Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

CUỘC Đời CHÚA CỨU THẺ - QUYỂN 1

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 25—Lời Kêu Gọi Bên Bờ Biển

    Dựa theo Ma-thi-ơ 4: 18-22; Mác 1: 16-20; Lu-ca 5: 1-11

    Bình minh đang ló dạng trên biển Ga-li-lê. Các môn đồ mệt mỏi sau một đêm vất vả mà chẳng được gì, họ còn đang nấn ná trên thuyền đánh cá trên biển hồ. Đức Chúa Giê-su cũng đã tới nơi để có chút thời gian yên tĩnh bên bờ biển. Ngài hi vọng, trong lúc còn sớm này, có được ít phút nghỉ ngơi, xa đám đông đã đi theo Ngài hết ngày này sang ngày khác. Nhưng dân chúng đã lại nhóm hiệp xung quanh Ngài. Số người tăng lên nhanh chóng và chẳng mây chốc mà Ngài đã bị bủa vây tứ phía. Trong khi đó, các môn đồ đã vào tới bờ. Để trốn khỏi áp lực của đám đông, Đức Chúa Giê-su lên thuyền của Phi-e-rơ và bảo ông đưa thuyền ra khỏi bờ một chút. Như thế, mọi người có thể thây và nghe Ngài dễ hơn. Từ trên thuyền, Đức Chúa Giê-su giảng dạy cho đám đông tụ tập bên bờ biển.CCC1 229.1

    Thật là một cảnh tượng đẹp mắt để các thiên sứ chiêm ngưỡng: Vị Chỉ Huy đầy vinh hiển của họ đang ngồi trên một chiếc thuyền đánh cá, bị lắc lư bởi các đợt sóng triền miên, và rao giảng tin lành cứu rỗi cho đám đông đang lắng nghe, đang chen chúc nhau và tràn xuống gần tới mặt nước! Ngài là Đấng được tôn vinh trên trời, đang rao giảng cho đám thường dân về sự vĩ đại của nước Ngài giữa trời đất bao la. Nhưng có lẽ Ngài không còn khung cảnh nào thích hợp hơn để làm việc này. Biển hồ, núi đá, những cánh đồng thênh thang, ánh nắng chan hòa trên mặt đất, tất cả đều đang minh họa cho các bài học Ngài giảng dạy và giúp mọi người khắc ghi vào tâm trí mình. Không một bài học nào của Đấng Cứu Thế mà không đem lại kết quả. Mỗi sứ điệp từ miệng Ngài đều là lời sự sống cho một số linh hồn nào đó. Số người nhóm hiệp trên bờ biển càng ngày càng tăng. Các cụ già chống gậy lom khom, các nông dân khỏe mạnh từ trên núi xuống, các ngư phủ bỏ công việc nặng nhọc trên biển hồ, các thương gia và các thầy thông giáo, người giàu có và học thức, kẻ già, người trẻ, cõng hoặc khiêng những người bệnh tật, chen chúc nhau để nghe vị Giáo sư từ trời giảng dạy. Các tiên tri đã hình dung ra cảnh tượng này nên viết như vầy: “Đất Sa-bu-lôn và Nép-ta-li, ở về trên con đường đi đến biển, bên kia sông Giô-đanh, tức là xứ Ga-li-lê thuộc về dân ngoại... Dân ấy ngồi chỗ tối tăm, đã thây ánh sáng lớn; và trên những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết, thì ánh sáng đã mọc lên.”CCC1 229.2

    Ngoài đám đông bên bờ hồ Ghê-nê-xa-rết, Đức Chúa Giê-su, trong bài giảng trên biển, còn nhắm đến một cử tọa khác. Nhìn xuyên qua các thời đại, Ngài nhìn thây những tín đồ của Ngài tại nhà giam và tại các tòa án, trong cơn cám dỗ, trong sự cô đơn và đau khổ. Những cảnh tượng vui mừng, hay tranh chiến, hoặc giao động đã mở ra trước mắt Ngài. Khi nói với những kẻ nhóm lại xung quanh Ngài, Ngài cũng đã nói với những linh hồn của các thời đại sau này, những lời đem lại cho họ niềm hi vọng trong thử thách, đem an ủi trong sầu khổ, và ánh sáng trên trời trong tăm tối. Qua Đức Thánh Linh, tiếng nói đang phát ra từ chiếc thuyền đánh cá trên biển hồ Ga-li-lê ấy sẽ mãi là tiếng nói đem bình an cho tâm hồn con người đến ngày tận thế.CCC1 230.1

    Bài giảng kết thúc, Đức Chúa Giê-su quay về phía Phi-e-rơ, truyền ông ra khơi và thả lưới. Nhưng Phi-e-rơ đã mất hết hứng thú. Suốt đêm ông đã chẳng đánh được một con cá nào. Trong những giờ phút đơn độc, ông nghĩ tới số phận của Giăng Báp-tít, kẻ đã một mình mòn mỏi trong nhà tù. Ông suy nghĩ về viễn cảnh của Đức Chúa Giêsu cùng những kẻ đi theo Ngài, về thành quả nghèo nàn của chức vụ tại Giu-đê và về lòng gian ác của các thầy tế lễ cũng như các thầy thông giáo. Đến cả nghề chuyên môn của ông cũng chẳng đem lại kết quả gì. Và khi nhìn vào mẻ lưới rỗng không, ông thây nản lòng trước một tương lai đen tối. Ông nói: “Thưa Thầy, chúng tôi đã làm suốt đêm không bắt được chi hết, dầu vậy, tôi cũng theo lời Thầy mà thả lưới.”CCC1 230.2

    Lưới cá trên biển hồ nước trong vào ban đêm là thuận lợi nhất. Sau khi đã vất vả suốt đêm mà chẳng đem lại kết quả, thì thả lưới ban ngày cũng sẽ chẳng có hi vọng gì. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã truyền và lòng yêu thương đối với vị Thầy đã thôi thúc các môn đồ làm theo lời Ngài truyền. Si-môn và em trai cùng thả lưới. Khi họ kéo lưới lên, có nhiều cá đến nỗi làm lưới đứt ra. Họ buộc phải gọi Gia-cơ và Giăng tới giúp. Mẻ lưới làm thuyền của họ đầy cá đến mức gần chìm. Nhưng lúc này thì Phi-e-rơ chẳng thiết gì tới thuyền hay cá chất bên trong. Phép lạ này, lớn hơn tất cả các phép lạ ông từng chứng kiến, với ông, quả là một sự bày tỏ quyền phép của Chúa. Qua Đức Chúa Giê-su, ông nhìn thấy Đấng nắm toàn bộ thiên nhiên dưới quyền kiểm soát của Ngài, sự có mặt của thần tính đã bày tỏ sự xấu xa của ông. Lòng yêu mến đối với Thầy mình, xấu hổ vì sự cứng lòng, lòng biết ơn đối với sự chiếu cố của Đấng Cứu Thế, trên tất cả, ý thức về sự không trong sạch của mình trước sự thánh khiết vô bờ bến, đã đổ ập trên ông. Trong khi các bạn ông còn đang gỡ cá trong lưới, Phi-e-rơ đã sấp mình dưới chân Chúa Cứu Thế và thưa rằng: “Lạy Chúa, xin ra khỏi tôi, vì tôi là người có tội”.CCC1 230.3

    Cũng chính sự hiện diện thánh khiết của Đức Chúa Trời đã khiến cho tiên tri Đa-ni-ên ngã xuống như chết trước mặt thiên sứ. Đa-ni-ên ghi lại: “Mặt ta biến sắc cho đến tái đi, và ta không còn sức nữa.” Cũng vậy, khi thây sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Ê-sai đã kêu lên: “Khốn nạn cho tôi, xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thây Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân” (Đa-ni-ên 10: 8; Ê-sai 6: 5). Nhân tính, với sự yếu đuối và tội lỗi của mình, được đem đối chiếu với sự trọn vẹn của thần tính, và ông cảm thây mình thật khiếm khuyết và xấu xa. Những kẻ được ban cho ơn nhìn thây sự cao cả và oai nghiêm của Đức Chúa Trời đều cảm nhận như vậy cả.CCC1 231.1

    Phi-e-rơ kêu lên: “Lạy Chúa, xin ra khỏi tôi, vì tôi là người có tội”, nhưng ông vẫn bám lấy chân Đức Chúa Giê-su, cảm thây rằng mình không thể nào rời xa Ngài được nữa. Chúa Cứu Thế đã trả lời ông: “Đừng sợ chi, từ nay trở đi ngươi sẽ nên tay đánh lưới người.” Chính sau khi đã thây sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và sự bất xứng của mình, Ê-sai mới được giao sứ điệp thiêng liêng. Chính sau khi Phi-e-rơ được dẫn tới chỗ từ bỏ — chính mình và lệ thuộc hoàn toàn vào quyền phép thiêng liêng mà ông mới nhận được lời kêu gọi tới chức vụ vì Đấng Cứu Thế.CCC1 231.2

    Cho đến lúc này, chưa có một môn đồ nào đã được kết hợp hoàn toàn với tư cách là người đồng công với Đức Chúa Giê-su. Các môn đồ đã chứng kiến nhiều phép lạ của Đức Chúa Giê-su, và nghe Ngài giảng dạy, nhưng họ không bỏ hẳn nghề nghiệp trước đây của mình. Với họ, việc Giăng Báp-tít bị tống giam là cả một sự thất vọng chua chát. Nếu kết quả chức vụ của Giăng phải là như vậy, thì họ không thể có nhiều hi vọng về Thầy mình, vì tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo đều kết hợp với nhau để chống lại Ngài. Vì hoàn cảnh, họ có thể đỡ được phần nào nếu quay lại với nghề đánh cá trong một thời gian. Nhưng giờ thì Đức Chúa Giê-su kêu gọi họ từ bỏ đời sống cũ và kết hợp sở thích của họ với sở thích của Ngài. Phi-e-rơ đón nhận lời kêu gọi. Khi thuyền vào tới bờ, Đức Chúa Giê-su truyền cho ba môn đồ khác: “Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người.” Và tức khắc, họ đều bỏ tất cả mà đi theo Ngài.CCC1 231.3

    Trước khi kêu gọi các môn đồ bỏ lưới và thuyền đánh cá, Đức Chúa Giê-su đã bảo đảm với họ rằng Đức Chúa Trời sẽ cung cấp các sự cần dùng cho họ. Việc sử dụng thuyền của Phi-e-rơ để rao giảng tin lành đã được trả công một cách hậu hỉnh. Ngài vốn là Đấng “giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài,” đã nói: “Hãy cho, người sẽ cho mình; họ sẽ lấy đấu lớn, nhận, lắc cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các ngươi” (Rô-ma 10:12; Lu-ca 6:38). Ngài đã thưởng công các môn đồ theo cách thức đó. Và mọi hy sinh vì chức vụ của Ngài sẽ được đền bù theo “sự giàu có vô hạn của ân điển Ngài” (Ê-phê-sô Cuộc Đời Chúa Cứu Thế, Quyển 1 3:29; 2:7).CCC1 231.4

    Trong cái đêm buồn chán trên biển hồ ấy, khi họ rời khỏi Đấng Cứu Thế, các môn đồ đã bị sự không tin áp đảo và rã rời vì công việc vất vả mà không đem lại kết quả. Nhưng sự hiện diện của Ngài đã làm lòng tin của họ bốc cháy, đem lại cho họ vui mừng và thành quả. Đối với chúng ta cũng vậy. Rời khỏi Đấng Cứu Thế, công việc của chúng ta sẽ không có kết quả, chúng ta sẽ dễ dàng mất lòng tin và quay ra than trách. Nhưng khi Ngài ở gần, và chúng ta làm việc dưới sự hướng dẫn của Ngài, chúng ta hân hoan có được chứng cứ về quyền năng Ngài. Chính công việc của Sa-tan là làm cho linh hồn chán nản; còn chức vụ của Đấng Cứu Thế là gợi lên niềm tin và hi vọng.CCC1 232.1

    Bài học sâu sắc từ biến cố phép lạ được thực thi cho các môn đồ xem thây cũng là bài học cho chúng ta, bài học về Đấng có thể tập hợp cá trên biển cũng có thể đánh động lòng người và có thể kéo họ đến bằng những sợi dây yêu thương, để các tôi tớ Ngài có thể trở thành “những tay đánh lưới người.” Những ngư phủ tại Ga-li-lê ấy chỉ là những con người tầm thường, thất học. Nhưng Đấng Cứu Thế, ánh sáng của thế gian, có thừa khả năng để làm cho họ hội đủ những đức tính cần thiết cho địa vị mà Ngài đã chọn họ đảm nhiệm. Chúa Cứu Thế không coi thường giáo dục, bởi vì khi giáo dục được tình yêu thương của Đức Chúa Trời kiểm soát và được hiến dâng để phục vụ Ngài, văn hóa tri thức là một ơn phước. Nhưng Ngài đã bỏ qua những con người khôn ngoan, thông thái thời ấy, bởi vì họ tự tin đến độ không thể cảm thông với những khổ đau của nhân loại để trở thành những người đồng công với Một Người ở thành Na-xa-rét. Trong lòng mù quáng, họ đã coi khinh lời dạy dỗ của Đấng Cứu Thế. Đức Chúa Giê-su tìm kiếm sự cộng tác của những kẻ sẽ trở thành những công cụ thông suốt để chuyển tải các ân điển của Ngài. Điều đầu tiên những kẻ muốn trở thành người đồng công với Đức Chúa Trời phải học; đó là bài học về sự nghi ngờ chính mình; và khi ấy, họ được chuẩn bị để dự phần vào tánh hạnh của Đấng Cứu Thế. Điều này không có được nhờ học thức cho dù là ở những trường đào tạo tốt nhất. Đó là kết quả của sự khôn ngoan chỉ do một vị Thầy duy nhất ban cho mà thôi. Đức Chúa Giê-su đã chọn những người đánh cá thất học bởi vì họ không được đào tạo trong những truyền thống và tập quán sai lầm thời bây giờ. Họ là những con người có khả năng bẩm sinh, những con người khiêm nhường và còn có thể dạy dỗ được, những người Ngài có thể dạy dỗ để làm chức vụ của Ngài. Trong cuộc sống thường ngày, con người phải miễn cưỡng quay theo cái vòng luẩn quẩn của công việc, không ý thức được rằng mình có những khả năng, nếu được kêu gọi vào chức vụ, sẽ làm kẻ đó trỗi dậy ngang hàng với những bậc được tôn trọng nhất thế gian này. Cần phải có một bàn tay khéo léo đụng tới để đánh thức những khả năng tiềm ẩn này. Đức Chúa Giêsu đã kêu gọi chính những con người như vậy để trở thành người đồng công với Ngài. Và Ngài ban cho họ lợi điểm là được kết hiệp với Ngài. Những con người quyền quý của thế gian này chưa hề có được một ngườiCCC1 232.2

    Thầy như vậy. Sau khi được Chúa Cứu Thế đào tạo, họ không còn là những kẻ ngu dốt và thất học nữa. Họ đã trở nên giống như Ngài trong lối suy nghĩ, tánh hạnh và người ta biết được rằng họ đã ở với Đức Chúa Giê-su.CCC1 233.1

    Việc quan trọng nhất trong quá trình đào tạo không phải chỉ là truyền đạt kiến thức, mà còn truyền cả năng lực đem lại sự sống động được tiếp nhận qua sự tiếp xúc giữa trí óc với trí óc, giữa linh hồn với linh hồn. Chỉ có sự sống mới có thể làm nảy sinh sự sống. Một đặc ân các môn đồ được hưởng qua sự tiếp xúc hàng ngày với Đấng Cứu Thế trong ba năm mới lớn lao làm sao, từ đó tuôn chảy mọi sự thôi thúc đem lại sự sống và phước lành cho thế gian. Hơn hết các bạn hữu của mình, Giăng, môn đồ yêu dấu, đã quy phục trước quyền lực của sự sống lạ lùng ấy. Giăng nói: “Vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thây, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi.” “Bởi sự đầy dẫy của Ngài mà chúng ta đều có nhận được, và ơn càng thêm lên.” (I Giăng 1:2; Giăng 1:16).CCC1 233.2

    Trong vòng các sứ đồ của Chúa chúng ta, chẳng hề có sự vinh hiển cho chính họ. Rõ ràng là những thành quả họ gặt hái được từ công việc hoàn toàn là nhờ ở Đức Chúa Trời. Cuộc sống của những con người này, tâm tánh được phát triển theo chiều hướng tốt, công việc mạnh mẽ Đức Chúa Trời đã làm qua họ là một bằng chứng về điều Ngài sẽ làm cho tất cả những ai ngoan ngoãn, vâng lời.CCC1 233.3

    Ai yêu thương Đấng Cứu Thế nhất sẽ làm được nhiều việc tốt lành nhất. Không có giới hạn về sự hữu ích của người ấy, qua việc gạt mình sang một bên, nhường chỗ cho Đức Thánh Linh trong lòng, và sống một cuộc sống tận hiến cho Đức Chúa Trời. Nếu người ta khép mình vào kỷ luật cần thiết, không than vãn hay bỏ cuộc giữa chừng, Đức Chúa Trời sẽ dạy dỗ người đó hằng ngày, hằng giờ. Ngài mong muốn bày tỏ ân điển Ngài. Nếu dân sự Ngài gạt bỏ các chướng ngại, Ngài sẽ đổ đầy nước của ơn cứu rỗi thành những dòng nước mạnh qua công cụ loài người. Nếu loài người, trong cuộc sống khiêm tốn của mình được khuyến khích làm mọi điều tốt lành mình có thể, nếu không có những bàn tay đặt trên họ để kiềm chế nhiệt tâm của họ, hẳn sẽ có cả trăm người làm việc vì Đấng Cứu Thế tại nơi giờ đây chỉ có một người.CCC1 233.4

    Đức Chúa Trời tiếp nhận con người trong tình trạng hiện tại của họ và Ngài giáo dục họ để hầu việc Ngài, nếu họ hiến mình cho Ngài. Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, được linh hồn tiếp nhận, sẽ làm tăng mọi khả năng của linh hồn đó. Dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, đầu óc được hiến dâng trọn thành cho Đức Chúa Trời, sẽ phát triển mọi mặt, và được làm vững mạnh để hiểu và hoàn tất mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Bản chất yếu đuối, hay giao động được biến đổi thành mạnh mẽ và kiên định. Sự tận hiến sẽ thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ giữa Đức Chúa Giê-su và môn đồ của Ngài để Cơ-đốc nhân trở nên giống như Ngài trong tính cách cũng như trong suy nghĩ. Nhờ gắn liền với Đấng Cứu Thế, con người sẽ có tầm nhìn rộng và rõ hơn. Nhận xét của người đó sẽ sâu sắc hơn, sự phê phán sẽ công bằng hơn. Kẻ ước ao được hầu việc Đức Chúa Trời sẽ được thôi thúc bởi quyền phép ban sự sống của Mặt Trời Công Bình đến độ người đó có khả năng mang nhiều hoa trái cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Những người có tri thức cao nhất trong ngành nghệ thuật và khoa học đã học được nhiều bài học quý báu từ các Cơ-đốc nhân trong cuộc sống nhu mì bị thế gian coi như là những kẻ dốt nát. Nhưng các môn đồ vô danh ấy đã có được một nền giáo dục tại ngôi trường vĩ đại nhất trong tất cả các trường. Họ đã ngồi dưới chân Đấng đã phán như chưa hề có ai phán như vậy bao giờ.CCC1 233.5

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents