Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 53—HÀNH TRÌNH CUỐI CÙNG TỪ GA-LI-LÊ

    Dựa theo Lu-ca 9:51-56; 10:1-24

    Khi chức vụ Ngài cần thi hành ở thế gian sắp được hoàn tất, Đấng Cứu Thế thay đổi phương cách làm việc. Từ trước đến nay, Ngài vẫn vắn khéo để tránh gây sự phấn khích đối với công chúng cách công khai. Ngài từ chối để cho dân chúng tôn vinh mình, và Ngài cũng nhanh chóng lánh đi nơi khác khi lòng nhiệt tâm ủng hộ Ngài trong vòng dân chúng trổi dậy đến mức xem chừng như vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhiều lần Ngài ra lệnh không ai được tuyên bố Ngài là Đấng Cứu Thế.CCC2 191.1

    Vào kỳ lễ Lều tạm, Ngài đã tới thành Giê-ru-sa-lem một cách nhẹ nhàng và lặng lẽ. Khi Đức Chúa Giê-su bị những người anh em thúc ép phải công khai xuất hiện với tư cách là Đấng Mê-si, Ngài trả lời họ như vầy: “Thì giờ Ta chưa đến” (Giăng 7: 6). Ngài âm thầm đi đến thành Giê-ru-sa-lem, Ngài vào thành mà không báo trước, cũng không cần dân chúng tôn vinh. Nhưng cuộc hành trình cuối cùng này thì khắc hẳn.CCC2 191.2

    Ngài đã phải lánh khỏi thành Giê-ru-sa-lem một thời gian vì lòng nham hiểm độc ác của các thầy tế lễ và các thầy thông giáo. Nhưng giờ đây, Ngài khởi quay trở về cách công khai, Ngài trẩy ngang qua con đường nhộn nhịp nhất, và Ngài cũng sai người đi trước thông báo rằng Ngài sẽ đến; trước đây Ngài chưa từng làm như vậy. Ngài đang dấn bước vào sự hi sinh vĩ đại, và điều này khiến dân chúng phải chú ý.CCC2 191.3

    “Xưa Môi-se treo con rân lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy.” (Giăng 3:14). Khi xưa, ánh mắt của cả dân Y-sơra-ên hướng về con rắn bị treo - biểu tượng chỉ về sự chữa lành là thể nào; thì ngày nay, mọi ánh mắt cũng phải hướng về Đấng Cứu Thế, là của lễ đem lại sự cứu rỗi cho cả thế gian hư mất là thể ấy.CCC2 192.1

    Bởi quan niệm sai lầm về chức vụ của Đấng Mê-si, và vì không tin rằng Đức Chúa Giê-su chính là Đức Chúa Trời giáng thế làm người, đã từng dẫn các anh em của Đức Chúa Giê-su tới chỗ ép Ngài công khai tỏ mình ra cho dân chúng vào kỳ lễ Lều tạm. Thì lần này, với tinh thần tương tự, các môn đồ cũng cản Đức Chúa Giê-su đi lên Giê-ru-sa-lem. Họ nhớ lại lời Ngài phán có liên quan tới những gì sẽ xảy đến với Ngài tại đó, họ biết các bậc lãnh đạo tôn giáo ghét Ngài cay đắng, và họ đành phải can Thầy mình đừng tới đó.CCC2 192.2

    Tâm hồn Đấng Cứu Thế cảm thấy thật cùng cực khi phải tìm cách để yên ủi và vực dậy nỗi sợ hãi, sự thất vọng và sự vô tín của các môn đồ yêu dấu. Thật là khó khăn đối với Ngài khi phải dẫn họ đến với nỗi đau khổ và thất vọng đang chờ sẵn tại thành Giê-ru-sa-lem. Và Sa-tan đang chực chờ 192 cám dỗ Con người. Tại sao lúc này Ngài lại phải đi lên thành Giê-ru-salem, để đón nhận cái chết đang chờ sẵn? Xung quanh Ngài đều là những linh hồn đang đói khát bánh sự sống. Những con người đau khổ đang giơ tay lên chờ đợi để được đón nhận lời phán về sự chữa lành của Ngài. Chức vụ phải thi hành bởi Tin Lành của ân điển Ngài mới chỉ bắt đầu. Và Ngài đang tràn đầy sức sống của tuổi trưởng thành. Vậy tại sao Ngài lại không đi tới những cánh đồng rộng lớn trên thế gian với những lời của ân điển, những cái đụng chạm của quyền năng chữa bệnh? Tại sao Ngài lại không tự tạo cho mình niềm vui của việc ban phát ánh sáng và hạnh phúc cho hàng triệu người đang ở trong tối tăm và đau khổ? Tại sao Ngài lại giao việc thu hoạch mùa màng cho những môn đồ quá yếu ớt trong đức tin, quá ngờ nghệch trong trí hiểu, và quá chậm chạp trong hành động? Tại sao Ngài lại phải đương đầu với cái chết ngay lúc này và từ bỏ chức vụ cách đường đột như vậy? Kẻ thù đã từng tấn công Đấng Cứu Thế trong đồng vắng giờ đây lại đang tấn công Ngài với những cám dỗ độc dữ và xảo quyệt. Nếu Đức Chúa Giê-su chịu khuất phục Sa-tan chỉ trong giây lát, và nếu Ngài thay đổi hướng đi vào giờ chót để thoát khỏi khổ nạn, thì Sa-tan hẳn đã toàn thắng, và thế gian đã hư mất đời đời.CCC2 192.3

    Nhưng Đức Chúa Giê-su đã “quyết định đi lên thành Giê-ru-sa-lem”. Kỷ luật duy nhất chi phối cuộc đời Ngài là ý muốn của Cha. Trong lần đến viếng đền thờ thuở nhỏ, Ngài đã nói với bà Ma-ri, mẹ Ngài rằng: “Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi sao?” (Lu-ca 2: 49). Tại Ca-na, khi bà Ma-ri muốn Ngài bày tỏ quyền phép lạ lùng, thì Ngài đã trả lời bà như sau: “Giờ Ta chưa đến.” (Giăng 2: 4). Ngài cũng đã trả lời tương tự với các anh em mình khi họ ép Ngài đi dự lễ. Nhưng trong kế hoạch vĩ đại của Đức Chúa Trời, giờ phút để Ngài hiến mình vì tội lỗi nhân loại đã ấn định sẵn, và giờ phút ấy sắp điểm rồi. Ngài sẽ không thoái thác hay ngập ngừng. Bước chân của Ngài đã hướng về thành Giê-ru-sa-lem, nơi các kẻ thù nghịch từ bây lâu nay vẫn tìm phương lấy mạng Ngài. Giờ đây, Ngài đã sẵn sàng để hiến mạng sống mình. Ngài ngẩng cao đầu để đón nhận sự bắt bớ, sự chối từ, sự loại bỏ, sự buộc tội và cả sự chết.CCC2 192.4

    “Ngài sai kẻ đem tin đi trước mình. Họ ra đi, vào một làng của người Sama-ri để sửa soạn nhà trọ cho Ngài”. Song dân làng Sa-ma-ri không muốn tiếp rước Ngài, vì Ngài đang trên đường đi lên thành Giê-ru-sa-lem. sự kiện này, theo giải thích của họ, có ý nghĩa là: Đấng Cứu Thế đã dành ưu tiên cho người Giu-đa, những người mà họ ghét cay ghét đắng. Nếu Ngài đến để khôi phục đền thờ và việc thờ phượng trên núi Ga-ri-xim, hẳn là họ đã vui mừng tiếp rước Ngài; nhưng Ngài đang trên đường đi lên thành Giê-rusa-lem nên họ chẳng mảy may bày tỏ lòng hiếu khách. Họ đã không hiểu được rằng họ đang gạt ra khỏi cửa nhà mình ơn phước tốt đẹp nhất của thiên đàng. Đức Chúa Giê-su mời con người tiếp nhận Ngài, Ngài nhờ vả họ những việc trong tầm tay của họ, để qua đó Ngài có thể đến gần họ, ban 193 phước dư dật cho họ. Đối với mỗi sự giúp đỡ dành cho Ngài, Ngài đều trả lại bằng một ân điển quý báu hơn gấp bội. Nhưng bởi lòng thành kiến và niềm tin mù quáng mà người Sa-ma-ri đã đánh mất tất cả.CCC2 193.1

    Gia-cơ và Giăng, hai sứ giả của Đấng Cứu Thế, rất bực mình vì sự sỉ nhục người Sa-ma-ri dành cho Chúa. Hai người phẫn nộ vì Chúa bị đối xử thô lỗ bởi người Sa-ma-ri, là những kẻ được ban cho vinh dự để đón tiếp Ngài. Hai môn đồ này vừa được ở với Ngài khi Ngài hóa hình trên núi, họ đã chứng kiến việc Ngài được Đức Chúa Trời làm cho vinh hiển, cùng được Môi-se và Ê-li tôn vinh là thể nào. Hai vị này cho rằng không thể nào bỏ qua việc người Sa-ma-ri sỉ nhục Chúa, mà phải trừng phạt bọn họ.CCC2 193.2

    Gặp Đấng Cứu Thế, hai người môn đồ này thuật lại những lời người Sama-ri đã nói, họ cho Ngài hay rằng dân chúng đã từ chối, không cho Ngài ở trọ lại ban đêm. Họ nghĩ dân chúng ở đây đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng với Ngài; nhìn thấy núi Cạt-mên ở cách đó không xa, nơi tiên tri Ê-li đã diệt các tiên tri giả, Gia-cơ và Giăng nói: “Thưa Chúa, Chúa có muốn chúng tôi khiến lửa từ trên trời xuống thiêu họ chăng?” Hai người môn đồ này ngạc nhiên khi thấy Đức Chúa Giê-su phiền lòng vì những lời nói của họ, và họ lại càng ngạc nhiên hơn nữa khi nghe Ngài quở trách: “Các ngươi không biết tâm thần nào xui giục mình. Con người đã đến không phải để diệt các linh hồn, song để cứu cho”. Rồi Ngài đi qua làng khác.CCC2 193.3

    Sứ mạng của Đấng Cứu Thế không dính dáng gì đến việc ép buộc người ta tiếp nhận Ngài. Chính Sa-tan, và những kẻ chiều theo sự cám dỗ của hắn, mới tìm cách ép buộc lương tâm con người. Dưới chiêu bài nhiệt tình đối với sự công bình, những kẻ liên minh với ma quỷ đang tìm cách làm cho đồng loại mình đau khổ, với mục đích lôi kéo người ta về với những ý tưởng đạo lý sai lầm giống như chúng; nhưng Đấng Cứu Thế vẫn bày tỏ lòng nhân từ, Ngài vẫn tìm cách thu phục họ qua việc bày tỏ tình yêu của Ngài. Ngài không chấp nhận tình trạng trong linh hồn con người lại có sự cạnh tranh, Ngài cũng không chấp nhận một sự hầu việc thiên vị, ghét chủ này hoặc yêu chủ kia. Ngài chỉ ao ước một sự hầu việc tình nguyện, sự tình nguyện đặt tấm lòng dưới sự cảm hóa của tình yêu. Hành động sẵn sàng gây tổn thương và tiêu diệt những ai không hưởng ứng công việc của chúng ta, hoặc có hành vi trái với ý tưởng của chúng ta; chính là bằng chứng sát thực nhất chứng minh rằng chúng ta đang bị linh của Sa-tan chế ngự.CCC2 193.4

    Trong tâm linh, thể xác, và tâm thần của cả nhân loại đều thuộc về Đức Chúa Trời. Đấng Cứu Thế chịu chết để cứu chuộc tất cả mọi người. Không gì có thể gây xúc phạm đối với Đức Chúa Trời hơn là việc con người bởi niềm tin mù quáng của mình mà gây đau khổ cho những kẻ đã được chuộc bằng huyết của Cứu Chúa. “Đức Chúa Giê-su từ đó mà đi, qua bờ cõi xứ Giu-đê, bên kia sông Giô-đanh. Đoàn dân đông lại nhóm họp cùng Ngài, Ngài dạy dỗ chúng y như lệ thường.” (Mác 10:1).CCC2 194.1

    Phần lớn những tháng ngày còn lại trong thời gian thi hành sứ mạng của Đấng Cứu Thế diễn ra tại Perea, một tỉnh thành phía “bên kia sông Giô-đanh” tính từ xứ Giu-đê. Ở đó, đoàn dân đông bám theo từng dấu chân của Ngài, như khi Ngài khởi thi hành chức vụ tại xứ Ga-li-lê, và Ngài lặp lại phần lớn những sự dạy dỗ mà trước đây Ngài đã dạy.CCC2 194.2

    Cũng giống như cách Ngài đã sai mười hai sứ đồ ra đi, Ngài “chọn bây mươi môn đồ khác, sai từng đôi đi trước Ngài, đến các thành các chỗ mà chính Ngài sẽ đi.” (Lu-ca 10:1). Những môn đồ này đã ở với Ngài trong một thời gian để được đào tạo việc thi hành chức vụ của mình. Khi lần đầu tiên mười hai sứ đồ được gửi đi làm việc độc lập, thì các môn đồ khác đã đi theo Đức Chúa Giê-su trong cuộc hành trình qua xứ Ga-li-lê. Bởi vậy, họ đã có được diễm phúc gắn bó với Đức Chúa Giê-su trong tình thân và được Ngài dạy dỗ riêng tư. Giờ đây, một số lượng môn đồ lớn hơn cũng đang được gửi đi để thi hành chức vụ cách độc lập. Chỉ thị được ban cho bảy mươi môn đồ cũng tương tự chỉ thị đã được ban cho mười hai sứ đồ. Nhưng sự khác nhau ở đây là: Mười hai sứ đồ không được vào một trong các thành nào của người ngoại hay của người Sa-ma-ri. Còn đối với bảy mươi môn đồ thì Chúa không phán điều này. Mặc dù người Sa-ma-ri vừa mới khước từ Ngài, tình yêu của Ngài dành cho họ vẫn không hề thay đổi. Khi bảy mươi môn đồ được sai đi trong Danh của Đức Chúa Giê-su, thì nơi trước tiên mà họ sẽ tới là các thành của xứ Sa-ma-ri.CCC2 194.3

    Việc Chúa Cứu Thế đích thân tới viếng xứ Sa-ma-ri, và sau này có sự việc tán dương người Sa-ma-ri nhân lành, cũng như việc khen thưởng lòng biết ơn của người Sa-ma-ri mắc bệnh phung - người duy nhất đã quay trở lại cảm tạ Đấng Cứu Thế trong số mười người đã được Ngài chữa lành, là những sự việc thật ý nghĩa đối với bảy mươi môn đồ. Bài học này khắc sâu trong lòng họ. Trong mạng lệnh Ngài ban ra, ngay trước lúc Ngài lên trời,CCC2 194.4

    Đức Chúa Giê-su đã nhắc đến thành Sa-ma-ri cùng với thành Giê-ru-sa-lem và xứ Giu-đê như là những nơi họ phải tới rao giảng Tin Lành trước tiên. Sự dạy dỗ của Ngài đã sửa soạn cho họ để hoàn thành mạng lệnh này. Khi họ tới thành Sa-ma-ri nhân danh Thầy mình, họ đã thấy dân chúng ở đây sẵn sàng đón nhận họ.CCC2 195.1

    Người Sa-ma-ri đã nghe nói về việc Đấng Cứu Thế truyền cho họ mạng lệnh này, và về các việc làm của lòng nhân từ Ngài đối với dân tộc họ. Họ thấy rằng, mặc dù họ đã đối xử thô lỗ với Ngài, nhưng Ngài vẫn chỉ có những ý tưởng chan chứa tình yêu đối với họ mà thôi. Và lòng của họ đã bị thu phục. Sau khi Ngài lên trời, họ đã tiếp rước các sứ giả của Cứu Chúa, và các môn đồ đã thu được một vụ mùa quý báu nơi những người đã một thời từng là những “kẻ thù không đội trời chung”. “Ngài sẽ chẳng bẻ cây sậy đã giập, và chẳng dụt tim đèn còn hơi cháy.” “Dân ngoại sẽ trông cậy danh Người.” (Ê-sai 42: 3; Ma-thi-ơ 12: 21).CCC2 195.2

    Khi Đức Chúa Giê-su sai bảy mươi môn đồ đi ra, Ngài đã truyền cho họ cũng như Ngài đã truyền cho mười hai sứ đồ, rằng: Đừng nấn ná ở lại nơi họ không được tiếp rước. Đức Chúa Giê-su phán: “Hễ các ngươi vào thành nào, họ không tiếp rước, hãy đi ra ngoài chợ, mà nói rằng: Đối với các ngươi, chúng ta cũng phủi bụi của thành các ngươi đã dính chân chúng ta; nhưng phải biết nước Đức Chúa Trời đã đến gần các ngươi rồi”. Các môn đồ không được cư xử như vậy bởi sự tức giận hay là vì bị xúc phạm nhân phẩm, nhưng là để tỏ cho người ta thấy rằng việc từ chối thông điệp hay khước từ các sứ giả của Chúa là một việc làm thật đáng trách. Khước từ những kẻ được Chúa sai đi tức là khước từ chính Đấng Cứu Thế.CCC2 195.3

    Đức Chúa Giê-su lại phán: “Ta phán cùng các ngươi, đến ngày cuối cùng, thành Sô-đôm sẽ chịu nhẹ hơn thành nầy”. Lúc ấy, Ngài nghĩ tới những thành thuộc xứ Ga-li-lê, nơi Ngài bỏ ra phần lớn thời gian để thi hành chức vụ. Với giọng buồn rầu và đau đớn, Ngài thốt lên: “Khốn cho mầy, thành Cô-ra-xin!CCC2 195.4

    Khốn cho mầy, thành Bết-sai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm giữa bay, đem làm trong thành Ty-rơ và thành Si-đôn, thì hai thành ấy đã mặc áo gai và đội tro mà ăn năn từ lâu rồi. Vậy, đến ngày phán xét, thành Ty-rơ và thành Si-đôn sẽ chịu nhẹ hơn bay. Còn mầy, thành Ca-bê-na-um, mầy sẽ được nhắc lên tận trời sao? Không, sẽ bị hạ xuống tới dưới Âm-phủ!”.CCC2 195.5

    Những ơn phước dư dật từ trời đã được ban cho các thành sầm uất quanh vùng biển Ga-li-lê cách nhưng không. Vua sự sống đã lui tới nơi họ hết ngày này qua ngày khác. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời mà các tiên tri và vua chúa hằng ước thấy đã được tỏ cho đám đông bám theo chân Chúa Cứu Thế. Vậy mà họ đã từ chối Món-quà thiên thượng.CCC2 195.6

    Các thầy thông giáo tỏ ra hết sức cẩn trọng trong việc cảnh báo dân chúng không được tiếp nhận các đạo lý mới do người Thầy mới này dạy dỗ; bởi vì đạo lý và lối sống mà Ngài dạy trái ngược với những tập tục mà cha ông họ đã lưu truyền.CCC2 195.7

    Nhưng thay vì tìm kiếm Lời Đức Chúa Trời phán bảo mình, thì dân chúng lại tin tưởng vào những gì các thầy tế lễ và người Pha-ri-si dạy dỗ. Họ tán dương các thầy tế lễ và quan trưởng thay vì tôn vinh Đức Chúa Trời, họ cũng khước từ những Lẽ Thật mà dựa vào đó để họ có thể làm thước đo chuẩn mực cho những truyền thống họ đang tuân giữ. Nhiều người được cảm động và gần như bị thuyết phục khi nghe Lời Chúa, nhưng họ lại không hành động dựa trên lòng tin chắc của mình trong Lời Ngài, và họ đã không đứng về phía Đấng Cứu Thế. Sa-tan không ngừng cám dỗ con người cho đến khi ánh sáng xuất hiện xua tan đêm tối. Như vậy nhiều người đã khước từ Lẽ Thật, là Lẽ Thật đem lại sự cứu rỗi linh hồn.CCC2 196.1

    Nhân-Chứng trung thực phán: “Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ.” (Khải Huyền 3: 20). Mỗi lời cảnh cáo, quở trách và khuyên nài trong Lời của Đức Chúa Trời qua các sứ giả của Ngài đều là những tiếng gõ cửa lòng. Chính Đức Chúa Giê-su đang gõ cửa để được đón vào mỗi tấm lòng chúng ta. Mỗi lần chúng ta phớt lờ trước một tiếng gõ cửa của Cứu Chúa, thì khuynh 196 hướng mở cửa lòng của chúng ta trước lời mời gọi của Ngài lại yếu hơn. Nếu hôm nay những cảm động của Đức Thánh Linh không được tôn trọng, thì ngày mai những sự cảm động đó của Ngài sẽ không còn mạnh như hôm nay nữa. Lòng người trở nên cứng cỏi hơn, và con người sẽ rơi vào tình trạng không thể nhận thức về sự ngắn ngủi của cuộc sống hiện tại và về sự vĩnh hằng trong đời sau. Chúng ta bị lên án trong ngày phán xét không phải do chúng ta đã ở trong tội lỗi mà do chúng ta đã thờ ơ với những cơ hội từ trời ban cho để tìm kiếm Lẽ Thật.CCC2 196.2

    Giống như các sứ đồ, bảy mươi môn đồ cũng nhận được quyền phép siêu nhiên làm ấn tín cho chức vụ mình. Sau khi hoàn thành chức vụ, họ trở về trong niềm hân hoan, họ thưa với Chúa Giê-su rằng: “Lạy Chúa, vì Danh Chúa các quỷ cũng phục chúng tôi”. Đức Chúa Giê-su đáp lại: “Ta đã thấy quỉ Sa-tan từ trời sa xuống như chớp”. Những cảnh tượng về quá khứ và tương lai hiện ra trong tâm trí Đức Chúa Giê-su. Ngài đã thấy Lu-xi-phe khi lần đầu tiên nó bị đuổi ra khỏi các nơi trên trời. Ngài nhìn tới các cảnh tượng về sự thống khổ của mình, khi bản chất của kẻ bịp bợm bị vạch trần trước vũ trụ. Ngài nghe thấy tiếng kêu “mọi việc đã được trọn” (Giăng 19: 30), điều đó loan báo rằng sự cứu chuộc dòng dõi hư mất đã được bảo đảm chắc chắn cho đến muôn đời, và nước thiên đàng được thiết lập vững chắc đời đời, đối lập lại sự tố cáo, lừa dối, và các đòi hỏi Sa-tan đưa ra.CCC2 196.3

    Đằng sau thập tự giá tại đồi Ca-va-ri, với những nỗi thống khổ và ô nhục, Đức Chúa Giê-su nhìn tới cái ngày trọng đại sau cùng, khi vua cầm quyền chốn không trung sẽ phải bị tiêu diệt trên trái đất, nơi vốn đã bị sự nổi dậy của nó hủy hoại quá lâu. Đức Chúa Giê-su nhìn thấy ngày suy tàn của ma quỷ và cả công việc chúng làm, Ngài cũng thấy sự bình an của Đức Chúa Trời tràn đầy trên trời và dưới đất.CCC2 196.4

    Từ nay về sau, ai theo Đấng Cứu Thế phải nhìn Sa-tan như một kẻ thù đã bị đánh bại. Trên thập tự giá, Đức Chúa Giê-su đã giành chiến thắng cho những ai bước đi theo Ngài; và Ngài muốn họ tiếp nhận chiến thắng ấy cũng là của chính họ nữa. Ngài phán: “Nầy, Ta đã ban quyền cho các ngươi giày đạp rân, bò cạp, và mọi quyền của kẻ nghịch dưới chân; không gì làm hợi các ngươi được”.CCC2 197.1

    Với quyền năng vô đối, Đức Thánh Linh bảo vệ mọi linh hồn ăn năn. Không một ai đến với Chúa với lòng ăn năn và tin tưởng, để cầu xin sự bảo vệ của Đấng Cứu Thế lại bị Ngài để ở dưới quyền lực của kẻ thù. Chúa Cứu Thế đứng về phía những kẻ chịu thử thách và cám dỗ. Với Ngài, không thể nào có chuyện bị thất bại, mất mát, bất lực hay thua trận; chúng ta có thể làm mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho chúng ta. Khi cám dỗ và thử thách đến, chúng ta đừng trông mong rằng tự mình sẽ xử lý được hết các khó khăn đó, chỉ hãy chăm xem Đức Chúa Giê-su, Đấng cứu giúp chúng ta mà thôi.CCC2 197.2

    Có những Cơ-đốc nhân suy nghĩ và cứ nói truyền tai thái quá về quyền phép của Sa-tan. Họ suy nghĩ về kẻ thù; họ kêu cầu hắn; họ nói chuyện về hắn và hắn hiện ra mỗi ngày một lớn trong trí tưởng tượng của họ. Quả thực Sa-tan là một sinh linh có quyền phép, nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời, chúng ta còn có một Cứu Chúa mạnh sức, Đấng đã đuổi tên quỷ dữ kia ra khỏi thiên đàng.CCC2 197.3

    Sa-tan hài lòng khi chúng ta đề cao quyền phép của hắn. Tại sao chúng ta lại không nói về Đức Chúa Giê-su? Tại sao chúng ta lại không tôn vinh quyền năng và tình yêu của Ngài?CCC2 197.4

    Cái mống giao ước bao quanh ngai ở trên cao là một bằng chứng đời đời rằng: “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hàu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16). Đó là lời làm chứng để toàn vũ trụ biết rằng Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ quên dân sự Ngài trong cuộc chiến đấu với sự dữ. Đó chính là bằng chứng bảo đảm cho chúng ta rằng: Ngôi Đức Chúa Trời được vững lập đời đời, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ luôn được ban cho sức mạnh và chúng ta sẽ được gìn giữ cách toàn vẹn.CCC2 197.5

    Đức Chúa Giê-su lại phán: “Dầu vậy, chớ mừng vì các quỉ phục các ngươi; nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên thiên đàng”. Đừng vui mừng vì các ngươi có được quyền năng, kẻo các ngươi lại không còn thấy mình thuộc về Đức Chúa Trời nữa. Hãy coi chừng, kẻo sự tự mãn đến và các ngươi dựa vào sức lực của riêng mình mà làm việc, thay vì dựa vào tinh thần và sức mạnh của Thầy các ngươi. Cái tôi luôn sẵn sàng hưởng công trạng nếu công việc dẫn đến một sự thành công nào đó. Cái tôi được đề cao và được phỉnh nịnh, nhưng sự cảm động không đến với những tâm trí không biết công nhận Đức Chúa Trời là tất cả trong đời sống, và không biết mời Ngài tể trị trong mọi sự của đời sống. Sứ đồ Phao-lô nói rằng: “...khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ.” (II Côrinhtô 12:10).CCC2 197.6

    Khi chúng ta có ý thức về sự yếu đuối của mình, chúng ta sẽ tìm cách dựa vào một quyền năng ở bên ngoài. Không gì có thể tạo được cơ sở vững chắc trong lòng bằng ý thức trung tín về trách nhiệm của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Không gì đạt thâu những động cơ sâu thẳm của hành động bằng ý thức về tình yêu tha thứ của Đấng Cứu Thế. Chúng ta phải đến trong mối tương giao với Đức Chúa Trời và khi ấy chúng ta sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh của Ngài, và nhờ đó giúp chúng ta có được mối thông công với đồng loại mình cách thông suốt. Khi ấy, chúng ta hãy vui mừng vì qua Đấng Cứu Thế, chúng ta trở nên gắn bó với Đức Chúa Trời, trở thành thành viên trong gia đình trên trời. Khi chúng ta nhìn lên cao hơn chính mình, chúng ta sẽ có một ý thức nhất định về sự yếu đuối của nhân tính. Chúng ta càng ít quý mến cái tôi của mình, sự hiểu biết của chúng ta về sự trọn vẹn của Chúa Cứu Thế càng đầy đủ và rõ ràng hơn. Chúng ta càng gắn mình vào nguồn sự sáng và năng lực, thì sự sáng chiếu trên chúng ta càng rạng rỡ hơn, và chúng ta sẽ có quyền năng lớn hơn để làm việc cho Đức Chúa Trời. Hãy vui mừng vì chúng 198 ta được hiệp một với Đức Chúa Trời, hiệp một với Đấng Cứu Thế, và với toàn thể gia đình trên trời.CCC2 198.1

    Lúc bảy mươi môn đồ nghe những lời Đấng Cứu Thế phán, Đức Thánh Linh ghi vào tâm trí họ những sự thật sống động và viết Lẽ Thật trên bia lòng của họ. Mặc dù đám đông vây quanh họ, họ vẫn cảm thấy mình như đang được ở cùng với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giê-su thấy rằng họ đã cảm biết về giờ khắc quyết định, Ngài “nức lòng bởi Đức Thánh Linh, bèn nói rằng: Lạy Cha, là Chúa trời đất, tôi ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu những sự nầy với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho trẻ nhỏ hay! Thưa Cha, phải, thật như vậy, vì Cha đã thấy điều đó là tốt lành. Cha Ta đã giao mọi sự cho Ta; ngoài Cha không ai biết Con là ai; ngoài Con, và người nào mà Con muốn tỏ ra cùng, thì cũng không có ai biết Cha là ai”.CCC2 198.2

    Những kẻ có danh vọng ở thế gian, những con người được gọi là vĩ đại và thông sáng với tất cả sự khôn ngoan mà họ hãnh diện, cũng không hiểu được bản thể Đấng Cứu Thế. Họ xét đoán Ngài qua dáng vẻ bên ngoài của Ngài, qua việc Ngài hạ mình làm người. Nhưng những kẻ đánh cá và người thâu thuế lại được ban cho ơn nhìn thấy Đấng mà loài người không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cả các môn đồ cũng không thể hiểu được hết thảy những gì Ngài ước ao bày tỏ; nhưng dần dần, khi họ chịu khuất phục trước quyền năng của Đức Thánh Linh, đầu óc họ được soi sáng. Họ hiểu rằng Đức Chúa Trời quyền phép đã mặc lấy nhân tính, đã ở giữa vòng họ. Đức Chúa Giê-su vui mừng vì mặc dù kẻ khôn ngoan và người sáng dạ không nắm được điều đó, nhưng nó lại được mặc khải cho những con người hèn mọn này. Khi Ngài giải bày Kinh Thánh Cựu Ước, và Ngài cho họ thấy Kinh Thánh áp dụng cho Ngài và công việc cứu chuộc của Ngài, họ được Đức Thánh Linh đánh thức và được nâng lên đến thiên đàng. Họ hiểu những Lẽ Thật thiêng liêng do các tiên tri nói ra còn rõ ràng hơn chính những người được khải thi để viết nên. Từ nay, họ sẽ đọc bản Kinh Thánh trong Cựu Ước, không phải như những đạo lý của các thầy thông giáo hay của người Pha-ri-si, không phải như những lời phát biểu của những con người thông thái đã chết, nhưng họ sẽ đọc như một sự mặc khải mới từ Đức Chúa Trời. Họ đã thấy Đấng “mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi.” (Giăng 14:17).CCC2 198.3

    Cách thức duy nhất mà nhờ đó chúng ta có được hiểu biết cách trọn vẹn về Lẽ Thật là luôn giữ cho mình một tâm thần dịu dàng và chịu khuất phục trước Đức Thánh Linh của Đấng Cứu Thế. Linh hồn chúng ta phải được tẩy rửa khỏi sự ưa chuộng hư danh, sự kiêu ngạo cũng như khỏi hết thảy những gì chiếm hữu lấy tâm linh, và Đấng Cứu Thế phải lên ngôi cai trị trong linh hồn đó. Kiến thức con người hạn hẹp quá nên không thể hiểu được sự cứu rỗi. Chương trình cứu rỗi có ảnh hưởng sâu rộng đến độ triết học không thể giải thích nổi. Chương trình ấy vẫn luôn là một lẽ mầu nhiệm mà bộ óc uyên thâm nhất của con người cũng không thể hiểu thâu. Không ai giải thích nổi những kiến thức về sự cứu rỗi; nhưng con người có thể biết sự cứu rỗi nhờ vào kinh nghiệm. Chỉ những ai thấy tội lỗi của chính mình mới có thể nhận ra Chúa Cứu Thế quý báu với họ là thể nào.CCC2 199.1

    Các bài học Đấng Cứu Thế dạy dỗ trong khi Ngài chậm rãi đi từ xứ Gali-lê tới thành Giê-ru-sa-lem chứa đựng những lời chỉ dẫn tường tận. Dân chúng chăm chú nghe các Lời Ngài. Dân chúng ở xứ Perea cũng như ở xứ Ga-li-lê ít bị ảnh hưởng bởi sự cuồng tín của người Giu-đa hơn là những người dân ở xứ Giu-đê, vậy nên sự dạy dỗ của Ngài đã nhận được sự đáp ứng tích cực trong lòng họ.CCC2 199.2

    Những tháng cuối cùng trong thời gian thi hành chức vụ của mình dưới thế gian, Đấng Cứu Thế đã đưa ra rất nhiều ví dụ. Các thầy tế lễ và các thầy thông giáo truy đuổi Ngài với lòng căm tức ngày càng tăng, và những lời cảnh cáo của Ngài dành cho họ được ẩn chứa qua các biểu tượng. Họ không thể bóp méo ý nghĩ của Ngài, nhưng họ cũng không thể tìm thấy trong các lời nói của Ngài điều gì có thể làm cơ sở hòng tố cáo Ngài.CCC2 199.3

    Trong ví dụ về người Pha-ri-si và người thâu thuế, Đức Chúa Giê-su đề cập tới một lời cầu nguyện đầy lòng tự phụ: “Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác” những lời này hoàn toàn trái nghịch với lời tự thú của kẻ ăn năn: “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội!” (Lu-ca 18:11,13). Như thế, Đấng Cứu Thế đã quở trách sự giả hình của người Giu-đa. Và qua những hình ảnh về cây vả đưng cũng như về bữa tiệc, Ngài báo trước án phạt sắp giáng trên dân không chịu ăn năn. Những kẻ khước từ cách khinh bỉ lời mời gọi tới dự tiệc Tin Lành đã được nghe những lời cảnh cáo: “Vì, Ta nói cùng các ngươi, trong những kẻ đã mời trước, không có ai được nếm bữa tiệc của Ta đâu.” (Lu-ca 14: 24).CCC2 199.4

    Những lời dạy dỗ ban cho các môn đồ thật vô cùng quý báu. Ví dụ về người đàn bà góa đầy lòng kiên trì, cũng như ví dụ về người bạn hỏi xin bánh lúc đêm khuya đã đem lại sức tác động mới mẻ trong lời phán dạy của Ngài: “Hãy xin, sẽ ban cho; hãy tìm, sẽ gặp; hạy gõ cửa, sẽ mở cho.” (Lu-ca 11: 9). Và như vậy, niềm tin hay giao động của họ đã được củng cố khi họ nghĩ lại những lời Đấng Cứu Thế đã phán: “Vậy, có lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng xét lẽ công bình cho những người đã được chọn, là kẻ đêm ngày kêu xin Ngài, mà lại chậm chợp đến cứu họ sao! Ta nói cùng các ngươi, Ngài sẽ vội vàng xét lẽ công bình cho họ.” (Lu-ca 18: 7, 8).CCC2 200.1

    Đấng Cứu Thế lặp lại ví dụ tuyệt vời về con chiên lạc. Và qua ví dụ này, Ngài còn hướng bài học đi xa hơn nữa khi Ngài kể về đồng bạc bị mất và về đứa con trai phá của. Vào lúc đó, các môn đồ không thể hình dung trọn vẹn sức mạnh của các ví dụ này, nhưng sau khi Đức Thánh Linh được đổ tràn trên họ, và khi họ chứng kiến sự tập hợp của người ngoại và sự ghen tức của 200 người Giu-đa, họ hiểu rõ hơn bài học về đứa con trai phá của, họ hân hoan vì những lời của Đấng Cứu Thế: “Nhưng thật nên dọn tiệc và vui mừng”; “vì con ta đây đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ lại thấy được.” (Lu-ca 15: 32, 24). Và khi họ ra đi nhân danh Thầy mình, họ phải đối diện với sự sỉ nhục, nghèo khổ và bắt bớ, họ thường củng cố đức tin bằng cách lặp lại mệnh lệnh của Ngài, được ban ra trong cuộc hành trình cuối cùng này: “Hỡi bầy nhỏ, đừng sợ chi; vì Cha các ngươi đã bằng lòng cho các ngươi nước thiên đàng. Hãy bán gia tài mình mà bố thí. Hãy sắm cho mình túi không hư, và của báu không hề hao kém ở trên trời, là nơi kẻ trộm không đến gần, sâu mọt không làm hư nát. Vì của báu các ngươi ở đâu, thì lòng cũng ở đó.” (Lu-ca 12: 32-34).CCC2 200.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents