thành. Lưỡi khô quéo nên Ngài thốt lời: “Ta khát!” Người ta tẩm miếng bông đá với giấm và mật đắng và đưa cho Ngài uống. Khi nếm thử, Chúa khước từ. Giờ đầy Chúa của sự sống và vinh hiển đang hấp hối. Sự chết của Ngài là giá cứu chuộc nhân loại. Chính cái cảm thức tội lỗi, đã làm cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Cha đỗ trên Ngài như là kẻ thế mạng cho con người, khiến cho chén Ngài uống quá đắng và làm nát lòng Con của Đức Chúa Trời.CC1 275.1
Tội lỗi của loài người gán lên Đấng Christ như là kẻ thay mạng và bảo đảm cho loài người. Ngài bị kể là phạm pháp để cứu chuộc loài người khỏi sự rủa sả của luật pháp. Tội lỗi của từng kẻ hậu tự của A-đam trong mọi thời đại đang đè nặng lòng Ngài. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời cùng sự biểu lộ nỗi bất mãn khủng khiếp của Ngài vì tội lỗi đã tràn ngập tâm hồn Con Ngài với sự kinh hoàng. Việc che khuất mặt Ngài khỏi Đấng Cứu Thế trong giờ khắc thông khổ tột cùng đến nổi xuyên thủng con tim của Ngài bỡi nỗi buồn đau mà loài người không thể nào hiểu thấu nổi. Mỗi một chút đau đớn mà Con của Đức Chúa Trời phải chịu trên cây thập tự, từng giọt huyết từ trên đầu Ngài chảy xuống hai tay, hai chân cùng với nỗi thống khổ đã làm toàn thân Ngài oằn oại. Sự đau đớn không thể thốt thành lời bao trùm tâm hồn Chúa khi bị che khuất khỏi mặt Đức Chúa Cha, đã nói cho con người rằng: Chính vì yêu các con mà Con của Đức Chúa Trời bằng lòng để những tội ác tàn bạo này gán lên Ngài, vì các con mà Ngài phá hủy cõi chết và mở cửa thiên đàng cùng sự sống đời đời. Đấng dã làm yên lặng cuồng đào bằng lời phán và đi bộ trên những lượn sóng bạc đầu, đã làm cho quỉ dữ run rẩy, rờ tay đủ làm bịnh nặng biến mất, Đấng đã làm cho kẻ chết sống lại, mở mắt kẻ đui mù, đã tự hiến thân Ngài trên thập tự như vật hy sinh cuối cùng cho loài người. Ngài, Đấng mang lấy tội lỗi, chịu lấy hình phạt theo luật định cho tội lỗi và trở nên tội lỗi thay cho loài người.CC1 275.2
Với sự cám dỗ ác liệt, Sa-tan đã bóp vặn con tim của Đức Chúa Jêsus. Tội lỗi đôi với Ngài đáng kinh tởm biết bao, lại chồng chất lên Ngài đến mức Ngài phải than lên dưới trọng lượng của nó. Không có gì ngạc nhiên khi thân thể Ngài run rẩy trong giờ khắc hãi khiếp ấy. Thiên sứ sửng sốt mà chứng kiến sự đau đớn tuyệt vọng của Con Đức Chúa Trời, nỗi đau đớn mãnh liệt hơn cái đau của thể xác đến nỗi dường như Ngài không còn cảm thấy một chút đau đớn thể xác nào cả. Thiên binh che mặt đi để tránh cảnh kinh hoàng nầy.CC1 276.1
Những vật vô tri đã bày tỏ mối cảm thương đôi với sự xúc phạm và sự chết của Đấng tạo dựng nên chúng. Mặt trời từ chối không nhìn đến cảnh trạng ghê gớm kia. Những tia sáng đầy rực rỡ đang chiếu rọi địa cầu vào giữa trưa, thình lình dường như biến mất. Sự tối đen dày đặc bao phủ thập tự và chung quanh đó như vòng khăn tang. Sự tối tăm kéo dài trọn ba tiếng đồng hồ. Vào giờ thứ chín (khoảng ba giờ chiều) sự tối tăm mới được vén lên khỏi đoàn dân, nhưng vẫn còn bao phủ quanh Đấng Cứu Thế như chiếc áo choàng. Những tia chớp thanh nộ dường như phóng thẳng vào Ngài khi Ngài bị treo trên cây thập tự. Sau dó Đức Chúa Jêsus “kêu lớn tiếng rằng: Ê-li-ô, Ê-li-ô, lam-ma-sa-bách-ta-ni? Nghĩa là: Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Mác 15:34.CC1 277.1