Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Thiện Ác Đấu Tranh

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    36—Cuộc Xung Đột Sắp Xảy Ra

    NGAY TỪ LÚC khởi đầu cuộc đấu tranh trên thiên đàng, mục đích của Sa-tan là đánh đổ luật pháp Đức Chúa Trời. để thực hiện điều đó, hắn bắt đầu tranh chiến với Đấng Tạo Hóa, và mặc dầu bị đuổi khỏi thiên đàng, hắn vẫn tiếp tục cuộc chiến dưới thế gian. Lừa dối loài người để khiến họ vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời là mục tiêu hắn kiên nhẫn theo đuổi. Dù chối bỏ toàn bộ luật pháp, hay phủ nhận một trong những luật lệ đó, kết quả vẫn như nhau. Ai vi phạm “một điều răn,” cũng như phạm toàn bộ luật pháp; ảnh hưởng và gương của họ coi như đứng về phía phạm luật; họ trở nên “đáng tội như đã phạm hết thảy” (Gia-cơ 2:10).TT20 513.1

    Khi tìm cách làm cho luật pháp thiên thượng bị coi thường, Sa-tan đã giải thích sai giáo lý Kinh Thánh, và do đó sự sai lầm đã pha trộn vào đức tin của hằng ngàn người tự xưng là tin Kinh Thánh. Sự tranh đấu cuối cùng giữa lẽ thật và sự sai lầm là cuộc chiến quyết liệt, dai dẳng về luật pháp Đức Chúa Trời. Hiện tại chúng ta đang đi vào cuộc chiến tranh này, một cuộc chiến giữa luật loài người và luật pháp Đức Chúa Trời, giữa giáo lý Kinh Thánh và chuyện huyền hoặc và lời truyền khẩu.TT20 513.2

    Những quyền lực chống lại lẽ thật và sự công bình đang kết hiệp và hành động trong cuộc chiến này. Lời Đức Chúa Trời được truyền đạt cho chúng ta với biết bao nhiêu khổ nhục và huyết, chẳng được đánh giá bao nhiêu. Kinh Thánh ở vừa tầm tay của mọi người, nhưng ít người thật sự tiếp nhận như kim chỉ nam của đời mình. Sự bội đạo lan rộng, không phải chỉ trong thế gian, mà ở ngay cả trong hội thánh. Nhiều người đã phủ nhận các giáo lý được coi như cột trụ của đức tin Cơ Đốc giáo. Một số lớn những người tự xưng là Cơ Đốc nhân, chối bỏ hoàn toàn hay một phần sự kiện lớn lao về công cuộc sáng tạo được các tiên tri miêu tả, sự sa ngã của loài người, chương trình cứu chuộc, và luật pháp không thay đổi của Đức Chúa Trời. Hằng ngàn người tự hào về sự khôn ngoan và độc lập của mình, coi niềm tin trọn vẹn vào Kinh Thánh là bằng cớ của tâm hồn yếu đuối; họ nghĩ rằng họ là người học rộng, tài cao, nên bắt bẻ Kinh Thánh và giải sai ý nghĩa của những lẽ thật quan trọng nhất trong Kinh Thánh. Nhiều nhà truyền đạo dã dạy tín đồ mình, và nhiều giáo sư và thầy giáo đã dạy học sinh rằng luật pháp Đức Chúa Trời đã bị thay đổi và hủy bỏ; và những người coi sự đòi hỏi của luật pháp đó còn hiệu lực và phải tuân giữ thì đáng bị chê cười và khinh bỉ.TT20 513.3

    Vì chối bỏ lẽ thật, loài người đã phủ nhận Tác giả của lẽ thật. Chà đạp luật pháp Đức Chúa Trời, ấy là họ phu nhận uy quyền của Ngài. Tôn trọng các giáo lý sai lầm như thần tượng thì cũng như tạc các tượng bằng gỗ hay đá. Vì trình bày đặc tính của Đức Chúa Trời cách sai lầm, Sa-tan đã khiến loài người nhận thức sai lạc về bản tính của Ngài. Nhiều người đã đặt một thần tượng triết lý trên ngai của Đức Giê-hô-va; trong khi đó Đức Chúa Trời Hằng sống, được khải thị bằng lời Ngài bởi Đấng Christ, và bởi sự sáng tạo của Ngài, thì chỉ được một số ít người tôn kính. Hằng ngàn người thần thánh hóa thiên nhiên trong khi họ chối bỏ Chúa của thiên nhiên. Dù dưới một hình thức khác, sự thờ hình tượng vẫn tồn tại trong Cơ Đốc giáo cũng như trong Y-sơ-ra-ên thời Ê-li. Thần của nhiều người tự nhận là thông thái, triết gia, thi sĩ, chính khách, ký giả—thần của giới thượng lưu, của đại học đường, kể cả một vài viện thần học, không khác gì hơn là Ba-anh, thần mặt trời của dân Phê-ni-si.TT20 514.1

    Không có sự sai lầm nào mà thế giới Cơ Đốc thừa nhận đã hủy phá quyền năng của Đức Chúa Trời, trực tiếp chống lại lý trí, gây hậu quả thật độc hại, bằng quan điểm của một giáo lý hiện đại đang trên đà phát triển nhanh chóng, cho rằng luật pháp Đức Chúa Trời không còn cần thiết đoi với loài người nữa. Mỗi quốc gia đều có luật pháp riêng, đòi hỏi sự tôn trọng và tuân giữ; không một chính thể nào tồn tại được nếu thiếu luật pháp; thử tưởng tượng làm thế nào Đấng Sáng tạo trời đất lại không có luật lệ để quản trị loài thọ tạo của Ngài sao? Giả thử những nhà truyền đạo trứ danh mà giảng rằng đạo luật để trị quốc và bảo vệ quyền lợi của công dân không còn bắt buộc nữa—vì đã hạn chế sự tự do của dân chúng, và không cần tuân giữ, vậy các vị đó sẽ được phép đứng trên tòa giảng bao lâu? Nhưng coi thường luật pháp quốc gia phải chăng là trọng tội hơn là chà đạp lên luật pháp của Đức Chúa Trời là nền tảng của mọi chính quyền?TT20 514.2

    Đối với các quốc gia, việc bãi bỏ luật lệ và cho phép công dân làm gì tùy thích còn có lý hơn, là để cho Đức Chúa Trời là Đấng Chủ tể của vũ trụ tiêu hủy luật pháp Ngài, mặc cho thế gian thiếu tiêu chuẩn để lên án phạm nhân hay xưng công bình người phục tùng. Chúng ta có muốn biết hậu quả của việc bãi bỏ luật pháp Đức Chúa Trời như thế nào không? Kinh nghiệm đã cho ta thấy rõ. Những cảnh kinh hoàng đã xảy ra khi thuyết vô thần nắm quyền thế tại Pháp. Điều đó chứng minh với thế giới rằng chối bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời có nghĩa la chấp nhận một chính thể độc tài vô cùng tàn bạo. Khi tiêu chuẩn công bình không còn được tôn trọng, thì cửa đã mở rộng cho chúa của điều ác để hắn thiết lập quyền hành trên thế gian.TT20 515.1

    Bất cứ nơi nào mà luật lệ của Chúa bị chối bỏ, thì tội lỗi không còn thấy là xấu xa nữa và sự công bình không còn được yêu mến nữa. Những kẻ nào từ chối phục tùng sự cai trị của Đức Chúa Trời sẽ không còn xứng đáng để tự điều khiển mình. Qua sự giảng dạy đọc hại, tinh thần ương ngạnh ăn sâu vào tâm hồn của trẻ thơ và thanh thiếu niên, la nhóm người tự nhiên ít kiên nhẫn để phục tùng; và kết quả là xã hội hỗn loạn, phóng đãng. Khi nhạo báng những người tuân giữ luật pháp Đức Chúa Trời, vô số người đã chấp nhận sự lừa dối của Sa-tan. Họ thả lỏng giây cương cho dục vọng và mải mê chạy theo tội lỗi, là nguyền nhân cua sự phán xét mà Đức Chúa Trời giáng trên dân ngoại.TT20 515.2

    Những người dạy dân chúng coi thường luật pháp Đức Chúa Trời là gieo sự bất tuân để gặt lấy sự bất tuân. Khi đã phủ nhận hoàn toàn sự ràng buộc của luật pháp Đức Chúa Trời, thì luật pháp của loài người cũng bị coi thường. Loài người không ngần ngại chà đạp luật pháp Đức Chúa Trời như là một chướng ngại vật cho sự thịnh vượng vật chất của họ, bởi vì luật pháp Ngài cấm những hành đọng bất công, tham lam, dối trá và gian lận; nhưng hậu quả của sự chà đạp luật pháp là điều họ không thấy trước. Nếu luật pháp không còn bắt buộc, thì tại sao người ta lại sợ phạm tội? Tài sản không còn được an toàn. Loài người sẽ chiếm đoạt cách hung bạo tài sản của nhau, và kẻ nào mạnh nhất sẽ trở nên giàu nhất. Sự sống không còn được tôn trọng. Lời thề hôn ước không còn là thành lũy thiêng liêng để bao vệ gia đình nữa. Kẻ nào có thế lực sẽ cướp đoạt vợ của người láng giềng khi họ muốn. Điều răn thứ năm bị bỏ qua một bên cùng với điều răn thứ tư. Con cái không ngần ngại sát hại cha mẹ để đạt điều chúng mong muốn. Thế giới văn minh trở thành những ổ trộm cướp và sát nhân; sự bình an, hạnh phúc và yên nghỉ đã bị cất khỏi thế gian.TT20 515.3

    Như ta đã thấy, giáo lý nào dạy rằng loài người không cần vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời, đã làm giảm đạo đức và mở đường cho tội ác vào thế gian. Sự phóng túng, phung phí và bại hoại tràn ngập như nước thủy triều. Sa-tan cũng hoạt động trong các gia đình. Lá cờ của nó phất phới ngay trong những gia đình Cơ Đốc. Trong đó có sự ganh tị, nghi ngờ, đầy ác ý, đạo đức giả, lãnh đạm, tranh dành, cãi vã, phản bội, buông tuồng, theo những khuynh hướng suy đồi. Những nguyên tắc tôn giáo và đạo lý từng làm nền tảng và khuôn kho cho đời sống xã hội đang lung lay, sắp sửa sụp đổ. Những can phạm xấu xa nhất lúc bị tống giam vì tội đã gây ra, thường được người ta tặng quà và chú ý như là những người đáng được ton trọng. Toàn thể báo chí đua nhau đề cao cá tính và tội ác của chúng, tả chi tiết những thói xấu, và thúc đẩy kẻ khác bắt chước sự gian lận, trộm cướp, giết người; Sa-tan vui mừng đã thành công trong sự gian ác của hắn. Sự nuông chiều thói xấu, coi nhẹ mạng người, mức gia tăng kinh khủng của sự vô độ và tội ác dưới mọi hình thức, mọi cường độ, khiến những người kính sợ Chúa tự hỏi phải làm gì để chấm dứt làn sóng gian ác đó.TT20 516.1

    Tòa án suy đồi. Kẻ cầm quyền tham lợi lộc và chiều theo dục vọng. Nhiều người bị sự vô độ làm lu mờ tâm trí, đến nỗi bị Sa-tan điều khiến hoàn toàn. Các luật gia bại hoại, ăn hối lộ và lừa dối. Nghiện ngập, chè chén say sưa, đam mê tình dục, ganh ghét, bất chánh dưới mọi hình thức được các giới quản trị luật pháp thi hành. “Cho nên sự công bình trở lui lại, sự nhân nghĩa đứng xa; vì lẽ thật vấp ngã giữa đường phố, và sự ngay thẳng chẳng được vào” (Ê-sai 59:14).TT20 516.2

    Sự bất công và mờ tối thiêng liêng thịnh hành dưới chủ quyền của giáo hội La Mã là hậu quả tất nhiên của sự cấm đọc Kinh Thánh; nhưng đâu là nguyên nhân của sự bất trung, sự chối bỏ luật pháp Đức Chúa Trời, và hậu quả của sự suy đồi, mà chúng ta đã mục kích dưới ánh sáng của tin lành vào thời kỳ tự do tín ngưỡng này? Hiện nay Sa-tan không thể nào tước đoạt hết Kinh Thánh để đặt ách thống trị trên thế gian, nên hắn tìm phương cách khác để thực hiện mục tiêu mình. Tiêu diệt đức tin nơi Kinh Thánh là mục đích của hắn thì cũng như tiêu diệt chính Kinh Thánh. Gieo ý tưởng rằng luật pháp Đức Chúa Trời không còn bắt buộc nữa, hắn đã thúc đẩy con người đi vào con đường tội lỗi như thể họ hoàn toàn không biết luật pháp là gì. Hiện nay, cũng như trong các thời đại trước, Sa-tan đã làm việc qua các hội thánh để đạt đến mục đích của mình. Các tổ chức tôn giáo ngày nay từ chối tiếp nhận lẽ thật mà Kinh Thánh đã bày tỏ rõ ràng, và để chống đối những lẽ thật ấy, họ đã đưa ra những lời giải thích để gây sự bất tín và nghi ngờ. Nắm giữ sự sai lầm của phe giáo hoàng rằng linh hồn là bất tử và người chết còn ý thức, họ đã đánh mất khí giới duy nhất để chống lại vong hồn hiện thuyết. Sự tin tưởng về khổ hình đời đời khiến nhiều người không tin Kinh Thánh. Khi dân sự được thúc dục tuân giữ điều răn thứ tư, nghĩa là phải nghỉ ngày thứ Bảy, thì một số nhà truyền đạo tuyên bố rằng luật của Đức Chúa Trời không còn hiệu lực nữa, và đó là phương cách duy nhất giúp họ khỏi sự ràng buộc một bổn phận mà họ không muốn thi hành. Như vậy là họ đã chối bỏ luật pháp cùng với ngày Sabát. Trong khi việc giữ ngày Sa-bát càng tiến triển, thì sự phủ nhận luật pháp để tránh tuân giữ điều răn thứ tư sẽ trở thành phổ thông. Sự dạy dỗ của các nhà lãnh đạo tôn giáo đã mở đường cho sự bất tín, cho vong hồn hiện thuyết, cho sự khinh thường luật pháp thánh của Đức Chúa Trời; họ phải chịu trách nhiệm kinh khủng vì đã để tội lỗi xâm nhập vào thế giới Cơ Đốc.TT20 517.1

    Ây vậy mà các nhà lãnh đạo đó lại cho rằng sự sa đọa của xã hội hiện nay là do sự coi thường ngày gọi là “sa-bát Cơ-đốc,” và sự bắt buộc tuân giữ ngày Chủ nhật sẽ giúp cho nền luân lý xã hội cao hơn. Điều này đã được thúc đẩy ở Mỹ, nơi mà giáo lý về ngày Sa-bát đang được truyền bá sâu rộng nhất. Tại đây, phong trào tiết chế, một trong những cải tiến đạo đức đáng kể và quan trọng nhất, thường được kết hợp chung với vấn đề giữ ngày Chủ nhật, và những người chủ xướng phong trào này tự cho mình làm công việc nâng đỡ quyền lợi cao cả nhất của xã hội, vì ai từ chối không hợp tác với họ bị xem như kẻ thù của phong trào tiết chế và cải cách. Tuy nhiên, sự kiện này dấy lên một phong trào để tạo nên sự lầm lẫn, mà đem kết hợp với một công việc vốn tốt đẹp, vẫn không thể nào bênh vực cho sự sai lầm. Chúng ta có thể pha trộn một độc chất vào món ăn tinh khiết, nhưng chúng ta không thể thay đổi tính chất độc hại của nó được. Ngược lại, nó trở nên nguy hại hơn, khi người ta dùng mà không chút nghi ngờ. Đó chính là quỷ kế của Sa-tan là kết hợp một ít lẽ thật với điều sai lầm để người ta dễ thừa nhận. Những người chủ trương phong trào giữ ngày Chủ nhật có thể truyền bá những cải tiến mà dân chúng cần, căn cứ vào những nguyên tắc hòa hợp với Kinh Thánh; nhưng khi họ pha lan những điều trái ngược với luật pháp Đức Chúa Trời, thì các người hầu việc Đức Chúa Trời không thể hợp tác với họ được. Không gì có thể chứng minh sự thay thế các điều răn của Đức Chúa Trời bằng những luật lệ của loài người.TT20 517.2

    Chính bởi hai điểm sai lầm lớn lao, sự tin vào thuyết linh hồn bất tử và ngày Chủ nhật thánh khiết, mà Sa-tan lừa dối loài người. Điểm thứ nhất đặt nền tảng cho phong trào vong hồn hiện thuyết, điểm thứ hai thiết lập mối tình cảm với La Mã. Các giáo hội Cải chánh tại Hoa Kỳ là những người tiền phong giang cánh tay trên hai vực tham, một nắm lấy vong hồn hiện thuyết, và một nắm lấy quyền thế La Mã; và dưới ảnh hưởng của ba đồng minh đó, quốc gia này sẽ theo bước chân của La Mã để giày đạp lên tự do lương tâm.TT20 518.1

    Vong hồn hiện thuyết càng ngày càng bắt chước hình thức của Cơ Đốc giáo ngày nay, nên có uy thế lớn để lừa dối và gài bẫy. Chính Sa-tan cũng là kẻ tin đạo, và xuất hiện trong hình thể của thiên sứ sáng láng. Nhiều đồng bóng sẽ làm những phép lạ, người bệnh được chữa lành, và nhiều phép lạ phi thường sẽ được thực hiện. Ma quỷ cũng xưng đức tin nơi Kinh Thánh, và bày tỏ sự tôn trọng những cơ quan của giáo hội, công việc của chúng sẽ được chấp nhận như sự biểu lộ của quyền lực thiên thượng.TT20 518.2

    Lằn ranh giới phân biệt giữa những người xưng là Cơ Đốc nhân và người ngoại, giờ đây không dễ nhận ra nữa. Thuộc viên của hội thánh yêu chuộng những gì thế gian ưa thích, và sẵn sàng theo họ; Sa-tan đã quyết tâm kết hợp họ thành một khối để làm vững mạnh duyên cớ của hắn bằng cách lôi kéo tất cả đứng vào hàng ngũ của vong hổn hiện thuyết. Phe giáo hoàng thường khoe ve những phép lạ như là dấu hiệu của hội thánh thật, sẽ dễ dàng bị lừa gạt bởi quyền năng làm phép lạ này; những giáo hội Cải chánh cũng sẽ bị lường gạt, vì đã từ bỏ cái thuẫn của lẽ thật. Phe giáo hoàng, nhóm Cải chánh và thế gian đổng chấp nhận một hình thức nhân đức mà không có chút quyền lực, và họ sẽ thấy trong sự liên kết này, một phong trào vĩ đại cho sự hoán cải thế gian, và khởi đầu cho thời kỳ một ngàn năm hằng mong chờ từ lâu.TT20 518.3

    Qua vong hổn hiện thuyết, Sa-tan hiện ra như là ân nhân của loài người, chữa lành bệnh tật cho dân chúng, và công bố một hệ thống đức tin mới và cao cả hơn; nhưng đổng thời hắn hành động như một kẻ phá hoại. Sự cám dỗ của hắn lôi cuốn vô số người đến sự hủy diệt. Sự vô độ lật đổ lý trí; theo sau là những khoái lạc nhục dục, sự tranh chấp và đổ máu. Sa-tan tìm thấy vui thú trong chiến tranh, vì chiến tranh kích thích những ham mê bần tiện nhất của linh hổn, và sau đó lôi cuốn vào chỗ hư mất đời đời những nạn nhân đẫm mình trong tội ác và đổ máu. Mục tiêu của hắn là xúi giục các quốc gia chống nghịch lẫn nhau; như vậy hắn làm cho loài người xao lãng việc chuẩn bị để đứng vững trong ngày của Chúa.TT20 519.1

    Sa-tan làm việc qua thiên nhiên để thu gặt những linh hổn không chuẩn bị sẵn sàng. Hắn nghiên cứu những bí mật trong thiên nhiên, và tận dụng hết quyền lực để điều khiển thiên nhiên tùy theo mức độ Chúa cho phép. Khi được Ngài cho phép thử thách Gióp, thì hắn đã tỏ ra hết sức lanh lẹ để tiêu diệt tất cả tài sản của ông là gia súc, tôi tớ, nhà cửa và con cái trong giây lát. Chính Đức Chúa Trời đã bảo vệ loài thọ tạo và lập hang rào chung quanh để giữ họ khỏi quyền lực của kẻ phá hoại. Nhưng thế giới Cơ đốc đã coi thường luật pháp của Đức Giê-hô-va; và Ngài hành động y như Ngài đã tuyên phán. Ngài rút lại những ơn phước ban cho thế gian, không còn bảo vệ những người đã chống lại luật pháp Ngài mà còn xúi giục, ép buộc kẻ khác làm như họ. Những người nào không được Chúa chăm gìn đều ở dưới quyền cai trị của Sa-tan. Hắn sẽ ban lợi lộc và thịnh vượng cho một số người để dễ bề làm theo mưu đồ của hắn; đổng thời hắn đem tai họa cho một số người khác và khiến loài người lầm tưởng rằng chính Đức Chúa Trời đã hành hạ họ.TT20 519.2

    Trong khi hiện ra trước mắt loài người như một danh y có thể chữa lành tất cả bệnh tật của họ, thì chính Sa-tan đem lại bệnh tật và tai họa, đến nỗi những thành phố sung túc bị hủy diệt và hoang vu. Hiện nay hắn đang hoạt động. Áp dụng quyền lực khắp nơi, dưới hằng ngàn hình thức qua những tai nạn và thiên tai trên biên và trên đất, những cuộc hỏa hoạn lớn, những cơn trốt tàn bạo, và những trận mưa đá khủng khiếp, những trận lụt, cuồng phong và động đất. Hắn hủy hoại mùa mang gần chín, và tiếp theo là nạn đoi kém và khốn đốn. Hắn gieo những hơi độc trong không khí, và hằng ngàn người chết vì bệnh dịch. Những tai biến đó xảy ra thường xuyên và càng ngày càng trở nên tàn khốc. Sự tan phá giáng trên người và thú vật. “Đất thảm thương và tồi tàn,” “những dân cao nhứt trên đất hao mòn đi. Đất bị dân cư làm ô uế, vì họ đã phạm luật pháp, trái điều răn, dứt giao ước đời đời” (Ê-sai 24:4, 5).TT20 520.1

    Vậy mà Sa-tan, kẻ cám dỗ đại tài, khuyến dụ dân chúng rằng chính những kẻ hầu việc Đức Chúa Trời gây ra những cảnh tang thương đó. Những người ở không đẹp lòng Chúa trút hết những tai họa của họ trên những người giữ điều răn của Đức Chúa Trời. Người ta sẽ tuyên bố rằng vi phạm ngày Chủ nhật sa-bát là chống lại Đức Chúa Trời; và tội này đã đem lại những tai họa không ngừng cho đến khi ngày Chủ nhật được tuân giữ triệt để; và những ai dạy giữ điều răn thứ tư là phá hoại sự tôn trọng ngày Chủ nhật, là những người gây rắc rối cho dân chúng, ngăn cản ơn phước Chúa và sự thịnh vượng thế gian. Ngay xưa, con cái Đức Chúa Trời bị tố cáo như thế nao, thì ngày nay họ cũng bị tố cáo như thế ấy, cũng vì một lý do, “Vừa khi A-háp thấy Ê-li thì nói rằng: Có phải ngươi là kẻ làm rối loạn Y-sơ-ra-ên chăng? Ê-li đáp rằng: Chẳng phải tôi làm rối loạn Y-sơ-ra-ên đâu, bèn là vua và nhà cha vua, bởi vì vua đã bỏ điều răn của Đức Giê-hô-va, và đã tin theo thần Ba-anh” (1 Các Vua 18:17, 18). Khi những lời vu cáo đã kích thích sự giận dữ của dân chúng, thì họ sẽ đối xử với những sứ giả của Đức Chúa Trời giống như Y-sơra-ên bội nghịch đã hành động đối với Ê-li.TT20 520.2

    Quyền năng làm phép lạ được biêu lộ qua vong hồn hiện thuyết gây ảnh hưởng chống lại những người chọn con đường phục tùng Đức Chúa Trời hơn là vâng lời loài người. Những người thông công với ma quỷ sẽ tuyên bố rằng, chính Đức Chúa Trời sai họ để thuyết phục những người phủ nhận ngày Chủ nhật về những sai lầm của họ, xác nhận rằng luật của quốc gia phải được vâng giữ như luật của Đức Chúa Trời. Họ than oán về sự hung ác của thế gian và đồng ý về sự làm chứng của các nhà truyền đạo rằng, nguyên nhân của sự suy đồi luân lý là sự xúc phạm ngày Chủ nhật. Và họ sẽ giận dữ đối với tất cả những người không chấp nhận lời chứng của họ.TT20 520.3

    Chính sách của Sa-tan trong trận chiến cuối cùng với dân sự Đức Chúa Trời, cũng y như lúc khởi điểm cuộc tranh đấu trên thiên đàng. Hắn công bố tìm cách củng cố sự vững vàng của chính thể thiên thượng, trong khi đó lại âm thầm dùng mọi nỗ lực lật đổ chính thể ấy. Hắn tố cáo các thiên sứ trung thành về những điều mà chính hắn đã làm. Đồng một chính sách lừa dối đã đánh dấu lịch sử của giáo hội La Mã. Hội đó đã xưng là đóng vai người đại diện cho thiên đàng, trong khi họ tìm cách đề cao mình hơn Đức Chúa Trời và thay đổi luật pháp Ngài. Dưới sự thống trị của La Mã giáo, những người phải chịu chết vì trung tín với tin lành thì bị tố cáo là kẻ gian ác; họ bị tuyên bố là liên kết với Sa-tan; và mọi phương pháp được áp dụng để trút sự sỉ nhục trên họ, khiến họ trở nen những phạm nhân xấu xa nhất đối với thiên hạ cũng như đối với bản thân. Ngày nay sự việc cũng xảy ra như vậy. Trong khi tìm cách hủy diệt những người tôn trọng luật pháp Đức Chúa Trời, Sa-tan sẽ khiến họ bị tố cáo là những kẻ phạm pháp, làm ô danh Đức Chúa Trời và đem lại sự phán xét cho thế gian.TT20 521.1

    Đức Chúa Trời không bao giờ cưỡng ép ý chí hay lương tâm; trái lại, Sa-tan vì muốn điều khiển những người mà hắn không thể cám dỗ bằng cách nào khác, nên luôn luôn xử dụng bạo lực. Hắn chế ngự lương tâm bằng bạo lực và sự sợ hãi để được người ta tôn trọng. Để đạt được mục tiêu ấy, hắn hành động qua các thế lực tôn giáo và dân chính, thúc đẩy họ ban hành những sắc luật trái với luật pháp của Đức Chúa Trời.TT20 521.2

    Những người tôn trọng ngày Sa-bát của Kinh Thánh sẽ bị tố cáo la kẻ thù của luật pháp và trật tự, vi phạm các giềng mối đạo đức của xã hội, mang lại sự hỗn loạn và suy đồi, khiến cho Đức Chúa Trời đoán phạt thế gian. Người ta cho rằng tính cẩn thận của họ chẳng qua là sự bướng bỉnh, ngoan cố, và coi thường uy quyền. Họ bị tố cáo là khinh dể chính phủ. Nhiều nhà truyền đạo, vì muốn phủ nhận bổn phận đối với luật thiên thượng, sẽ giảng về sự vâng phục các nhà cầm quyền như là đã được Đức Chúa Trời chỉ định. Trong những phòng lập pháp và tòa án, những người giữ điều răn Đức Chúa Trời bị vu khống và kết tội. Người ta diễn giải sai lầm các lời nói và xuyên tạc các nguyên động lực của họ.TT20 521.3

    Khi các giáo hội Cải chánh phủ nhận những lời tranh luận rõ ràng và dựa trên Kinh Thánh, để bênh vực luật pháp Đức Chúa Trời, thì họ đã muốn ngăn tiếng nói của những người mà đức tin không thể bị lung lạc. Chính họ đã nhắm mắt trước lẽ thật, họ đang theo đuổi con đường đưa đến sự bắt bớ những kẻ từ chối hành động theo những người khác là thừa nhận ngày sa-bát của giáo hoàng.TT20 522.1

    Các thế lực của hội thánh và quốc gia, sẽ liên kết để mua chuộc, dỗ dành và bắt buộc mọi tầng lớp phải tôn trọng ngày Chủ nhật. Người ta thay thế những điều luật áp bức vào chỗ không có quyền uy thiên thượng. Sự bại hoại của chính trị đang hủy diệt lòng yêu chuộng công lý và tôn trọng lẽ thật; ngay tại quốc gia tự do Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo và lập pháp, vì muốn làm vừa lòng dân, sẽ nhượng bộ cho sự đòi hỏi của đại chúng để ban hành luật giữ ngày Chủ nhật. Tuy đã trả giá hy sinh rất cao, sự tự do lương tâm sẽ không được tôn trọng nữa. Cuộc chiến sắp diễn ra trước mắt chúng ta, để ứng nghiệm lời tiên tri, “Con rồng giận người đờn bà, bèn đi tranh chiến cùng con cái khác của người, là những kẻ vẫn giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và lời chứng của Đức Chúa Giê-su” (Khải huyền 12:17).TT20 522.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents