Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Thiện Ác Đấu Tranh

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    39—Thời Kỳ Hoạn Nạn

    TRONG KỲ ĐÓ, Mi-ca-ên, Quan Trưởng lớn, là Đấng đứng thay mặt con cái dân ngươi sẽ chỗi dậy. Lúc đó sẽ có tai nạn, đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ. Bấy giờ, trong vòng dân sự ngươi, kẻ nào được ghi trong quyển sách kia thì sẽ được cứu” (Đani-ên 12:1).TT20 541.1

    Khi sứ điệp thiên sứ thứ ba kết thúc, Đấng Christ không còn cầu thay cho dân sự tội lỗi trong thế gian nữa. Dân sự Đức Chúa Trời đã làm xong nhiệm vụ. Họ đã nhận được “mưa cuối mùa,” “kỳ thơ thái đến từ Chúa,” và họ đang chuẩn bị cho giờ thử thách sắp đến. Các thiên sứ vội vàng đi lại ở trên trời. Một thiên sứ từ thế gian trở về trời, tuyên bố nhiệm vụ của mình đã xong; thế gian đang trải qua sự thử thách cuối cùng và tất cả người nào tỏ ra trung tín với luật pháp Đức Chúa Trời đã nhận được “ấn của Đức Chúa Trời hằng sống.” Bấy giờ, Đức Chúa Giê-su ngưng việc cầu thay tại đền thánh trên trời. Ngài đưa cao tay lên và lớn tiếng phán rằng, “Xong rồi!” (Khải huyền 16:17). Cả đạo binh thiên sứ đặt mão triều xuống khi Ngài tuyên bố cách long trọng, “Kẻ nào không công bình, cứ không công bình nữa; kẻ nào ô uế, cứ còn ô uế nữa; kẻ nào công bình, cứ làm điều công bình nữa; kẻ nào là thánh, cứ làm nên thánh nữa!” (Khải huyền 22:11). Mỗi trường hợp đều sẽ được quyết định hoặc sống, hoặc chết. Đấng Christ đã cứu chuộc dân sự Ngài, bôi xóa hết tội lỗi của họ. Số công dân của Ngài đã chọn xong; “vương quốc, quyền thống trị, và tầm quan trọng lớn của vương quốc này ở dưới vòm trời,” sắp được ban cho những người được hưởng sự cứu rỗi, và chính Đức Chúa Giê-su sẽ cai trị trên vương quốc này như Vua của muôn vua và Chúa của muôn chúa.TT20 541.2

    Lúc Ngài rời khỏi đền thánh, sự tối tăm bao trùm dân cư trên đất. Trong thời kỳ kinh khiếp này, người công bình phải sống trước mặt Đức Chúa Trời thánh khiết mà không có đấng cầu thay. Sự kiềm chế không còn trên kẻ ác nữa, và Sa-tan hoàn toàn điều khiển những kẻ không ăn năn. Sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời đã chấm dứt. Thế gian đã từ chối lòng thương xót, đã khinh thường tình yêu, và chà đạp luật pháp Ngài. Kẻ ác đã vượt quá giới hạn của thời kỳ ân điển; Đức Thánh Linh thường bị chống đối, nay đã lìa bỏ họ. Họ đã không còn được núp dưới ân điển thiên thượng, nên đã không còn được bảo vệ khỏi kẻ dữ. Bấy giờ, Sa-tan sẽ dìm hết thảy dân cư trên đất vào trong sự khốn đốn lớn lao cuối cùng. Khi các thiên sứ thánh của Đức Chúa Trời buông thả những ngọn gió ham mê dữ dội của loài người, thì tất cả những phần tử tranh chấp không còn bị kiềm chế nữa. Toàn thể thế giới sẽ rơi vào cảnh hủy diệt tàn khốc hơn khi đã xảy ra tại Giê-ru-sa-lem thời xưa.TT20 542.1

    Chỉ một thiên sứ đã hủy diệt hết con đầu lòng của xứ Ê-díp-tô, và cả xứ tràn đầy tang tóc. Khi Đa-vít xúc phạm Đức Chúa Trời bằng việc kiểm tra dân sự, chỉ một thiên sứ gây ra cảnh tàn phá khủng khiếp để trừng phạt tội lỗi của người. Quyền lực hủy diệt của các thiên sứ thánh khi được Chúa ra lệnh, cũng sẽ được thi hành bởi các quỷ sứ khi được Ngài cho phép. Hiện nay các thế lực đã sẵn sàng, chỉ chờ lệnh thiên thượng, thì sự hủy diệt sẽ lan tràn khắp nơi.TT20 542.2

    Những người tôn trọng luật pháp Đức Chúa Trời đều bị tố cáo là đã đem lại sự phán xét cho thế gian, và họ cũng được coi như là nguyên nhân của những cuộc biến đổi kinh hoàng trong thiên nhiên, những cuộc tranh chấp đẫm máu, đem lại sự thê thảm cho thế gian. Quyền năng của lời cảnh cáo cuối cùng càng làm cho kẻ ác thêm điên rồ; cơn giận của họ trút lên tất cả những người tiếp nhận sứ điệp đó, và Sa-tan càng thêm thù hằn và đàn áp những người trung tín.TT20 542.3

    Khi Đức Chúa Trời không còn hiện diện với dân Do Thái nữa, thì các thầy tế lễ và dân sự không hề hay biết. Mặc dù ở dưới sự kiểm soát của Sa-tan, của những nhục dục ghê tởm và độc hại nhất, họ vẫn tự nhận mình là tuyển dân của Đức Chúa Trời. Họ vẫn tiếp tục chức vụ tại đền thánh; những của lễ vẫn được dâng hiến tại các bàn thờ bị ô uế, và hằng ngày họ vẫn cầu xin ơn phước giáng trên dân sự đã làm đổ huyết Con yêu dấu của Đức Chúa Trời, và đang tìm cách giết hại các nhà truyền giáo và sứ đồ của Ngài. Khi quyết định của đền thánh trên trời đã được công bố và vận mạng của thế giới đã được vĩnh viễn định đoạt, dân cư trên đất vẫn không hay biết gì. Những hình thức nghi lễ tôn giáo vẫn được duy trì trong vòng dân chúng đã bị Thánh Linh của Đức Chúa Trời lìa bỏ rồi; sự nhiệt thành của ma quỷ mà chúa điều ác đã khơi dậy trong lòng họ để đạt được mưu đồ gian ác của hắn, cũng tương tự như sự nhiệt thành để phụng sự Đức Chúa Trời.TT20 543.1

    Ngày Sa-bát trở thành trung tâm điểm của cuộc tranh chấp trong giới Cơ Đốc, các thế lực tôn giáo và chính phủ sẽ liên kết nhau để ban hành sắc lệnh bắt buộc tuân giữ ngày Chủ nhật, và sự khăng khăng từ chối của một nhóm nhỏ không chịu phục tùng sự đòi hỏi chung, khiến họ thành mục tiêu thù ghét của đại chúng. Có sự thúc đẩy không nên khoan dung một số ít người dám đứng lên chống đối tín điều của hội thánh và luật pháp quốc gia; thà để họ chịu cực hình còn hơn là để cho toàn the các quốc gia rơi vào cảnh hỗn loạn và vô luật pháp. Cách đây khoảng một ngàn chín trăm năm, “các nhà lãnh đạo dân chúng” cũng có lý luận tương tợ để chống đối Đấng Christ. Cai-phe, con người quỷ quyệt đã nói, “Các người chẳng xét rằng thà một người vì dân chịu chết, còn hơn cả nước bị hư mất” (Giăng 11:50). Lý luận này như đã được xác định; và cuối cùng một sắc lệnh đã được ban hành để chống lại những người tôn trọng ngày Sa-bát của điều răn thứ tư, cho rằng họ đáng nhận sự trừng phạt nặng nề nhất, và sau một thời gian nào đó, dân chúng được quyền tự do giết chết họ. Giáo hội La Mã của Cựu Thế giới và giáo phái Cải chánh bỏ đạo của Tân Thế giới đều hanh động giống nhau đối với những người tôn trọng luật pháp Đức Chúa Trời.TT20 543.2

    Dân sự Đức Chúa Trời sẽ sa vào cảnh đau khổ và khốn đốn như nhà tiên tri đã miêu tả và gọi là thời kỳ hoạn nạn của Gia-cốp. “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Chúng ta đã nghe tiếng run rẩy sợ hãi, chẳng phải tiếng bình an. . . Làm sao mặt ai nấy đều tái xanh đi? Khốn thay! Ngày đó thật lớn, đến nỗi chẳng hề có ngày nào giống như vậy. Ây là kỳ tai hại của Gia-cốp! Nhưng nó sẽ được cứu thoát khỏi sự ấy” (Giêrê-mi 30:5-7).TT20 543.3

    Đêm buồn thảm của Gia-cốp, khi người phải tranh đấu bằng lời cầu nguyện hầu được thoát khỏi tay của Ê-sau (Sáng thế Ký 32:24-30), tiêu biểu cho kinh nghiệm của dân sự Đức Chúa Trời trong thời kỳ hoạn nạn. Tiếp theo sau sự lừa gạt mà người đã dùng để được lời chúc phước mà cha người có ý định dành cho Ê-sau, Gia-cốp phải chạy trốn vì sợ lời đe dọa của anh sẽ giết mình. Sau nhiều năm ẩn trốn ở phương xa, vâng theo lệnh truyền của Đức Chúa Trời, người trở về quê hương với các vợ con và bầy gia súc. Lúc gần đến biên giới, ông vô cùng sợ hãi khi nghe tin anh mình cầm đầu một toán quân sắp tới gần chắc hẳn là để trả thù. Đoàn người của Gia-cốp, không vũ khí, không có gì để tự vệ, dường như sắp làm nạn nhân cho cuộc tàn sát. Thêm vào nỗi ưu tư và sợ hãi, còn sự cáo trách nặng nề của lương tâm bởi vì chính tội người đã gây ra nông nỗi này. Nguồn hy vọng duy nhất của người là được Đức Chúa Trời thương xót; sự bảo vệ duy nhất của người là lời cầu nguyện. Tuy nhiên, người không hờ hững thực hiện bất cứ điều gì có thể làm được, hầu chuộc lại lỗi lầm đã phạm cùng anh mình và tránh sự nguy hiểm đang đe dọa. Các môn đồ của Đấng Christ cũng phải hành động giống như vậy khi gần đến kỳ hoạn nạn; họ phải cố gắng đặt mình vào đúng vai trò trước mặt dân sự, để phá tan thành kiến và mối nguy hiểm đang đe dọa sự tự do lương tâm.TT20 544.1

    Gia-cốp cho gia đình di tản sang phía bên kia sông, hầu cho họ không chứng kiến sự hoạn nạn của mình; Gia-cốp ở lại một mình để cầu khẩn cùng Đức Chúa Trời. Người xưng tội mình và bày tỏ lòng biết ơn về sự nhân từ mà Đức Chúa Trời đã dành cho người; với sự hạ mình tận cùng, người nhắc lại lời giao ước của Ngài với tổ phụ mình, và lời hứa của Ngài với mình trong sự hiện thấy ban đêm tại Bê-tên lúc ly hương. Trong đêm tối cô đơn, người tiếp tục cầu nguyện và hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời. Thình lình có một bàn tay đặt lên vai người. Người nghĩ chắc là kẻ thù tìm đến giết mình, với tất cả sức lực còn lại của con người tuyệt vọng, người vật lộn với kẻ tấn công mình. Khi vầng đông ló dạng, người lạ mặt dùng hết sức lực phi thường đụng mạnh vào Gia-cốp; ngay lúc đó người dường như bị tê liệt, nhưng vẫn ôm chặt lấy cổ của đối thủ bí mật, và người vừa khóc vừa cầu xin. Bấy giờ Gia-cốp mới biết mình đã chiến đấu với Thiên sứ của giao ước. Dù đã kiệt sức và bị đau đớn nhiều, Gia-cốp vẫn không bỏ ý định của mình. Đã lâu rồi, người phải chịu sự bối rối, hối hận và hoạn nạn vì tội mình; và bây giờ người muốn có sự bảo đảm là tội mình được tha. Thiên sứ dường như muốn bỏ đi, nhưng Gia-cốp vẫn nắm chặt và nài xin Ngài chúc phước. Thiên sứ nói, “Trời đã sáng rồi, thôi để cho ta đi;” nhưng Gia-cốp kêu lên, “Tôi chẳng cho người đi đâu, nếu người không ban phước cho tôi.” Qua câu noi đó, Gia-cốp tỏ cho thấy sự tin tưởng, cương quyết và kiên nhẫn của mình. Nếu đó là những lời kiêu căng, tự phụ, Gia-cốp đã bị hủy diệt ngay rồi; nhưng đây là lời thú nhận của người biết mình yếu đuối và không xứng đáng, mà vẫn đặt lòng tin vào sự thương xót của Đức Chúa Trời hằng giữ lời giao ước.TT20 544.2

    “Người có quyền hơn Thiên sứ và được thắng” (Ô-sê 12:5). Bằng sự hạ mình, ăn năn và quy phục, con người tội lỗi và lầm lạc này chiến thắng Vua của thiên đàng. Người run rẩy bám lấy lời hứa của Đức Chúa Trời, và Đấng Yêu thương vo tận không thể nào từ chối lời khẩn nài của tội nhân. Để làm bằng chứng cho sự chiến thắng của người cũng như để khuyến khích kẻ khác hãy theo gương, nên tên của người là Gia-cốp—tên nhắc lại tội lỗi xưa kia—nay được đổi thành Y-sơ-ra-ên, là tên kỷ niệm sự chiến thắng. Gia-cốp đã thắng hơn Đức Chúa Trời là sự bảo đảm ông sẽ thắng loài người. Ông không còn sợ phải đối phó với cơn giận của anh mình nữa, vì Đức Chúa Trời là Đấng bảo vệ người.TT20 545.1

    Sa-tan đã tố cáo Gia-cốp trước các thiên sứ của Đức Chúa Trời, đòi được quyền hủy diệt người vì tội đã phạm; hắn đã gợi ý cho Ê-sau chống lại em mình; và suốt cuộc chiến đấu trong đêm dài của vị tộc trưởng, Sa-tan cố gắng gợi cho Gia-cốp tự cáo giác tội lỗi mình, để người chán nản mà xa lánh Đức Chúa Trời. Gia-cốp gần như tuyệt vọng; tuy nhiên người biết mình sẽ bị hủy diệt nếu không có sự trợ giúp của thiên đàng. Người thành thật ăn năn tội trọng mình, và kêu cầu lòng thương xót của Chúa. Người không từ bỏ mục đích mình, nhưng níu chặt Thiên sứ và cầu nguyện nhiệt thành, thống thiết, cho đến khi đắc thắng.TT20 545.2

    Sa-tan thúc giục Ê-sau chống lại Gia-cốp thế nào, thì trong thời kỳ hoạn nạn, hắn cũng thúc giục kẻ ác thể ấy để hủy diệt dân sự Đức Chúa Trời. Hắn đã tố cáo Gia-cốp, thì cũng sẽ tố cáo dân Chúa. Hắn coi dân sự ở thế gian như là tôi tớ mình; tuy nhiên một nhóm nhỏ vâng giữ điều răn của Đức Chúa Trời chống lại quyền lực hắn. Nếu có thể diệt hết họ khỏi thế gian, thì chiến thắng hoàn toàn thuộc về hắn. Khi thấy các thiên sứ thánh gìn giữ họ, thì hắn kết luận rằng tội lỗi của họ đã được tha; nhưng hắn không biết rằng số phận của họ đã được quyết định tại đền thánh trên trời. Hắn biết rõ ràng các tội lỗi hắn đã xúi họ vi phạm, và với những lời thêu dệt quá đáng, Sa-tan trình những tội lỗi đó lên Đức Chúa Trời, coi họ cũng xứng đáng như hắn để bị Ngài từ bỏ. Hắn tuyên bố là Ngài không công bình khi tha thứ tội lỗi họ mà lại hủy diệt hắn và các sứ hắn. Sa-tan tuyên bố họ là những con mồi của mình, và đòi họ phải được giao vào tay hắn để chịu hủy diệt.TT20 545.3

    Trong lúc Sa-tan tố cáo dân sự Đức Chúa Trời về tội lỗi họ, thì Ngài cho phép nó cám dỗ họ tới mức tối đa. Lòng tín nhiệm nơi Đức Chúa Trời, đức tin và sự cương quyết của họ bị thử thách dữ dội. Khi họ ôn lại quá khứ, niềm hy vọng của họ sụp đổ; vì suốt cả đời họ chỉ thay mình làm ít điều thiện. Họ ý thức hoàn toàn về sự yếu đuối và không xứng đáng của mình. Sa-tan cố gắng làm họ hoảng sợ vì nghĩ rằng trường hợp của mình thật là tuyệt vọng, và tội lỗi họ không bao giờ rửa sạch được. Nó hy vọng tiêu diệt đức tin của họ đểbị sa vào sự cám dỗ của nó và từ bỏ sự trung thành với Đức Chúa Trời.TT20 546.1

    Dân sự Đức Chúa Trời sẽ bị kẻ thù bao vây và tìm cách hủy diệt họ; dầu vậy nỗi ưu tư của họ chẳng phải là lo sợ bị bắt bớ vì lẽ thật, nhưng họ sợ rằng mình chưa ăn năn hết mọi tội, và vì một tội nào đó, họ sẽ không nhận được lời hứa của Đấng Cứu Thế, “Vì ngươi đã giữ lời nhịn nhục Ta, Ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách, là giờ sẽ đến trong khắp the gian, đặng thử những người ở trên đất” (Khải huyền 3:10). Nếu họ có sự bảo đảm là họ được tha thứ, thì họ sẽ không bao giờ lui bước trước sự tra tấn và sự chết; nhưng nếu họ tỏ ra không xứng đáng mà mất mạng sống vì tính hạnh xấu xa của mình, thì điều đó làm ô danh Đức Chúa Trời.TT20 546.2

    Từ khắp nơi họ đều nghe nói về những âm mưu phản bội, và thấy sự phản loạn tích cực hoạt động; do đó nảy sanh trong lòng họ một ước muốn mãnh liệt là cảnh bỏ đạo vĩ đại này phải chấm dứt, và mưu ác của kẻ dữ phải cáo chung. Tuy nhiên, khi họ cầu xin Đức Chúa Trời ngăn chặn cuộc bội phản, thì họ tự trách là chính mình không còn quyền lực để đương đầu và đẩy lui làn sóng gian ác. Họ ý thức rằng nếu họ tận dụng mọi khả năng để hầu việc Đấng Christ, tiến tới trong sức mạnh, thì phe của Sa-tan sẽ có ít quyền lực để thắng họ.TT20 546.3

    Linh hồn họ thống hối trước mặt Đức Chúa Trời, họ nhớ lại đã ăn năn nhiều tội lỗi trong quá khứ, và van nài lời Đấng Cứu Thế đã hứa, “Chẳng gì bằng nhờ sức Ta, làm hòa với Ta; phải, hãy làm hòa với Ta” (Ê-sai 27:5). Mặc dầu những lời cầu nguyện không được thỏa đáp liền, đức tin của họ cũng không hề sút giảm. Tuy đã trải qua biết bao nhiêu nỗi lo sợ kinh hoàng và phiền muộn, họ vẫn không ngưng cầu nguyện. Họ nắm lấy quyền lực của Đức Chúa Trời như Giacốp níu lấy Thiên sứ; và linh hồn họ kêu lên, “Tôi chẳng cho Người đi đâu, nếu Người không ban phước cho tôi.”TT20 547.1

    Nếu Gia-cốp đã không ăn năn về tội gian lận đoạt quyền trưởng nam của Ê-sau, thì Đức Chúa Trời đã không chấp thuận lời cầu xin của người và với lòng thương xót giải cứu người. Cũng một thể ấy, trong thời kỳ hoạn nạn, nếu dân sự Đức Chúa Trời còn có những tội lỗi chưa ăn năn hiện ra trước mắt họ, trong khi họ bị hanh hạ vì lo sợ và buồn thảm, thì họ sẽ bị suy sụp; nỗi tuyệt vọng sẽ tiêu diệt đức tin họ, và họ sẽ không còn niềm tin để cầu xin Đức Chúa Trời giải cứu. Tuy nhiên, nếu họ có cảm giác sâu xa về tình trạng không xứng đáng của mình, họ cũng không còn những tội lỗi thầm kín nào nữa để xưng ra. Những tội của họ đã được đem ra xử trong thời kỳ phán xét và bôi xóa đi, và bây giờ họ không thể nhớ lại những tội đó nữa.TT20 547.2

    Sa-tan hướng dẫn tư tưởng nhiều người để tin rằng Đức Chúa Trời không quan tâm đến sự bất trung của họ trong những việc nhỏ nhen; tuy nhiên trong cách đối xử với Giacốp, Ngài đã cho thấy Ngài không thừa nhận hay dung thứ bất cứ điều ác nào. Tất cả những người tìm cách biện hộ hay che giấu tội lỗi mình, không xưng ra và không được tha thứ, và nếu tên họ được lưu lại trong sách của thiên đàng, thì họ sẽ bị Sa-tan đánh bại. Địa vị càng cao, càng được tôn trọng nhiều, thì tội lỗi của họ trước mặt Chúa cang nặng hơn, và chắc chắn kẻ thù sẽ thắng thế hơn. Những ai trì hoãn chuẩn bị cho ngày lớn của Đức Chúa Trời, sẽ không thế nào chiến thắng trong thời kỳ hoạn nạn, hoặc bất cứ thời kỳ nào sau đó. Trường hợp của những người này thật là tuyệt vọng.TT20 547.3

    Những kẻ tự xưng là Cơ Đốc nhân, nhưng chưa sẵn sàng trong trận chiến cuối cùng và khủng khiếp này, và trong sự tuyệt vọng, thì dù họ có xưng hết tội lỗi mình bằng những lời nhiệt thành nhất cũng chỉ làm trò cười cho kẻ dữ mà thôi. Những lời thú tội này giống như những lời thú tội của Ê-sau và Giu-đa. Những kẻ này than khóc về kết quả của sự vi phạm, chứ không phải ăn năn về tội lỗi mình. Họ cảm thấy không đau buồn thật sự, không ghê tởm điều ác. Họ thú nhận tội lỗi mình vì sợ hình phạt; nhưng, giống như Phara-ôn ngày xưa, họ lại thách đố Thiên đàng nếu sự phán xét được dẹp bỏ.TT20 548.1

    Lịch sử của Gia-cốp bảo đảm với chúng ta rằng Đức Chúa Trời sẽ không từ bỏ những người bị lừa dối, cám dỗ và bị lôi cuốn vào vòng tội lỗi, nhưng biết quay về cùng Ngài với lòng ăn năn thật sự. Trong khi Sa-tan tìm cách hủy diệt hạng người này, Đức Chúa Trời sẽ sai thiên sứ Ngài đến an ủi và bảo vệ họ trong thời kỳ gian truân. Cuộc tấn công của Sa-tan hết sức dữ dội và quyết liệt, sự lường gạt của hắn cũng khủng khiếp; tuy nhiên, mắt của Chúa chăm nhìn dân sự Ngài, và tai Ngài lắng nghe tiếng kêu than của họ. Sự đau buồn của họ lớn lao, ngọn lửa trong lò dường như sắp thiêu đốt họ; nhưng Đấng Luyện họ sẽ đem họ ra như vàng được thử lửa. Tình yêu của Đức Chúa Trời đối với con cái Ngài trong suốt thời kỳ thử thách nặng nề nhất, cũng sẽ mạnh mẽ và âu yếm như trong những ngày thịnh vượng huy hoàng. Nhưng họ cần phải ở trong lò thử thách; để cho lòng ham muốn thế gian của họ phải tan biến mất, và hình ảnh của Đấng Christ sẽ phản chiếu trọn vẹn trong đời họ.TT20 548.2

    Thời kỳ hoạn nạn và lo lắng đang ở trước mặt chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải có đức tin để chịu đựng cơn mệt mỏi, chờ đợi, và đói khát,—một đức tin không suy giảm dù bị thử thách nặng nề. Mọi người đều được ban cho một thời gian ân điển để chuẩn bị cho cơn hoạn nạn đó. Gia-cốp đã thắng bởi vì người đã kiên trì và cương quyết. Sự chiến thắng của người la bằng chứng của quyền lực lời cầu nguyện không thôi. Những ai tin vào những lời hứa của Đức Chúa Trời như Gia-cốp, sốt sắng và kiên trì như người, sẽ chiến thắng như người vậy. Những kẻ nào không sẵn sàng từ bỏ bản ngã, thống hối trước mặt Đức Chúa Trời, sốt sắng và bền lòng cầu nguyện, thì sẽ không nhận lãnh được ơn phước Ngài. Vật lộn với Đức Chúa Trời—là điều mà thật ít người biết đến! Rất ít người để cho linh hổn mình được gần Chúa với tất cả tấm lòng ham muốn tha thiết và nhiệt thành. Khi kẻ khẩn nguyện bị những làn sóng tuyệt vọng lôi cuốn, mà không ngôn ngữ nào diễn tả nổi, thì liệu còn được bao nhiêu người có đức tin vững mạnh để nắm lấy lời hứa của Đức Chúa Trời.TT20 548.3

    Bây giờ, những người nào chỉ thực hành chút ít đức tin, thì sẽ gặp những sự nguy hiểm lớn lao nhất dưới quyền lực dối gạt của Sa-tan và sắc lệnh cưỡng bách lương tâm. Và dù họ có chịu được cơn thử thách, họ sẽ bị chìm đắm sâu hơn trong sự sầu não và thống khổ vào thời kỳ hoạn nạn, bởi vì họ không bao giờ có thói quen tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Họ đã hờ hững với những bài học về đức tin, thì bây giờ họ bị bắt buộc phải học dưới áp lực khủng khiếp của cơn thất vọng.TT20 549.1

    Ngay bây giờ chúng ta cần phải tập thông công với Đức Chúa Trời bằng cách thử nghiệm các lời hứa của Ngài. Các thiên sứ ghi chép mọi lời cầu nguyện nhiệt thành và chân thật. Tốt hơn chúng ta nên từ bỏ những sở thích bản thân hơn là chểnh mảng sự thông công với Đức Chúa Trời. Sự nghèo nàn cùng cực, sự quên mình tột độ, mà được Chúa chấp thuận, thì tốt hơn là sự giàu sang, danh vọng, thoải mái và tình bằng hữu mà không được Ngài thừa nhận. Chúng ta phải dành thì giờ để cầu nguyện. Nếu chúng ta để hết tâm trí miệt mài chăm lo việc thế gian, thì Chúa sẽ ban cho chúng ta thì giờ bằng cách cất hết những thần tượng của chúng ta như vàng bạc, nhà cửa, hay đất đai phì nhiêu.TT20 549.2

    Các bạn trẻ tuổi sẽ không cần bị dẫn dụ vào vòng tội lỗi, nếu họ từ chối bước vào bất cứ con đường nào không phải là con đường mà họ có thể nhận được ơn phước Đức Chúa Trời. Nếu các sứ giả đem lời cảnh cáo quan trọng và cuối cùng đến cho nhân loại, mà cầu xin ơn phước Đức Chúa Trời, không phải với tinh thần uể oải, lạnh nhạt, biếng nhác, nhưng với lòng nhiệt thành và tin cậy như Gia-cốp, họ sẽ tìm được nhiều chỗ mà họ có thể nói, “Tôi đã thấy Đức Chúa Trời đối mặt cùng tôi và linh hồn tôi được giải cứu” (Sáng thế Ký 32:30). Họ được xem như là những hoàng tử của Thiên đàng, có sức mạnh cùng Đức Chúa Trời và loài người để chiến thắng.TT20 549.3

    “Lúc đó sẽ có tai nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ,” sẽ mau đến với chúng ta; chúng ta cần một kinh nghiệm mà hiện nay chưa có, và nhiều người sẽ không thể có được vì không tìm kiếm. Thường thường sự tiên đoán về tai họa thì lớn hơn thực tế; nhưng điều này không đúng đối với sự khủng hoảng sắp xảy ra cho chúng ta. Sự trình bay linh hoạt nhất cũng không thể diễn tả hết sự trọng đại của cơn thử thách lớn lao. Trong thời kỳ này, mỗi linh hồn phải ứng hầu trước mặt Đức Chúa Trời. “Dẫu có Nô-ê, Đa-ni-ên, và Gióp ở đó, Chúa Giê-hô-va phán, thật như ta hằng sống, họ cũng chẳng cứu được nào con trai, nào con gái; chỉ một mình họ cứu được linh hồn mình bởi sự công bình mình thôi” (Ê-xê-chi-ên 14:20).TT20 549.4

    Hiện nay, trong lúc Thầy Tế lễ Thượng phẩm đang thi hành công việc chuộc tội, chúng ta phải cố gắng trở nên trọn vẹn trong Đấng Christ. Ngài không hề bị khuất phục dưới quyền lực của sự cám dỗ dù trong tư tưởng. Sa-tan thấy trong lòng người một yếu điểm nào đó để hắn nắm lấy; vài ham muốn tội lỗi còn được ôm ấp, đó là phương tiện mà hắn dùng để cám dỗ. Tuy nhiên Đấng Christ tuyên bố về chính Ngài, “Vì vua chúa thế gian này hầu đến, người chẳng có chi hết nơi ta” (Giăng 14:30). Sa-tan không the tìm được gì nơi Con Đức Chúa Trời khả dĩ giúp hắn chiến thắng. Ngài đã tuân giữ luật pháp của Cha mình, và trong Ngài không có một tội nào mà Sa-tan có thể lấy cớ dành thắng lợi. Đây là điều kiện cần thiết cho những người sẽ đứng vững trong thời kỳ hoạn nạn.TT20 550.1

    Chính trong đời sống này chúng ta cần phải tránh xa tội lỗi nhờ đức tin vào huyết cứu chuộc của Đấng Christ. Đấng Cứu Thế cao quý mời chúng ta hiệp một với Ngài, liên kết sự yếu đuối của chúng ta với sức mạnh của Ngài, sự ngu dốt của chúng ta với sự khôn ngoan của Ngài, sự không xứng đáng của chúng ta với công đức của Ngài. Thánh ý Đức Chúa Trời là chúng ta học sự nhu mì và khiêm nhường của Đức Chúa Giê-su. Chúa không đặt trước chúng ta một con đường dễ dàng, vui thích để cho chúng ta lựa chọn, nhưng là những cơ hội để chúng ta hiểu được mục tiêu chân chánh của đời sống. Chúng ta có bổn phận hợp tác với Chúa, để huấn luyện bản tính của chúng ta phù hợp với kiểu mẫu của Thiên đàng. Không ai có thể thờ ơ hoặc trì hoãn công việc này để linh hồn bị hủy diệt.TT20 550.2

    Trong một sự hiện thấy, sứ đồ Giăng nghe một tiếng lớn rằng, “Khốn nạn cho đất và biển! vì ma quỷ biết thì giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi” (Khải huyền 12:12). Những cảnh đó quá kinh khiếp đến nỗi từ thiên đàng phải có tiếng kêu như thế. Cơn giận hoảng của Sa-tan gia tăng khi thời gian của hắn sắp hết, công việc lừa dối và hủy diệt của hắn sẽ đạt đến tột đỉnh trong thời kỳ khó khăn.TT20 550.3

    Nhiều dấu hiệu đáng sợ, phi thường chẳng bao lâu sẽ xuất hiện trên trời, biểu thị cho quyền năng lạ lùng của ma quỷ. Các quỷ sứ sẽ đến cùng vua chúa thế gian và toàn thể dân chúng, để lừa dối họ, và thúc giục họ lien kết với Sa-tan trong trận chiến cuối cùng chống lại chính phủ thiên đàng. Bởi các tay sai này mà các nhà lãnh đạo và dân chúng sẽ bị lừa gạt. Có kẻ sẽ dấy lên tự xưng là Đấng Christ, và chiếm đoạt tước vị và sự tôn sùng của Ngài. Chúng sẽ làm nhiều phép lạ chữa bệnh và tuyên bố đã nhận được nhiều sự khải thị từ trời nhưng điều đó trái ngược với lời chứng của Kinh Thánh.TT20 551.1

    Màn chủ yếu của tấn kịch dối gạt ấy, là chính Sa-tan sẽ hóa trang thành Đấng Christ. Hội thánh đã từ lâu trông chờ sự tái lâm của Đấng Cứu Thế như là hy vọng tối thượng của họ. Giờ đây, kẻ lừa dối đại tài, xuất hiện như Đấng Christ đã đến. Ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, Sa-tan xuất hiện giữa dân sự như một nhân vật uy nghi với nét rực rỡ chói lòa, giống như sự miêu tả của Giăng trong sách Khải huyền về Con của Đức Chúa Trời (Khải huyền 1:13-15). Sự vinh hiển bao quanh hắn mà mắt phàm chưa từng chứng kiến bao giờ. Tiếng hoan hô vang dội không gian, “Đấng Christ đã đến! Đấng Christ đã đến!” Cả dân sự đều quỳ gối cách sùng bái trước mặt hắn, trong lúc đó hắn đưa tay len và chúc phước lành cho họ, giống như Đấng Christ chúc phước cho các môn đồ khi Ngài ở trên thế gian. Tiếng nói của hắn dịu dàng, đầy âm điệu. Với một giọng trìu mến thương xót, hắn trình bày vài lẽ thật mà Đấng Christ từng phán; hắn chữa lành bệnh tật, và kế đó, giả mạo mình có đặc tính của Đấng Christ, hắn tuyên bố đổi ngày Sa-bát ra ngày Chủ nhật, và truyền lịnh cho tất cả hãy giữ ngày thánh mà hắn chúc phước. Hắn tuyên bố rằng kẻ nào còn giữ ngày thứ Bảy là ngày thánh, tức là phạm thượng tên hắn và từ chối không nghe lời các thiên sứ đã được sai đến với ánh sáng và lẽ thặt. Đây là sự lừa dối mãnh liệt nhất, điểm chính yếu của sự khuyến dụ. Giống như những người Sa-ma-ri bị thuật sĩ Simon Magus phỉnh gạt, già trẻ lớn bé đều tin tên phù thủy này, đồng nói rằng, “Chính người là quyền phép của Đức Chúa Trời” (Công vụ các Sứ đồ 8:10).TT20 551.2

    Nhưng dân sự Đức Chúa Trời sẽ không bị lầm lạc. Sự dạy dỗ của christ giả này không phù hợp với Kinh Thánh chut nào. Sự chúc phước của hắn trên những kẻ thờ con thú và hình tượng no, là chính hạng người mà Kinh Thánh tuyên bố sẽ phải chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.TT20 552.1

    Hơn nữa, Sa-tan không được phép giả mạo cách Đấng Christ tái lâm. Đấng Cứu Thế đã cảnh cáo dân sự Ngài về điểm lừa dối này, và dự ngôn rõ ràng về cách Ngài phục lâm. “Vì nhiều christ giả và tiên tri giả sẽ dấy lên, làm những dấu lớn, phép lạ, nếu có thể được thì họ cũng đến dỗ dành chính những người được chọn. . . . Vậy nếu người ta nói với các ngươi rằng: Này, Ngài ở trong đồng vắng, thì đừng đi đến; này, Ngài ở trong nhà, thì đừng tin. Vì như chớp phát ra từ phương đông, nháng đến phương tây, thì sự Con người đến cũng thể ấy” (Ma-thi-ơ 24:24-27, 31; 25:31; Khải huyền 1:7; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16, 17). Khó mà giả mạo được một sự hiện đến tương tự. Cả vũ trụ đều biết—toàn thế giới sẽ chứng kiến sự hiện đến ấy.TT20 552.2

    Chỉ có những người chuyên cần nghiên cứu Kinh Thánh và hết lòng yêu mến lẽ thật, sẽ được bảo vệ khỏi sự lừa dối mãnh liệt sẽ chinh phục toàn thế giới. Nhờ lời chứng của Kinh Thánh, họ có thể khám phá ra được kẻ phỉnh gạt núp dưới sự giả mạo của hắn. Thời kỳ thử thách sẽ đến cho mọi người. Chính vì bị sàng sảy bởi sự cám dỗ mà Cơ Đốc nhân chân chính được nổi bật. Ngay bây giờ, dân sự Đức Chúa Trời có đứng vững vàng trên lời Ngài để không tin theo những giác quan của mình chăng? Trong cơn khủng hoảng tương tợ, họ có nương tựa vào Kinh Thánh và chỉ Kinh Thánh mà thôi? Nếu có thể được, Sa-tan sẽ ngăn chặn họ để chuẩn bị đứng vững vàng trong ngày đó. Hắn sẽ bố trí những sự việc cho lối đi của họ bị ngăn trở, làm cho họ vướng víu với những tài sản của thế gian, khiến họ mang gánh nạng lo âu, tâm hồn đầy dẫy sự lo lắng của đời này, và ngày thử thách đến với họ như kẻ trộm.TT20 552.3

    Trong khi các vua chúa và các nhà lãnh đạo tôn giáo ban hành sắc lệnh chống lại những người vâng giữ điều răn của Đức Chúa Trời, cất đi những sự bảo vệ của chính quyền và phó họ cho những người muốn hủy diệt họ. Dân sự Đức Chúa Trời sẽ trốn khỏi các đô thị và làng mạc, họ hiệp lại từng nhóm, sống tại những nơi hoang vắng và quạnh hiu. Nhiều người ẩn núp trong núi cao trùng điệp. Giống như những Cơ Đốc nhân của đồi núi Piedmont, họ chọn những nơi cao ấy để làm đền thánh và cảm tạ Đức Chúa Trời về, “các vầng đá bền vững sẽ là đồn lũy” (Ê-sai 33:16). Nhưng có rất nhiều người thuộc các quốc gia và nhiều giai cấp, già hay trẻ, giàu hay nghèo, đen hay trắng, sẽ bị giam cầm trong cảnh bất công và tàn ác. Những người yêu dấu của Đức Chúa Trời sẽ trải qua những ngày khổ nhọc, bị xiềng xích, giam cầm, kết án tử hình, một số người bị bỏ chết đói trong ngục tù tối tăm, ghê tởm. Không có một ai nghe lời than thở của họ; không một bàn tay nào sẵn sàng cứu trợ họ.TT20 552.4

    Đức Giê-hô-va có quên dân sự Ngài trong giờ thử thách này không? Ngài có quên tôi tớ trung thành Nô-ê chăng khi sự phán xét giáng trên thế giới trước trận đại hồng thủy? Ngài có quên Lót chăng trong khi lửa từ trời giáng xuống các thành phố trên đồng bằng? Ngài có quên Giô-sép ở giữa vòng dân Ê-díp-tô thờ hình tượng không? Ngài có quên Ê-li chăng khi Giê-sa-bên dọa nạt người phải chịu số phận như các tiên tri của Ba-anh? Ngài có quên Giê-rê-mi dưới giếng tối, ẩm ướt mà người bị liệng xuống chăng? Ngài có quên ba người bạn trẻ trong lò lửa, hay Đa-ni-ên trong hang sư tử không?TT20 553.1

    “Si-ôn từng nói rằng: Đức Giê-hô-va đã lìa bỏ ta, Chúa đã quên ta. Đờn bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao? Dầu đờn bà quên con mình, ta cũng chẳng quên ngươi. Nầy, ta đã chạm ngươi trong lòng bàn tay ta” (Ê-sai 49:14-16). Đức Giê-hô-va vạn quân phán rằng, “Vì ai đụng đến các ngươi tức là đụng đến con ngươi mắt Ngài” (Xa-cha-ri 2:8).TT20 553.2

    Dù kẻ thù có thể giam họ vào ngục, các bức tường của ngục tối cũng không thể nào cắt đứt mối liên quan giữa linh hồn họ với Đấng Christ. Đấng đã hiểu rõ sự yếu đuối của họ, đã biết tất cả sự thử thách xảy đến cho họ, Đấng đó cao hơn mọi quyền lực của thế gian; các thiên sứ đến gần với họ trong các phòng giam cô đơn, đem ánh sáng và sự bình an của thiên đàng đến cho họ. Những nhà giam này sẽ giống như một cung điện; vì đó là nơi tru ngụ của những người giàu đức tin, các bức tường u tối của ngục thất sẽ được ánh sáng thiên đàng chiếu sáng như khi Phao-lô và Si-la cầu nguyện và hát ngợi khen vào lúc nửa đêm trong ngục tối của thành Phi-líp.TT20 553.3

    Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời sẽ giáng trên những người tìm cách đàn áp và hủy diệt dân sự Ngài. Sự kiên nhẫn bền đỗ của Ngài đối với những kẻ hung ác càng làm cho người ta dạn dĩ phạm tội, nhưng sự trừng phạt của Chúa thật chắc chắn và khủng khiếp sẽ mau đến sau một thời gian dài chờ đợi. “Vì Đức Giê-hô-va sẽ dấy lên như ở núi Phê-ra-xim; Ngài nổi giận như tại trũng Ga-ba-ôn, đặng làm việc Ngài là việc khác thường, và làm công Ngài là công lạ lùng” (Ê-sai 28:21). Đối với Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót, hành động sửa phạt là một việc khác thường. “Hãy nói cùng chúng nó rằng: Chúa Giê-hô-va phán: Thật như ta hằng sống, ta chẳng lấy sự kẻ dữ chết làm vui” (Ê-xê-chi-ên 33:11). Đức Giê-hô-va là “nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, . . . xá điều gian ác, tội trọng và tội lỗi.” Tuy nhiên, Ngài “chẳng kê kẻ có tội là vô tội” (Xuất Ê-díptô Ký 34:6, 7). “Đức Giê-hô-va chậm giận và có quyền lớn, nhưng Ngài chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội” (Na-hum 1:3). Bằng những hành động khủng khiếp của sự công bình, Ngài sẽ báo đáp về việc luật pháp Ngài bị chà đạp. Người ta có thể nhận biết được sự nghiêm trị của Ngài chờ đợi kẻ phạm pháp, qua sự miễn cưỡng của Ngài để thực thi sự công bình. Ngài chịu nhịn lâu dài vì quốc gia này, không giáng họa cho tới khi vượt qua mức độ gian ác mà Ngài đã định thì sau cùng sẽ phải uống cạn chén thạnh nộ không pha của Ngài.TT20 554.1

    Khi Đấng Christ làm xong công việc cầu thay tại đền thánh, cơn giận không pha của Đức Chúa Trời sẽ đổ trút trên những người thờ lạy con thú và hình tượng nó cùng nhận dấu của nó (Khải huyền 14:9, 10). Những tai họa giáng trên Ê-díp-tô khi Đức Chúa Trời sắp giải cứu dân Y-sơ-ra-ên, cũng tương tự như những sự phán xét kinh khủng và rộng lớn giáng trên thế gian trước ngày giải cứu cuối cùng dân sự Đức Chúa Trời. Những tai họa khủng khiếp này được miêu tả trong sách Khải huyền là nếu ai thờ lạy con thú cùng hình tượng nó thì trở nên ghẻ chốc dữ dội và đau đớn. “Biển biến ra huyết, như huyết người chết; phàm sanh vật ở trong biên đều chết hết.” “Các sông cùng các suối nước, thì nước biến ra huyết” (Khải huyền 16:2-4). Sự trừng phạt này thật là khủng khiếp, sự công bình của Chúa đã được chứng thực đầy đủ. Thiên sứ của Đức Chúa Trời nói, “Ngài là công bình, vì Ngài đã phán xét thể này; bởi vì chúng nó đã làm đo huyết của các thánh đồ cùng các đấng tiên tri, và Ngài đã cho chúng nó uống huyết, thật là đáng lắm” (Khải huyền 16:5, 6). Khi lên án tử hình dân sự Đức Chúa Trời, họ cũng phạm tội đổ huyết giống như chính tay họ đã làm đổ huyết. Cũng một thể ấy, Đấng Christ tuyên bố là người Do Thái đổng thời với Ngài phải chịu trách nhiệm về huyết của các thánh đã đổ ra từ thời A-bên; vì họ có đổng một tinh thần và hành động đổng một phương cách như những kẻ đã giết các tiên tri.TT20 554.2

    Trong tai họa kế tiếp, “mặt trời được quyền lấy lửa làm sém loài người. Loài người bị lửa rất nóng làm sém” (Khải huyền 16:8, 9). Các tiên tri diễn tả tình trạng của đất trong thời kỳ khủng khiếp, “Đất đương sầu thảm. . . vì mùa ngoài đổng đã mất.” “Mọi cây cối ngoai đổng đều khô héo, sự vui vẻ đã khô héo đi khỏi con trai loài người!” “Hột giống đã teo đi dưới những cục đất nó; kho đụn đã hủy phá. . . . Kìa, súc vật rên xiết! Kìa, bầy bò bối rối! Ây là tại chúng nó không có đổng cỏ nữa! . . . Các dòng nước đã khô, lửa đã nuốt những đám cỏ nơi đổng vắng” (Giô-ên 1:10-12, 17-20). “Trong ngày đó, những bài hát trong cung đền sẽ là tiếng khóc than, Chúa Giê-hô-va phán vậy. Se có nhiều xác chết mà người ta làm thinh, quăng ra mọi nơi” (A-mốt 8:3).TT20 555.1

    Các tai họa này không xảy ra khắp nơi, vì như vậy dân cư trên đất sẽ bị hoàn toàn tiêu diệt. Tuy thế, đây là sự trừng phạt khủng khiếp bởi cơn thạnh nộ của thiên đàng mà loài người chưa từng thấy bao giờ. Tất cả sự trừng phạt giáng trên con người trước đó, cho đến cuối thời kỳ ân điển, còn được pha lẫn với sự thương xót của Đức Chúa Trời. Huyết chuộc tội của Đấng Christ đã giúp cho tội nhân khỏi nhận sự trừng phạt đầy đủ về tội của họ; nhưng trong sự phán xét cuối cùng, cơn thạnh nộ của Chúa sẽ giáng xuống không pha lẫn chút thương xót nào.TT20 555.2

    Trong ngày ấy, vô số người muốn ẩn náu trong sự thương xót của Chúa mà từ lâu họ đã coi thường. “Nầy, những ngày sẽ đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là ve nghe lời của Đức Giê-hô-va. Bấy giờ chúng nó sẽ đi dông dài từ biển nầy đến biển khác, từ phương bắc đến phương đông; chạy đi đây đi đó đặng tìm lời Đức Giê-hô-va mà không tìm được” (A-mốt 8:11, 12).TT20 555.3

    Dân sự Đức Chúa Trời cũng sẽ không tránh khỏi sự đau khổ; nhưng dù bị bắt bớ và sầu thảm, dù phải chịu đựng sự thiếu thốn và đói khát, họ vẫn không bị bỏ rơi cho đến chết.TT20 555.4

    Đức Chúa Trời đã chăm sóc Ê-li, sẽ không bỏ rơi một người con nào đã hy sinh vì Ngài. Đấng biết được từng sợi tóc trên đầu họ, sẽ chăm gìn họ, và Ngài sẽ nuôi dưỡng họ trong thời kỳ đói kém. Trong khi kẻ ác phải chết vì đói kém và dịch lệ, các thiên sứ bảo vệ những người công bình và cung cấp các nhu cầu của họ. Đối với “kẻ bước theo công bình” có lời hứa như sau, “Bánh nó sẽ được ban cho, nước nó không bao giờ thiếu.” “Những kẻ nghèo nàn thiếu thốn, tìm nước mà không được, lưỡi khô vì khát, nhưng ta Đức Giê-hô-va, sẽ nhậm lời họ; ta, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, sẽ không lìa bỏ họ đâu” (Ê-sai 33:15, 16; 41:17).TT20 556.1

    “Vì dầu cây vả sẽ không nức lộc nữa, và sẽ không có trái trên những cây nho; cây ô-li-ve không sanh sản, và chẳng có ruộng nào sanh ra đồ ăn. Bầy chiên sẽ bị dứt khỏi ràn, và không có bầy bò trong chuồng nữa. Dầu vậy, tôi sẽ vui mừng trong Đức Giê-hô-va; tôi sẽ hớn hở trong Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi” (Ha-ba-cúc 3:17, 18).TT20 556.2

    “Đức Giê-hô-va là Đấng gìn giữ ngươi; Đức Giê-hô-va là bóng che ở bên hữu ngươi. Mặt trời se không giọi ngươi lúc ban ngày, mặt trăng cũng không hại ngươi trong ban đêm. Đức Giê-hô-va sẽ gìn giữ ngươi khỏi mọi tai họa; Ngài sẽ gìn giữ linh hồn ngươi” (Thi thiên 121:5-7). “Ngài sẽ giải cứu ngươi khỏi bẫy chim, và khỏi dịch lệ độc hại. Ngài sẽ lấy lông Ngài mà che chở ngươi, và dưới cánh Ngài, ngươi sẽ được nương náu mình; sự chân thật Ngài là cái khiên và cái can của ngươi. Ngươi sẽ chẳng sợ hoặc sự kinh khiếp ban đêm, hoặc ten bay ban ngày, hoặc dịch lệ lây ra trong tối tăm, hay là sự tàn diệt phá hoại đương lúc trưa. Sẽ có ngàn người sa ngã bên ngươi, và muôn ngươi sa ngã bên hữu ngươi; song tai họa sẽ chẳng đến gần ngươi. Ngươi chỉn lấy mắt mình nhìn xem, và sẽ thấy sự báo trả cho kẻ ác. Bởi vì ngươi đã nhờ Đức Giê-hô-va làm nơi nương náu mình, và Đấng Chí Cao làm nơi ở mình, nên sẽ chẳng có tai họa gì xảy đến ngươi, cũng chẳng có ôn dịch nào tới gần trại ngươi” (Thi thiên 91:3-10).TT20 556.3

    Tuy nhiên, đối với mắt phàm, dường như dân sự Đức Chúa Trời sẽ phải đóng dấu lời chứng của họ bằng chính huyết mình, như những nhà tử vì đạo trước họ. Họ bắt đầu sợ rằng Đức Chúa Trời đã để họ sa vào tay của kẻ thù. Thật là giây phút lo âu kinh hoàng. Ngày lẫn đêm, họ kêu cầu Chúa giải cứu họ. Kẻ ác mừng rỡ, và lên tiếng chế nhạo, “Giờ đây đức tin của ngươi ở đâu? Tại sao Đức Chúa Trời không cứu ngươi khỏi tay chúng ta, nếu ngươi quả thật là dân của Ngài?” Nhưng trong lúc chờ đợi, những tôi tớ trung tín này nhớ lại sự chết của Đức Chúa Giê-su trên cây thập tự tại núi Sọ, trong khi các thầy tế lễ và kẻ cầm quyền la lên với giọng chế diễu, “Nó đã cứu kẻ khác mà cứu chính mình không được. Nếu phải Vua dân Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy xuống khỏi cây thập tự đi, thì chúng tôi mới tin” (Ma-thi-ơ 27:42). Cũng như Gia-cốp, tất cả đều phải vật lộn với Đức Chúa Trời. Sắc diện của họ nói lên sự chiến đấu nội tâm. Gương mặt họ nhợt nhạt; tuy thế họ vẫn không ngớt cầu nguyện một cách nhiệt thành.TT20 556.4

    Nếu như loài người có được đôi mắt thiêng liêng, họ sẽ thấy những đạo binh thiên sứ với sức mạnh phi thường, đóng trại chung quanh những người kiên nhẫn gìn giữ lời của Đấng Christ. Với sự thông cảm trìu mến, các thiên sứ đã chứng kiến sự đau khổ và nghe những lời cầu khẩn tha thiết của họ. Các vị phải chờ tiếng phán của Đấng Lãnh đạo để kéo họ ra khỏi vòng hiểm nguy. Nhưng họ phai chờ một thời gian lâu hơn một chút. Dân sự Đức Chúa Trời phải uống chén đắng và phải chịu phép báp-têm. Sự trì hoãn, đối với họ rất đau đớn, chính la sự trả lời tốt đẹp nhất cho lời cầu xin của họ. Trong khi chờ đợi tin tưởng Đức Giê-hô-va hành động, họ phải bị thử luyện đức tin, hy vọng và sự kiên nhẫn, mà họ đã chểnh mảng thực hành trong đời sống tin kính của họ. Tuy nhiên, thời kỳ hoạn nạn sẽ được rút ngắn vì những người được chọn. “Vậy, có lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng xét lẽ công bình cho những người đã được chọn, là kẻ đêm ngày cầu xin Ngài? . . . Ta nói cùng các ngươi, Ngài sẽ vội vàng xét lẽ công bình cho họ” (Lu-ca 18:7, 8). Sự cuối cùng sẽ đến nhanh chóng hơn người ta ước đoán. Lúa mì sẽ được thâu góp và được cột lại thành bó sẵn sàng cho kho của Đức Chúa Trời; cỏ lùng sẽ được buộc lại thành bó để liệng vào lửa thiêu đốt.TT20 557.1

    Những lính canh của thiên đàng, trung tín với công việc của mình, tiếp tục canh gác. Mặc dù có sac lệnh tổng quát ấn định rõ rệt thời gian khi những người giữ luật pháp của Chúa có thể bị tử hình, kẻ thù của họ trong vài trường hợp, đã cố sức tìm cách giết họ trước thời gian ấn định. Nhưng không ai có thể vượt qua được những lính canh dũng mạnh đang đóng trại chung quanh mỗi linh hồn trung tín. Một vài người bị tan công trong lúc chạy trốn khỏi thành phố và làng mạc; nhưng khi lưỡi gươm giơ lên để giết họ thì sẽ gãy và rơi xuống như cọng rơm. Một số người khác được các thiên sứ bảo vệ dưới hình dạng những lính chiến.TT20 557.2

    Trong bất cứ thời đại nào, Đức Chúa Trời vẫn xử dụng các thiên sứ thánh để tiếp cứu và giải thoát những người được chọn. Những nhân vật thượng giới dự một phần linh động trong các vấn đề của loài người, và hiện ra trong những y phục chói lòa như chớp nhoáng, hoặc hiện diện dưới hình the con người trong y phục của du khách. Các thiên sứ lấy hình người hiện ra cùng những kẻ hầu việc Đức Chúa Trời. Họ ngồi nghỉ chân như thể rất mệt nhọc, dưới gốc cây sồi vào buổi trưa. Họ đã nhận sự tiếp đãi tại nhà của những người hiếu khách. Họ đóng vai những hướng đạo viên cho những du khách lạc đường. Chính tay họ đốt lửa nơi bàn thờ. Họ mở cửa ngục và giải thoát cho tôi tớ của Đức Giêhô-va. Khoác bộ áo giáp cua thiên đàng, họ lăn hòn đá chắn cửa mộ của Đấng Cứu Thế.TT20 558.1

    Các thiên sứ thường xuất hiện trong hình người tại các buổi họp của người công bình, đến viếng những kẻ ác như đã đến viếng Sô-đôm, để ghi chép những hành động của kẻ ác, và để xem họ đã vượt quá mức của Đức Chúa Trời chưa. Đức Giê-hô-va ưa thích sự thương xót; vì tình thương của một số ít người chân thành phục vụ Ngài, nên Ngài kiềm chế những tai họa và kéo dài sự yên ổn cho dân chúng. Kẻ phạm tội chẳng hề nhận biết họ đã giữ được mạng sống là nhờ một thiểu số trung tín từng bị họ chế diễu và ức hiếp.TT20 558.2

    Mặc dù các bậc cầm quyền của thế gian không hề hay biết gì cả, các thiên sứ vẫn thường là phát ngôn viên trong những phiên họp của họ. Tai, mắt loài người đã nghe và thấy các thiên sứ ấy; nhiều môi miệng từng chống đối các đề nghị và chế nhạo các lời khuyên của họ; nhiều bàn tay đã đánh đập họ. Trong những phòng họp và trong những pháp đình, các sứ giả của thiên đàng đã chứng tỏ thông suốt lịch sử nhân loại; họ đã tỏ ra có khả năng biện hộ trường hợp của kẻ bị áp bức hơn những luật sư lanh lợi và hùng biện nhất. Họ đã đảo lộn kế hoạch và ngăn trở những sự dữ đã làm chậm trễ công việc của Đức Chúa Trời, và gây nên các sự đau khổ cho dân sự Chúa. Trong những giờ nguy hiểm và lo âu, “thiên sứ Đức Giê-hô-va đóng lại chung quanh những kẻ kính sợ Ngài và giải cứu họ” (Thi thiên 34:7).TT20 558.3

    Dân sự Đức Chúa Trời tha thiết chờ đợi sự tái lâm của Vua mình. Giống như khi người ta hỏi các lính canh “Hỡi người canh, đêm thể nào?” Người canh đáp rằng, “Buổi sáng đến; đêm cũng đến” (Ê-sai 21:11, 12). Ánh sáng lấp lánh trên những đám mây bao quanh đỉnh núi. Sự vinh hiển của Chúa sẽ chóng được tỏ bày. Mặt Trời Công bình sẽ chiếu rạng. Buổi sáng và buổi tối sẽ đến—buổi sáng của một ngày vinh hiển cho người công bình, buổi tối triền miên cho kẻ ác.TT20 559.1

    Khi con cái Đức Chúa Trời dâng lời cầu nguyện lên Ngài, bức màn buông chận thế giới vô hình dường như gần vén lên. Các từng trời sáng rực rỡ buổi bình mình của ngày vĩnh cửu, và tương tự như điệu nhạc du dương của các thiên sứ vang dội bên tai, “Hãy trung thành. Sự tiếp trợ sẽ đến.” Đấng Christ, Đấng Chiến thắng oai hùng, dành cho những lính chiến mệt mỏi một vương miện của sự vinh quang bất diệt; và tiếng nói của Ngài vang dội các cửa của thiên đàng, “Ta đến cùng các ngươi đây. Đừng sợ hãi chi cả. Ta biết tất cả những sự đau buồn của các ngươi; Ta đã gánh chịu sự sầu khổ của các ngươi. Các ngươi không chiến đấu với kẻ thù xa lạ. Ta đã đánh trận vì các ngươi, và qua danh Ta các ngươi sẽ chiến thắng.”TT20 559.2

    Đấng Cứu Thế cao quý của chúng ta sẽ tiếp trợ đúng lúc chúng ta cần. Con đường dẫn về thiên quốc đã in dấu chân của Ngài. Mỗi mũi gai nhọn gây thương tích cho chân chúng ta cũng gây thương tích cho chân Ngài. Thập tự giá mà chúng ta phải mang thì đã được Ngài mang trước chúng ta rồi. Đức Giê-hô-va cho phép sự tranh chiến xảy ra, hầu chuẩn bị sự bình an cho linh hồn. Thời kỳ hoạn nạn là một thử thách kinh hoàng cho dân sự Đức Chúa Trời; nhưng đây là thời kỳ mà tất cả tín đồ chân chính phải hướng thượng, và bởi đức tin họ có thể nhìn thấy chiếc mống củalời hứa bao phủ quanh mình.TT20 559.3

    “Dân mà Đức Giê-hô-va đã chuộc sẽ trở về, sẽ hát mà đến Si-ôn. Sự hỉ lạc vô cùng sẽ đội trên đầu họ, họ sẽ được vui vẻ mừng rỡ; sự buồn bực than vãn sẽ tránh đi. Ta, chính Ta, là Đấng yên ủi các ngươi. Ngươi là ai, mà sợ loài người hay chết, sợ con trai loài người là kẻ sẽ trở nên như cỏ? mà lại quên Đức Giê-hô-va, Đấng tạo ngươi. . . và trọn ngày cứ run sợ về cơn giận của kẻ ức hiếp khi nó toan hủy diệt ngươi? Vậy thì bây giờ chớ nào cơn giận của kẻ ức hiếp ấy ở đau? Kẻ bị bắt đem đi sẽ chóng được tha ra, sẽ chẳng chết trong hầm, và cũng không thiếu lương thực. Vì ta là Giê-hô-va Đức Chua Trời ngươi, tức là Đấng làm cho biển động, sóng bổ ầm ầm. Đức Giê-hô-va vạn quân là danh Ngài. Ta đã để lời nói ta trong miệng ngươi, và cho ngươi núp dưới bóng bàn tay ta” (Ê-sai 51:11-16).TT20 559.4

    “Vậy, bây giờ, hỡi ngươi là kẻ khốn nạn, là kẻ say nhưng không vì rượu, hãy nghe điều này. Chúa Giê-hô-va ngươi, Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng bênh vực dân mình, phán như vầy: Này, ta đã lấy lại chén xoàng ba từ tay ngươi, tức là cặn của chén thạnh nộ ta, rày về sau ngươi sẽ không uống nó nữa. Ta sẽ để chén ấy trong tay các kẻ hà hiếp ngươi, tức là các kẻ bảo ngươi rằng: Hãy cúi xuống, đặng chúng ta bước ngang qua! Rồi ngươi cong lưng sát đất, như con đường cho người ta qua lại” (Ê-sai 51:21-23).TT20 560.1

    Nhìn qua các thời đại, Đức Chúa Trời thấy cơn khủng hoảng mà dân sự Ngài phải đương đầu, khi các quyền lực thế gian liên kết lại để chống họ. Giống như kẻ phu tù bị lưu đày, họ sợ sẽ chết vì đói hay vì bạo lực. Nhưng Đức Chúa Trời, Đấng đã rẽ Biển Đỏ trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, sẽ bày tỏ quyền lực lớn của Ngài, và giải phóng họ khỏi cảnh nô lệ. “Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Những kẻ ấy sẽ thuộc về ta, làm cơ nghiệp riêng của ta trong ngày ta làm; và ta sẽ tiếc chúng nó như một người tiếc con trai mình hầu việc mình” (Ma-la-chi 3:17). Nếu huyết của những tôi tớ trung thành của Đấng Christ đổ ra lúc này, thì không như huyết của những người tử vì đạo các thời đại trước, là hột giống cho mùa gặt của Đức Chúa Trời. Sự trung tín của họ sẽ không còn là một bằng chứng để thuyết phục kẻ khác trở về với lẽ thật; vì tâm hồn chai lì của những người đã từ chối lòng thương xót cho đến khi tình thương ấy không còn trở lại nữa. Nếu lúc này người công bình bị rơi vào tay kẻ thù, thì đó là một sự đắc thắng cho chúa của sự tối tăm. “Vì trong ngày tai họa, Ngài sẽ che khuất tôi trong lều Ngài, giấu tôi nơi kín mật của trại Ngài” (Thi thiên 27:5). Đấng Christ đã phán, “Hỡi dân ta, hãy đến vào buồng và đóng cửa lại. Hãy ẩn mình một lát, cho đến chừng nào cơn giận đã qua. Vì này, Đức Giê-hô-va ra từ nơi Ngài, đặng phạt dân cư trên đất vì tội ác họ” (Ê-sai 26:20, 21). Vinh hiển thay là sự giải cứu những kẻ đã kiên nhẫn chờ đợi ngày Chúa đến, và tên họ được ghi trong sách sự sống.TT20 560.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents