Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

CUỘC Đời CHÚA CỨU THẺ - QUYỂN 1

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 30—Ngai Chọn Mười Hai Sứ Đồ

    Dựa theo Mác 3 : 13-19 ; Lu-ca 6 : 12-16

    “Kế, đó, Đức Chúa Giê-su lên trên núi, đòi những người Ngài muốn, thì những người ấy đến kề Ngài. Ngài bèn lập mười hai người, gọi là sứ đồ để ở cùng Ngài và sai đi giảng đạo.”CCC1 281.1

    Dưới những tàng cây cạnh sườn núi, cách biển Ga-li-lê không xa, mười hai người đã được kêu gọi làm sứ đồ và cũng tại nơi này, Bài Giảng Trên Núi đã được ban ra. Đồng ruộng và đồi núi là những nơi nghỉ ngơi lý tưởng của Đức Chúa Giê-su và nhiều lời dạy dỗ của Ngài được ban phát giữa bầu trời rộng mở hơn là được rao giảng trong đền thờ hay nhà hội. Không nhà hội nào có thể chứa đủ đoàn dân đông kéo theo Ngài, nhưng không chỉ vì lý do đó mà Ngài đã chọn đồng ruộng và các lùm cây làm nơi dạy dỗ. Đức Chúa Giê-su yêu khung cảnh thiên nhiên. Với Ngài, mỗi nơi trú ẩn yên tĩnh là một đền thờ thánh.CCC1 281.2

    Những cư dân đầu tiên trên đất đã chọn đền thánh cho mình dưới những tàng cây trong vườn Ê-đen. Tại nơi đó, Đấng Cứu Thế đã từng chuyện trò thân mật với tổ phụ loài người. Khi bị trục xuất khỏi vườn Địa Đàng, tổ phụ và tổ mẫu của chúng ta vẫn giữ sự thờ phượng tại những cánh đồng và các lùm cây, và tại những nơi này, Đấng Cứu Thế đã đem Phúc Âm ân điển đến với họ. Chính Đấng Cứu Thế đã phán cùng Áp-ra-ham dưới cây dẻ bộp Mam-rê, đã phán với Y-sác khi ông đi ra ruộng cầu nguyện vào buổi hoàng hôn, đã phán với Gia-cốp trên sườn đồi tại Bê-tên, đã phán với Môi-se giữa những rặng núi xứ Ma-đi-an, và đã phán với chàng trai Đa-vít khi đang chăn bầy súc vật của mình. Ây là bởi sự chỉ dẫn của Đấng Cứu Thế mà trải qua mười lăm thế kỷ, dân Do Thái đã rời bỏ quê hương xứ sở, mỗi năm tương ứng với một tuần, sống trong những căn nhà làm bằng cành cây tươi “cây tốt, tàu chà là, nhành cây rậm, cây dương liễu” ( Lê-vi Ký 23:40).CCC1 281.3

    Khi dạy dỗ các môn đồ, Đức Chúa Giê-su đã quyết định tránh xa cảnh nhốn nháo nơi đô thị để tìm đến sự yên tĩnh của những cánh đồng và đồi núi, những nơi có khung cảnh hài hòa hơn với những bài học hy sinh quên mình mà Ngài muốn truyền đạt. Và trong suốt thời gian thi hành chức vụ, Ngài thích nhóm dân chúng xung quanh mình dưới bầu trời xanh, trên ngọn đồi cỏ, hay trên bãi biển gần bờ hồ. Ở những nơi ấy, quanh các công trình sáng tạo bởi tay mình, Ngài có thể xoay tư tưởng người nghe khỏi những công trình nhân tạo về lại với những công trình thiên nhiên. Qua sự tăng trưởng trong thiên nhiên, những nguyên tắc của Nước Ngài được bày tỏ. Khi con người hướng mắt lên những ngọn đồi của Đức Chúa Trời và mục kích các công việc kỳ diệu của Ngài thì họ có thể học được những bài học quý báu về các lẽ thật thiên thượng. Sự dạy dỗ của Đấng Cứu Thế sẽ luôn tái hiện trên đời sống họ qua những sự vật trong cõi thiên nhiên. Bởi vậy, điều đó sẽ không thể nào phai nhạt trong tấm lòng của những ai đã từng bước đi với Đấng Cứu Thế trên những cánh đồng. Họ sẽ luôn tự cảm nhận được ảnh hưởng thiên thượng vây quanh mình. Những sự vật trong thiên nhiên được Chúa chúng ta sử dụng qua hết thảy các câu chuyện ngụ ngôn như một sự nhắc nhở về những lời khuyên của Ngài. Qua sự tương giao với Đức Chúa Trời trong khung cảnh thiên nhiên, tri thức sẽ được nâng cao và tấm lòng sẽ tìm được sự yên nghỉ.CCC1 282.1

    Điều đầu tiên cần thực hiện để tổ chức hội thánh trở thành đại diện cho Đức Chúa Giê-su sau khi Ngài về trời. Chúa không hề ra lệnh họ xây dựng những ngôi nhà thờ đắt tiền, nhưng Ngài dẫn các môn đồ đến nơi yên tỉnh mà Ngài yêu thích, và những kinh nghiệm thiêng liêng gắn liền với núi đồi, thung lũng và biển cả của ngày đó vẫn mãi mãi nằm trong tâm hồn họ.CCC1 282.2

    Đức Chúa Giê-su đã kêu gọi môn đồ để sai họ ra đi làm chứng nhân cho Ngài hầu công bố cho thế gian được biết những điều họ thây và nghe về Ngài. Nhiệm vụ của họ là quan trọng nhất mà con người được kêu gọi để thực hiện, và chỉ kém nhiệm vụ của Đấng Cứu Thế mà thôi. Họ là những người đồng công với Đức Chúa Trời trong chương trình cứu rỗi thế gian. Giống như trong Kinh Thánh Cựu Ước có mười hai tộc trưởng là những người đại diện cho dân Y-sơ-ra-ên, mười hai sứ đồ là những người đại diện cho Hội Thánh Phúc Âm.CCC1 282.3

    Chúa biết rõ tâm tánh của những con người mà Ngài đã lựa chọn; tất cả những yếu đuối và lỗi lầm của họ đều hiện ra trước mắt Ngài; Ngài biết những gian khổ mà họ phải vượt qua, những trách nhiệm sẽ nấy trên vai họ và tấm lòng Ngài thật sự kỳ vọng vào những kẻ được chọn này. Lúc ở một mình trên núi gần bờ biển Ga-li-lê, Ngài đã thức thâu đêm để cầu nguyện cho họ, trong lúc họ vẫn đang ngủ say dưới chân núi. Khi bình minh vừa ló dạng, Ngài đã triệu tập họ đến gặp Ngài vì Ngài có điều hệ trọng cần trao đổi với họ.CCC1 282.4

    Những môn đồ này đã có thời gian cùng làm việc với Đức Chúa Giê-su khá hiệu quả. Trong đó, Giăng và Gia-cơ, Anh-rê và Phi-e-rơ, cùng với Philíp, Na-tha-na-ên và Ma-thi-ơ có mối tương giao gần gũi với Ngài hơn những người khác, đồng thời họ đã chứng kiến được nhiều phép lạ mà Ngài đã thực hiện hơn. Nhưng Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng là những người thân cận với Ngài hơn cả. Hầu như họ luôn được ở gần Ngài, để chứng kiến những phép lạ Ngài làm và được nghe lời Ngài. Do sự gắn bó mật thiết với Đức Chúa Giêsu mà Giăng được xem là môn đồ được Chúa yêu. Chúa Cứu Thế yêu thương hết thảy; nhưng trong vòng các môn đồ, Giăng là người nhạy cảm nhất. So với các môn đồ khác, ông trẻ tuổi hơn và chính ông đã mở lòng ra trước Đức Chúa Giê-su bằng đức tin đơn sơ hơn đức tin con trẻ. Vì vậy, ông khá nhạy bén trong mối đồng cảm với Đấng Cứu Thế để qua ông những bài học tâm linh sâu nhiệm nhất được truyền đạt cho dân sự Ngài. Đứng đầu trong một nhóm sứ đồ khác là Phi-líp. Ông là môn đồ đầu tiên mà Đức Chúa Giê-su đã kêu gọi với một mạng lệnh rõ ràng là: “Hãy theo Ta.” Phi-líp là người Bết-sai-đa ở cùng thành phố với Anh-rê và Phi-e-rơ. Ông đã từng 283 lắng nghe Giăng Báp-tít giảng dạy cũng như được nghe Giăng công bố Đấng Cứu Thế là Chiên Con của Đức Chúa Trời. Phi-líp là người tìm kiếm Lẽ Thật cách chân thành nhưng lại có lòng chậm tin. Mặc dù ông đã đích thân đến cùng Đấng Cứu Thế, nhưng qua lời công bố của ông với Natha-na-ên cho thây rằng ông vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về thần tính của Đức Chúa Giê-su. Mặc cho tiếng phán từ trời đã xác minh rằng Đấng Cứu Thế là Con Đức Chúa Trời, song Phi-líp vẫn nói: “Đức Chúa Giê-su ở Na-xa-rét, con của Giô-sép” (Giăng 1:45). Ngoài ra, khi năm ngàn người được cho ăn, Phi-líp cũng tỏ ra rằng ông thật là người thiếu đức tin. Và Đức Chúa Giê-su đã thử ông qua câu hỏi: “Chúng ta sẽ mua bánh ở đâu để dân này có mà ăn?” Phi-líp đã tỏ ra vô tín qua câu trả lời: “Hai trăm đơ-ni-ê bánh không đủ phát cho mỗi người một ít” (Giăng 6: 5, 7). Nghe vậy, Đức Chúa Giê-su buồn lắm. Mặc dù Phi-líp đã thây công việc Ngài và cảm nhận được quyền năng Ngài nhưng ông vẫn chưa có đức tin. Khi những người Hy lạp hỏi thăm về Đức Chúa Giê-su, Phi-líp đã không nắm bắt cơ hội để giới thiệu Cứu Chúa cho họ; nhưng ông đi báo lại cho Anhrê. Chưa hết, trong những giờ phút sau cùng, trước khi Chúa chịu đóng đinh, lời lẽ của Phi-líp cũng nói lên sự thoái lui trong đức tin. Khi Thô-ma thưa cùng Đức Chúa Giê-su: “Lạy Chúa chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu, làm sao biết đường được?” Chúa Cứu Thế liền trả lời: “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống... Ví bằng các ngươi biết Ta thì cũng biết Cha Ta.” Lúc ấy, Phi-líp lại tiếp tục nói ra lời vô tín : “Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi thì đủ rồi” (Giăng 14: 5-8). Tấm lòng thiếu nhạy cảm và đức tin yếu đuối vẫn tồn tại trong đời sống của một môn đồ đã từng chung sống ba năm với Đức Chúa Giê-su.CCC1 283.1

    Tương phản một cách đáng yêu với sự vô tín của Phi-líp là lòng tin đơn sơ như con trẻ của Na-tha-na-ên, ông là người có bản tính rất mực sốt sắng, và cũng là người có đức tin xác quyết vào những thực hữu vô hình. Tuy nhiên, Phi-líp là người đang ở trong trường huấn luyện của Đấng Cứu Thế và vị giáo sư từ trời này đã nhẫn nại CƯU mang sự vô tín và thiếu nhanh nhạy của ông. Khi Đức Thánh Linh tuôn đổ trên các môn đồ, Phi-líp đã trở thành một giáo sư theo khuôn mẫu thiên thượng. Ông biết rõ điều mình nói, và đã đem đến cho người nghe những dạy dỗ đầy sức thuyết phục.CCC1 284.1

    Trong khi Đức Chúa Giê-su đang sửa soạn truyền ban sứ mạng cho các môn đồ thì một người chưa hề có lệnh triệu tập đã chủ động xuất hiện giữa vòng họ. Đó là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt, một người tự xưng là môn đồ của Đấng Cứu Thế. Bây giờ ông ta tiến lên phía trước, cố kiếm một chỗ trong vòng các môn đồ. Với sự sốt sắng hết mực cùng với lòng chân thành được bộc lộ rõ nét, ông đưa ra lời công bố: “Lạy thầy, thầy đi đâu, tôi sẽ theo đó.” Đức Chúa Giê-su không chào mừng cũng không phản đối mà chỉ dõng dạc tuyên bố: “Con cáo có hang, chim trời có ổ, song Con Người không có chỗ mà gối đầu” (Ma-thi-ơ 8:19,20). Giu-đa đã tin Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si và qua việc gia nhập vào hàng ngũ các sứ đồ, ông hy vọng bảo đảm có được một chỗ cao trọng trong vương quốc mới. Qua tình cảnh nghèo khó của mình, Đức Chúa Giê-su muốn triệt tiêu niềm hy vọng đó trong ông. Các môn đồ từng ao ước Giu-đa sẽ trở nên một thành viên trong số họ. Giu-đa có dáng vẻ của một người chỉ huy, một người có sự nhạy bén trong nhận thức, có khả năng quản lý, và họ đã đề cử ông với Đức Chúa Giê-su làm người trợ giúp đắc lực cho công việc Ngài. Họ tỏ V ngạc nhiên khi Đức Chúa Giê-su tiếp nhận ông cách lạnh nhạt. Các môn đồ thật sự thất vọng khi Đức Chúa Giê-su không có nỗ lực để hợp tác với những nhà lãnh đạo Do Thái. Theo họ, thật là sai lầm khi không biết tranh thủ sự ủng hộ của những nhân vật có ảnh hưởng như vậy để làm vững mạnh công việc Ngài. Nếu Ngài không tiếp nhận Giu-đa thì họ định sẽ chất vấn về sự khôn ngoan của Thầy mình. Tiểu sử sau này về con người của Giu-đa sẽ chứng tỏ cho họ thây mối nguy hiểm của việc cho phép những yếu tố xác thịt thế gian có phần trong sự quyết định chọn người hầu việc Chúa. Sự hợp tác của những con người như vậy, theo như lòng ao ước nôn nóng của các môn đồ, chẳng khác nào giao công việc vào tay những kẻ tử thù.CCC1 284.2

    Tuy nhiên, khi đứng vào hàng ngũ các môn đồ, không phải Giu-đa không cảm nhận được vẻ đẹp trong tánh hạnh của Đấng Cứu Thế. ông đã từng cảm nhận được quyền năng thiên thượng có sức ảnh hưởng ra sao qua sự thu hút những linh hồn đến với Chúa Cứu Thế. Ngài chính là Đấng đã đến không phải để bẻ cây gậy đã gãy, không phải để tắt ngọn đèn gần tàn,CCC1 284.3

    chắc sẽ không thể từ chối linh hồn này, nhất là linh hồn ấy đang khao khát đến cùng sự sáng. Chúa Cứu Thế đã đọc thây được những điều diễn ra bên trong tấm lòng Giu-đa; Ngài biết Giu-đa sẽ chìm sâu trong tội lỗi đến mực nào trừ khi ông được giải cứu bởi ân điển Đức Chúa Trời. Khi gắn kết con người này với chính mình, Ngài đã đặt để ông tại một vai trò mà ngày này sang ngày khác ông đều có thể được tiếp cận với sự tuôn tràn của tình yêu vô vị kỷ nơi Ngài. Nếu ông mở lòng trước Đức Chúa Giê-su thì ân điển thiên thượng sẽ xua ma lực ích kỷ đi và thậm chí ông có thể trở nên một thần dân của vương quốc Đức Chúa Trời.CCC1 285.1

    Đức Chúa Trời chọn những con người vốn mang tâm tánh con người điển hình để huấn luyện họ hầu việc Ngài, và họ sẽ chịu khép mình vào kỷ luật trong sự học biết Ngài. Họ không được chọn bởi vì họ trọn vẹn, mặc cho sự bất toàn của họ, nhưng qua sự nhận biết và làm theo Lẽ Thật, cũng như qua ân điển của Đấng Cứu Thế, họ vẫn có thể được biến đổi theo hình và tượng Ngài.CCC1 285.2

    Giu-đa cũng có được những cơ hội tương tự như các môn đồ khác. Ông cũng được lắng nghe những bài học quý báu. Nhưng sự thực hành Lẽ Thật mà Đấng Cứu Thế đòi hỏi lại mâu thuẫn với những ước muốn và mục đích của Giu-đa; cho nên ông đã không chịu từ bỏ ý riêng để tiếp nhận sự khôn ngoan thiên thượng.CCC1 285.3

    Chúa Cứu Thế đã đối xử với kẻ phản bội một cách rất nhân từ! Bằng lời dạy của mình, Đức Chúa Giê-su luôn nhắc đi nhắc lại những nguyên tắc nhân từ hầu đánh bật gốc rễ của bản tính tham lam. Trước mặt Giu-đa, Ngài đã nêu rõ bản chất đáng ghê tởm của lòng tham lam và không chỉ một lần môn đồ này nhận thây tâm tính của mình bị phơi bày và tội lỗi ông bị chỉ rõ ra, nhưng ông không chịu xưng tội và từ bỏ sự bất nghĩa của mình. Thay vì kháng cự sự cám dỗ, ông đã tự mãn và tiếp tục bước đi trong những mưu đồ đen tối. Đấng Cứu Thế ở trước mặt ông là một tấm gương sống để ông noi theo, giá như ông thật sự gặt hái được ích lợi về chức vụ giải hòa thiên thượng; nhưng từ bài học này sang bài học khác đến với Giu-đa tựa hồ như “nước đổ lá môn.” Đức Chúa Giê-su đã không dùng lời quở trách đanh thép trước sự tham lam của ông, nhưng với sự kiên nhẫn thánh khiết CƯU mang trong lòng về con người lầm lạc này, thậm chí Ngài đã từng đưa ra những bằng cớ để chứng tỏ cùng ông rằng Ngài đọc biết tấm lòng của ông như đọc một cuốn sách mở ra. Trước mặt ông, Ngài đã bày tỏ sự khích lệ tột bực cho những việc làm phải lẽ; và khi từ chối ánh sáng thiên thượng thì Giu-đa không còn lý do nào để bào chữa cho mình được nữa.CCC1 285.4

    Thay vì bước đi trong sự sáng, Giu-đa đã chọn thái độ dung dưỡng những thói hư tật xấu. Những ác tưởng, lòng mong muốn trả thù, những suy nghĩ mờ ám được nuôi dưỡng cho đến lúc Sa-tan kiểm soát toàn bộ con người ông. Và Giu-đa mặc nhiên trở nên đại diện cho thế lực đối nghịch với Đấng Cứu Thế. CCC1 285.5

    Khi đến cùng Đức Chúa Giê-su, ông đã có một số đặc điểm nhân cách quý báu có thể đem đến phước hạnh cho hội thánh. Nếu sẵn lòng mang lấy ách của Đấng Cứu Thế, ông có thể trở nên một trong những nhà lãnh đạo giữa vòng các sứ đồ, nhưng khi thói xấu được chỉ ra, ông đã cứng lòng và trong sự tự phụ cùng sự nổi loạn để rồi chọn lấy những tham vọng ích kỷ, chính ông đã không còn phù hợp với công việc mà Đức Chúa Trời có ý định giao phó cho ông.CCC1 286.1

    Tất cả các môn đồ đều có những lỗi lầm nghiêm trọng khi Đức Chúa Giê-su kêu gọi hầu việc Ngài. Thậm chí, ông Giăng là người có mối quan hệ gần gũi nhất với Đấng Nhu Mì cũng không hề có sẵn bản tính nhu mì và đầu phục. Hai anh em của ông được gọi là “con trai của sấm sét.” Trong thời gian ở cùng Đức Chúa Giê-su, hễ ai bày tỏ thái độ xem thường Ngài, thì sự phẫn nộ và hiếu chiến của họ lại có cơ hội bùng nổ. Ác tính, sự báo thù và tinh thần chỉ trích, tất cả điều đó từng tồn tại trong con người của môn đồ được Chúa yêu này. Ông cũng nuôi dưỡng lòng tự cao và tham vọng trở nên đầu nhứt trong vương quốc Đức Chúa Trời. Nhưng ngày qua ngày, ông hấp thụ những bài học về sự khiêm nhường và nhịn nhục cũng như mục kích tính cách mềm mại và nhẫn nại của Đức Chúa Giê-su hoàn toàn — tương phản với sự hung tợn của mình. Ông đã mở lòng trước ảnh hưởng thiên thượng và không chỉ trở nên một người nghe nhưng còn là người biết thực hành những lời dạy của Cứu Chúa. Bản ngã bị che khuất trong Đấng Cứu Thế. Ông đã học cách mang lấy ách và gánh nặng của Đấng Cứu Thế. Đức Chúa Giê-su quở trách môn đồ của mình. Ngài từng thông báo và cảnh tỉnh họ; nhưng Giăng và những anh em đồng bạn đã không lìa bỏ Ngài; họ chọn Đức Chúa Giê-su bất chấp những lời quở trách. Chúa Cứu Thế đã không lìa bỏ họ vì những yếu đuối và lỗi lầm của họ. Họ tiếp tục theo Ngài đến cuối cùng để chia sẻ những khổ nạn và học những bài học từ đời sống Ngài. Bởi mục kích Đấng Cứu Thế mà tâm tánh họ được thay đổi.CCC1 286.2

    Thói quen và tâm tánh của các sứ đồ rất khác nhau. Có người là kẻ thâu thuế như Lê-vi Ma-thi-ơ, đầy nhiệt huyết và không đội trời chung với chính quyền La-mã như Si-môn, rộng lượng và dễ bị kích động như Phi-e-rơ, có kẻ được xếp vào hạng tiện nhân như Giu-đa; Thô-ma thì thành thật nhưng hay rụt rè. Phi-líp thì chậm tin và có khuynh hướng nghi ngờ, có nhiều tham vọng và trực tính như những con trai của Xê-bê-đê cùng những người khác. Tất cả những người này đến với nhau, với những lỗi lầm khác nhau, tất cả đều có xu hướng kế thừa và miệt mài trong điều xấu, nhưng ở trong và qua Đấng Cứu Thế, họ đều được sống trong gia đình của Đức Chúa Trời, được học biết để hiệp một trong đức tin, trong tín lý và trong tâm linh. Họ sẽ có những kinh nghiệm, những sầu khổ, những nhận xét khác nhau; nhưng trong Đấng Cứu Thế họ phải chịu đựng nhau và không thể để xảy ra bất hòa. Tình yêu của Ngài sẽ khiến họ yêu nhau; những bài học Thầy dạy sẽ dung hòa mọi khác biệt, đem các môn đồ đến với sự hợp nhất cho đến khi họ nên một trong tâm trí và nhận xét. Đấng Cứu Thế là trung tâm điểm và họ chỉ đến được với nhau một cách đúng nghĩa khi họ cùng đến với trung tâm điểm ấy.CCC1 286.3

    Khi Đức Chúa Giê-su kết thúc sự dạy dỗ các môn đồ, Ngài tập hợp thành từng nhóm nhỏ quanh Ngài và quỳ gối giữa họ, đặt tay trên đầu họ, dâng lên lời cầu nguyện cho họ cách đặc biệt để đưa họ vào thánh chức. Vì vậy, các môn đồ của Chúa đã được ban cho chức vụ truyền bá Phúc Âm Đời Đời.CCC1 287.1

    Khi hiện đến giữa vòng loài người, Đức Chúa Giê-su đã không chọn những thiên thần chưa từng sa ngã nhưng chọn loài người là những kẻ có lòng say mê tìm kiếm sự cứu rỗi cho những linh hồn. Đấng Cứu Thế đã mang lấy hình thể loài người trong chính Ngài để có thể đến với loài người. Thần tính cũng cần đến nhân tính; vì sự cứu rỗi cho toàn thế giới cần đến cả hai.CCC1 287.2

    Thần tính cần nhân tính; và qua đó mối tương giao giữa con người và Đức Chúa Trời có cơ hội được nối kết. Những tôi tớ và sứ giả của Đấng Cứu Thế cũng vậy. Con người cần đến quyền năng siêu nhiên để trở nên giống Đức Chúa Trời cũng như để được ban cho khả năng làm công việc Ngài. Nhưng không phải vì thế mà con người không phải là tác nhân quan trọng. Con người có thể sở hữu quyền năng thiên thượng khi Đấng Cứu Thế ngự trong lòng bởi đức tin; và qua sự hợp tác với thiên thượng, năng lực con người trở nên hiệu quả cho những công việc tốt lành.CCC1 287.3

    Đấng được gọi là ngư phủ xứ Ga-li-lê vẫn còn kêu gọi con người đến trong sự hầu việc Ngài. Và Ngài sẵn lòng bày tỏ quyền năng qua chúng ta cũng như qua các môn đồ đầu tiên. Mặc dù chúng ta là những kẻ bất toàn và tội lỗi, Chúa vẫn dìu dắt chúng ta đến trong sự đồng công với Ngài, để tập tành chức vụ cho Đấng Cứu Thế. Ngài mời gọi chúng ta đến với sự dạy dỗ thiên thượng, tương giao với Đấng Cứu Thế để chúng ta có thể làm được công việc của Đức Chúa Trời.CCC1 287.4

    “Nhưng chúng tôi đựng của quý nầy trong chậu bằng đất hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra chứ chẳng phải bởi chúng tôi” (II Cô-rinh-tô 4:7). Đây là lý do cho thây tại sao giảng Phúc Âm Đời Đời được giao phó cho con người bất toàn chứ không giao cho các thiên sứ. Quyền năng Đức Chúa Trời được bày tỏ khi quyền năng đó hành động qua sự yếu đuối của con người; và vì vậy, chúng ta được khích lệ để tin rằng quyền năng Đức Chúa Trời có thể giúp chúng ta vì đã từng giúp những kẻ yếu đuối như chúng ta, và những người mà chính họ “bị vây trong sự yếu đuối nên có thể thương xót những kẻ ngu dốt sai lầm” (Hê-bơ-rơ 5:2). Chính họ đã từng trải hiểm họa, quen dần với những gian nguy và khó khăn trong bước đường đó; cho nên vì cớ ấy, họ được kêu gọi đến với những người đang mắc hiểm họa tương tự. Có những linh hồn bị hoang mang vì cớ hoài nghi, cùng với gánh nặng của những yếu đuối, thiếu kém trong đức tin và không thể nắm chắc Đấng Vô Hình. Nhưng họ có thể tìm thây một người bạn đến cùng họ thay mặt cho Đấng Cứu Thế để kết nối mối dây liên lạc; hầu ràng buộc đức tin rung cảm của họ với Đấng Cứu Thế. Chúng ta là những người đồng công với các thiên sứ để rao giảng Đức Chúa Giê-su cho thế gian. Với sự háo hức không kiềm hãm được, thiên sứ đang chờ đợi sự hợp tác từ phía chúng ta; vì chính con người mới là đối tượng đóng vai trò then chốt trong mối thông công với con người. Và khi chúng ta tận hiến cho Đấng Cứu Thế, thiên sứ sẽ vui mừng nói qua tiếng nói của chúng ta để bày tỏ tình yêu Đức Chúa Trời.CCC1 287.5

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents