Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    KINH THÁNH

    Và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Chúa Giê-su Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Chúa soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Chúa được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành (2 Ti-mô-thê 3:15-17).TTQ 74.3

    Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời; chính Kinh Thánh cũng làm chứng về Ta vậy (Giăng 5:39).TTQ 74.4

    Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách này: nếu ai thêm vào sách tiên tri này điều gì thì Chúa sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách này. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri này thì Chúa sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách này vậy (Khải Huyền 22:18, 19).TTQ 74.5

    Khi người ta nói với các ngươi hãy cầu hỏi đồng bóng và thầy bói là kẻ nói líu lo, lằm bằm, thì hãy đáp lại họ, một dân tộc sao không cầu hỏi Chúa của mình mà đi cầu hỏi kẻ chết cho người sống? Theo Kinh Luật và lời chứng, nếu họ không nói như lời này thì sẽ không có hừng đông cho họ (Ê-sai 8: 19, 20).TTQ 74.6

    Những người này cởi mở hơn người Tê-sa-lô-ni-ca; họ nhiệt thành tiếp nhận Đạo Chúa, hằng ngày tra cứu Thánh Kinh để xét xem lời giảng có đúng không (Công vụ 17:11).TTQ 74.7

    Kinh Thánh có giá trị giáo dục mạnh hơn tất cả những quyển sách của các nhà hiền triết mọi thời đại. Nhờ chứa đựng đa dạng về cách hành văn và chủ đề khác nhau, Kinh Thánh có điều gì đó lôi cuốn và dùng để truyền kiến thức đạo đức cho mọi người. Ánh sáng của sự mặc khải ấy soi rọi về thời quá khứ nơi mà các bản ghi chép của lịch sử bị sai không thể dùng để giải thích được. Thơ ca trong Kinh Thánh gợi lên điều kỳ diệu và quyền quản trị thế giới. Với vẻ đẹp rực rỡ, siêu phàm, quyền năng uy nghi, thể văn thống thiết, Kinh Thánh không thể đem so sánh với những sản phẩm thông minh nhất của các thiên tài loài người. Kinh Thánh chứa đựng âm thanh thật êm dịu và tài hùng biện làm say mê. Nó miêu tả sinh động những hành động dũng cảm của tính chính trực, những tấm gương về lòng hào hiệp cá nhân và danh giá cộng đồng, những bài học thánh thiện và trong sáng.TTQ 74.8

    Không gì có thể tiếp sinh lực cho trí tuệ và làm tinh thần mạnh mẽ hơn bằng việc học Lời Chúa. Không quyển sách nào có quyền năng nâng cao tư tưởng và phát sinh thêm tài năng bằng Kinh Thánh. Nếu chăm chỉ học Lời Chúa hàng ngày đủ mức cần thiết thì cả nam lẫn nữ đều sẽ được mở mang đầu óc, có nhân cách ưu tú, có mục đích kiên định, là điều hiếm thấy trong thời kỳ này. Tìm kiếm lẽ thật sẽ thưởng công cho những ai đi tìm, cứ mỗi khám phá mới sẽ mở ra những lĩnh vực giá trị để nghiên cứu. TTQ 75.1

    Chúng ta nên đánh giá cao Kinh Thánh bởi vì nó tiết lộ được ý Chúa. Từ Kinh Thánh, chúng ta biết được mục tiêu để sáng tác và làm sao để đạt được mục tiêu ấy. Chúng ta biết làm thế nào để sử dụng cuộc sống hiện tại cách khôn ngoan và làm thế nào để tồn tại trong tương lai. Không quyển sách nào có thể giải đáp thỏa đáng những chất vấn trí tuệ hoặc sự khát khao trong lòng. Khi chúng ta kiếm được trí thức từ Lời Chúa và áp dụng vào đời sống của chúng ta thì chúng ta có thể đứng lên từ những vị trí tận cùng thấp bé nhất trở thành con cái Chúa và bầu bạn với các thiên sứ vô tội.TTQ 75.2

    Khi nghiên cứu Kinh Thánh, hãy ngẫm nghĩ lại những lời nhận xét trong đời, coi như đó là giọng nói của Chúa đến với tâm hồn mình. Thỉnh thoảng, chúng ta có thể bị hoang mang vì lời nói của bạn bè; nhưng với Kinh Thánh, chúng ta có được lời tư vấn của Chúa trên tất cả mọi vấn đề quan trọng liên quan đến những mối lợi ích muôn đời của chúng ta. Thậm chí với những sự vụ không có gì thiêng liêng đi nữa thì chúng ta cũng vẫn tìm được sự thỏa thuận lớn lao từ Kinh Thánh. Lời dạy dỗ từ Kinh Thánh sẽ luôn luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh cá nhân, chuẩn bị sẵn cho chúng ta sức chịu đựng thử thách và giúp chúng ta sẵn sàng làm công việc Chúa giao phó.TTQ 75.3

    Kinh Thánh là tiếng nói của Chúa với chúng ta, chắc chắn như thể chúng ta nghe chính tiếng nói ngay bên tai mình. Nếu chúng ta nhận ra được điều này, chúng ta sẽ mở được Lời Chúa với cảm giác tôn kính yêu thích và nghiêm túc tìm kiếm luật pháp trong ấy. Đọc và thưởng ngoạn Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta biết ngắm nghía dưới cái nhìn của một khán giả về một Thượng Đế bất diệt. TTQ 75.4

    Quyển sách gì có thể so sánh nổi với Kinh Thánh đây? Lối dạy dỗ am tường của Kinh Thánh rất cần thiết cho mọi thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên cũng như người lớn tuổi, vì đó là lời Chúa gửi cho gia đình nhân loại quyển sách hướng dẫn về thiên quốc. Trong thế giới ngày nay, nhiều thứ bị trở thành thần tượng hóa, có nhiều triết lý sống và nhiều mộng tưởng. Không có sự hiểu biết của Kinh Thánh, giới trẻ không thể hiểu nổi đâu là lẽ thật, thế nào là sự khác biệt giữa linh thiêng và bình thường.TTQ 75.5

    Con dân của Thiên Chúa phải nhìn xem Kinh Thánh như là cách chống đỡ an toàn trước những tác động của các giáo sư giả và quyền lực lừa dối của những quỷ thần bóng đêm. Sa-tan tìm mọi cách có thể để ngăn cản mọi người hiểu biết Kinh Thánh bởi vì những sự dạy dỗ rõ ràng trong Kinh Thánh tiết lộ những trò lừa dối của nó. Cứ mỗi lần công việc của Chúa phục hồi thì hoàng tử bóng đêm càng hành xử điên cuồng hơn. Ngay bây giờ, Sa-tan đang áp dụng những nỗ lực mạnh nhất của hắn cho trận chiến cuối cùng với Chúa Giê-su và những người theo Ngài. Quỷ kế lợi hại còn sót lại đó là sẵn sàng mở rộng tầm mắt của chúng ta. Những kẻ chống lại Chúa Giê-su sẽ biểu diễn nhiều phép lạ để chúng ta tận mắt chứng kiến. Mọi vật giả mạo giống thật đến mức mà chỉ có một cách duy nhất để phân biệt sự khác nhau đó là Kinh Thánh. Mọi sự bày tỏ và phép lạ cần phải được kiểm chứng dựa trên các nguyên tắc của Kinh Thánh.TTQ 75.6

    Những ai cố gắng vâng phục tất cả điều răn của Chúa sẽ bị chống đối và chế giễu. Chúng ta chỉ có thể đứng trong Chúa. Thay vì đứng lên chống lại thử thách trước mặt, chúng ta phải thấu hiểu ý muốn Chúa đã tiết lộ trong Lời Ngài. Chúng ta chỉ có thể ca ngợi Chúa khi chúng ta hiểu tính cách, quyền cai trị và các ý định của Ngài. Chỉ những ai có sức mạnh tâm linh từ những lẽ thật của Kinh Thánh mới đứng vững trong cuộc xung đột dữ dội cuối cùng. Mỗi người chúng ta sẽ phải thi hành bài thử nghiệm thấm thía: Tôi sẽ vâng phục Chúa hay loài người? Thời khắc quyết định đó ở ngay trên đầu. Bước chân của chúng ta có đặt trên vầng đá lời Chúa không bao giờ thay đổi chưa? Chúng ta có chuẩn bị tư thế vững vàng phòng thủ bằng 10 điều răn của Chúa và lòng tin nơi Chúa Giê-su không? TTQ 76.1

    Khi Chúa gửi các lời cảnh báo quan trọng đến mức mà chúng được biểu tượng hóa thành các thiên sứ thánh bay lượn trên các tầng trời, chính là Chúa muốn mỗi chúng ta phải chú ý. Những bản án kinh sợ đe dọa sự thờ lạy con thú cùng tượng nó (Khải Huyền 14:9-11) sẽ dẫn dắt tất cả chúng ta trở lại hành động siêng năng nghiên cứu các lời tiên tri nhằm tìm ra thứ gì bị đánh dấu là con thú và làm thế nào để chúng ta có thể tránh tiếp nhận nó. Nhưng đại đa số con người thích quay lưng với lẽ thật, quay về các chuyện bịa đặt và chủ nghĩa thần bí. Sứ đồ Phao-lô đã cảnh báo, hãy nhìn xuống những ngày cuối cùng: “Sẽ có một thời kia, người ta sẽ không chịu nghe đạo lành” (2 Ti-mô-thê 4:3). Thời kia ở ngay đây. Hầu hết người ta không muốn lẽ thật của Kinh Thánh vì nó can thiệp vào những ước mơ tội lỗi của họ, những tấm lòng ham mê thế gian. Còn Sa-tan thì cung cấp những thứ lừa dối mà họ ưa chuộng. TTQ 76.2

    Nhưng Chúa sẽ có một nhóm người trên đất là những người duy trì Kinh Thánh, chỉ lấy Kinh Thánh làm tiêu chuẩn cho mọi giáo điều và nền tảng của mọi sự cải cách. Ý kiến của giới tri thức, suy luận khoa học, nhiều tín điều mâu thuẫn hay những quyết định của các tổ chức tôn giáo, tiếng nói của số đông — không điều gì trong số này sẽ là nền tảng hoặc dùng để chống lại bất kỳ quan điểm nào của lẽ thật tín ngưỡng. Thay vào đó, trước khi chấp nhận bất cứ sự dạy dỗ hoặc giáo lý nào, chúng ta phải đòi hỏi tính ngay thẳng mà nó cung cấp: “Đây là điều Chúa nói”.TTQ 76.3

    Sa-tan liên tục cố gắng gây chú ý đối với những người đứng về Chúa. Hắn khiến cho người ta nhìn các linh mục, mục sư, giáo sư thần học như là những người dẫn đường thay vì nghiên cứu Kinh Thánh để tìm xem bản thân họ nên sống và tin kính như thế nào.TTQ 76.4

    Thế lực ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo tôn giáo đã dẫn dắt đất nước Do Thái từ chối Chúa Giê-su của họ. Người kiểm soát những người này là các thầy tế lễ và thầy dạy luật, họ vẫn thể hiện qua hành động như thể họ cực kỳ sùng đạo. Nhưng họ lại từ chối kiểm chứng Kinh Thánh có liên quan gì đến những sự thật đặc biệt về thời đại này trong lịch sử trái đất. Thay vào đó, họ chỉ ra số lượng họ đông đảo bao nhiêu người, họ giàu có ra sao, nổi tiếng như thế nào… và nhạo báng những người duy trì lẽ thật bởi vì số này ít ỏi, nghèo nàn và không nổi tiếng, lòng trung tín đã tách biệt họ khỏi thế gian. TTQ 76.5

    Thậm chí Kinh Thánh viết đầy lời cảnh báo chống lại những giáo sư giả, vậy mà nhiều người ngày nay vẫn dựa vào các giới tu sĩ để xác định tâm linh của họ. Hàng ngàn thuộc viên trong hội thánh không thể đưa ra lý do nào khác cho lòng tin của họ hơn là những gì họ được các nhà lãnh đạo tôn giáo dạy dỗ. Họ hầu như từ chối lời giảng dạy của Chúa Giê-su và đặt hết lòng tự tin vào lời nói của các mục sư. Liệu các mục sư có kiến thức hoàn hảo không? Làm thế nào chúng ta có thể đặt tâm linh chúng ta vào sự dẫn dắt của họ trừ khi chúng ta biết họ đúng nếu chiếu theo Lời Chúa? Thiếu can đảm khi lập trường đơn độc đã khiến nhiều người bỏ chạy theo nghề nghiệp tri thức cao, họ miễn cưỡng đầu tư cho bản thân rồi trở nên bị trói buộc cách vô vọng trong hàng loạt lỗi lầm.TTQ 76.6

    Sa-tan sử dụng nhiều tác động nhằm bắt lấy những nạn nhân của hắn. Nhiều cộng sự với Sa-tan đã lấy sự lãng mạn của họ để gắn bó với những ai là kẻ thù của thập tự Đấng Christ. Cha mẹ, gia đình, vợ chồng hoặc bạn bè, những ai chống lại lẽ thật Kinh Thánh đều áp dụng quyền lực của họ để kiểm soát quan điểm đạo đức của các em. Hãy can đảm tin theo những nhận thức mà chính các em biết là tội lỗi!TTQ 77.1

    Khi có Kinh Thánh trong tầm tay, chúng ta thật không thể nào tôn vinh Chúa bằng những quan điểm sai trái. Các em có thể nghe nói rằng các em tin ai không quan trọng khi mà cuộc sống các em ngay thẳng. Nhưng cuộc đời các em được định hình bởi đức tin. Nếu lẽ thật còn giá trị mà chúng ta từ chối nó nghĩa là chúng ta đang chọn lấy tối tăm. TTQ 77.2

    “Đôi khi có con đường dường như chính đáng, nhưng cuối cùng là nẻo dẫn đến sự chết” (Châm ngôn 16:25). Không thể lấy sự ngu dốt để biện hộ cho tội lỗi khi con người có quá nhiều cơ hội nhận biết ý Chúa. Một thanh niên đi trên đường đến giao lộ giao nhau với đường cao tốc có các biển báo cho biết từng chỗ đường cao tốc dẫn vào, nếu như anh ta không để ý đến các biển báo và cứ chạy vào bất cứ đoạn đường nào mà anh ta thấy có vẻ hợp lý, anh ta có thể hoàn toàn thật thà, nhưng rồi anh ta sẽ dần dần thấy dường như mình đã đi sai đường. TTQ 77.3

    Chúa cho chúng ta Lời Ngài để chúng ta có thể trở nên quen thuộc với lời dạy dỗ trong ấy và tự nhận biết những gì Ngài đòi hỏi chúng ta. Khi chàng thanh niên giàu có trẻ tuổi đến với Chúa Giê-su bằng câu hỏi “Con phải làm sao để được cứu?”, Chúa Giê-su chỉ dẫn anh vào Kinh Thánh rằng: “Luật pháp viết gì? Anh đã đọc gì ở trong đó?” (Lu-ca 10:26). Tội lỗi không chừa một ai hoặc chịu buông tha họ khỏi sự trừng phạt vi phạm luật pháp Chúa khi họ có thể hiểu được các đòi hỏi của luật pháp. Có những ý định tốt lành thôi chưa đủ; thực hiện những gì các em nghĩ là đúng hay những việc mục sư nói với các em là đúng cũng chưa đủ. Sự cứu rỗi của các em đang lâm nguy và các em phải tự tìm lối thoát trong Kinh Thánh. Sự kết tội các em có mạnh đến đâu, lòng tự tin các em có như thế nào, dù các em có thể hiểu mục sư biết rõ đâu là lẽ thật, thì đây cũng không phải nền tảng cho các em. Các em có một biểu đồ chỉ ra mọi bước ngoặc trên con đường về thiên quốc nên các em không cần phỏng đoán bất cứ điều gì.TTQ 77.4

    Bổn phận đầu tiên và trên hết của chúng ta là nghiên cứu lẽ thật là gì trong Kinh Thánh để vâng theo những gì mà các em học hỏi được rồi động viên người khác cùng làm như vậy. Hàng ngày, chúng ta nên siêng năng học Kinh Thánh, phân tích mọi ý tưởng và so sánh sách này với sách kia của Kinh Thánh. Nhờ sự trợ giúp thiêng liêng, chúng ta sẽ hình thành quan điểm cá nhân, đúng như chúng ta trả lời trước Chúa về bản thân mình. TTQ 77.5

    Hầu hết các lẽ thật được tiết lộ rõ ràng trong Kinh Thánh, nhưng lại bị bao phủ bởi lòng dạ nghi ngờ và đen tối của một số nhà nghiên cứu thần học — những người giả bộ là những nhà nhận xét phê bình, họ dạy dỗ rằng Kinh Thánh có một sự huyền bí, kín giấu, ý nghĩa tâm linh vượt ngoài ranh giới ngôn ngữ. Đó là những giáo sư giả. Với loại người này, Chúa Giê-su đã cảnh báo: “Các ngươi không biết Kinh Thánh cũng không biết quyền phép Chúa sao?” (Mác 12:24). Ngôn ngữ Kinh Thánh nên được giải thích dựa vào ý nghĩa hiển nhiên của nó, trừ khi sử dụng vật tượng trưng hoặc phép ẩn dụ. Chúa Giê-su đã hứa: “Nếu ai làm theo ý muốn của Chúa thì sẽ biết đạo lý Ta có phải là bởi Chúa” (Giăng 7:17). Nếu các thanh niên nắm bắt được ý nghĩa Kinh Thánh, nếu họ không bị lầm đường lạc lối hay suy nghĩ bị xáo trộn vì các giáo sư giả họ thì công việc sẽ được hoàn tất, điều này làm các thiên sứ vui mừng và cũng là điều sẽ dẫn dắt hàng ngàn người đang lang thang trong tội lỗi tìm đến Chúa Giê-su. TTQ 77.6

    Chúng ta nên môn đồ hóa tư tưởng mình để nhất định học Kinh Thánh. Mặc dù chúng ta tập trung chú ý vào sự hiểu biết (trong giới hạn của nhân loại) về những điều sâu thẳm của Chúa, thì cũng hãy nhớ rằng chúng ta cần có tinh thần học hỏi thật sự giống như tính tình dễ dạy và dễ phục tùng của một đứa trẻ. Những chỗ khó hiểu trong Kinh Thánh có thể không bao giờ được thông suốt nếu sử dụng những phương pháp giống nhau, kiểu như cái móc sắt liên kết các vấn đề triết học. Chúng ta không nên nghiên cứu Kinh Thánh bằng sự tự lực kết hợp xem xét nhiều lĩnh vực khoa học, mà hãy thích cầu nguyện phó thác vào Chúa và tấm lòng khát khao học hỏi ý Ngài. Chúng ta nên học Kinh Thánh với tính khiêm nhường và tinh thần dễ dạy để tiếp nhận khối kiến thức từ Chúa của cả vũ trụ. Nếu không, ma quỷ sẽ làm mù lòa tâm trí chúng ta và khiến lòng chúng ta cứng cỏi đến nỗi không còn cảm động gì với lẽ thật.TTQ 78.1

    Sự hiểu biết lẽ thật Kinh Thánh không phụ thuộc nhiều vào khả năng trí tuệ theo ý muốn, mà là lòng khát khao mãnh liệt thi hành những việc đúng đắn.TTQ 78.2

    Đừng bao giờ học Kinh Thánh mà không cầu nguyện. Chỉ có Đức Thánh Linh mới có thể giúp chúng ta hiểu được những điều đơn giản mà lại quan trọng như thế nào, hoặc ngăn ngừa chúng ta hiểu lầm những đoạn khó hiểu. Công việc của các thiên sứ trên trời là dọn lòng chúng ta để thấu hiểu Lời Chúa và chiêm ngưỡng được vẻ đẹp Lời Ngài, thận trọng hơn nhờ những cảnh báo trong ấy, tiếp thêm nghị lực và mạnh mẽ lên từ những lời hứa. Chúng ta nên thực hành lời cầu nguyện của tác giả Thi Thiên cho mình: “Xin Chúa mở mắt tôi để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa” (Thi Thiên 119:18). Những sự cám dỗ thường xảy đến theo cách hấp dẫn khó cưỡng lại được, bởi vì (từ việc xao lãng cầu nguyện và học lời Chúa) chúng ta không thể nhớ nổi các lời hứa của Chúa để đối mặt Sa-tan bằng những vũ khí Kinh Thánh. Mặt khác, các thiên sứ bao quanh những ai sẵn lòng lắng nghe dạy dỗ những bí mật về thiên đàng, nên khi chúng ta gặp khủng hoảng thì các thiên sứ sẽ nhắc lại tâm trí những lẽ thật thực sự mà chúng ta cần.TTQ 78.3

    Chúa Giê-su hứa với các môn đồ: “Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh Ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các con mọi sự, nhắc lại cho các con nhớ mọi điều mà Ta đã phán cùng các con” (Giăng 14:26). Nhưng những lời dạy dỗ của Chúa Giê-su phải được cất giấu trước trong tâm trí chúng ta để Đức Thánh Linh khơi lại trí nhớ chúng ta vào thời khắc hiểm nguy. “Tôi giấu lời Chúa trong lòng tôi để tôi không phạm tội cùng Chúa” (Thi Thiên 119:11).TTQ 78.4

    Nếu các em quý trọng những lợi ích đời đời thì các em sẽ được bảo vệ khỏi những cuộc đột nhập của thái độ hoài nghi. Lẽ thật sẽ bị tấn công. Nó không thể duy trì ngoài phạm vi những lời mỉa mai châm biếm, ngụy biện, khôn lanh, thái độ phá hoại. Sa-tan linh động biến đổi những cách cám dỗ để liên tục tấn công mọi người. Hắn tấn công người dốt nát bằng những chuyện buồn cười hoặc hạ thấp họ, trong khi đó hắn tấn công người tri thức bằng những chuyện bất bình khoa học hay luận chứng triết học. Cả hai đều bị hắn lập kế hoạch trước nhằm khiến họ trở nên bất tín hoặc coi thường Kinh Thánh. Thậm chí với những người trẻ tuổi ít kinh nghiệm sống, thỉnh thoảng cũng dám có những lời nghi ngờ nói bóng gió liên quan đến giáo lý căn bản của Cơ Đốc nhân. Thái độ hoài nghi của họ (tính tình nông cạn) cũng làm ảnh hưởng đến người khác. Nhiều người bị dẫn dụ đến chuyện chế nhạo đức tin của tổ tiên họ và làm đau lòng Thánh Linh của ân điển (Hê-bơ-rơ 10:29). Nhiều người sống có kính trọng Chúa và tích cực tác động đến thế gian thì lại bị làm hư hỏng bởi lời nói bẩn thỉu của những kẻ không tin Chúa. Tất cả những ai tin vào quyết định khoe khoang khoác lác của con người thì suy luận và tưởng tượng rằng họ có thể giải thích những huyền bí siêu nhiên và đến với lẽ thật đơn độc bằng sự khôn ngoan của Chúa, họ sẽ bị vướng vào cái bẫy của Sa-tan.TTQ 78.5

    Chúng ta đang sống vào thời đại phê bình nhiều nhất của lịch sử thế giới. Số phận của mỗi người trên hành tinh này đã bị định đoạt. Tương lai hạnh phúc của chúng ta cũng như sự cứu rỗi cho người khác còn tùy thuộc vào đường lối mà chúng ta lựa chọn ngay bây giờ. Chúng ta cần được dẫn đường do chính Thánh Linh của lẽ thật. Tất cả những ai đi theo Chúa Giê-su nên nghiêm túc đặt câu hỏi: “Lạy Chúa, Ngài muốn con làm gì? (Công vụ các Sứ đồ 9:6, các bản dịch Kinh Thánh cũ bị mất câu hỏi này, nhưng một số bản tiếng Anh thì có). Chúng ta nên hạ mình trước Chúa bằng cách kiêng ăn cầu nguyện và trầm tư thật nhiều Lời Ngài, đặc biệt là những cảnh về xét xử. Chúng ta cần tìm hiểu kinh nghiệm sống dựa trên những điều của Chúa. Chúng ta không nên để mất một khoảng thời gian ngắn nào. Quan trọng nữa là những sự kiện đáng kể đang lấn chiếm thời gian xung quanh chúng ta; bởi chúng ta đang sống trên vùng đất bị quyến rũ của Sa-tan. Đừng mê ngủ nữa, hãy tỉnh thức trong Chúa! Kẻ thù đang rình mò xung quanh chờ đợi cơ hội các em lười nhác hoặc ngủ lơ mơ để chúng nó có thể nhảy chồm lên bắt các em làm con mồi. TTQ 79.1

    Các em có bị lừa dối về điều kiện có thật của mình trước mặt Chúa không? Các em có chúc mừng bản thân về những chuyện sai trái các em làm mà không dám thừa nhận, bỏ quên lòng tử tế và những hành động trắc ẩn Chúa đòi hỏi mà các em hờ hững không làm? Trong khu vườn của Chúa còn thiếu nhiều cây xanh. Chúa luôn mong đợi chúng ta ra hoa kết quả. Ngài gìn giữ để chúng ta có trách nhiệm với sai trái của mình và để thực hiện tất cả những điều tốt lành mà chúng ta có thể hoàn thành nhờ biết dựa vào ân điển của Ngài tiếp sức mạnh cho chúng ta. Chúa không muốn chúng ta làm lộn xộn khu vườn. Mặc dù vậy, thậm chí với trường hợp của những “người gây lộn xộn” cũng không phải là mất hết hy vọng. Tấm lòng của Chúa là tình yêu thương nhịn nhục đến nỗi chấp nhận bào chữa cho những kẻ từ chối lòng khoan dung của Chúa và ngược đãi ân điển Ngài (Ê-phê-sô 5:14,15).TTQ 79.2

    Khi kỳ kiểm tra quan trọng xảy ra, những ai lấy Lời Chúa làm chuẩn mực sống cho đời mình sẽ được công khai. Suốt mùa hè, không có sự khác biệt nào đáng chú ý giữa các cây trường xanh và những cây cối khác, nhưng khi gió mùa đông thổi đến, các cây trường xanh vẫn tồn tại không thay đổi trong khi các cây khác bị rụng hết lá. Hiện giờ, có thể không dễ gì phân biệt được những “Cơ Đốc nhân” bề ngoài với các Cơ Đốc nhân chân chính cho đến thời khắc phân chia rõ ràng bao phủ lên chúng ta. Nếu sự chống đối nổi lên, nếu thành kiến và tính khó chịu xảy ra, nếu sự ngược đãi bắt lửa thì tính gian dối và đạo đức giả sẽ bị chập chờn rồi chịu thua đức tin. Còn Cơ Đốc nhân chân thật sẽ đứng vững như một vầng đá, lòng tin của họ mạnh mẽ hơn, niềm hy vọng sáng ngời hơn bao giờ hết!TTQ 79.3

    Các em thanh niên thương mến, hãy cầu nguyện như thể các em chưa bao giờ cầu xin ánh sáng Mặt Trời Công bình chiếu soi lên Lời Chúa, để mà các em có thể hiểu được ý nghĩa thật sự của nó. Chúa Giê-su nài xin các môn đồ của Ngài hãy thực hiện giấc mơ kêu gọi thánh của họ thông qua Lời Chúa. Sau đó, các em cũng hãy chú ý cầu nguyện Đức Thánh Linh (Đấng dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật) ở cùng các em mỗi khi các em học hỏi Lời Thánh của Chúa.TTQ 80.1

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents