Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    CHƯƠNG 7—CẦU NGUYỆN NHƯ THẾ NÀO

    “Khi các con cầu nguyện, đừng như bọn đạo đức giả, vì họ thích đứng cầu nguyện trong hội đường hay nơi quảng trường cho người ta thấy. Thật, Ta bảo các con, họ đã nhận đầy đủ phần thưởng của mình rồi. Riêng phần con, khi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng đóng cửa lại, cầu nguyện với Cha con, là Đấng ở trong nơi kín đáo và Cha con, là Đấng thấy trong nơi kín đáo ấy, sẽ thưởng cho con. Khi cầu nguyện đừng lặp đi lặp lại như người ngoại, vì họ tưởng cầu nhiều lời sẽ được nhậm. Vậy, đừng bắt chước họ, vì Cha biết các con cần gì trước khi các con cầu xin. Các con hãy cầu nguyện như thế này: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, Danh Cha được thánh, Nước Cha được đến, Ý Cha được nên, ở đất như trời. Xin cho chúng con hôm nay đồ ăn đủ ngày. Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ. Nếu các con tha tội cho người ta, thì Cha các con ở trên trời cũng sẽ tha cho các con. Nếu các con không tha tội cho người ta, Cha các con cũng sẽ không tha tội các con” (Ma-thi-ơ 6: 5-15).TTQ 27.1

    Chúa liên tục bày tỏ với chúng ta qua thiên nhiên, qua Kinh Thánh, qua những sự tương tác có phù trợ của Ngài. Nhưng điều đó không đủ sức giữ gìn mối quan hệ mật thiết của chúng ta với Chúa. Chúng ta cần phải trò chuyện với Ngài nữa. Cầu nguyện là mở tấm lòng chúng ta ra với Chúa như cách chúng ta làm với một người bạn. Cầu nguyện không phải là đem Chúa xuống với chúng ta mà là nâng chúng ta lên với Ngài.TTQ 27.2

    Khi Chúa Giê-su còn sống ở trần gian, Ngài đã dạy các môn đồ cầu nguyện ra sao. Ngài bảo họ hãy tâm sự với Chúa về các nhu cầu họ cần và chia sẻ với Chúa hết những khó khăn, thử thách mà họ gặp phải. Chúa Giê-su phán bằng chính kinh nghiệm sống của bản thân. Ngày này qua ngày nọ, Chúa Giê-su phải chịu đựng đủ thứ kiểu tội lỗi bao trùm nên Ngài cần giãi bày với Đức Chúa Cha. Đó là cách mà Ngài tìm được nguồn an ủi và sức mạnh để tiếp tục sống. Nếu chính Chúa Giê-su còn cảm thấy cần phải cầu nguyện thường xuyên và liên tục, thì chúng ta lại càng phải làm như vậy nữa. TTQ 27.3

    Đừng bao giờ miễn cưỡng cầu nguyện vì cầu nguyện là chìa khóa nằm trong bàn tay đức tin dùng để mở cửa kho báu thiên đàng. Nếu không thường xuyên cầu nguyện thì con đường chúng ta đi sẽ bị lâm vào nguy cơ bất cẩn rồi lạc lối. TTQ 27.4

    Bây giờ, có vài điều kiện để chúng ta có thể mong đợi Chúa lắng nghe và đáp ứng lời cầu xin của chúng ta. Trước lúc bắt đầu, chúng ta phải cảm thấy thật sự cần Ngài giúp đỡ. Chúng ta sẽ không thể nhận được ân phước Chúa, trừ khi chúng ta mở lòng mình ra cho Đức Thánh Linh chi phối. Kinh Thánh ghi rằng: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ, cửa sẽ mở cho” (Ma-thi-ơ 7:7). TTQ 27.5

    Tiếp theo, chúng ta cần phải có đức tin. Chúa Giê-su nói với các môn đồ Ngài rằng: “Bất cứ điều gì các con cầu nguyện và nài xin, hãy tin mình đã được thì các con sẽ được như vậy” (Mác 11:24). Thậm chí khi chúng ta không nhận được chính xác những gì chúng ta cầu xin, chúng ta cũng cần tin tưởng, chúng ta cần phải có đức tin. Khi lời cầu xin dường như không được đáp ứng, cũng nên kiên nhẫn, từ từ đừng vội! Hãy tin tưởng, trông cậy vào lời hứa, lời cầu xin sẽ được nhậm thôi. Chúa là Đấng Toàn năng nên Ngài không bao giờ mắc phải sai sót nào và cũng là Đấng Toàn tri nên thừa sức giúp chúng ta lựa chọn điều đúng, Ngài luôn để dành điều tốt đẹp nhất cho chúng ta mà thôi.TTQ 27.6

    Mỗi khi chúng ta cầu xin Chúa điều gì, chúng ta nên có một tấm lòng tha thứ. Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta đức tính này trong lời cầu nguyện mẫu của Ngài: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con” (Ma-thi-ơ 6:12). Nếu chúng ta mong muốn Chúa nhậm lời cầu nguyện của mình thì chúng ta phải tha thứ cho người khác theo cách như vậy và cùng mức độ bằng với hy vọng chúng ta được tha thứ.TTQ 28.1

    Hàng ngày, lời cầu nguyện liên tục sẽ gìn giữ đời sống của chúng ta hiệp nhất với Chúa, vì thế chúng ta đừng bao giờ cho phép bất cứ chuyện gì ngăn chặn sự cầu nguyện thông công với Chúa. Cầu nguyện cùng người khác, cùng gia đình, nhưng trên hết, hãy dành thời gian cầu nguyện riêng vì đây là sự sống còn cho tâm linh.TTQ 28.2

    Bạn sẽ nói gì với Chúa trong những lời cầu nguyện riêng? Mọi thứ! Những khát khao và nhu cầu của bạn, chuyện vui buồn, rắc rối và lo sợ, tâm sự với Chúa cái gì cũng được. Ngài không bao giờ xem xét coi bạn kể một lời đơn giản hay đòi hỏi phải là một gánh nặng, bạn muốn nói bao lâu, nói bao nhiêu cũng không thành vấn đề. TTQ 28.3

    Chắc chắn không phải cái gì cũng thật to lớn thì Ngài mới chú ý, hãy nhớ rằng Chúa cai quản mọi vật trong vũ trụ. Cũng không phải chuyện gì nho nhỏ thì Ngài mới quan tâm và muốn giúp bạn. Nếu có thứ gì đó liên quan đến bạn thì cũng liên quan đến Ngài nữa.TTQ 28.4

    Chúa Giê-su phán: “Bất cứ điều gì các con nhân danh Ta cầu xin, Ta sẽ làm cho” (Giăng 14:13). Cầu nguyện nhân danh Chúa Giê-su nghĩa là còn nhiều hơn việc không chỉ đơn thuần đề cập đến danh Chúa lúc bắt đầu và kết thúc một lời cầu nguyện. Điều đó có nghĩa là cầu nguyện nhân danh Chúa Giê-su, tin cậy các lời hứa của Ngài, dựa trên ân điển Ngài và hành động như Ngài sẽ cho chúng ta hành vi đó. TTQ 28.5

    Chúa không đòi hỏi chúng ta trở thành ẩn sĩ hay thầy tu và phải tách biệt khỏi thế giới này. Ngài kêu gọi chúng ta sống như Chúa Giê-su, lúc thì như giữa “ngọn núi cô lập và bình thản”, lúc thì tiếp xúc với các đám đông ở những nơi chúng ta sống, học tập và làm việc mỗi ngày. Cứ luân phiên như thế, bởi vì một người không làm gì mà chỉ cầu nguyện sẽ sớm dừng việc cầu nguyện thành khẩn. TTQ 28.6

    Nếu chúng ta nói chuyện với Chúa mỗi khi nhận thấy Ngài có biểu hiện chăm sóc cho chúng ta thì suốt ngày chúng ta sẽ khó dừng tâm sự với Chúa qua lời cầu nguyện! Chúng ta tán gẫu với bạn bè về cuộc sống của mình vì sự quan tâm của chúng ta nằm ở chỗ đó. Chúng ta nói về bạn bè vì chúng ta yêu thương họ. May quá, chúng ta còn một lý do quan trọng hơn rất nhiều để kính yêu Chúa hơn bạn bè mình, vì vậy đó chính là lẽ tự nhiên nhất trên đời để đặt Ngài ưu tiên hàng đầu trong mọi suy nghĩ của chúng ta, để bàn về lòng tốt của Ngài và chia sẻ quyền năng Ngài vào cuộc sống chúng ta.TTQ 28.7

    Thời giờ cầu nguyện của chúng ta không nên chỉ có nài xin. Khi cầu nguyện, chúng ta cần phải dành thời gian để diễn tả những lời cảm tạ về những cách Chúa đã hướng dẫn và ban ơn. Chúa như một người cha nhân hậu và khoan dung. Vì vậy, nếu phục vụ Ngài thì đừng bao giờ có suy nghĩ nó là nhiệm vụ ảm đạm và buồn bã. Chúng ta cần trở nên vui tươi và hứng thú. Những lúc cầu nguyện riêng, hãy nghĩ về thập tự giá của Ngài, tình yêu của Ngài, sự hy sinh của Ngài, sau đó bắt đầu diễn tả những lời tạ ơn và khen ngợi món quà quý giá Ngài cho bạn. Bạn sẽ nhận biết rằng Chúa Giê-su yêu thương, quan tâm chăm sóc, ban cho bạn niềm phấn khởi thực hiện các hoạt động trong ngày, hãy nhận biết rằng Chúa Giê-su mong chờ đồng hành với bạn như người Bạn tốt nhất. TTQ 28.8

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents