Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    CHƯƠNG 12—LÀM SAO KIỂM SOÁT NHỮNG MỐI NGHI NGỜ VÀ NHẦM LẪN

    Đừng bao giờ băn khoăn về việc bạn có được cứu hay không? Bởi vì khi đặt bản thân vào trọng tâm của thắc mắc đó thì những tư tưởng của bạn sẽ khiến bạn nghĩ mình trở thành trung tâm và dẫn đến thái độ xa cách Chúa. Ngay khi bạn gửi trao cuộc đời mình cho Chúa, hãy tin cậy Ngài, trò chuyện cùng Ngài, suy tưởng về Ngài. Hãy dẹp mọi nghi ngờ và lo sợ ra khỏi tâm trí bạn. Đó mới chính là cách kiểm soát.TTQ 44.1

    Đặc biệt với những thanh niên, họ tự phát hiện ra bản thân mình xuất phát từ những nghi ngờ. Đây là nguyên nhân của nhiều sự việc. Chẳng hạn như họ không thể hiểu một vài điều gì đó trong Kinh Thánh và tự hỏi có khi nào họ sẽ không bao giờ hiểu nữa. Có thể họ dường như không vượt qua được những nghi ngờ của mình. Ở đây có một vài điều cần phải lưu ý: Chúa không bao giờ đòi hỏi ai một điều gì mà không cho họ đủ bằng chứng để làm nền tảng đức tin của họ. Sự tồn tại của Ngài, tính cách của Ngài, tính trung thực của Kinh Thánh, tất cả có thể được chấp nhận bởi những bằng chứng hợp lý mà Ngài cung cấp. Chúa không dẹp bỏ khả năng nghi ngờ vì Ngài muốn chúng ta có niềm tin. Bất cứ ai muốn nghi ngờ cũng có thể tìm thấy đủ thứ lý do để biện hộ. Tương tự như vậy, bất cứ ai muốn biết lẽ thật là gì sẽ tìm thấy biết bao bằng chứng làm điểm tựa cho niềm tin của họ. TTQ 44.2

    Với trí khôn hạn hẹp, chúng ta không thể lĩnh hội được những điều vô hạn. Dù đầu óc thông minh nhất, con người học thức cao nhất cũng luôn phải đối mặt với sự bí ẩn rất cơ bản trong sự học hỏi về Chúa. Lời Chúa có những sự mầu nhiệm mà chúng ta không bao giờ hiểu được như: tội lỗi vào thế gian bằng cách nào, Chúa Giê-su giáng thế trong hình dáng một người phàm ra sao, làm sao Ngài có thể sống lại từ cõi chết, chúng ta được cứu ra sao. Tất cả những sự mầu nhiệm ở đây đều vượt ngoài sự hiểu biết đầy đủ của chúng ta. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta không tin! Chúng ta không thể hiểu cuộc sống ở thế giới vật lý này, thậm chí với hình thức đơn giản nhất, vì vậy không có gì lấy làm ngạc nhiên nếu chúng ta cần phải tìm tòi những sự mầu nhiệm trong thế giới tâm linh nơi mà chúng ta không thể đo lường được?TTQ 44.3

    Những người đa nghi thích tranh luận rằng có nhiều điều trong Kinh Thánh không thể hiểu, đó chính là một luận cứ hay giúp họ chống lại việc chấp nhận Lời Chúa. Nhưng bạn có thể diễn đạt ý đối lập một cách hấp dẫn rằng những sự mầu nhiệm của Kinh Thánh chính là chủ đề thuyết phục nhất vì khởi nguồn thiêng liêng của nó. Nghịch lý thay, nó lại chỉ dẫn cho chúng ta con đường giải thoát bằng cách đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể chọn để hiểu biết những gì có thể hiểu. Càng nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta càng tin chắc sâu sắc hơn tính trung thực của Lời Chúa.TTQ 44.4

    Tất cả chúng ta học Kinh Thánh bằng một giá trị thực chắc chắn và rồi thiếu tự tin nhận ra rằng chúng ta đang mặt đối mặt với một vài điều mà chúng ta không thể hiểu nổi cho dù chúng ta có học hành chăm chỉ đến đâu. Kế hoạch của Chúa là những sự thật trong Lời Ngài sẽ dần dần trở nên sáng tỏ cho chúng ta khi chúng ta đọc chúng. Điều đó xảy ra như vậy. Ngài cho chúng ta Thánh Linh để dẫn dắt suy nghĩ của chúng ta mỗi khi chúng ta đọc Kinh Thánh. Không lâu trước khi chịu thọ hình, Chúa đã nói với các sứ đồ rằng Ngài sẽ gửi Đức Thánh Linh xuống để dạy dỗ họ hiểu biết mọi lẽ thật. Ngài phán: “Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến thì Ngài sẽ dẫn các con vào mọi lẽ thật…Ngài sẽ lấy mọi điều thuộc về Ta mà rao bảo cho các con” (Giăng 16:13-14). Sự hiểu biết của bạn bắt đầu khi bạn đọc Lời Chúa, Đức Thánh Linh sẽ dẫn dắt, tận dụng năng lực suy luận và am hiểu Lời ban cho bạn. Vì vậy hãy mở sách cách kính cẩn, đó là Lời Chúa. Hãy cầu xin Đức Thánh Linh dẫn dắt và bạn sẽ nhận thấy bản thân mình không còn nghi ngờ gì nữa.TTQ 44.5

    Nhưng rủi như bất chấp những điều trên, nghi ngờ vẫn bám lấy bạn thì sao? Điều đó có vẻ cũng hợp lý nếu bạn tự hỏi bản thân rằng liệu sự phát triển kiến thức và hiểu biết ý muốn Chúa có cản trở dự định bạn muốn làm, nhưng bạn đã lỡ bắt đầu rồi mới nhận thức rằng nó không phải là nhiệm vụ Chúa dành cho bạn. Nếu có chuyện thật như vậy thì hãy quyết định là mối quan hệ của Chúa Giê-su với bạn phải quan trọng hơn bất cứ nhiệm vụ nào trong lối sống của bạn trước đây. Kinh Thánh có lời mời gọi như sau: “Khá nếm thử xem Chúa tốt lành dường bao!” (Thi Thiên 34:8). Vậy thì hãy “nếm” để nhận ân phước. Hãy nhớ lời Chúa Giê-su hứa rằng: “Hãy cầu xin đi, các con sẽ được”. Chúa Giê-su luôn mong muốn bạn hạnh phúc!TTQ 45.1

    Khi vượt qua sự chết để sống còn, bạn sẽ có thể nói: “Tôi cần giúp đỡ và tôi đã tìm thấy sự giúp sức trong Chúa Giê-su. Ngài đã trông thấy tôi bị đói khát tâm linh, còn bây giờ Kinh Thánh tiết lộ về Chúa Giê-su cho tôi”. Bởi đức tin, chúng ta có thể tưởng tượng về cõi vĩnh hằng và bám lấy lời hứa của Chúa để gia tăng khả năng hiểu biết khi Đức Thánh Linh sở hữu nhân tính của chúng ta. Không lâu sau, mọi thứ đã làm rối trí chúng ta trong việc nhận biết những ý muốn Chúa sẽ được tạo lập rõ ràng. Cũng như sứ đồ Phao-lô viết thư cho Hội thánh Cô-rinh-tô: “Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ; đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi biết chưa hết; đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy” (1 Cô-rinh-tô 13:12).TTQ 45.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents