Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Cẩu CHUYỆN Cứu CHUỘC (Quyến 1)

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Dân Y-sơ-ra-ên Chịu Ảnh Hưởng Bởi Môi Trường Xung Quanh

    Người Ê-díp-tô đã biết về lời hứa được giải cứu dành cho con cái Y-sơ-ra-ên và thường chế giễu những tia hy vọng của họ. Họ có những lời nói khinh khi về quyền năng của Đức Chúa Trời. Họ tỏ cho dân Y-sơ-ra-ên thấy tình trạng thực tế họ chỉ là những người nô lệ. Họ châm trọc người Y-sơ-raên rằng, nếu Đức Chúa Trời là Đấng công bình và nhân từ, có quyền phép trên hết thảy các thần của dân Ê-díp-tô, thì tại sao Đức Chúa Trời không làm cho dân Y-sơ-ra-ên trở nên một dân tự do di? Tại sao Ngài không tỏ ra sự lớn lao và quyền phép của Ngài và làm cho dân này trở nên lớn hơn chúng tôi?CC1 133.2

    Người Ê-díp-tô chỉ vào các tài sản và sự thịnh vượng của họ mà khoác lác rằng dù cho họ thờ phượng các thần do họ tự chọn lấy, tức những thần mà dân Y-sơ-ra-ên tin rằng đó là những thần giả, chúa giả, nhưng dường như họ được ban phước nhiều! Họ tuyên bố cách hùng hồn rằng những thần của họ dã làm cho họ được thạnh vượng, ban cho họ thức ăn, áo quần và các sự giàu sang. Họ cũng cho rằng chính những thần này đã ban dân Y-sơ-ra-ên cho họ để phục vụ họ, và rằng họ được ban cho sức mạnh để đàn áp dân Y-sơ-ra-ên, hủy diệt cuộc sống gia họ, để rồi sẽ không còn một người nào hết. Dân Ê-díp-tô còn nhạo báng ý tưởng rằng dân Y-sơ-ra-ên sẽ dược giải cứu khỏi ách nô lệ.CC1 134.1

    Pha-ra-ôn còn khoe khoang rằng ông rất ao ước được nhìn thấy Đức Chúa Trời giải cứu họ khỏi tay ông. Và chính những lời nói này đã làm tan biến những hy vọng của nhiều con cái Y-sơ-ra-ên. Nhìn ở mọi khía cạnh, có vẻ như Pha-ra-ôn và những cố vấn của ông đã nói đúng! Dân Y-sơ-ra-ên biết rằng họ bị đôi xử như nộ lệ, và rằng họ sẽ phải chịu đựng những sự bóc lột của những người chủ, và những nhà cầm quyền đặt ra trên họ. Các con cái Y-sơ-raên sanh ra là con trai thì bị tìm và bị giết chết. Cho nên mặc dù họ tin và thờ phượng Chúa của các từng trời, thì cuộc sông của họ cũng chỉ là một gánh rất nặng nề.CC1 134.2

    Và khi họ so sánh tình trạng của mình, cuộc sống của mình với những người Ê-díp-tô, họ không thể còn chút niềm tin nào nơi một Đức Chúa Trời hằng sông là Đấng có quyền năng để giải cứu hoặc hủy diệt. Một vài người trong sô họ thờ phượng các thần tượng, những hình ảnh được làm từ gỗ và đá, trong khi những người khác thì chọn thờ phượng mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dù vậy, họ vẫn thạnh vượng và trở nên giàu có. Một số người Hêbơ-rơ đã bắt đầu nghi ngờ. Họ tự hỏi chính mình “nếu Đức Chúa Trời là Chúa của các chúa, sao Ngài lại để cho chúng ta làm nô lệ cho một quốc gia thờ hình tượng?”CC1 135.1

    Những tôi tớ trung tín của Đức Chúa Trời hiểu rõ vân đề là gì. Họ biết rằng tình trạng hiện tại mà họ, dân sự của Chúa, phải nếm trải là hậu quả của những sự bất tuân và không trung tín đối với Đức Chúa Trời. Hậu quả của việc kết hôn với những người ngoại, với những người của các nước khác, dẫn đến việc nhiều người đã bị kéo vào việc thờ hình tượng. Đó chính là lý do tại sao Chúa đã cho phép họ đi đến trong xứ Ê-díp-tô. Những người tôi tớ thật của Chúa tuyên bố quả quyết cùng dân sự rằng chẳng bao lâu nữa Đức Chúa Trời sẽ đem họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô và bẻ gãy ách thống trị đặt trên họ.CC1 135.2

    Thời điểm đã đến khi Đức Chúa Trời nhậm lời nguyện cầu của dân sự bị áp bức của Ngài. Ngài sẽ đem họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô cùng với việc tỏ ra quyền năng mạnh mẽ của Ngài hầu cho người Ê-díp-tô phải thừa nhận rằng chính Đức Chúa Trời của người Hê-bơ-rơ, là Đấng mà họ đã khinh khi, là Chúa trên muôn chúa. Giờ đây, chính Ngài sẽ đoán phạt họ vì việc thờ hình tượng, và vì việc họ đã khoác lác về sự thịnh vượng mà những vị thần vô tri vô giác của họ ban cho. Chúa sẽ làm vinh hiển Danh Ngài hầu cho các dân tộc khác khi nghe đến quyền phép của Ngài phải run sợ trước những việc làm quyền năng và mạnh mẽ của Ngài. Qua việc chứng kiến những công việc diệu kỳ của Chúa, Đức Chúa Trời mong muôn rằng chính dân sự của Ngài sẽ lìa bỏ khỏi con đường thờ thần tượng, và thay vào đó, họ sẽ chỉ thờ phượng một mình Ngài mà thôi.CC1 136.1

    Trong việc giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, Đức Chúa Trời đã tỏ rõ sự nhân từ cao thượng của Ngài dành cho dân sự mình trước mắt tất cả mọi người Ê-díp-tô. Đức Chúa Trời nhận thấy rằng rất cần thiết để bày tỏ quyền năng mạnh mẽ của Ngài qua những sự xét đoán chống lại Pha-raôn, và điều đó chỉ mang lại những kinh nghiệm đau buồn cho Pha-ra-ôn và dân Ê-díp-tô. Chúa biết rằng chỉ có cách duy nhất này mới có thể làm cho dân Ê-díp-tô chịu thừa nhận quyền năng tối thượng của Ngài. Để cho Danh Chúa được tỏ ra cùng khắp thế gian, Chúa sẽ đưa ra những sự cảnh cáo và những bằng chứng dể bày tỏ cho các nước biết về sự công bình và quyền năng thiên thượng của Ngài. Kế hoach của Đức Chúa Trời qua những phép lạ tỏ ra sự quyền năng của Ngài là làm cho đức tin của dân sự Ngài càng trở mạnh mẽ hơn. Ngài mong muốn rằng với những phép lạ diệu kỳ và ân điển mà Ngài đã tỏ ra thì dân sự Ngài và các con cái của họ trải qua nhiều đời, sẽ quyết tâm chỉ thờ phượng một mình Ngài mà thôi.CC1 136.2

    Sau khi Pha-ra-ôn đòi hỏi dân sự phải làm ra gạch mà không phát rơm cho họ, Môi-se đã trình với nhà vua rằng Đức Chúa Trời của các từng trời, là Đấng mà nhà vua giả vờ như không biết, sẽ làm cho vua sẽ phải tuân theo những mạng lệnh của Ngài và phải thừa nhận quyền năng mạnh mẽ của Ngài như Đấng cầm quyền tối thượng.CC1 137.1

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents