Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    CHƯƠNG 2—KHI CHÚA GIÊ-SU CÒN LÀ CON TRẺ ĐẾN LÚC TRƯỞNG THÀNH

    Con trẻ lớn lên, mạnh khoẻ, đầy dẫy sự khôn ngoan. Ân phúc của Đức Chúa Trời ở trên Ngài. Hằng năm, cha mẹ Chúa Giê-su đều đi Giê-ru-sa-lem dự lễ Vượt Qua. Khi mười hai tuổi, Ngài cùng cha mẹ lên đó dự lễ theo tục lệ. Các ngày lễ vừa xong, họ trở về quê, nhưng cậu bé Giê-su vẫn ở lại Giê-ru-sa-lem mà cha mẹ không hay biết. Họ đi suốt một ngày rồi mới hỏi bà con quen biết, vì tưởng Ngài vẫn còn đi chung trong đoàn. Tìm không được, họ quay trở lại Giê-ru-sa-lem để kiếm Ngài. Sau ba ngày thất lạc, họ tìm được Ngài trong đền thờ, đang ngồi giữa các thầy thông giáo Do Thái, vừa nghe vừa hỏi. Tất cả những người nghe đều kinh ngạc về sự hiểu biết và những lời đối đáp của Ngài. Tìm thấy Ngài, cha mẹ cũng ngạc nhiên, mẹ Ngài hỏi: “Con ơi, tại sao con gây nông nỗi này cho cha mẹ? Cha con và mẹ đã rất khổ tâm tìm kiếm con!” Ngài thưa: “Cha mẹ phải tìm kiếm con làm gì? Cha mẹ không biết con phải ở trong nhà Cha con sao?”, nhưng ông bà không hiểu lời Ngài nói với họ. Ngài theo cha mẹ về Na-za-rét và phục tùng họ. Mẹ Ngài ghi khắc mọi việc ấy trong lòng. Chúa Giê-su khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Chúa và loài người (Lu-ca 2: 40-52).TTQ 11.1

    Từ những năm đầu đời, trẻ em Do Thái bị các thầy thông giáo bao bọc uốn nắn bằng những luật lệ nghiêm khắc do họ đặt ra đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Riêng Chúa Giê-su không chứng tỏ bất kỳ mối quan tâm nào đối với phương pháp dạy dỗ này. Từ thời thơ ấu, Ngài đã hành động độc lập không phụ thuộc vào những giới hạn như vậy. Ngài liên tục học Kinh Thánh Cựu ước và dần dần nhận thức được tình trạng tâm linh của dân làng nơi Ngài sinh sống. Ngài nhận xét rằng các tiêu chuẩn của loài người và tiêu chuẩn của Chúa hoàn toàn đối lập nhau. Người ta gần như quên Lời Chúa và tuân giữ những truyền thống không có giá trị gì.TTQ 11.2

    Bằng cách cư xử nhẹ nhàng, Chúa Giê-su cố gắng làm hài lòng những người xung quanh Ngài. Các thầy thông giáo hiểu lầm tính hiền hậu này và tự trấn an rằng trước sau gì Ngài cũng thấm thía sự dạy dỗ của họ. Bởi vậy, khi họ chất vấn Ngài, Ngài hỏi lại phép tắc nào từ trong Kinh Thánh cho họ làm như vậy. Ngài có vẻ như tường tận Kinh Thánh từ đầu đến cuối. Các thầy thông giáo cảm thấy hổ thẹn vì bị một đứa trẻ dạy đời và tức giận với lập luận của Ngài. Họ nhanh chóng nhận ra rằng sự hiểu biết về tâm linh của thiếu niên Giê-su đã vượt quá xa họ. TTQ 11.3

    Từ thuở thiếu thời, Chúa Giê-su đã có lối cư xử tạo nhân cách riêng, không phải việc tôn trọng và kính yêu cha mẹ có thể khiến Ngài quay lưng lại với việc vâng phục Chúa (truyền thống trẻ con Do Thái luôn luôn vâng theo mọi lời cha mẹ dạy dỗ). Từng chữ trong Kinh Thánh chính là nguyên do cho mọi việc Ngài làm khác biệt với truyền thống gia đình. Các anh Ngài (con riêng trước kia của Giô-sép) đứng về phía các thầy thông giáo và khẳng định rằng dân sự phải vâng phục truyền thống cũng như vâng phục luật pháp của Chúa. Họ gọi Chúa Giê-su là “bướng bỉnh” khi Ngài giữ luật pháp Đức Chúa Trời một cách nghiêm ngặt. Họ kinh ngạc với khối kiến thức và sự khôn ngoan của Ngài khi nghe Ngài trả lời câu hỏi của các thầy thông giáo, họ nhận ra rằng học thức của Ngài đến từ một nơi cao siêu hơn nền giáo dục của họ.TTQ 11.4

    Một số người thích kết bạn với Chúa Giê-su vì tìm thấy sự bình an bên Ngài, nhưng phần lớn những bạn bè ngang hàng với Ngài lại né tránh vì họ cảm thấy tội lỗi khi đứng bên cạnh một đời sống trong sạch như vậy. Ngài rất lạc quan vui tính nên bạn bè thích kết giao và dễ đón nhận những lời đề nghị của Ngài. Nhưng họ thiếu kiên nhẫn với tính cẩn thận quá mức của Ngài nên gọi Ngài là người tỉ mỉ và khổ hạnh. TTQ 12.1

    Sự lựa chọn của Chúa Giê-su là một điều huyền bí đối với cha mẹ kể từ khi họ phát hiện ra Ngài trong đền thờ lúc 12 tuổi. Chẳng hạn như, những giờ phút hạnh phúc nhất của Ngài lại là lúc ở một mình ngoài thiên nhiên với Chúa Cha. Mỗi sáng sớm, Ngài đi đến một nơi yên tĩnh để suy nghĩ, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Sau đó, Ngài trở về làm những công việc lặt vặt trong gia đình. Ngài còn thích giúp đỡ người nghèo khổ và những con thú tội nghiệp.TTQ 12.2

    Chúa Giê-su nhìn thấy giá trị trong mỗi con người. Ngài đi ra đường để nói những lời động viên tốt đẹp đến những người đau ốm, người bị áp bức và thất vọng. Thỉnh thoảng, Ngài còn cho những kẻ đói phần ăn trưa của mình. Ngài cố gắng mang hy vọng chiến thắng tâm linh và đảm bảo mọi người được dự phần vào gia đình Chúa, kể cả hạng người bần tiện và không có gì lấy làm hứa hẹn.TTQ 12.3

    Có lúc tư tưởng bà Ma-ri mẹ Ngài cũng bị lung lạc giữa Chúa Giê-su và các anh Ngài. Các ông anh không muốn tin Chúa Giê-su là do Đức Chúa Trời gửi xuống. Nhưng họ thật khó chối bỏ tính cách thánh thiện của Ngài hoặc thực tế là sự hiện diện của Ngài đem đến một luồng không khí tươi mát thổi vào gia đình họ.TTQ 12.4

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents