Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    CHƯƠNG 10—BẢN ÁN ĐÓNG ĐINH TÀN BẠO

    Khi Phi-lát nghe những lời này, ông đưa Chúa Giê-su ra ngoài, và ngồi xử tại chỗ gọi là Thạch Sảnh (tiếng Do Thái từ “Gabbatha” nghĩa là lát đá). Hôm ấy là ngày Chuẩn bị của Lễ Vượt qua, khoảng giữa trưa. Phi-lát nói với dân chúng: “Đây là Vua của các người”. Họ gào thét: “Giết hắn đi! Giết hắn đi! Đóng đinh hắn trên thập tự giá!” Phi-lát hỏi họ: “Các người muốn ta đóng đinh Vua của các người sao?”. Các thượng tế trả lời: “Chúng tôi không có vua nào khác ngoài hoàng đế”. Sau đó, Phi-lát giao Chúa Giê-su cho họ đóng đinh. Họ liền giải Chúa Giê-su đi. Ngài đi ra, vác thập tự giá đi đến chỗ tên là Cái Sọ, tiếng Do Thái gọi là Gô-gô-tha. Tại đó, họ đóng đinh Ngài. Họ cũng đóng đinh hai người khác hai bên, còn Chúa Giê-su ở chính giữa. Phi-lát cho viết một tấm bảng treo lên cây thập tự ghi rằng: “Giê-su, người Na-za-rét, Vua dân Do Thái”. Nhiều người Do Thái đọc bảng này vì nơi Chúa Giê-su bị đóng đinh gần thành phố. Bảng này được ghi bằng các thứ tiếng Do Thái, La Tinh và Hy Lạp. Các thượng tế thưa cùng Phi-lát: Xin đừng ghi “Vua dân Do Thái”, nhưng đổi lại “Người này nói: Ta là Vua Do Thái”. Phi-lát trả lời: “Điều cần viết ta đã viết rồi”. Toán lính đóng đinh Chúa Giê-su xong, lấy áo Ngài chia làm bốn phần, mỗi người một phần. Còn áo trong của Ngài, vì dệt nguyên tấm không có đường may nên họ bảo nhau: “Đừng xé áo ra nhưng chúng ta hãy bắt thăm xem ai được”. Như vậy để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: “Chúng chia nhau áo xống Ta và bắt thăm lấy áo dài Ta”. Bọn lính đã làm đúng những điều đó. Trong lúc ấy, đứng gần thập tự giá có mẹ của Chúa Giê-su, dì của Ngài là bà Ma-ri vợ của Cờ-lê-ô-bát, và Ma-ri Ma-đơ-len. Đức Chúa Giê-su thấy mẹ Ngài và môn đệ Ngài yêu quí đứng đó thì thưa với mẹ: “Xin mẹ nhận người này làm con!”. Rồi Ngài bảo môn đệ ấy: “Đây là mẹ con!”. Từ lúc ấy, môn đệ này rước bà về ở với mình. Chúa Giê-su biết mọi việc đã hoàn tất để ứng nghiệm lời Kinh Thánh thì bảo: “Ta khát”. Tại đó có một bình đầy giấm, nên người ta lấy một miếng bọt biển nhúng giấm, gắn vào đầu một cành ngưu tất đưa lên tận miệng Ngài. Sau khi nếm giấm, Đức Chúa Giê-su thốt lên: “Mọi việc đã được trọn”. Đoạn, Ngài gục đầu xuống, trút linh hồn (Giăng 19:13-30).TTQ 35.1

    Khi tin tức về bản án của Chúa Giê-su lan nhanh khắp Giê-ru-sa-lem, một đoàn dân rất đông tụ họp đi theo Ngài dọc con đường dẫn lên Đồi Sọ. Khi Ngài bước ra khỏi cổng trường án Phi-lát, họ chất lên những vết bầm và đôi vai chảy máu của Ngài cây thập tự mà đáng lẽ ra nó đã dành cho Ba-na-ba. Nhưng cây thập tự quá nặng so với sức chịu đựng của Chúa Giê-su. Ngài đã không được ăn gì kể từ sau bữa ăn nhẹ trong Lễ Vượt Qua cùng các sứ đồ vào tối thứ Năm. Sau đó Ngài phải chiến đấu với Sa-tan ở vườn Ghết-sê-ma-nê, chịu đựng sự phản bội của Giu-đa, chứng kiến các sứ đồ chạy trốn bỏ rơi Ngài, chịu phạt trước mặt An-na, Cai-phe, Phi-lát và Hê-rốt, rồi hai lượt bị phạt quất roi trên lưng. Vì vậy, khi họ chất thập tự giá lên lưng là Ngài bị ngã quỵ xuống. Chắc chắn không một con người nào đứng nổi khi lâm vào hoàn cảnh này.TTQ 35.2

    Bà Ma-ri đang đứng bên cạnh sứ đồ Giăng, nhìn thấy Con Trai té ngã. Bà nóng lòng muốn giơ hai tay giữ lấy vết thương trên đầu Ngài và lau vầng trán đã một thời từng ngủ ngon trên ngực bà. Nhưng bà không được phép làm.TTQ 36.1

    Vào lúc ấy, có một người Hy Lạp tên là Si-môn đang từ vùng quê đến, ông nhận ra mình đang đi lẫn trong đám đông. Ông nghe tiếng kêu gào chế nhạo: “Hãy tránh đường cho Vua dân Do Thái!”. Quá đỗi ngạc nhiên trước thái độ hung ác và hành vi khêu chiến không thể tin được, ông dừng lại để bày tỏ lòng trắc ẩn với Chúa Giê-su. Mấy tên lính chụp lấy ông, đặt cây thập tự của Chúa Giê-su lên vai ông rồi ép buộc ông vác nó lên Đồi Sọ. Cả phần đời còn lại sau đó của Si-môn, ông nhìn nhận sự kiện này như là một đặc ân có được cơ hội chấp nhận thập tự giá của Đấng Christ.TTQ 36.2

    Những phụ nữ trong đám đông theo dõi diễn tiến với lòng quan tâm sâu sắc. Vài người trong số họ đã từng biết Chúa Giê-su khi họ mang người thân đến cho Ngài chữa bệnh. Họ quá sửng sốt với cách bày tỏ thái độ căm hờn của đám người đang giận dữ, họ cảm thấy lòng mình tan vỡ vì thương xót Ngài. Khi Chúa Giê-su choáng váng ngã xuống dưới chân thập tự giá, họ há hốc miệng vì kinh ngạc rồi gào khóc thảm thiết. Tiếng khóc lóc thê lương của họ làm Chúa Giê-su chú ý khi Ngài loạng choạng bước đi. Mặc dù đang gánh chịu sự đau đớn quá mức vì nhận lãnh tội lỗi của cả nhân loại, Ngài cũng ráng xoay lại nhìn họ với lòng thương cảm. Họ không phải là môn đồ Ngài. Họ không khóc Ngài như khóc cho Con của Chúa, mà họ công khai bày tỏ lòng thương hại Ngài. Chúa Giê-su có lưu tâm. Mặc dù Ngài hiểu sự đồng cảm của họ, nhưng Ngài còn mối quan tâm lớn hơn đó là tương lai của họ. Sự tồn tại vĩnh hằng của họ sẽ là nơi nào?TTQ 36.3

    Đến nơi thi hành án, ba tù nhân liền bị trói vào cọc hình tra tấn. Hai tên trộm kháng cự và chúng bị vật ngã xuống thập tự, còn Chúa Giê-su thì không bày tỏ sự chống đối gì. Bà Ma-ri (đang được Giăng nâng đỡ) đứng nhìn và hy vọng bằng cách nào đó Chúa Giê-su sẽ chứng tỏ mình. Nhớ sự mô tả của Ngài về cảnh tượng rất thật này, giờ đây trong đầu bà hiện ra những gì bà từng nghe Ngài nói. TTQ 36.4

    Đầu óc bà Ma-ri quay cuồng với hàng loạt thắc mắc. Liệu Con Trai bà (Đấng có thể sống lại từ cõi chết) lại cho phép bọn kia đóng đinh Ngài sao? Bà sẽ phải từ bỏ lòng tin của mình vào sứ mạng cứu rỗi của Ngài? Chẳng lẽ bà không còn cách nào khác để giúp Ngài cảm thấy đõ đau đớn hơn? Bà nén lòng theo dõi từng chút một suốt qui trình thi hành án tàn ác của chúng cho đến khi mấy tên lính căng tay Ngài ra để đóng đinh xuyên qua. Đến lúc ấy bà mới bị ngất xỉu rồi được đưa ra ngoài. TTQ 36.5

    Suốt quá trình thử thách, Chúa Giê-su không mở miệng nói một lời phàn nàn gì. Ngài chỉ thì thào trong lời cầu nguyện thương hại: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ đang làm” (Lu-ca 23:34). Lời cầu nguyện của Ngài hôm đó tỏ ý muốn xin cho tất cả mọi người trên trần gian này, từ thời sáng thế đến kỳ chung cuộc. Tất cả chúng ta đều có lỗi vì hình phạt Chúa Giê-su, nhưng Ngài dâng tặng cho chúng ta sự tha thứ để bây giờ chúng ta có thể cảm thấy bình an và cầu xin lời hứa của Ngài về sự sống đời đời.TTQ 36.6

    Sau khi mấy tên lính đóng đinh Chúa Giê-su lên cây thập tự, chúng dựng đứng lên rồi ném thật mạnh xuống đất. Hành động này làm thể xác Chúa Giê-su bị đau đớn tột cùng. Chúng đóng một tấm bảng trên đầu Ngài viết bằng ba thứ tiếng Do Thái, La-tinh và Hy Lạp: “Giê-su người Na-za-rét, Vua dân Do Thái”. Do ý trời, cũng nhờ dấu hiệu đó mà hàng ngàn du khách từ các nước lân cận về Giê-ru-sa-lem dự Lễ Vượt Qua được nghe sự thật về Chúa Giê-su lần đầu tiên trong đời họ.TTQ 36.7

    Bằng một cử chỉ nhân đạo nhỏ nhoi, mấy tên lính La Mã được phép cho các phạm nhân bị đóng đinh trên thập tự nuốt một chút chất gây nghiện nhằm giảm bớt sự đau đớn về thể xác. Tuy nhiên, khi chúng đưa cho Chúa Giê-su, Ngài nếm và từ chối. Ngài không muốn đầu óc của mình trở nên lú lẫn vì cách này. Ngài muốn tinh thần tỉnh táo để tìm chút sức mạnh bám víu vào lòng tin cậy Chúa Cha.TTQ 37.1

    Sự nhạo báng vẫn tiếp tục suốt ngày dài mòn mỏi trôi qua. Các nhà lãnh đạo tôn giáo gia nhập đám đông để phỉ báng Chúa Giê-su bằng những lời mắng nhiếc cay độc: “Nếu ngươi là Con Chúa, hãy xuống khỏi cây thập tự”, “Nó đã cứu người khác mà không tự cứu mình được” (Ma-thi-ơ 27:40,42). Những lời chế nhạo của họ chứa đựng một sự thật phũ phàng — Chúa Giê-su có thể tự mình xuống khỏi thập tự giá, nhưng nếu Ngài làm vậy để tự cứu lấy mình thì Ngài không thể cứu bất kỳ tội nhân nào nữa.TTQ 37.2

    Trong suốt thời gian đau đớn cùng cực cả thể xác lẫn tinh thần, Chúa Giê-su tìm được một chút an ủi từ cuộc đối thoại ngắn ngủi bắt đầu bởi lời đề nghị từ tên trộm mới vừa ăn năn hối lỗi bị treo bên cạnh Ngài. Khi quân lính đóng đinh mấy tên trộm lên cây thập tự, cả hai bọn chúng đều nhạo báng Chúa Giê-su, nhưng mấy giờ trôi qua, một sự thay đổi đã xảy ra với một người. Hắn ta không phải là trộm chuyên nghiệp. Cuộc đời của hắn trước đây đã từng thấy sứ mạng của Chúa Giê-su, rồi sau đó bị tuyên án bởi những tội hắn gây ra. Nhưng chỉ vì cáo trạng của mấy thầy thông giáo mà nhận thức tội lỗi của hai kẻ trộm này giảm bớt đi. Do nghe lời xúi bậy của lũ bạn bè xấu, hắn đã lựa chọn sai lầm, đắm mình trong lối sống tội lỗi và kết thúc bằng việc bị bắt, tra khảo và bị kết án tử hình.TTQ 37.3

    Trong khi đa số đám đông ở Đồi Sọ nhạo báng Chúa Giê-su, vẫn có một số người đã từng nghe, nhớ lại lời Chúa và những hành vi đầy lòng trắc ẩn của Ngài, họ đã lặng lẽ bênh vực Ngài. Khi nghe những người này kể lể, tên trộm như được thức tỉnh tội lỗi trước đây. Quay sang tên trộm kia, hắn nói: “Ngươi không sợ Chúa sao, hãy xem ngươi cũng đang chịu chung hình phạt đó?”. Mấy tên trộm đang chờ chết không còn chuyện gì sợ loài người nữa, nhưng còn Chúa và lương tâm? Tên trộm mới ăn năn đã rên rỉ rằng chúng đang nhận lãnh hậu quả vì đời sống tội lỗi của chúng, nhưng nhìn Chúa Giê-su, hắn kêu lên: “Người này không làm một điều gì sai trái” (Lu-ca 23:41).TTQ 37.4

    Tên trộm càng nghĩ nhiều thì lòng nghi ngờ càng bắt đầu tan biến. Hắn nhớ lại những gì đã nghe về Chúa Giê-su, nhớ những người được Ngài chữa lành bệnh, nhớ những tội nhân được Ngài tha thứ. Hắn liếc nhìn các đồ đệ của Chúa đang khóc dưới chân, đọc biển báo trên đầu Chúa Giê-su, rồi từng bước một, Đức Thánh Linh xâu chuỗi những bằng chứng lại với nhau. Hắn nhận ra rằng Chúa Giê-su là Chiên Con của Đức Chúa Trời đang cất lấy tội lỗi của cả thế gian. Tâm trạng pha trộn giữa hy vọng và sợ hãi, tên trộm ngước sang Chúa Giê-su rồi van xin: “Lạy Chúa Giê-su, khi vào đến Nước Ngài rồi xin nhớ đến con!”. Ngay lập tức, hắn nghe lời cam kết kinh ngạc: “Quả thật Ta nói cùng con, hôm nay con sẽ được ở với Ta trong nơi thiên đàng” (Lu-ca 23:43). TTQ 37.5

    Khi Chúa Giê-su nhìn quanh đám đông đang ở bên dưới, Ngài thấy mẹ và sứ đồ Giăng. Cảm nhận giây phút lâm chung của Chúa Giê-su đến gần, Giăng đưa bà trở lại chân thập tự. Lúc hấp hối, Chúa Giê-su còn nghĩ đến những nhu cầu cần thiết của mẹ Ngài. Trông gương mặt tiều tụy vì đau buồn của bà rồi nhìn Giăng, Ngài nói với bà: “Đây là con của mẹ”. Sau đó nhìn Giăng, Ngài giao nhiệm vụ: “Đây là mẹ của con”. Giăng hiểu hết ý nghĩa những từ này nên ông đưa bà Ma-ri về nhà mình chăm sóc trọn quãng đời còn lại của bà. TTQ 37.6

    Suốt thời gian chịu đựng tội lỗi khủng khiếp của cả nhân loại, Chúa Giê-su bị cất mất đi sự hiện diện của Chúa Cha. Sự tước đoạt khủng khiếp đó lại rơi ngay vào thời điểm nỗi thống khổ dâng tột cùng, điều đó đã đâm thủng trái tim Ngài, một nỗi đau buồn mà không người nào trên trần gian này có thể nhận thức thấu đáo được. Nỗi đau đớn vì bị chia lìa với Chúa Cha thậm chí còn nhức nhối hơn cái đau đớn thịt da tan nát mà Ngài đang chịu đựng. Suốt hàng giờ cô đơn này, Chúa Giê-su lo sợ rằng trong mắt Cha Ngài tội lỗi quá ghê tởm đến mức Họ sẽ bị xa lìa nhau mãi mãi. Cuối cùng, cảm nhận cơn giận dữ của Đức Chúa Trời trút xuống tội ác của toàn nhân loại mà Chúa Giê-su đang gánh vác trong vai trò Người thay thế đã làm tan nát trái tim Ngài. Với trải nghiệm này, Chúa Giê-su nhận biết được cảm giác giống những tội nhân ngoan cố sẽ phải trải nghiệm vào thời kỳ cuối cùng khi mà ân điển của Chúa rút khỏi thế gian.TTQ 38.1

    Thậm chí mặt trời cũng từ chối chứng kiến cảnh tượng thảm thương đó. Vào giữa trưa, nhưng bóng tối bao phủ xuống thập tự khoảng ba giờ liền. Trong màn đêm kỳ lạ này, ánh sáng bỗng dưng lóe lên, thập tự và Người bị đóng đinh vụt sáng. Trước sự kiện thiên nhiên kỳ lạ và không thể giải thích được, các nhà lãnh đạo tôn giáo, những kẻ hành hình và đám đông đay nghiến kia ngỡ rằng thời kỳ trừng phạt những gì họ làm đã đến. Sau đó, khoảng 3 giờ chiều họ nghe tiếng Chúa Giê-su kêu khóc: “Đức Chúa Trời của con ơi! Đức Chúa Trời của con ơi! Sao Ngài lìa bỏ con?” (Ma-thi-ơ 27:46).TTQ 38.2

    Hãy hình dung ra cảnh tượng này. Con Trai vô tội của Đức Chúa Trời bị treo lên để chết dần dần trên cây thập tự. Lưng Ngài bị xé vụn sau hai đợt tra tấn bằng roi. Hai bàn tay Ngài đã từng liên tục đưa ra để ban ân phúc cho nhiều người thì nay bị đóng đinh vào thanh gỗ. Bàn chân Ngài từng rảo bước không mệt nhọc khắp mọi nẻo đường để rao truyền sứ mạng yêu thương giờ này cũng bị đóng đinh. Vầng trán cao quý của Ngài bị mão gai nhọn đâm nát do đám đông muốn chế giễu. Ngài phải đơn độc chịu đựng tất cả những khổ đau này mà không còn sự hiện diện nâng đỡ của Chúa Cha. Đừng bao giờ quên rằng vì bạn mà Chúa Giê-su đồng ý chịu đựng gánh nặng tội lỗi không thể tin được! Ngài đã chết để mở cánh cổng Thiên đàng cho bạn!TTQ 38.3

    Sau buổi chiều thứ Sáu đẫm máu đó, một giọng nói phát ra từ thập tự giá chính giữa. Một âm thanh hoàn hảo mà tất cả Đồi Sọ đều có thể nghe, Chúa Giê-su loan báo: “Mọi việc đã được trọn” (Giăng 19:30). Ngài lấy hết hơi tàn: “Lạy Cha, Con xin giao linh hồn lại trong tay Cha”. Ngay lúc đó có một luồn ánh sáng bao quanh thập tự, gương mặt Chúa Giê-su bừng sáng như ánh mặt trời. Rồi Ngài gục đầu xuống và… trút hơi thở cuối cùng. TTQ 38.4

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents