Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Thiện Ác Đấu Tranh

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    13—Tại Hà Lan Và Scandinavia

    TẠI HÀ LAN, sự độc tài của giáo hoàng sớm gây nên sự chống đối quyết liệt. Trước Luther đọ bảy trăm năm, giáo hoàng đã bị hai giám mục tố cáo không chút sợ hãi, khi họ được cử đến làm đại sứ tại La Mã và đã có dịp nhìn thấy rõ bản tánh thật của “đức thánh cha”: Đức Chúa Trời “đã ban cho hội thánh là hoàng hậu của Ngài, một sự dự bị cao quý và đời đời cho gia đình nàng, với một của hồi môn không phai tàn hay hư nát, cùng ban cho nàng vương miện và cây trượng vĩnh cửu; . . . vậy mà như tên trộm, ông đã ngăn chận tất cả những ân huệ đó. Ông đã tự đặt mình trong đền thờ của Đức Chúa Trời; thay vì là người chăn, ông đã trở nên chó sói đối với bầy chiên mình; . . . Ông muốn chúng tôi tin rằng ông là một giám mục tối cao, nhưng ông lại hành động như một kẻ độc tài. . . . Thay vì phải là người phục vụ, như ông đã tự xưng, ông lại làm như vua trên muôn vua. . . . Ông đã khinh thường các mạng lệnh của Đức Chúa Trời. . . . Đức Thánh Linh là Đấng thành lập các hội thánh trong khắp thế gian. . . . Thành của Đức Chúa Trời mà chúng ta la công dân, gồm tất cả các miền của thiên đàng; và thành ấy lớn hơn cả thành mà các tiên tri gọi là Ba-by-lôn, tự xưng là thành thánh, coi như ngang hàng với thiên đàng, và tự khoe rằng sự khôn ngoan của mình là bất diệt; và cuối cùng, không có lý do nào, mà tự xưng là không bao giờ sai lầm, hay không thể sai được.”—Gerard Brandt, History of the Reformation in and About the Low Countries, quyển 1, trang 6.TT20 212.1

    Từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, nhiều người đã đứng lên phản đối như vậy. Có những vị giáo sĩ đầu tiên đi đến nhiều xứ, và được gọi bằng nhiều ten khác nhau, họ có đặc tánh của các giáo sĩ Vaudois, rao giảng tin lành khắp nơi và họ đã đến xứ Hà Lan. Giáo lý của họ được truyền bá nhanh chóng. Họ dịch Kinh Thánh Waldensian từ tiếng Vaudois ra tiếng Hà Lan. Họ tuyên bố, “Trong Kinh Thánh có mối lợi lớn; không có lời diễu cợt, không có chuyện thần thoại, không có sự lừa dối, nhưng là những lời của lẽ thật; thỉnh thoảng gặp một vài chỗ khó hiểu, tuy nhiên sự tốt lành và ngọt ngào có thể khám phá một cách dễ dàng trong sách đó.”—Gerard Brandt, History of the Reformation in and About the Low Countries, quyển 1, trang 14. Đó là lời của những người có đức tin của tổ phụ trong thế kỷ thứ mười hai.TT20 213.1

    Bây giờ sự đàn áp tôn giáo của La Mã bắt đầu; tuy nhiên giữa những giàn hỏa và tra tấn, số tín đồ tiếp tục gia tăng, họ cương quyết tuyên bố rằng Kinh Thánh là uy quyến duy nhất không hề sai lầm của tôn giáo, và “không ai bị bắt buộc phải tin theo, nhưng phải chinh phục họ bằng sự rao giảng.”— Martyn, quyển 2, trang 87.TT20 213.2

    Những giáo lý của Luther được gieo trên đất tốt tại Hà Lan, nhiều người nhiệt thành và trung tín đứng lên rao giảng tin lành. Menno Simons đến từ một trong những tỉnh của Hòa Lan. Tuy hấp thụ sự giáo dục của Công giáo La Mã và được thụ phong linh mục, ông hoàn toàn không biết gì về Kinh Thánh, ông không đọc Kinh Thánh vì sợ bị lên án là theo dị giáo. Khi nghi ngờ về giáo lý biến thể, ông cho đó là sự cám dỗ của Sa-tan, ông đã cầu nguyện và xưng tội để được thoát khỏi ý tưởng đó, nhưng vô hiệu quả. Hòa mình vào các cuộc chơi bời phóng đãng, ông cố gắng làm im đi sự cáo trách của lương tâm; nhưng hoài công. Sau đó ông nghiên cứu Tân Ước, và nhờ những sách của Luther, ông dã tiếp nhận đức tin cải chánh. Cách đó không lâu, ông đã chứng kiến tại một làng lân cận, sự xử trảm một người; ông này bị án tử hình vì đã chịu phép báp-têm lại. Do đó Menno quyết định nghiên cứu Kinh Thánh về vấn đề làm lễ rửa tội cho trẻ em. Ông không tìm được chứng cớ nào về phép rửa tội này trong Kinh Thánh, nhưng lại nhận biết rằng đức tin và sự ăn năn là những điều kiện cần thiết để chịu phép báp-têm.TT20 213.3

    Menno rút khỏi giáo hội La Mã, hiến dâng đời mình cho sự rao giảng lẽ thật mà ông đã nhận được. Tại Đức và Hà Lan, một nhóm người cuồng tín dấy lên, bênh vực các giáo lý sai lầm và vô lý, vi phạm trật tự và đạo đức, theo sự bạo động và nổi loạn. Menno nhận thấy không thể tránh khỏi hậu qua khủng khiếp do phong trào nầy gây ra, nên ông chống đối mãnh liệt sự giảng dạy sai lầm và những kế hoạch dã man của nhóm cuồng tín. Mặc dầu có nhiều người đã bị nhóm cuồng tín này hướng dẫn sai lầm, nhưng đã rời bỏ giáo lý độc hại ấy; ngoài ra vẫn còn có nhiều con cháu của các Cơ Đốc nhân thời xưa, là kết quả của sự giảng dạy của người Wandenses. Menno đã làm việc cách nhiệt thành và có kết quả tốt với nhóm người này.TT20 213.4

    Suốt hai mươi lăm năm, ông đã cùng vợ và các con đi khắp nơi, chịu nhiều cực khổ và thiếu thốn, thường thường nguy hiểm đến tính mạng. Ông đã đi khắp Hà Lan và miền bắc nước Đức, làm việc trong giới bình dân, và gây được ảnh hưởng sâu rộng. Ông có tài hùng biện, dù học thức không cao lầm, là người ngay thẳng, khiêm nhường, cử chỉ hòa nhã, có lòng sốt sắng và chân thành, làm gương tốt về những điều ông đã dạy dỗ, và ông đã thu phục được lòng tín nhiệm của dân chúng. Môn đồ cua ông bị đàn áp và tản mác khắp nơi. Họ đã chịu nhiều khổ nhục vì bị lầm với nhóm cuồng tín Munster. Dù vậy, qua sự rao giảng của ông, một số đông người đã trở lại đạo.TT20 214.1

    Không nơi nào giáo lý cải chánh được phổ biến như ở Hà Lan. Tại một số quốc gia, những tín đồ Cải chánh bị bắt bớ khủng khiếp. Ở Đức, vua Charles V đã bãi bỏ hội thánh Cải chánh, và ông vui mừng khi đưa những người của nhóm này lên giàn hỏa; nếu không có các vương hầu đồng đứng lên như một chướng ngại vật chống lại sự độc tài của vua. Tại Hà Lan, vua có quyền lực lớn hơn, và liên tiếp ban hành những sắc lệnh đàn áp. Đọc Kinh Thánh, nghe hoặc giảng, hay nói về Kinh Thánh, đều có thể bị đốt trên giàn hỏa. Cầu nguyện Chúa tại nơi kín đáo, hát thánh ca, hoặc không chịu cúi đầu trước hình tượng, cũng bị án tử hình. Ngay cả những người vì sợ hãi tự nhận mình sai lầm và thề từ bỏ mà cũng bị lên án. Đàn ông thì bị chém đầu; đàn bà thì bị chôn sống. Hằng ngàn người bị hủy diệt dưới thời vua Charles V và Phi-líp II.TT20 214.2

    Ngày nọ, cả một gia đình kia bị dẫn đến trước các pháp quan, bị kết tội là thờ phượng tại nhà và không đi dự lễ misa. Khi bị thẩm vấn về tội lén lút hành đạo, người con trai út trả lời, “Chúng tôi quỳ xuống, cầu xin Đức Chúa Trời soi sáng tâm trí chúng tôi và tha thứ mọi lỗi lầm; chúng tôi cầu nguyện cho vị lãnh đạo quốc gia được thịnh vượng và hạnh phúc; chúng tôi cầu xin Đức Chúa Trời bảo vệ các vị thẩm phán.”—Wylie, quyển 18, chương 6. Một vài vị thẩm phán cảm động sâu xa, tuy vậy người cha và một trong những người con trai bị kết án hỏa thiêu.TT20 214.3

    Sự giận dữ của những kẻ bắt bớ tương đương với đức tin của những người tử vì đạo. Không phải nam giới mà thôi, nhưng cả những phụ nữ và thiếu nữ yểu điệu cũng bày tỏ lòng can đảm không nao núng. “Nhiều bà vợ đến đứng bên cạnh khi chồng mình đang ở trên giàn hỏa, và trong khi chồng chịu lửa đốt, họ thì thầm những lời an ủi hoặc hát những bài thánh ca để làm người sắp chết được vui.” “Những thiếu nữ bước xuống mồ chon sống mình như đi vào phòng ngủ; hoặc khi lên đoạn đầu đài hay giàn hỏa, họ mặc bộ y phục đẹp nhất, như đi dự hôn lễ mình.”—Wylie, quyển 18, chương 6.TT20 215.1

    Cũng như thời xưa khi ngoại giáo tìm cách hủy diệt tin lành, thì huyết của các Cơ Đốc nhân là hột giống.— Tertullian, Apology, đoạn 50. Sự đàn áp càng làm tăng thêm số người làm chứng cho lẽ thật. Năm này qua năm khác, vua giận dữ trước lòng xác tín khó lay chuyển của dân chúng, nên cấp bách thi hanh công việc độc ác; nhưng vô hiệu quả. Sau cùng, dưới thời William cao quý của Orange, cuộc Cách mạng đem lại cho Hà Lan sự tự do thờ phượng Đức Chúa Trời.TT20 215.2

    Tại dãy núi Piedmont, trên những đồng bằng của nước Pháp, và bên bờ đại dương của Hà Lan, sự phát triển tin lành được đánh dấu bằng huyết của các môn đồ. Nhưng tại các nước Bắc Âu, tin lành được truyền bá một cách bình an. Các sinh viên tại Wittenberg, khi trở về nhà mình, đem đức tin cải chánh tới nước Scandinavia. Sự xuất bản các sách của Luther cũng làm cho sự sáng lan rộng thêm. Nhóm dân phương Bắc mộc mạc, khỏe mạnh, từ bỏ sự bại hoại, vẻ hào hoa và mê tín của La Mã, mà quay về với những lẽ thật thuần túy, đơn giản, và có sự sống của Kinh Thánh.TT20 215.3

    Tausen, “nhà Cải chánh của Đan Mạch,” là con trai của một dân quê. Khi còn thơ ấu, cậu đã tỏ vẻ thông minh lạ thường; cậu khao khát được theo đuổi học vấn; nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên cậu không được mãn nguyện, và cuối cùng cậu vào tu viện. Nơi đây, với lối sống trong sạch, tính chuyên cần và trung tín, cậu đã thu phục được cảm tình của bề trên. Sự thử nghiệm chứng tỏ cậu có năng khiếu hứa hẹn, và sẽ là một chức viên tốt cho hội thánh tương lai. Họ quyết định gởi cậu vào một trường đại học ở Đức hoặc Hà Lan. Sinh viên trẻ tuổi này được phép lựa trường với điều kiện duy nhất, là không được ghi danh tại Wittenberg. Các tu sĩ nói rằng không nên để cho sinh viên xuất sắc này bị tiêm nhiễm tà giáo.TT20 215.4

    Tausen đi học ở Cologne, nơi này được coi như là một trong những thành lũy của giáo hội La Mã. Không bao lâu cậu trở nên bất mãn với thần bí chủ nghĩa. Cùng lúc ấy, cậu có cơ hội đọc các sách của Luther. Cậu say mê đọc cách thích thú và ngạc nhiên, ao ước mình được thọ giáo nhà Cải chánh này. Nhưng muốn thực hiện điều đó, cậu lại sợ gặp sự chống đối của các bề trên, và không ai tài trợ cho cậu. Sau đó không bao lâu, cậu quyết định ghi danh vào trường Wittenberg.TT20 216.1

    Trở về Đan Mạch, cậu trở vào tu viện. Không ai nghi ngờ Tausen giờ đây đã trở thành môn đồ của Luther; cậu không thố lộ bí mật của mình, nhưng cố gắng hướng dẫn các bạn đến một đức tin thuần túy hơn, một đời sống thánh khiết hơn, nhưng không xúc phạm đến thành kiến cua họ. Ông lấy Kinh Thánh ra, giải thích ý nghĩa của lời Chúa, và sau cùng giảng về Đấng Christ, là sự cong bình của tội nhân, và Ngài là nguồn hy vọng cứu rỗi duy nhất. Việc làm lén lút này đã đến tai các bề trên, họ căm giận vô cùng vì đã đặt tin tưởng nhiều nơi ông, và hy vọng ông sẽ là người can đảm bênh vực cho La Mã. Ông lập tức bị chuyển từ tu viện này đến tu viện khác và bị giam trong phòng dưới sự canh giữ nghiêm nhặt.TT20 216.2

    Những người canh giữ Tausen quá đỗi kinh khiếp khi thấy nhiều tu sĩ tuyên bố họ đã theo đạo Cải chánh. Qua các chấn song của phòng giam, Tausen đã truyền đạt sự hiểu biết của mình đến các bạn. Nếu như các cha cố Đan Mạch khôn khéo trong kế hoạch đối phó với dị giáo, thì tiếng nói của Tausen sẽ không bao giờ được mọi người nghe nữa; thay vì giam ông trong hầm tối dưới đất, họ lại đuổi ông ra khỏi tu viện. Bây giờ họ hết quyền lực đối với ông. Vua vừa ra một sắc lệnh để bảo vệ các giáo sư dạy đạo lý mới. Tausen bắt đầu rao giảng. Các hội thánh mở cửa đón tiếp ông, và dân chúng kéo đến nghe. Những người khác cũng truyền giảng lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh Tân Ước được dịch ra tiếng Đan Mạch và phát hành rộng rãi. Phe giáo hoàng cố gắng hủy phá việc này nhưng kết quả lại khiến việc này bành trướng mạnh hơn và không bao lâu Đan Mạch tuyên bố tiếp nhận đức tin Cải chánh.TT20 216.3

    Ở Thụy Điển, những người trai trẻ cũng đã được uống tại giếng Wittenberg đem nước sự sống đến cho những người đồng hương mình. Hai nhà lãnh đạo của phong trào Cai chánh Thụy Điển là Olaf và Laurentius Petri, con của người thợ rèn ở Orebro, nghiên cứu giáo lý với Luther và Melanchthon, và những lẽ thật mà họ học hỏi được thì họ chuyên cần giảng dạy. Giống như nhà Cải chánh vĩ đại, Olaf lôi cuốn dân chúng bởi lòng nhiệt thành và tài hùng biện mình, trong khi đó, Laurentius giống như Melanchthon, trí thức, trầm tư, và điềm tĩnh. Cả hai có lòng đạo đức, hiểu biết thần đạo cao và lòng can đảm không nao nung trong việc truyền bá lẽ thật. Phe giáo hoàng chong đối không ngừng. Các linh mục Công giáo khích động những người ngu dốt và mê tín. Olaf Petri thường bị đám đông tấn công và nhiều lần được thoát chết. Tuy nhiên, những nhà Cải chánh này được vua ưa thích và bảo vệ.TT20 217.1

    Dưới sự cai trị của giáo hội La Mã, dân chúng chìm đắm trong cảnh nghèo khổ và áp bức. Họ thiếu Kinh Thánh; và tôn giáo của họ chỉ là những biểu tượng và nghi thức, không đem lại sự sáng cho tâm trí, và họ trở lại với những sự mê tín và hành đạo ngoại giáo của tổ tiên mình. Quốc gia chia nhiều phe phái, đau tranh không ngừng nên tăng thêm sự khốn khổ cho mọi người. Vua quyết định cải cách quốc gia và hội thánh, và vua hoan nghênh những người cộng sự đắc lực trong cuộc đau tranh chống La Mã.TT20 217.2

    Trước mặt vua và những nhà lãnh đạo Thụy Điển, Olaf Petri với tài xuất chúng bênh vực đạo lý cải chánh, chống lại những nhà vô địch La Mã. Ông tuyên bố rằng những đạo lý của các Giáo phụ chỉ được tiếp nhận là khi nao phù hợp với Kinh Thánh; và những căn bản của đức tin được tỏ bày rõ ràng và đơn giản trong Kinh Thánh để mọi người đều có thể hiểu được. Đấng Christ đã phán, “Đạo lý của ta chẳng phải bởi ta, nhưng bởi Đấng đã sai ta đến” (Giăng 7:16); và Phao lô tuyên bố nếu ông giảng tin lành nào khác ngoài tin lành ông đã nhận lãnh, thì ông sẽ bị rủa sả (Ga-la-ti 1:8). Olaf nói, “Vậy, làm sao những người khác tự tiện ban hành những tín điều theo ý riêng mình và bắt buộc tuân giữ như là điều cần thiết cho sự cứu rỗi?”—Wylie, quyển 10, chương 4. Ông bày tỏ rằng những luật của giáo hội không có thẩm quyền khi nghịch lại những mạng lệnh của Đức Chúa Trời, và nguyên tắc cải chánh vĩ đại “Kinh Thánh và chỉ Kinh Thánh mà thôi” là mẫu mực của đức tin và sự hành đạo.TT20 217.3

    Sự tranh luận này, mặc dù là một sự so sánh không rõ ràng, dùng để bày tỏ cho chúng ta biết “hạng người nào thuộc về đạo binh của những nhà Cải chánh. Họ không phải là những người thất học, phe phái, tranh luận ồn ào—không phải vậy; họ là những người nghiên cứu lời Đức Chúa Trời, và biết dùng những khí giới trợ lực của Kinh Thánh. Họ là những người thông thái trước tuổi của họ. Khi chúng ta để ý đến những trung tâm sáng rực như Wittenberg và Zurich, và những danh nhân như Luther và Melanchthon, Zwingli và Oecolampadius, người ta nói rằng, những người kể trên là những nhà lãnh đạo phong trào, và chúng ta trông đợi nơi họ quyền lực phi thường và học thức uyên bác; nhưng những người cấp dưới chẳng giống như họ đâu. Hãy coi nước Thụy Điển hẻo lánh, chúng ta thấy gì nơi những tên khiêm tốn của Olaf và Laurentius Petri, đê so sánh thầy với trò? . . . Họ là những học giả, những nhà thần đạo; những người thông hiểu tất cả lẽ thật Kinh Thánh, và họ thắng de dàng các nhà ngụy biện của trường học và những người có tước vị của giáo hội La Mã.”—Wylie, quyển 10, chương 4.TT20 218.1

    Kết quả của sự tranh luận này, vua Thụy Điển chấp nhận đức tin Cải chánh, và sau đó không lâu đưỢc hội đồng quốc gia công nhận. Olaf Petri đã dịch sách Tân Ước ra tiếng Thụy Điển, và với sự ước muốn của vua, hai anh em được giao nhiệm vụ thông dịch toàn bộ Kinh Thánh. Đây là lần đầu tiên dân Thụy Điển nhận được lời Đức Chúa Trời bằng tiếng bổn xứ. Quốc hội ra chỉ thị cho toàn quốc là các nhà truyền đạo phải giải nghĩa Kinh Thánh, và học sinh cũng được dạy đọc Kinh Thánh.TT20 218.2

    Từ từ và chắc chắn, ánh sáng phước hạnh của phúc âm đã xóa tan bóng tối ngu dốt và mê tín. Thoát khỏi sự áp bức của La Mã, quốc gia này vươn lên vững mạnh và cường thịnh hơn bao giờ hết. Thụy Điển trở nên một trong những thành trì của phong trào Cải chánh. Một thế kỷ sau, quốc gia nhỏ bé và yếu đuối này—quốc gia duy nhất cua Âu châu—đã dám tiếp tay giải cứu nước Đức, vào thời kỳ nguy nan nhất, trong một trận chiến khủng khiếp kéo dài Ba Mươi Năm. Tất ca các quốc gia Bắc Âu dường như sắp bị đặt dưới sự thống trị độc tài của La Mã. Chính các đạo quân của Thụy Điển giúp nước Đức lật đổ chế độ giáo hoàng, đem lại sự khoan dung cho giáo phái Cải chánh, - cho tín hữu Calvin cũng như tín hữu Luther,—và khôi phục lại sự tự do lương tâm cho những quốc gia nào đã chấp nhận phong trào Cải chánh.TT20 218.3

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents