Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Thiện Ác Đấu Tranh

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    17—Các Nhà Truyền Đạo Đầu Tiên

    KINH THÁNH đã khải thị một trong những lẽ thật nghiêm trọng nhất và vinh hiển nhất là sự phục lâm của Đấng Christ để hoàn thành công việc cứu chuộc vĩ đại. Đối với dân sự Đức Chúa Trời, từ lâu tạm trú trong “miền và bóng sự chết,” thì niềm hy vọng quý báu và vui mừng là lời hứa Chúa tái lâm, Ngài là “sự sống và sự sống lại,” “đem về nhà những người bị lưu đày.” Sự Chúa phục lâm là giáo lý chủ yếu của Kinh Thánh. Từ ngày ông bà nguyên tổ phải rời bỏ vườn Ê-đen trong sầu khổ, thì con cái đức tin phai đợi chờ Đấng đã hứa để bẻ gãy quyền lực của kẻ hủy diệt và đem họ trở lại Thiên đàng đã mất. Các thánh thời xưa trông đợi sự tái lâm vinh hiển của Đấng Mê-si như là tuyệt đỉnh của hy vọng họ. Hê-nóc là tổ bảy đời kể từ A-đam, đồng đi với Đức Chúa Trời trong ba trăm năm được ngắm xem sự Chúa đến. Người tuyên bố, “Nầy, Chúa ngự đến với muôn vàn thánh, đặng phán xét mọi người” (Giu-đe 14, 15). Tổ phụ Gióp trong đêm đau đớn đã kêu lên, “Còn tôi, tôi biết rằng Đấng Cứu chuộc tôi vẫn sống, đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất Bấy giờ ngoài xác thịt tôi sẽ xem thấy Đức Chúa Trời; chính tôi sẽ thấy Ngài, mắt tôi sẽ nhìn xem Ngài, chớ chẳng phải kẻ khác” (Gióp 19:25-27).TT20 267.1

    Đấng Christ trở lại khởi đầu một nước công bình là nguồn cảm hứng cho các nhà viết Kinh Thánh khiến họ thốt lên những lời ca tụng tuyệt vời nhất và phấn khởi nhất. Các thi sĩ và các tiên tri trong Kinh Thánh đã viết về điều này với niềm vui rực rỡ của thiên đàng. Tác giả Thi thiên đã ca tụng quyền phép và sự oai nghi của Vua dân Y-sơ-ra-ên, “Từ Si-ôn tốt đẹp toàn vẹn, Đức Chúa Trời đã sáng chói ra. Đức Chúa Trời chúng tôi đến, không nín lặng đâu. . . . Ngài kêu các từng trời trên cao, và đất ở dưới đặng đoán xét dân sự Ngài” (Thi thiên 50:2-4). “Nguyện các từng trời vui vẻ và đất mừng rỡ . . . Trước mặt Đức Giê-hô-va; vì Ngài đến, Ngài đến đặng đoán xét thế gian; Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian, dùng sự ngay thẳng mà đoán xét muôn dân” (Thi thiên 96:11-13).TT20 267.2

    Tiên tri Ê-sai nói, “Hỡi kẻ ở trong bụi đất, hãy thức dậy, hãy hát! Vì hột móc của Ngài như hột móc lúc hừng đông, đất sẽ buông các âm hổn ra khỏi.” “Những kẻ chết của Ngài sẽ sống, những xác chết của tôi đều chỗi dậy!” (Ê-sai 26:19). “Ngài sẽ nuốt sự chết đến đời đời. Chúa Giê-hô-va sẽ lau nước mắt khỏi mọi mặt, và trừ bỏ sự xấu hổ của dân Ngài khỏi cả thế gian; vì Đức Giê-hô-va đã phán vậy. Trong ngày đó, người ta sẽ nói rằng: Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta; chúng ta đã mong đợi Ngài, và Ngài sẽ cứu chúng ta. Ay là Đức Giê-hô-va, chúng ta đã mong đợi Ngài, chúng ta sẽ nức lòng mừng rỡ và đổng vui về sự cứu rỗi cua Ngài” (Ê-sai 25:8, 9).TT20 268.1

    Tiên tri Ha-ba-cúc trong sự hiện thấy nhìn xem “Đức Chúa Trời đến từ Thê-man, Đấng Thánh đến từ núi Pha-ran. Vinh hiển Ngài bao phủ các từng trời, đất đầy sự ngợi khen Ngài. Sự chói rạng của Ngài như ánh sáng.” “Ngài đứng và đo đất; Ngài nhìn xem, làm tan tác các dân tộc; các núi hằng còn đều tan nát, các đổi đời đời đều quỳ xuống: các đường lối Ngài giống như thuở xưa.” “Khi Ngài cỡi ngựa cỡi xe đặng giải cứu chăng?” “Các núi thấy Ngài thì đều sợ hãi. . . . vực sâu vang tiếng, rún biển giơ tay lên cao. Mặt trời mặt trăng dừng lại trong nơi ở nó; vì cớ bóng sáng của những tên Ngài, và chớp nhoáng của gươm giáo Ngài chiếu ra.” “Ngài đi ra đặng cứu dân mình, đi ra đặng cứu Đấng chịu xức dầu của mình” (Ha-ba-cúc 3:3, 4, 6, 8, 10, 11, 13).TT20 268.2

    Khi Đấng Cứu Thế sắp từ giã các môn đồ, Ngài an ủi họ trong cảnh đau buồn với lời hứa chắc chắn là Ngài sẽ trở lại, “Lòng các ngươi chớ hề bối rối. . . . Trong nhà Cha ta có nhiều cho ở Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta” (Giăng 14:1-3). “Khi Con người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài. Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài” (Ma-thi-ơ 25:31, 32).TT20 268.3

    Sau khi Đấng Christ lên trời, các thiên sứ trên núi Ô-li-ve đã lập lại lời Chúa hứa sẽ trở lại, “Giê-su này đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy” (Công vụ các Sứ đồ 1:11). Sứ đồ Phao-lô được Đức Thánh Linh cảm động, đã làm chứng, “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chinh mình Chúa ở trên trời giáng xuống” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16). Nhà tiên tri ở đảo Bát-mô cũng nói, “Kìa, Ngài đến giữa những đám mây, mọi mắt sẽ trông thấy” (Khải huyền 1:7).TT20 269.1

    Khi Ngài đến với sự vinh hiển thì “muôn vật đổi mới, là kỳ mà Đức Chúa Trời thuở xưa đã phán trước bởi miệng các thánh tiên tri” (Công vụ các Sứ đồ 3:21). Và sự cai trị lâu dài của tội lỗi sẽ kết liễu; “Từ nay nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời” (Khải huyền 11:15). “Bấy giờ sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va sẽ hiện ra, và mọi xác thịt đều sẽ xem thấy.” “Chúa Giê-hô-va cũng sẽ làm cho sự công bình và sự khen ngợi nứt ra trước mặt mọi dân tộc.” “Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ trở nên mão triều thiên chói sáng và mão miện rực rỡ của dân sót Ngài” (Ê-sai 40:5; 61:11; 28:5).TT20 269.2

    Bấy giờ, nước bình an và từ lâu mong chờ của Đấng Mêsi sẽ được thành lập dưới cả vòm trời. “Vì Đức Giê-hô-va đã yên ủi Si-ôn; Ngài đã yên ủi mọi nơi đổ nát của nó. Ngài đã khiến đồng vắng nên như vườn Ê-đen, nơi sa mạc nên như vườn Đức Giê-hô-va.” “Sự vinh hiển của Li-ban cùng sự tốt đẹp của Cạt-mên và Sa-rôn sẽ được ban cho nó.” “Người ta sẽ chẳng gọi ngươi là Kẻ bị bỏ nữa, chẳng gọi đất ngươi là Đất hoang vu nữa; nhưng sẽ gọi ngươi là Kẻ mà ta ưa thích; và đất ngươi sẽ được xưng là Kẻ có chồng.” “Chàng rể mới vui mừng vì vợ mới mình, Đức Chúa Trời ngươi cũng vui mừng vì ngươi” (Ê-sai 51:3; 35:2; 62:4, 5).TT20 269.3

    Sự tái lâm của Chúa là niềm hy vọng cho những môn đồ thật của Ngài trải qua các thời đại. Lời hứa từ giã của Đấng Cứu Thế trên núi Ô-li-ve là Ngài sẽ trở lại, chiếu sáng tương lai của các môn đồ, khiến lòng họ tràn đầy sự vui mừng và hy vọng mà đau khổ không thể dập tắt hay làm lu mờ. Giữa những cơn đau khổ và bắt bớ, sự “hiện ra của Đức Chúa Trời vĩ đại và Đấng Cứu Chúa Giê-su Christ” là “hy vọng phước hạnh.” Khi tín đồ Tê-sa-lô-ni-ca sầu khổ vì họ đã chôn những người thân yêu là những người đã hy vọng được sống để chứng kiến sự Chúa đến, thì Phao-lô là thầy giáo của họ, chỉ cho họ thấy sự phục sinh sẽ xảy ra khi Chúa tái lâm. Bấy giờ, những người chết trong Chúa sẽ sống lại, và cùng với những người còn sống được cất lên không trung mà gặp Chúa. “Như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-18).TT20 269.4

    Trên đảo Bát-mô, sứ đồ Giăng nghe lời hứa này, “Phải, Ta đến mau chóng.” Và hội thánh đáp lại, “A-men, lạy Đức Chúa Giê-su, xin hãy đến!” (Khải huyền 22:20).TT20 270.1

    Từ những ngục tối, giàn hỏa, đoạn đầu đài, là nơi các thánh và những nhà tử vì đạo làm chứng cho lẽ thật, trải qua các thế kỷ, họ đã nói lên đức tin và niềm hy vọng của mình. Vì thế, một trong những Cơ Đốc nhân này đã nói, “tin chắc sự phục sinh của Ngài, và như thế là sự phục sinh của chính họ khi Chúa đến, vì lý do đó, họ đã coi thường sự chết, và ở trên sự chết.”—Daniel T. Taylor, The Reign of Christ on Earth: or, The Voice of the Church in All Ages, trang 33. Họ vui lòng đi xuống mồ, để họ có thể “sống lại tự do.”—Daniel T. Taylor, The Voice of the Church, trang 54. Họ mong đợi “Chúa sẽ từ trời đến giữa những đám mây với sự vinh hiển của Cha Ngài,” “đem nước Chúa cho người công bình.” Những người Waldenses cũng ôm ấp đức tin ấy.—Daniel T. Taylor, The Voice of the Church, trang 129-132. Wycliffe trông đợi sự hiện ra của Đấng Cứu Thế là hy vọng của hội thánh.—Daniel T. Taylor, The Voice of the Church, trang 132-134.TT20 270.2

    Luther tuyên bố, “Tôi thật tin chắc rằng, ngày phán xét sẽ xảy ra trong vòng ba trăm năm. Đức Chúa Trời sẽ không để và không thể để cho thế gian tội lỗi này đau khổ lâu hơn nữa.” “Ngày lớn ấy sắp đến và nước tội ác sẽ bị lật đổ.”—Daniel T. Taylor, The Voice of the Church, trang 158, 134.TT20 270.3

    Melanchthon nói, “Thế giới già nua này gần đến ngày cuối cùng.” Calvin khuyên Cơ Đốc nhân, “chớ do dự, hãy sốt sắng ước ao ngày tái lâm của Đấng Christ là biến cố tốt lành hơn hết; và cả gia đình của những người trung tín hãy luôn luôn trông mong ngày ấy.” “Chúng ta phải khao khát, tìm kiếm, chiêm ngưỡng Đấng Christ, cho tới buổi bình minh của ngày lớn ấy, khi Chúa chúng ta sẽ hoàn toàn bày tỏ sự vinh hiển của nước Ngài.”—Daniel T. Taylor, The Voice of the Church, trang 158, 134.TT20 270.4

    John Knox, nhà Cải chánh Tô Cách Lan đã nói, “Có phải Đức Chúa Giê-su không đem thể xác chúng ta về trời chăng? Và Ngài sẽ không trở lại sao? Chúng ta biết rằng Ngài sẽ tái lâm mau chóng.” Ridley và Latimer, đã hy sinh sự sống mình cho lẽ thật, lấy đức tin chờ đợi ngày Chúa tái lâm. Ridley viết, “Thế gian chắc chắn là gần tới ngày cuối cùng—tôi tin và nói như vậy. Chúng ta hãy cùng với sứ đồ Giăng, tôi tớ của Đức Chúa Trời, hết lòng kêu cầu cùng Đấng Christ, Lạy Chúa Giê-su, xin hãy đến.”—Daniel T. Taylor, The Voice of the Church, trang 151, 145.TT20 271.1

    Baxter nói, “Tư tưởng về sự Chúa tái lâm, đối với tôi thật ngọt ngào và vui mừng.”—Richard Baxter, Works, quyển 17, trang 555. “Đó là công việc của đức tin và bản tính của các thánh là yêu mến sự hiện ra của Chúa và mong đợi sự hy vọng phước hạnh ấy.” “Nếu sự chết là kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu hủy trong ngày phục sinh, thì chúng ta phải biết rằng những tín hữu trông mong và cầu nguyện cho sự Chúa tái lâm, khi sự chiến thắng cuối cùng sẽ đến.”—Richard Baxter, Works, quyển 17, trang 500. “Đó là ngày mà tất cả tín hữu phải mong mỏi và chờ đợi, vì công việc cứu chuộc họ đã hoàn tất, và họ đạt được mọi điều lòng mình ao ước.” “Ôi Chúa, xin cho ngày phước hạnh này mau đến!”—Richard Baxter, Works, quyển 17, trang 182, 183). Đó là niềm hy vọng của hội thánh các sứ đồ, của “hội thánh trong đồng vắng,” và của các nhà Cải chánh.TT20 271.2

    Lời tiên tri không những dự ngôn phương cách và mục đích của sự Chúa phục lâm, nhưng cũng trình bày những dấu hiệu cho người ta biết khi ngày đó gần tới. Đức Chúa Giê-su phán, “Sẽ có các điềm lạ trong mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao” (Lu-ca 21:25). “Mặt trời sẽ tối tăm, mặt trăng chẳng chiếu sáng nữa, các ngôi sao sẽ từ trên trời rớt xuống, và thế lực các từng trời sẽ rung động. Bấy giờ người ta sẽ thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự đen trên đám mây” (Mác 13:24-26). Sứ đồ Giăng cũng miêu tả dấu đầu tiên trước khi Chúa tái lâm, “Có một cơn động đất lớn; mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen, cả mặt trăng trở nên như huyết” (Khải huyền 6:12).TT20 271.3

    Những dấu hiệu này xuất hiện trước khi khởi đầu thế kỷ thứ mười chín. Đúng theo lời tiên tri ấy, năm 1755, có một cơn động đất kinh khủng mà lịch sử chưa từng ghi chép. Mặc dầu cơn động đất ấy được gọi là Lisbon, nhưng một phần lớn Âu châu, Phi châu và Mỹ châu cũng bị lay chuyển. Greenland, West Indies, Madeira, Na Uy, Thụy Điển, Anh và Ái Nhĩ Lan cũng cảm thấy. Ảnh hưởng của động đất tới bốn triệu dặm vuông. Ở Phi châu, cơn động đất cũng dữ dội không kém gì ở Âu châu. Một phần lớn thành Algiers bị hủy hoại. Ở Ma-rốc, một làng từ tám đến mười ngàn dân bị tiêu hủy hoàn toàn. Một cơn sóng lớn tràn lên bờ biển Tây Ban Nha và Phi châu, làm ngập các thành thị và gây ra nhiều thiệt hại lớn lao.TT20 272.1

    Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bị chấn động khủng khiếp. Tại Cadiz, sóng biển dâng lên cao tới mười tam thước. “Vai ngọn núi lớn nhất ở Bồ Đao Nha chuyển động dữ dội. Nhiều đỉnh núi bị bể, lửa phun ra, và nhiều tảng đá lớn văng xuống các trũng phụ cận.”—Sir Charles Lyell, Principles of Geology, trang 495.TT20 272.2

    Ở Lisbon, “cơn động đất tiêu hủy thành phố, những tiếng gầm ở dưới đất vang lên dữ dội. Trong sáu phút, có tới sáu mươi ngàn người bỏ mạng. Rồi nước biển giựt xuống, bờ biển bày khô, sau đó nước lại dâng lên mười lăm thước cao hơn mặt biển.” “Trong những thiệt hại do cơn động đất Lisbon gây ra, người ta có thể kể sự biến mất của một bến tàu, xây toàn đá cẩm thạch, và rất tốn kém. Một số đông người ẩn náu tại đó, tin rằng nơi này là chỗ chắc chắn nhất để tránh tai nạn; nhưng, thình lình bến tàu sụp xuống với mọi người ở đó, không có một thây người nổi trên mặt nước.”— Sir Charles Lyell, Principles of Geology, trang 495.TT20 272.3

    “Cơn động đất này làm sụp đổ tất cả nhà thờ và tu viện, các công sở, và hơn một phần tư số nhà. Độ hai giờ sau cơn động đất, thì lửa phát chay khắp nơi, và cháy dữ dội trong ba ngày, khiến cho thành Lisbon bị tiêu hủy hoàn toàn. Tai họa nay xảy ra nhằm một ngày lễ, bấy giờ các nhà thờ và các tu viện đông nghẹt người, ít ai thoát khỏi nạn.”— Encyclopedia Americana, bài “Lisbon,” 1831. “Sự kinh hoàng cua người ta không thể tả nổi. Không ai khóc; vì không khóc nổi. Họ chạy đây chạy đó, rú lên, đấm mặt, đấm ngực mà kêu rằng, ‘Thật khủng khiếp! Đây là ngày tận thế!’ Các bà mẹ quên con mình, chạy trong các đường phố mang theo nhiều hình thập tự giá. Nhưng khốn thay, một đám đông trong các bà mẹ lại vào nhà thờ ẩn náu; người ta dùng phép bí tích, ôm các bàn thờ, nhưng vô hiệu nghiệm; các hình tượng, các linh mục và dân chúng đều bị chôn vùi trong sự hủy diệt.” Người ta ước lượng hơn chín mươi ngàn người bỏ mạng trong ngày tai biến này.TT20 272.4

    Hai mươi lăm năm sau, dấu hiệu kế tiếp trong lời tiên tri xuất hiện—mặt trời và mặt trăng trở nên tối tăm. Lời tiên tri này được ứng nghiệm tỏ tường. Trong cuộc nói chuyện với các môn đồ trên núi Ô-li-ve, Đấng Cứu Thế miêu tả cơn thử thách lâu dài của hội thánh,—1260 năm bắt bớ dưới quyền thế giáo hoàng, và Ngài đã hứa sự hoạn nạn sẽ được cắt ngắn,—rồi Ngài nói đến những biến cố sẽ xảy ra trước ngày Ngài tái lâm; nói rõ thời kỳ xuất hiện dấu hiệu đầu tiên, “Trong những ngày ấy, sau kỳ tai nạn, mặt trời sẽ tối tăm, mặt trăng chẳng chiếu sáng nữa” (Mác 13:24). Thời kỳ 1260 “ngày”, hay năm, chấm dứt năm 1798. Những cuộc bắt bớ gần chấm dứt, một phần tư thế kỷ trước niên hiệu này. Và sau cuộc bắt bớ—theo lời tiên tri của Đấng Christ—mặt trời trở nên tối tăm. Lời tiên tri này được ứng nghiệm ngày 19 tháng 5, 1780.TT20 273.1

    “Trong các hiện tượng ấy, chỉ có hiện tượng huyền bí và dường như duy nhất này đến nay không giải nghĩa được, . . . là ngày tối tăm 19 tháng 5, 1780, bầu trời tối tăm ở New England.”—R. M. Devens, Our First Century, trang 89.TT20 273.2

    Một người chứng kiến tận mắt hiện tượng này ở Massachusetts, có miêu tả như sau, “Mặt trời khi mới mọc lên rất trong sáng, nhưng không bao lâu bị mất ánh sáng. Những đám mây dầy tụ lại, có chớp nhoáng, sấm vang, mưa đổ xuống. Đến chín giờ, mây đổi ra mầu đồng, và đất, đá, cây, nhà, nước, và người ta đều thay đổi bởi hiện tượng kỳ lạ này. Vài phút sau, cả bầu trời bị che phủ bởi một lớp mây dầy đen, và không trung tối tăm như vào lúc chín giờ tối mùa hè. . . .TT20 273.3

    “Sự sợ hãi, lo lắng, và kinh khủng đến cho mọi người. Đứng trên ngưỡng cửa, những người đàn bà sững sờ nhìn cảnh tối tăm; những người làm ruộng ở đồng về; những người thợ mộc bỏ lại dụng cụ, những người thợ rèn bỏ lò rèn, và những người buôn bán bỏ cửa hàng. Trường cho học trò nghỉ, và các em run rẩy trở về nhà. Những khách đi đường tìm chỗ ẩn náu trong nông trại gần nhất. Việc gì sẽ xảy ra?’ Miệng và lòng mọi người đều hỏi câu ấy. Người ta có cảm tưởng như một cơn bão tố dữ dội sẽ xảy ra, hay ngày cuối cùng của muôn vật đã đến.TT20 273.4

    “Người ta đốt đèn cầy; các lò sưởi được đốt sáng rực như một đêm không trăng vào mùa thu. . . . Gà lên chuồng, súc vật tụ họp trước cổng tại các đồng cỏ, ếch nhái kêu, chim hót bài ca buổi chiều, dơi bay vòng tròn. Nhưng người ta biết là đêm chưa tới . . . .TT20 274.1

    Tiến sĩ Nathanael Whittaker, mục sư hội thánh Tabernacle tại Salem, hướng dẫn các phiên nhóm thờ phượng, và giảng dạy rằng sự tối tăm ấy là phi thường. Hội chúng nhóm lại nhiều nơi. Các bài giảng cũng có những câu Kinh Thánh chỉ sự ứng nghiệm của lời tiên tri. . . . Gần tới mười một giờ, sự tối tăm còn dầy đặc hơn.”— The Essex Antiquarian, Tháng tư, 1899, quyển 3, số 4, trang 53, 54. Gần khắp xứ, sự tối tăm trong ngày quá lớn, đến nỗi nếu không đốt đèn cầy thì không thể thấy giờ nơi đồng hồ và cũng không thể ăn hay làm việc trong nhà. . . .TT20 274.2

    “Sự tối tăm này bao phủ rộng lớn lạ thường. Người ta thấy sự tối tăm ấy tới Falmouth về phía đông; tới Connecticut và Albany về phía tây; phía nam tới bờ biên; và phía bắc tới các thuộc địa Mỹ châu.”—Dr. William Gordon, History of the Rise, Progress, and Establishment of the Independence of the U.S.A., quyển 3, trang 57.TT20 274.3

    Sau sự tối tăm trong ngày ấy, một hay hai giờ trước buổi chiều, trời hơi sáng, và mặt trời chiếu xuyên qua một đám sương dày. “Sau khi mặt trời lặn, mây bao phủ bầu trời, và sự tối tăm tới rất mau chóng.” “Sự tối tăm ban đêm không kém lạ thường và kinh khủng như sự tối tăm ban ngày; mặc dù đêm ấy trăng tròn, nhưng người ta không thể phân biệt được chi hết nếu không có đèn, và khi nhìn xa hay nhìn sang nhà lối xóm, thì giống như sự tối tăm của xứ Ê-díp-tô ngày xưa.”—Isaiah Thomas, Massachusetts Spy; or, American Oracle of Liberty, quyển 10, số 472, ngày 25 tháng 5, 1780. Một người chứng kiến hiện tượng ấy có viết, “Tôi có thể nói rằng nếu tất cả các vật thể chiếu sang trong vũ trụ bị che đậy lại, hay bị tiêu diệt, thì sự tối tăm cũng không thể hơn sự tối tăm này.”—Thư của Dr. Samuel Tenney, trong Exeter, New Hampshire, Tháng 12, 1785 trong Massachusetts Historical Society Collections, 1792, 1st series, quyển 1, trang 97. Mặc dầu trăng tròn lúc chín giờ tối, “nhưng không có ảnh hưởng tốt hơn gì trong đêm tăm tối ảm đạm này.” Sau nửa đêm, sự tối tăm tan mất, và mặt trăng, khi mới thấy, thì đỏ như huyết.TT20 274.4

    “Ngày Tối tăm,” 19 tháng 5, 1780 là một ngày lịch sử. Từ thời Môi-se, lịch sử chưa hề ghi chép một thời kỳ nào tối tăm dày đặc, rộng lớn và lâu dài như thế. Sự miêu tả biến cố ấy bởi những người chứng kiến tận mắt chỉ là một tiếng dội của lời Đức Chúa Trời truyền cho tiên tri Giô-ên, hai mươi lăm thế kỷ trước, “Mặt trời sẽ đổi ra tối tăm, mặt trăng ra máu, trước khi ngày lớn và kinh khiếp của Đức Giê-hô-va chưa đến” (Giô-ên 2:31).TT20 275.1

    Đấng Christ có khuyên các môn đồ Ngài phải coi chừng về những dấu hiệu ngày tái lâm của Ngài, và phải vui mừng chứng kiến các dấu hiệu chỉ ngày Vua họ sắp đến. “Chừng nào các việc đó khởi xảy đến, hãy đứng thẳng lên, ngước đầu lên, vì sự giải cứu của các ngươi gần tới.” Ngài chỉ cho các môn đồ chú ý đến cây nứt lộc về mùa xuân, “Khi nó mới nứt lộc, các ngươi thấy thì tự biết rằng mùa hạ đã gần đến. Cũng vậy, khi các ngươi thấy những điều ấy xảy ra, hãy biết nước Đức Chúa Trời gần đến” (Lu-ca 21:28, 30, 31).TT20 275.2

    Nhưng khi sự khiêm nhường và tin kính trong hội thánh bị thay the cho sự kiêu ngạo và hình thức, thì tình yêu thương Đấng Christ, và đức tin về sự tái lâm của Ngài nguội lạnh. Vì quá say đắm thế gian và tìm kiếm khoái lạc, nên những người xưng mình là dân Đức Chúa Trời trở nên mù quáng trước những dấu hiệu chỉ về thời kỳ Chúa hiện ra. Đạo lý về sự tái lâm của Chúa bị coi thường; những câu Kinh Thánh về biến cố ấy đã bị lu mờ vì giải nghĩa sai, cho đến khi người ta không biết hoặc quên mất. Đặc biệt là đối với các hội thánh ở Mỹ. Sự tự do và tiện nghi mà các giai cấp trong xã hội được hưởng thụ, lòng khao khát về sự giàu có và sự xa hoa làm cho tinh thần người ta sốt sắng chỉ biết kiếm tiền, lòng háo hức để được danh vọng và quyền thế mà ai cũng có thể đạt được, đã giục người ta đặt tất cả quyền lợi và nguyện vọng mình vào những sự vật của đời này, và cho rằng ngày tái lâm vinh hiển của Chúa còn xa vời, và thế gian này vẫn còn tổn tại lâu dài.TT20 275.3

    Khi Đấng Cứu Thế chỉ cho các môn đồ Ngài các dấu hiệu về ngày Ngài tái lâm, thì Ngài cũng báo trước cho họ biết về sự bỏ đạo lớn phải đến trước ngay Chúa phục lâm. Cũng như trong thời Nô-ê, người ta qua lo lắng về công việc làm ăn và tìm kiếm khoái lạc—mua, bán, trồng tỉa, cưới gả, xây cất—quên lửng Đức Chúa Trời và cuộc đời tương lai. Đây là lời Đấng Christ khuyên những kẻ sống trong thời kỳ này, “Vậy, hãy tự giữ lấy mình, e rằng vì sự ăn uống quá độ, sự say sưa và sự lo lắng đời này làm cho lòng các ngươi mê mẩn chăng, và e ngày ấy đến thình lình trên các ngươi như lưới bủa.” “Vậy, hay tỉnh thức luôn và cầu nguyện, để các ngươi được tránh khỏi các tai nạn sẽ xảy ra, và đứng trước mặt Con người” (Lu-ca 21:34, 36).TT20 275.4

    Trong Khải huyền, Đấng Cứu Thế đã phán về tình trạng của hội thánh trong thời kỳ cuối cùng như sau, “Ngươi có tiếng là sống, nhưng mà la chết.” Chúa có truyền lời cảnh cáo này trên những người không muốn ra khỏi tình trạng an ninh giả dối, “Nếu ngươi chẳng tỉnh thức, Ta sẽ đến như kẻ trộm, và ngươi không biết giờ nào Ta đến bắt ngươi thình lình” (Khải huyền 3:1, 3).TT20 276.1

    Loài người cần phải tỉnh thức về sự nguy hiểm mình; họ cần chuẩn bị cho biến cố trọng đại liên quan đến sự mãn hạn thời kỳ ân điển. Tiên tri Đức Chúa Trời truyền dạy, “Ngày của Đức Giê-hô-va là lớn và đáng khiếp; ai có thể chịu nỗi!” Ai có thể đứng nổi khi Ngài hiện ra vì “mắt Chúa thánh sạch chẳng nhìn sự dữ,” và “chẳng có thể nhìn được sự trái ngược”? (Giô-ên 2:11; Ha-ba-cúc 1:13). Đối với những người kêu lên, “Hỡi Đức Chúa Trời tôi! Chúng tôi nhìn biết Ngài!” nhưng lại trái giao ước Ngài, và vội vã đi thờ thần khác, giấu tội lỗi trong lòng, và thích con đường không công bình—thì ngày của Đức Giê-hô-va là “tối tăm, không sáng láng, và mù mịt, không chói lói” (Ô-sê 8:2, 1; Thi thiên 16:4; A-mốt 5:20). Chúa phán, “Trong lúc đó, Ta sẽ dùng đèn đuốc lục soát trong Giê-ru-sa-lem, sẽ phạt những kẻ đọng trong cặn rượu và tự nói trong lòng mình rằng: Đức Giê-hô-va sẽ chẳng xuống phước, cũng chẳng xuống họa” (Sô-phô-ni 1:12). “Ta sẽ phạt thế gian vì sự độc ác nó, phạt kẻ dữ vì tội lỗi chúng nó, làm cho kẻ kêu hết kêu, hạ sự tự cao của kẻ bạo ngược” (Ê-sai 13:11). “Hoặc bạc hoặc vàng của chúng nó, đều không có thể giải cứu chúng nó trong ngay thạnh nộ của Đức Giê-hô-va;” “của cải chúng nó sẽ bị cướp, nhà cửa chúng nó sẽ hoang vu” (Sô-phô-ni 1:18, 13).TT20 276.2

    Tiên tri Giê-rê-mi thấy trước thời gian đáng sợ này, đã kêu lên, “Ôi! Tôi đau lòng, đau lòng. . . . Tôi không thể làm thinh! Hỡi linh hồn tôi, vì mầy nghe giọng kèn và tiếng giặc giã. Hủy diệt càng thêm hủy diệt” (Giê-rê-mi 4:19, 20).TT20 277.1

    “Ngày ấy là ngày thạnh nộ, ngày hoạn nạn và buồn rầu, ngày hủy phá và hoang vu, ngày tối tăm và mờ mịt, ngày mây và sương mù, ngày mà tiếng kèn và tiếng báo giặc” (Sô-phôni 1:15, 16). “Này, ngày Đức Giê-hô-va đến, . . . để làm đất này nên hoang vu, và diệt những kẻ có tội khỏi đó” (Ê-sai 13:9).TT20 277.2

    Đứng trước ngày đáng sợ ấy, lời Đức Chúa Trời khuyên dân sự Ngài hãy mau ra khỏi tình trạng chết mất thiêng liêng và tìm kiếm mặt Ngài bởi sự cầu nguyện và thống hối. “Hãy thổi kèn trong Si-ôn; hãy thổi vang ra trên núi thánh Ta! Hết thảy dân cư trong đất khá đều run rẩy! Vì ngày của Đức Giêhô-va đến, ngày ay đã gần.” “Hãy định sự kiêng ăn, gọi một hội đồng trọng the! Hãy nhóm dân sự, biệt riêng hội chúng nên thánh; hãy mời các trưởng lão đến đó! Hãy họp lại các con trẻ. . . . người chồng mới khá ra khỏi buồng mình, và người vợ mới khá ra khỏi chốn loan phòng! Các thầy tế lễ, là những kẻ hầu việc Đức Giê-hô-va, khá khóc lóc giữa hiên cửa và bàn thờ.” “Bây giờ cũng hãy hết lòng trở về cùng Ta, kiêng ăn, khóc lóc và buồn rau. Hãy xé lòng các ngươi, và đừng xé áo các ngươi. Khá trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi; vì Ngài là nhơn từ và hay thương xót, chậm giận và giàu ơn” (Giô-ên 2:1, 15-17, 12, 13).TT20 277.3

    Một cuộc cải cách lớn phải được thực hiện để sửa soạn cho một dân sự xứng đáng đứng nổi trong ngày Đức Chúa Trời. Chúa thấy có nhiều người xưng mình là con cái Ngài nhưng không xây dựng cho cõi đời đời, nên Ngài lấy làm thương xót truyền một sứ điệp cảnh cáo để đem họ ra khỏi giấc mê thiêng liêng và sửa soạn họ cho ngày tái lâm của Chúa.TT20 277.4

    Sứ điệp cảnh cáo này được chép trong Khải huyền 14. Có ba vị thiên sứ từ trời xuống rao truyền ba sứ điệp, và liền sau đó Con người hiện đến để “gặt mùa màng trên đất.” Sứ mạng cảnh cáo đầu tiên rao truyền cho thế gian biết về sự phán xét gần đến. Tiên tri nhìn xem một thiên sứ “bay giữa trời, có tin lành đời đời, đặng rao truyền cho dân cư trên đất, cho mọi nước, mọi chi phái, mọi tiếng, và mọi dân tộc. Người cất tiếng lớn nói rằng: Hãy kính sợ Đức Chúa Trời, và tôn vinh Ngài, vì giờ phán xét của Ngài đã đến; hãy thờ phượng Đấng dựng nên trời, đất, biển và các suối nước” (Khải huyền 14:6, 7).TT20 277.5

    Sứ điệp này là một phần của “tin lành đời đời.” Sự rao truyền tin lành không được giao cho các thiên sứ, nhưng giao cho loài người. Các thiên sứ thánh có nhiệm vụ hướng dẫn công việc này, họ điều khiển phong trào lớn lao này cho việc cứu rỗi loài người; nhưng sự rao truyền tin lành là do các tôi tớ Đức Chúa Trời trên đất hoàn thành.TT20 278.1

    Sứ điệp cảnh cáo này được rao truyền cho thế gian bởi những tôi tớ trung thành, chăm chỉ thi hành theo những chỉ thị của Thánh Linh Đức Chúa Trời và sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Họ đã nghe theo “lời các đấng tiên tri chắc chắn,” như “cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em” (2 Phi-erơ 1:19). Họ tìm kiếm sự hiểu biết Đức Chúa Trời hơn tất cả mọi của báu, coi “nó hơn là được tiền bạc, hoa lợi nó sanh ra tốt hơn vàng ròng” (Châm ngôn 3:14). Và Chúa tỏ cho họ biết những điều vĩ đại của nước Ngài. “Đức Giê-hô-va kết bạn thiết cùng người kính sợ Ngài, to cho người ấy biết giao ước của Ngài” (Thi thiên 25:14).TT20 278.2

    Không phải các nhà thần học thông thái nhận lẽ thật ấy và rao truyền cho thế gian. Nếu họ là những người lính canh trung thành, dò xem Kinh Thánh với lời cầu nguyện, thì họ đã biết bởi những lời tiên tri, giờ nào biến cố sắp xảy ra. Nhưng vì sự lãnh đạm của họ mà sứ điệp được giao phó cho những người khiêm nhường hơn. Đức Chúa Giê-su phán, “Hãy đi trong khi các ngươi còn có sự sáng, e rằng sự tối tăm đến thình lình cùng các ngươi chăng” (Giăng 12:35). Những người xây bỏ sự sáng mà Đức Chúa Trời đã ban cho, hay không tiếp nhận sự sáng trong thì thuận tiện, thì vẫn ở trong sự tối tăm. Nhưng Đấng Cứu Thế phán, “Người nào theo Ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống” (Giăng 8:12). Người nào thành thật tìm kiếm ý muốn Đức Chúa Trời và làm theo những sự hiểu biết đã nhận lãnh, sẽ nhận sự sáng lớn hơn; các ngôi sao sáng tỏ sẽ được sai đến để dẫn dắt người vào mọi lẽ thật.TT20 278.3

    Vào thời Chúa đến lần thứ nhất, các thầy tế lễ và thông giáo của Thành Thánh, đáng lẽ phải biết dấu hiệu thời đại và rao truyền sự Chúa giáng sinh. Lời tiên tri trong sách Mi-chê đã nói rõ nơi Ngài sinh; Đa-ni-ên nói về thời gian Chúa đến. (Mi-chê 5:2; Đa-ni-ên 9:25). Đức Chúa Trời ban những lời tiên tri này cho các nhà lãnh đạo Do Thái; họ không thể bào chữa nếu họ không biết và rao truyền cho dân sự về Đấng Mê-si sắp đến. Sự họ không biết là kết quả của tội khinh thường. Dân Do Thái xây cất những đài kỷ niệm cho các tiên tri của Chúa bị giết; khi họ tôn kính các nhân vật quan trọng trên đất, là họ đã tôn kính những người hầu việc cho Sa-tan. Say mê với tham vọng được địa vị và quyền thế giữa loài người, họ đã bỏ mất danh dự thiên thượng do Vua thiên đàng ban cho họ.TT20 278.4

    Các trưởng lão Y-sơ-ra-ên đáng lẽ phải hiểu biết, với sự chú ý sâu xa và tôn kính, địa điểm, ngày giờ, và trường hợp của biến cố lớn nhất trong lịch sử thế gian—sự giáng thế của Con Đức Chúa Trời để cứu chuộc nhân loại. Cả dân sự đáng lẽ phải chuẩn bị và chờ đợi, để là những người trước hết hoan nghênh Đấng Cứu Thế. Nhưng, than ôi! Từ miền đồi núi Na-xa-rét đến thành Bết-lê-hem, hai lữ khách mệt mỏi đi suốt con đường nhỏ hẹp để tìm một chỗ nghỉ đêm, nhưng vô hiệu quả. Không ai mở cửa tiếp rước họ. Sau cùng, họ tìm được một chuồng bò xấu xí, và chính tại đây Đấng Cứu Thế giáng sinh.TT20 279.1

    Các thiên sứ đã chứng kiến sự vinh hiển mà Con Đức Chúa Trời có dự phần với Đức Chúa Cha trước khi dựng nên thế gian, và họ chăm chú chờ đợi sự Chúa hiện đến trên đất, như là một biến cố quan trọng đem lại sự vui mừng lớn nhất cho muôn dân. Các thiên sứ được sai đến đem tin mừng cho những ai sẵn sàng tiếp nhận, và cho những người vui mừng rao truyền tin ấy cho dân cư trên đất. Đấng Christ đã hạ mình xuống, mặc lấy bản thể con người; Ngài đã gánh lấy sự thống khổ vô cùng, khi Ngài dâng hiến thân mình làm của lễ chuộc tội cho nhân loại; dù vậy, các thiên sứ ước mong dù ngay trong khi mang sự sỉ nhục, Con của Đấng Chí Cao được xuất hiện trong gia đình nhân loại cách cao trọng, xứng đáng với tính cách vinh hiển của Ngài. Các vua chúa trên đất há không nhóm họp tại kinh đô Y-sơ-ra-ên để nghênh đón Ngài sao? Và các đạo thiên binh há không giới thiệu Ngài cho đoàn người đang chờ đợi Ngài sao?TT20 279.2

    Một thiên sứ trải qua trên đất để coi có ai sửa soạn tiếp đón Đức Chúa Giê-su. Nhưng thiên sứ không thấy chi hết, và không nghe một tiếng hát ngợi khen và hoan hỉ để rao báo giờ Đấng Mê-si sắp đến. Thiên sứ bay trên thành thánh và trên đền thờ, nơi mà trải qua các thế kỷ, Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự hiện diện của Ngài; nhưng tại nơi đây cũng chỉ có sự lãnh đạm. Trong sự xa hoa tự phụ, các thầy tế lễ dâng các của lễ ô nhiễm trong đền thờ. Những người Pha-ri-si lớn tiếng giảng cho dân chúng hoặc cầu nguyện cách tự phụ tại các góc đường. Trong cung điện các vua, trong hội nghị các nhà triết học, hay trong trường các thầy thông giáo,chẳng ai chú ý đến biến cố vinh hiển khiến thiên đàng tràn đầy vui mừng và ca tụng—là Đấng Cứu Chuộc của loài người sắp xuất hiện trên trái đất.TT20 279.3

    Không có bằng cớ gì bày tỏ người ta đang trông chờ Đấng Christ, không có gì sửa soạn tiếp rước Vua sự song. Thiên sứ lấy làm ngạc nhiên, và gần muốn bay về trời để đem tin buồn ấy cho thiên đàng, nhưng thiên sứ khám phá được một nhóm người chăn chiên thức đêm canh giữ bầy chiên, và họ ngắm xem bầu trời đầy sao, cùng nhau bàn luận những lời tiên tri về Đấng Mê-si sắp đến trên đất, và mong chờ sự giáng thế của Đấng Cứu Chúa. Đây là nhóm người sẵn sàng tiếp nhận sứ điệp thiên thượng. Thình lình, thiên sứ hiện đến, đem tin rất vui mừng cho họ. Cả cánh đồng rực rỡ sự vinh hiển trên trời, và vô số thiên sứ trổi tiếng hát vang lừng. Họ hát bài ca mà một ngày kia những người được chuộc trong các nước sẽ hát, “Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình an dưới đất, ân trạch cho loài người!” (Lu-ca 2:14).TT20 280.1

    Ôi! Chuyện tích tuyệt diệu của thành Bết-lê-hem để lại cho chúng ta một bài học hữu ích. Bài học này cáo trách sự vô tín, kiêu ngạo và tự phụ của chúng ta, cảnh cáo chúng ta phải coi chừng về sự lãnh đạm của mình, không nhận biết những dấu hiệu chỉ về thời kỳ và ngày chúng ta được Chúa thăm viếng.TT20 280.2

    Chẳng phải chỉ trên các đồi núi Giu-đê, không phải chỉ giữa những kẻ chăn chiên nhu mì mà các sứ giả thiên thượng tìm được những linh hồn sẵn sàng tiếp rước Đấng Mê-si. Nhưng trong đất của dân ngoại cũng có những người trông mong Chúa đến; họ là những nhà bác học, giàu có và quý phái, các nhà triết học phương Đông. Nghiên cứu về thiên nhiên, họ đã tìm thấy Đức Chúa Trời trong những công việc lạ lùng của Ngài. Trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, họ đã học lời tiên tri về “Ngôi Sao hiện ra từ Gia-cốp,” và họ nóng lòng chờ đợi sự hiện đến của Đấng chẳng những đem lại “sự yên ủi dân Y-sơ-ra-ên,” mà cũng là “Ánh sáng trước mặt muôn dân, soi khắp thiên hạ,” và “sự sáng cho các dân, . . . sự cứu rỗi cho đến cùng cõi đất” (Lu-ca 2:25, 32; Công vụ các Sứ đồ 13:47). Họ tìm kiếm sự sáng, và sự sáng thiên thượng đã soi sáng đường lối họ. Trong lúc các thầy tế lễ và các thầy thông giáo thành Giê-ru-sa-lem, là những người gìn giữ và giải thích lẽ thật, lại chìm đắm trong sự tối tăm, thì Thiên đàng chiếu một ngôi sao sáng để hướng dẫn những Người Ngoại ấy đến chỗ sanh của Vua vừa giáng thế.TT20 280.3

    Cũng một lẽ ấy “những người nào chờ đợi Ngài” thì Đấng Christ “sẽ hiện ra lần thứ hai . . . đẽ ban sự cứu rỗi” (Hê-bơrơ 9:28). Cũng như sự báo tin Đấng Cứu Thế giáng sinh, sứ điệp rao truyền ngày phục lâm của Chúa không được giao cho những nhà lãnh đạo tôn giáo trong dân chúng. Những người này đã bỏ sự thông công với Đức Chúa Trời, không tiếp nhận sự sáng của Chúa, nên không thuộc về hạng người mà Phao-lô đã nói, “Nhưng hỡi anh em, anh em chẳng phải ở nơi tối tăm, nên nỗi ngày đó đến thình lình cho anh em như kẻ trộm. Anh em đều là con của sự sáng và con của ban ngày. Chúng ta không phải thuộc về ban đêm, cũng không phải thuộc về sự mờ toi” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:4, 5).TT20 281.1

    Những người lính canh đứng trên tường thành Si-ôn đáng lẽ phải là những người đầu tiên nhận tin mừng về sự đến của Đấng Cứu Thế, và rao truyền tin ấy cho kẻ khác để họ sửa soạn tiếp rước Chúa. Nhưng họ sống cách an nhàn, mơ tưởng đến sự bình an và yên ổn, còn dân chúng thì ngủ mê trong tội lỗi. Đức Chúa Giê-su thấy hội thánh Ngài, giống như cây vả không sanh trái, đầy lá rậm rạp, nhưng thiếu những trái quý báu. Trong hội thánh có những hình thức tôn giao, nhưng thiếu sự nhu mì, ăn năn, và đức tin đẹp lòng Đức Chúa Trời. Đáng lẽ phải bày tỏ những ơn phước của Đức Thánh Linh, thì người ta chỉ thấy sự kiêu ngạo, hình thức, tự phụ, ích kỷ, và đàn áp. Một hội thánh bỏ đạo, nhắm mắt trước những dấu hiệu của các thời đại. Đức Chúa Trời không bỏ họ vì Ngài là thành tín; nhưng họ đã lìa xa Ngài, và tự phân cách khỏi tình yêu thương Ngài. Vì từ chối làm theo những điều kiện Chúa đòi hỏi, nên hội thánh không hưởng được những lời hứa của Ngài.TT20 281.2

    Đó là kết quả dĩ nhiên của sự coi thường và không làm theo sự sáng và những đặc ân mà Chúa ban cho. Khi hội thánh không đi trong đường lối mà Chúa dự định, không tiếp nhận mọi tia sáng, không làm tròn mọi bổn phận khải thị cho mình, thì tôn giáo sẽ suy đổi, trở thành hình thức, thiếu mất lòng tin kính chân thật. Lẽ thật này đã được lập lại nhiều lần trong lịch sử hội thánh. Đức Chúa Trời muốn dân sự Ngài làm những việc do đức tin và sự vâng lời, xứng đáng với ân phước và đặc ân đã ban cho. Sự vâng lời đòi hỏi sự hy sinh và thập tự giá; đó là lý do tại sao nhiều người xưng mình là môn đồ Đấng Christ mà chối bỏ sự sáng thiên thượng, và cũng như ngày xưa, dân Giu-đa không biết thời kỳ họ được viếng thăm (Lu-ca 19:44). Vì họ tự phụ và vô tín, nên Đức Chúa Trời bỏ họ, và Ngài bày tỏ lẽ thật cho những người làm theo tất cả sự sáng nhận lãnh được, như những kẻ chăn chiên ở Bết-lê-hem và các nhà thông thái phương đông.TT20 281.3

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents