Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    CHƯƠNG 6—CÂU TRẢ LỜI NẰM TRÊN ĐẤT

    Cũng trong ngày đó Chúa Giê-su rời khỏi nhà, ra ngồi bên bờ biển. Nhiều đoàn người đến với Ngài, đến nỗi Ngài phải xuống ngồi trên một chiếc thuyền, còn tất cả dân chúng đứng trên bờ. Ngài dùng ngụ ngôn dạy dỗ dân chúng nhiều điều. Ngài kể: “Một người kia đi ra gieo giống. Đang khi gieo giống, một số hạt rơi trên đường đi, chim đến ăn hết. Một số khác rơi nhằm chỗ có đá, không có nhiều đất nên mọc lên ngay vì đất không sâu. Nhưng khi mặt trời mọc lên, bị sém nắng và vì không có rễ nên chết khô. Một số khác rơi nhằm bụi gai, gai mọc lên làm chúng bị nghẹt. Nhưng một số rơi vào chỗ đất tốt nên kết quả, hạt ra một trăm, hạt ra sáu chục, hạt ra ba chục. Ai có tai, hãy lắng nghe”.TTQ 22.1

    “Thế thì, các con hãy nghe ý nghĩa chuyện ngụ ngôn về người gieo giống. Tất cả những ai nghe đạo Nước Chúa mà không hiểu thì quỷ dữ đến cướp mất hạt giống đã gieo trong lòng họ, đây là hạt giống rơi xuống đường. Hạt giống rơi nhằm chỗ đất có đá chỉ về người nghe đạo liền vui mừng tiếp nhận, nhưng không đâm rễ trong lòng, chỉ tạm thời nên khi gặp khó khăn hay bị bắt bớ vì đạo thì bỏ đạo ngay. Hạt giống rơi nhằm bụi gai chỉ về người nghe đạo nhưng lòng lo lắng về đời này, ham mê giàu sang, làm đạo chết nghẹt, không kết quả được. Hạt giống rơi nhằm đất tốt chỉ về người nghe, hiểu đạo và kết quả, một thành trăm, một thành sáu chục, một thành ba chục” (Ma-thi-ơ 13:1-9, 18-23).TTQ 22.2

    Đám đông tụ họp nhau bên bờ Biển Ga-li-lê, háo hức được nhìn mặt và nghe Chúa Giê-su. Trong số họ có nhiều người bệnh hy vọng được chữa lành. Chúa Giê-su vui vẻ áp dụng quyền của Ngài để phục hồi sức khỏe cho họ. TTQ 22.3

    Khi đoàn dân trở nên quá đông và chen lấn nhau, Chúa Giê-su không còn chỗ nào để đứng bên bờ biển. Vì vậy, Ngài bước xuống một chiếc thuyền và yêu cầu các môn đồ đẩy thuyền ra mé nước. Không còn bị cản trở nữa, Ngài bắt đầu giảng cho đám đông đứng nghe trên bờ. TTQ 22.4

    Cánh đồng Ghên-nê-sa-rết trải dài bên cạnh Biển hồ, phía xa xa là những ngọn đồi. Trong ngày đó, người dân rất bận rộn làm việc ở cả hai nơi đồng bằng và sườn đồi. Một vài nơi đang thu hoạch ngũ cốc; những nơi khác đang gặt lúa mùa sớm. Chúa Giê-su nhìn thấy các hoạt động đó nên Ngài kể truyện ngụ ngôn về người nông dân và các hạt giống.TTQ 22.5

    Vào thời ấy, dân Do Thái rất chú tâm chờ Đấng Mê-si-a - Người sẽ tái lập vương quốc của họ trên đất. Nhưng Chúa Giê-su giải thích rằng vương quốc sẽ không được tái lập bằng sự ép buộc, bạo lực, hay vũ khí chiến tranh. Nó chỉ bắt đầu sinh sôi khi một nguyên tắc đạo đức mới bắt đầu tìm thấy vùng đất màu mỡ nằm trong trí tuệ nhân loại.TTQ 22.6

    Dùng bối cảnh hoạt động xung quanh làm nền tảng diễn tả sự thật này cho dễ hiểu hơn, Chúa Giê-su lấy chính Ngài làm ví dụ trong câu chuyện, không phải như một vị vua quyền lực mà là người nông dân khiêm nhường đang thu hoạch hạt giống. Bằng cách này, Ngài dạy dỗ họ rằng cùng chung một luật pháp sẽ điều chỉnh việc gieo giống, phát triển và thu hoạch trên một cánh đồng, rồi cũng cách đó áp dụng cho việc phát triển đời sống tâm linh.TTQ 22.7

    Ví dụ ấy làm cho đoàn dân hoang mang. Nó không chỉ đánh thức mối quan tâm của họ, mà còn phá hủy giấc mơ của họ nữa. Thậm chí các môn đồ cũng quên nhận lấy mấu chốt của câu truyện ngụ ngôn. Sau đó họ tìm Chúa Giê-su và xin Ngài giải thích. TTQ 23.1

    Trong lời hứa đã thiết lập với A-đam và Ê-va tại vườn Ê-đen, Chúa Giê-su đã gieo hạt giống phúc âm. Và trong những từ ngữ của truyện ngụ ngôn này, Chúa Giê-su gieo hạt giống phúc âm lần nữa. Trong câu truyện, hạt giống đại diện cho lời của Chúa. Mỗi hạt giống đều chứa đựng sự sống. Và lời nào từ Chúa cũng đều chứa đựng sự sống. Chúa Giê-su nói: “Ai nghe theo lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta sẽ được sự sống đời đời, và khỏi phải bị đoán xét, nhưng vượt khỏi sự chết để đến sự sống” (Giăng 5:24). Sự sống của Chúa ở trong mọi yêu cầu và lời hứa từ Lời của Chúa. Qua Ngài, mọi đòi hỏi được làm trọn và mọi lời hứa đều trở thành hiện thực. Bởi vậy, nhận Lời Chúa là nhận sự sống và đặc tính của Chúa.TTQ 23.2

    Tất cả các hạt giống đều tái sinh và chỉ tự chúng sinh sôi nảy nở. Nếu bạn gieo hạt dưới những điều kiện dễ tiếp thu thì sự sống đặc biệt trong hạt giống đó sẽ phát triển. Cũng một cách như vậy, nếu bạn gieo lời Chúa vào cuộc đời bạn dưới điều kiện dễ tiếp nhận thì chúng sẽ phát triển sự sống và đặc tính giống như sự sống có cùng đặc tính của Chúa. Triết học và ngôn ngữ thế tục dù hoa mỹ đến đâu cũng không thể tạo nên tính khác biệt này. Nhưng khi gieo lời Chúa vào tâm hồn bạn, chúng sẽ tưới mát cho sự sống, sự sống đời đời.TTQ 23.3

    Chú ý trong câu truyện của người gieo giống. Chúa Giê-su dạy lẽ thật bởi vì Ngài là lẽ thật. Suy nghĩ, tính cách và kinh nghiệm sống của chính Ngài tràn ngập trong lời Ngài dạy dỗ. Hãy ứng dụng nguyên tắc này mỗi khi chúng ta chia sẻ Lời Chúa với những người khác. Chúng ta chỉ có thể giảng dạy một cách có hiệu quả đối với những gì mà chúng ta đã từng trải. Chính vì vậy trước khi chúng ta chia sẻ tin lành cho ai, chúng ta phải áp dụng điều ấy vào chính kinh nghiệm bản thân mình.TTQ 23.4

    Câu truyện người gieo giống miêu tả bốn hoàn cảnh trái ngược nhau, bốn nơi khác nhau mà hạt giống được gieo. Khi người nông dân rải hạt xuống, gió có thể thổi chúng đi bất cứ hướng nào, một số hạt rơi xuống theo hướng mong muốn, còn số khác lại không. Chúa Giê-su kể câu chuyện này để những thính giả của Ngài hiểu được rằng kết quả rõ ràng tùy thuộc vào điều kiện đất đai mà hạt giống rơi xuống.TTQ 23.5

    Một vài hạt rơi trên đường đi. Chúa Giê-su giải thích như vầy: “Một số hạt rơi trên đường đi, chim đến ăn hết” (Ma-thi-ơ 13:4). Hạt giống rơi trên đường bị chim ăn tượng trưng cho Lời Chúa đến với những người không sẵn lòng đáp lại. Có nhiều người qua lại trên con đường này — đủ kiểu ưa thích tội lỗi, những mục tiêu nghề nghiệp ích kỷ, thú đam mê thế gian. Thời gian và sự chú ý hoàn toàn bị lôi cuốn đi nên không còn sự quan tâm nào nữa dành cho những lời mang đến sự sống. TTQ 23.6

    Cũng như con chim nhìn thấy và ăn hạt giống đã gieo, sự cám dỗ đến để làm lệch hướng chú ý của chúng ta và khiến chúng ta hờ hững. Nếu thái độ này cứ tiếp diễn thì không lâu sau tấm lòng chúng ta sẽ trở thành con đường cứng cỏi với những hạt giống phúc âm được gieo. Nó không còn dễ lĩnh hội và chai sạn. TTQ 23.7

    Chúa Giê-su tiếp tục: “Một số khác rơi nhằm chỗ có đá, không có nhiều đất nên mọc lên ngay vì đất không sâu. Nhưng khi mặt trời mọc lên, bị sém nắng và vì không có rễ nên chết khô” (Ma-thi-ơ 13:5-6).TTQ 24.1

    Nếu như bạn trồng một ít hạt vào cái hộp đặt bên cửa sổ hoặc trong cái bình đá và đổ đầy một ít đất đá, bạn sẽ thấy chúng phát triển. Dưới ánh nắng ban ngày, nếu như cây không đâm rễ và không nhận được nguồn dinh dưỡng và hơi ẩm từ đất thì nó nhanh chóng chết khô. Điều này tượng trưng cho những người nghe Lời Chúa, vui mừng tuyên xưng đức tin, vươn tới lời Chúa, nhưng lại giống như thầy dạy luật trẻ tuổi, họ tin cậy vào việc làm lành của chính mình thay vì sức mạnh và quyền năng của Chúa. Tính tư lợi tiếp tục tồn tại trong phương châm xử thế lanh lợi của họ. Đó có thể là sự nhận thức tội lỗi sáng suốt, hành vi bên ngoài, chứ không phải là hành vi thật lòng, có nghĩa là nó sẽ nhanh chóng đi tới con số không.TTQ 24.2

    Ma-thi-ơ phản ứng ra sao khi nghe tiếng Chúa Giê-su? Ông nghĩ về lời mời gọi, thoáng nghĩ cái gì sẽ bị mất, xong rồi, không trì hoãn lâu, đứng dậy bỏ mọi thứ và đi theo Ngài. Nhưng hạt giống rơi trên “đất đá” đại diện cho những người hành động vội vàng. Họ không tính toán cái bị mất, cư xử hấp tấp. Họ không làm tròn trách nhiệm với Chúa Giê-su hoặc sống một đời sống mà Ngài ban cho. Họ bằng lòng sống với vẻ bên ngoài mà không cần tạo sự thay đổi gì trong những kiểu ý thích tiêu cực của họ.TTQ 24.3

    Dưới cái nóng của mặt trời mùa hè, những cây cối khỏe mạnh cứng cáp sẽ tiêu diệt những cây không đâm rễ sâu. Vài người chấp nhận phúc âm như một lối ra cho những nan đề hơn là cách giải thoát tội lỗi. Họ hạnh phúc một thời gian vì nghĩ rằng tôn giáo sẽ giải quyết rắc rối của họ. Dòng đời trôi đi yên ả bao lâu thì họ cũng xuất hiện như những Cơ Đốc nhân chín chắn bấy lâu. Nhưng họ sẽ nản chí ngay khi lần đầu đối mặt với cám dỗ lôi cuốn họ.TTQ 24.4

    Tình yêu thương là nguyên tắc cai trị của Chúa và nó phải là tính cách căn bản của Cơ Đốc nhân. Không điều gì có thể cho chúng ta sức mạnh vượt qua thử thách và cám dỗ. Nhưng tình yêu thương sẽ hé lộ trong sự hy sinh. Kế hoạch cứu rỗi đã ra đời từ sự hy sinh nên không thể đo lường việc hy sinh đầy yêu thương của Chúa. Chúa Giê-su đã cho chúng ta tất cả nên những ai tin nhận Ngài cần phải sẵn sàng hy sinh tất cả cho Ngài.TTQ 24.5

    Chúa Giê-su nói: “Một số khác rơi nhằm bụi gai, gai mọc lên làm chúng bị nghẹt” (Ma-thi-ơ 13:7). Bạn không thể phát triển đồng lúa mì giữa những đám cỏ dại và bụi gai. Hạt giống yêu thương của Chúa chỉ có thể lớn mạnh khi những thứ “phát triển tự nhiên” khác bị nhổ đi, nhường chỗ cho ân điển của Chúa làm nguyên tắc đạo đức tích cực trong đời sống bạn. Khi nào còn cho phép Đức Thánh Linh làm việc thì khi ấy những tính cách của chúng ta sẽ được đổi mới và sẽ tìm thấy sức mạnh để nhổ bỏ đi những sở thích chống nghịch ý muốn Chúa. Chấp nhận Chúa Giê-su là phải noi theo gương mẫu của Ngài. Đó chính là quá trình mà Kinh Thánh gọi là sự thánh hóa. Cả hai phải luôn đi đôi với nhau. TTQ 24.6

    Đức Chúa Giê-su đặt tên khá chi tiết những nguyên nhân cản trở chúng ta phát triển trong Chúa. Có nguyên nhân Ngài nhận dạng nó như là “sự lo lắng về đời này”. Điều ấy áp dụng cho tất cả con người chúng ta bất kể hoàn cảnh xã hội khác nhau. Người nghèo lo sợ họ sẽ kiếm không đủ tiền cho nhu cầu cần thiết. Người giàu lo sợ mất đi những gì họ đã tích lũy. Tất cả những gì chúng ta lo sợ chỉ xoay quanh sự an ninh của mình, điều đó dẫn đưa chúng ta đến với một Đấng đã hứa sẽ chu cấp mọi nhu cầu của chúng ta, Ngài lo hết cho. Bất kể chúng ta làm việc ở đâu hay sử dụng thời giờ ra sao, chúng ta có thể trở nên mải mê đuổi bắt trần thế đến nỗi chúng ta loại bỏ ra khỏi đời sống mình những yếu tố cần thiết để phát triển hạt giống Lời Chúa, đó là thời gian trầm tư suy nghĩ về Chúa và thiên đàng, thời gian để cầu nguyện, thời gian để học Kinh Thánh, thời gian để tìm kiếm và phục vụ Chúa. Âm thanh của thế gian đã áp đảo hết tiếng nói của Đức Thánh Linh.TTQ 24.7

    Kế tiếp Chúa Giê-su nói về sự lừa gạt của giàu có. Thay vì xem tài sản như là một món quà làm công cụ dùng để tôn vinh Chúa và giúp đỡ người khác, nó có thể được sử dụng nhằm đẩy mạnh mục đích cá nhân. Trong trường hợp này, thay vì phát triển lòng vị tha của Chúa, chúng ta lại phát triển tính ích kỷ của Sa-tan.TTQ 25.1

    Sau đó Chúa Giê-su nói về “niềm vui mừng của cuộc sống”. Ngài không có ý nói chúng ta không nên có thời gian nào vui vẻ. Suy cho cùng, Ngài cũng bắt đầu sứ mạng của mình ở Palestine tại một tiệc cưới và cũng không ngại ngùng tham dự các buổi tập họp cộng đồng, ví dụ như ở nhà Ma-thi-ơ và nhà Si-môn. Đúng hơn là, ở đây Chúa Giê-su đề cập đến mối nguy của những thú tiêu khiển sẽ làm mất đi cảm giác yêu mến Chúa của chúng ta. Tính phóng khoáng bị Ngài chỉ trích là những thứ làm giảm đi sức mạnh cơ thể, làm lu mờ lý trí, làm tê liệt tri giác của chúng ta — tất cả các thứ đó kiềm chế sự phát triển tâm linh. TTQ 25.2

    Chúa tiếp tục kể, người nông dân không phải luôn luôn gặp sự thất vọng. Đôi khi hạt giống rơi nhằm đất tốt nên ông gặt hái vụ mùa bội thu. “Hạt giống rơi nhằm đất tốt chỉ về người nghe, hiểu đạo và kết quả” (Ma-thi-ơ 13:23). Đây không nói riêng về một người nghe vô tội bởi vì Phúc âm được rao giảng cho những kẻ bị mất. Đúng hơn, tấm lòng trung tín thuộc về người có lòng tin cậy chắc chắn nơi Đức Thánh Linh, dám thú nhận tội lỗi, cảm thấy cần lòng khoan dung và tình yêu thương của Chúa. Ai tiếp nhận Kinh Thánh như là tiếng nói của Chúa mới là người học hỏi thật lòng. Thiên sứ của Chúa sẽ đến gần những ai chịu hạ mình tìm kiếm sự hướng dẫn thiêng liêng.TTQ 25.3

    Nếu lòng chúng ta trở thành “đất tốt”, chúng ta sẽ chọn cách lấp đầy trí óc chúng ta những suy nghĩ lớn lao và trong sạch. Chúa Giê-su sẽ sống trong chúng ta, sản sinh trái ngọt của lòng vâng phục và việc làm tốt đẹp. Tất cả rắc rối và khó khăn sẽ giúp chúng ta trở nên giống như Chúa Giê-su đến khi chúng ta tìm thấy được sự sống đời đời bằng cả tấm lòng, thậm chí phải trả giá là bị ngược đãi hoặc bị hãm hại mạng sống.TTQ 25.4

    Xuyên suốt câu truyện của người nông dân, Chúa Giê-su trưng dẫn rằng kết quả thu hoạch vụ mùa khác nhau tùy thuộc vào cây hấp thu đất. Hoàn cảnh nào cũng chỉ là một người nông dân và loại hạt giống như nhau. Chính vì vậy, nếu Lời Chúa không phát triển được trong lòng chúng ta có nghĩa là chúng ta cất giữ những rắc rối trong lòng mình. Chúng ta kiểm soát được kết quả. Sự thật là chúng ta không thể thay đổi bản thân mình, nhưng chúng ta có quyền chọn lựa, vì vậy chúng ta quyết định mình sẽ trở nên người như thế nào. Nếu trải nghiệm sống của chúng ta là một con đường bị chim ăn mất hay đầy sỏi đá, gai góc, cỏ dại, thì đâu cần phải tiếp tục đi theo con đường đó nữa. TTQ 25.5

    Thánh Linh của Chúa sẵn sàng bẻ gãy định kiến cũ và ban cho bạn một đời sống mới nếu như bạn cho phép lòng mình thành “đất tốt”, một người chịu nghe và thực hành Lời Chúa.TTQ 25.6

    Khi hạt giống Lời Ngài phát triển được bộ rễ đâm sâu xuống vùng đất màu mỡ trong lòng bạn, nó sẽ đâm chồi nảy lộc! Bằng sự hiệp nhất vô hình cuộc đời bạn với TTQ 25.7

    Chúa Giê-su, thông qua đức tin, đời sống tâm linh của bạn sẽ trổ hoa. Khi Chúa Giê-su gieo hạt giống tin lành vào miếng đất dễ tiếp thu trong lòng bạn, vụ mùa sẽ là niềm hân hoan, vui mừng cho bạn và cho cả thiên đàng!TTQ 26.1

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents