Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Thiện Ác Đấu Tranh

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    11—Sự Phản Đối Của Các Vương Hầu

    MỘT TRONG NHỮNG lời chứng cao trọng nhất để bênh vực phong trào Cải chánh là sự Phản kháng của các vương hầu theo Cơ Đốc giáo tại Đức, được trình bày trong Hội nghị Spires vào năm 1529. Lòng can đảm, đức tin và sự cương quyết của tôi tớ Đức Chúa Trời bảo đảm cho những thế hệ sau sự tự do tư tưởng và lương tâm. Do sự Phản kháng đó mà giáo hội cải chánh được gọi là hội Phản kháng (Protestant); và các nguyên tắc của hội này “chính là bản chất của đạo Phản kháng (Protestantism).”—D’Aubigné, quyển 13, chương 6.TT20 174.1

    Một ngày đen tối và đe dọa đã đến với phong trào Cải chánh. Mặc dù sắc lệnh tại Worms tuyên bố Luther là một người phạm pháp và cấm đoán sự dạy dỗ hay tin tưởng vào đạo lý do ông đề xướng, tinh thần khoan dung tôn giáo được thịnh hành trong toàn quốc. Quyền năng của Đức Chúa Trời đã kiềm chế các thế lực chống đối lẽ thật. Charles V lúc nào cũng muốn tiêu diệt nhóm Cải chánh, nhưng mỗi lần ông toan ra tay khủng bố thì bị bắt buộc phải ngưng lại. Đã nhiều lần, khi những người dám chống đối giáo hội La Mã tưởng sẽ bị tiêu diệt tức thì; nhưng vào lúc nguy kịch ấy, đạo quân Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện ở biên giới phía đong, hoặc vua nước Pháp, hoặc ngay cả chính giáo hoàng, ganh ghét sự cường thịnh của hoàng đế, đã gây chiến cùng người; nhờ vậy, giữa những xáo trộn và hỗn loạn của quốc gia, phong trào Cai chánh có cơ hội để vững mạnh và bành trướng.TT20 174.2

    Tuy nhiên, cuối cùng, các nhà lãnh đạo phe giáo hoàng đã đè nén các mối hận thù để đạt đến một mục tiêu chung la chống lại các nhà Cải chánh. Năm 1526, Hội nghị tại Spires cho phép mỗi tiểu vương quốc được có sự tự do tín ngưỡng cho đến khi có tổng hội nghị; tuy nhiên, khi các nguy hiểm khiến có sự nhượng bộ này đã qua đi, thì hoàng đế triệu tập một Hội nghị thứ hai tại Spires vào năm 1529 với mục đích tiêu diệt dị giáo. Các vương hầu được khuyên, nếu có thể, chống lại phong trào Cải chánh bằng những biện pháp ôn hòa; nhưng nếu thất bại, thì hoàng đế Charles sẽ áp dụng bạo lực.TT20 175.1

    Phe giáo hoàng rất vui mừng. Họ đến dự Hội nghị tại Spires với số đông đảo, và công khai biểu lộ sự thù ghét các nhà Cải chánh và những người có cảm tình với họ. Melanchthon nói, “Chúng tôi là những người bị ghét cay ghét đắng, rác rến của thế gian; nhưng Đấng Christ sẽ đoái thương dân sự khốn khổ của Ngài và sẽ bảo vệ họ” (D'Aubigné, quyển 13, chương 5). Các vương hầu theo Cơ Đốc giáo tham dự Hội nghị cũng bị cấm không được giảng tại nha riêng. Nhưng dân chúng ở Spires rất khao khát lời Đức Chúa Trời, và bất chấp sự cẵm đoán, hằng ngàn người kéo nhau đến dự những buổi thờ phượng tổ chức tại nhà nguyện của tuyển hầu xứ Saxony.TT20 175.2

    Hành động ấy dẫn đến cơn khủng hoảng cách mau chóng. Một sứ điệp của hoàng đế được công bố tại Hội nghị rằng vì đạo luật cho phép tự do lương tâm là nguyên nhân gây ra sự xáo trộn lớn này, nên hoàng đế yêu cầu hủy bỏ đạo luật ấy. Hành động độc đoán này gây nên sự phẫn nộ và báo động cho các Cơ Đốc nhân. Có người nói, “Một lần nữa Đấng Christ rơi vào tay của Cai-phe va Phi-lát.” Giáo hội La Mã trở nên hung bạo hơn. Một nhân vật mù quáng của phe giáo hoàng tuyên bố, “Người Thổ Nhĩ Kỳ còn tốt hơn nhóm Luther; vì người Thổ Nhĩ Kỳ vâng giữ ngày lễ kiêng ăn, còn nhóm Luther thì phạm ngày đó. Nếu phải chọn giữa Kinh Thánh của Đức Chúa Trời và những lỗi lầm cũ của hội thánh, chúng ta nên chối bỏ Kinh Thánh.” Melanchthon nói, “Mỗi ngày trong phiên họp đông đủ, Faber đều ném vài hòn đá mới vào chúng tôi là những kẻ bênh vực Kinh Thánh.”— D'Aubigné, quyển 13, chương 5.TT20 175.3

    Sự khoan dung tôn giáo đã được chính thức thành lập, và những tiểu vương quốc theo niềm tin phúc âm quyết định chống lại sự vi phạm quyền lợi của họ. Luther vẫn còn bị ràng buộc bởi sắc lệnh của Worms, nên không được phép hiện diện ở Spires; nhưng ông có những cộng sự viên thay thế, và các vương hầu do Đức Chúa Trời dấy lên để bênh vực công việc Ngài trong giai đoạn khẩn cấp này. Người lúc trước bảo vệ Luther là nhà quý phái Frederick của Saxony đã qua đời; nhưng em trai ông là Quận công John lên kế vị, rất vui mừng đón nhận phong trào Cải chánh, và trong khi là một vương hầu ôn hòa, ông bày tỏ nhiều năng lực và lòng can đảm vào tất cả vấn đề liên quan đến quyền lợi của đức tin.TT20 176.1

    Các linh mục đòi những tiểu vương quốc đã tiếp nhận phong trào Cải chánh phải phục tùng hoàn toàn thẩm quyền của La Mã. Mặt khác, những nhà Cải chánh đòi hỏi sự tự do đã cho phép trước đó. Họ không chấp thuận việc giáo hội La Mã kiểm soát những tiểu vương quốc đang rất vui mừng tiếp nhận lời Đức Chúa Trời.TT20 176.2

    Cuối cùng, có sự dung hòa sau đây là nơi nào chưa thành lập phong trào Cải chánh thì sắc lệnh Worms được thi hành triệt để; và “ở những nơi người ta đã đi sai sắc lệnh, và nơi nào họ không thể tuân theo sắc lệnh mà không nổi loạn, thì ít nhất họ không được thêm cải cách mới, họ không được đề cập đến những điểm gây tranh luận, và không được chống đối việc cử hành lễ mi-sa, không được cho phép người Công giáo La Mã tiếp nhận đạo lý Luther.”—D’Aubigné, quyển 13, chương 5. Hội nghị thông qua dự luật này, đem lại cho các giám mục và linh mục sự thỏa mãn tràn trề.TT20 176.3

    Nếu sắc lệnh đó được thi hành, thì “phong trào Cải chánh sẽ không thể bành trướng. . . ở nơi nào mà họ chưa đến, cũng như không thể thành lập trên một nền tảng vững chắc. . . ở những nơi họ đã có mặt.”—D’Aubigné, quyển 13, chương 5. Tự do ngôn luận sẽ bị cấm. Không ai được phép theo đạo mới. Những người theo phong trào Cải chánh bắt buộc phải phục tùng tức thì những điều hạn chế và cấm đoán đó. Hy vọng cho thế gian dường như sắp bị dập tắt. “Việc tái lập đắng cap của La Mã. . . thì chắc chắn sẽ đem lại những sự lạm quyền như trước;” và sẽ có một cơ hội thuận tiện để “hoàn thành việc hủy diệt một công trình đã bị lung lay dữ dội” bởi nhóm người cuồng tín và chia rẽ.—D’Aubigné, quyển 13, chương 5.TT20 176.4

    Khi nhóm tin theo phúc âm họp lại để thăm dò ý kiến, họ ngó nhau bối rối, mất tinh thần. Ai cũng đặt câu hỏi, “Phải làm gì đây?” Những vấn đề trọng đại cho thế gian đang gặp nguy hiểm. “Các nhà lãnh đạo của phong trào Cải chánh phải phục tùng và chấp nhận sắc lệnh này chăng? Trong cơn khủng hoảng, các nhà Cải chánh dễ suy luận một cách sai lầm! Họ đưa ra bao nhiêu duyên cớ và lý do thích đáng để phục tùng! Các vương hầu theo Luther được bảo đảm tự do hành đạo. Cũng cùng một ân huệ được ban cho tất cả công dân đã tiếp nhận quan điểm cải chánh trước khi đạo luật ban hành. Điều này không làm họ toại nguyện sao? Sự phục tùng sẽ tránh được bao nhiêu tai họa! Còn nếu chống đối thì biết bao thảm trạng và tranh đấu sẽ xảy ra! Ai biết những cơ hội nào sẽ đến cho họ trong tương lai? Hãy chọn hòa bình; nên nắm nhánh ô-li-ve mà La Mã đang giơ ra cho chúng ta, và nên hàn gắn những vết thương của nước Đức. Các nhà Cải chánh có thể dùng những luận điệu này để bênh vực sự lựa chọn mà trong một thời gian ngắn sẽ lật đổ duyên cớ của họ.TT20 177.1

    “Nhưng vui mừng thay các nhà Cải chánh đã nhìn vào nguyên tắc của sự thỏa thuận, và họ hành động bằng đức tin. Nguyên tắc nào vậy? Đó là quyền của giáo hội La Mã cưỡng bách lương tâm và cấm sự tự do tìm hiểu. Nhưng có phải chính họ và những người theo Cải chánh được hưởng sự tự do tín ngưỡng chăng? Phải, như là một ân huệ được quy định cho sự thỏa thuận này, chứ không phải là một quyền lợi. Ngoài sự thỏa thuận này, uy quyền vẫn thống trị; lương tâm vẫn không được tự do; La Mã vẫn là quan án không sai lầm, và bắt buộc mọi người vâng phục. Thừa nhận đạo luật này có nghĩa là bằng lòng để cho sự tự do tôn giáo bị gò bó trong phạm vi tiểu vương quốc Saxony; còn đối với những Cơ Đốc nhân khác thì sự tự do hành đạo bị coi như tội ác, bị tống giam và bị đốt trên giàn hỏa. Họ có bằng lòng hạn chế sự tự do tín ngưỡng trong một địa phương chăng? Như vậy là nhóm Cải chánh đã hoan cải người tín đồ cuối cùng sao? Và đã chinh phục mảnh đất cuối cùng ư? Và nơi nào giáo hội La Mã gieo ảnh hưởng, nơi đó vĩnh viễn ở dưới chủ quyền của họ sao? Nếu chấp nhận sự thỏa thuận này, các nhà Cải chánh có thể nào tuyên bố vô tội về huyết của hằng trăm hằng ngàn người đã hy sinh mạng sống trong những xứ ở dưới quyền giáo hoàng sao? Vào giờ phút quan trọng này, làm vậy là phản bội duyên cớ phúc âm và sự tự do của toàn thể Cơ Đốc nhân.”—Wylie, quyển 9, chương 15. Tốt hơn là họ nên “hy sinh tất cả, ngay cả vương quốc, mão triều và sự sống mình.”—D'Aubigné, quyển 13, chương 5.TT20 177.2

    Các vương hầu nói, “Chúng ta hãy phủ nhận sắc luật này. Về vấn đề lương tâm, thì đa số không có quyền gì.” Các đại biểu tuyên bố, “Nhờ sắc luật năm 1526 mà cả vương quốc được hưởng sự hòa bình; nếu bãi bỏ sắc luật đó, thì nước Đức sẽ tràn đầy xáo trộn và chia rẽ. Hội nghị không đủ sức để duy trì sự tự do tín ngưỡng cho tới kỳ hội nghị tới.”— D'Aubigné, quyển 13, chương 5. Bảo vệ sự tự do tín ngưỡng là trách nhiệm của quốc gia, và đây cũng là giới hạn uy quyền của quốc gia trong vấn đề tôn giáo. Mỗi chính phủ muốn quy định hoặc bắt buộc luật lệ tôn giáo là hy sinh nguyên tắc mà các Cơ Đốc nhân đã tranh đấu cách cao thượng.TT20 178.1

    Phe giáo hoàng quyết định đàn áp điều mà họ gọi là “ngoan cố.” Họ bắt đầu gây chia rẽ trong vòng những người ủng hộ nhóm Cải chánh và hăm dọa tất cả người nào không công khai tán thành phong trào này. Cuối cùng, đại biểu của các thành phố tự do được mời đến trước Hội nghị và bị đòi hỏi phải tuyên bố họ có thừa nhận đề nghị nay hay không. Họ xin hoãn một thời gian, nhưng vô hiệu quả. Khi bị thử thách, gần phân nửa số đại biểu đứng về phía các nhà Cải chánh. Như vậy, những người không hy sinh sự tự do lương tâm và quyền phán đoán cá nhân biết rõ rằng trong tương lai họ sẽ bị chỉ trích, lên án và bắt bớ. Một đại biểu nói, “Hoặc là chúng ta chối bỏ lời Đức Chúa Trời, hoặc là—bị hỏa thiêu.”—D'Aubigné, quyển 13, chương 5.TT20 178.2

    Vua Ferdinand, người đại diện cho hoàng đế tại Hội nghị, nhận thấy sắc luật này sẽ gây chia rẽ trầm trọng, ngoại trừ các vương hầu chấp nhận và ủng hộ. Do đó ông cố gắng áp dụng thuật thuyết phục, vì biết rằng đối với những người này, bạo lực càng khiến họ quyết liệt hơn. Ông “khuyên nài các vương hầu nên chấp nhận sắc luật, bảo đảm với họ là hoàng đế sẽ rất vui lòng với họ.” Nhưng những người trung tín nay chỉ công nhận một uy quyền cao hơn uy quyền các nhà lãnh đạo the gian, nên họ bình tĩnh trả lời, “Chúng tôi sẽ vâng theo hoàng đế trong bất cứ vấn đề gì có thể duy trì hòa bình, đồng thời cũng tôn vinh Đức Chúa Trời.”—D'Aubigné, quyển 13, chương 5.TT20 178.3

    Cuối cùng trước Hội nghị, Ferdinand tuyên bố, “Chỉ dụ này phải được ban hành như là một sắc lệnh của hoàng đế, và con đường duy nhất của họ là phục tùng đại đa số.” Vừa tuyên bố xong những lời này, ông rời phòng họp, không cho nhóm Cải chánh có cơ hội bàn cãi hay đối đáp. “Họ ben cử người đi yêu cầu ông trở lại, nhưng hoài công. Ông chỉ đáp, “Vắn đề đã giải quyết; điều duy nhắt còn lại là tuân phục.”— D’Aubigné, quyển 13, chương 5.TT20 178.4

    Phe hoàng gia biết rằng các vương hầu theo Cơ Đốc giáo sẽ coi Kinh Thánh cao trọng hơn các giáo điều và yêu sách của loài người; và họ biết rằng nơi nào chấp nhận nguyên tắc này thì quyền thế giáo hoàng sẽ bị lật đổ. Nhưng giống như hằng ngan người từ thời đó, họ chỉ nhìn vào “những điều mắt thấy,” và tự tâng bốc rằng duyên cớ của hoàng đế và giáo hoàng mạnh hơn, còn nhóm Cải chánh thì yếu. Nếu các nhà Cải chánh chỉ dựa vào sự hỗ trợ của loài người, thì họ sẽ bất lực như phe giáo hoàng tưởng. Nhưng dù kém hơn về nhân số, và đang có mối bất hòa với La Mã, họ vẫn có sức mạnh lớn lao. Họ chống lại “quyết định của Hội nghị bằng lời của Đức Chúa Trời, tố cáo hoàng đế Charles với Đức Chúa Giê-su là Vua muôn vua và Chúa muôn chúa.”—D’Aubigné, quyển 13, chương 6.TT20 179.1

    Vì Ferdinand từ chối cứu xét lời thỉnh cầu của họ, nên các vương hầu quyết định không cần tấn công sự vắng mặt của ông ta, mà nên trình sự Phản kháng của họ trước hội đồng quốc gia không chút chậm trễ. Vì thế họ viết một bản tuyên ngôn long trọng và trình bày trước Hội nghị như sau:TT20 179.2

    “Chúng tôi phản kháng, trước quý vị hiện diện, trước mặt Đức Chúa Trời, Đấng Sang Tạo duy nhất, Đấng Bảo Tồn, Đấng Cứu Chuộc và Cứu Chúa của chúng tôi, và một ngày nào đây sẽ là Quan Án của chúng tôi, trước tất cả nhân loại và các tạo vật, rằng chúng tôi, vì quyền lợi mình và công dân mình, không chấp thuận hoặc tham gia bằng bất cứ cách nào theo dự luật, hoặc điều gì trái với ý Đức Chúa Trời, Lời Ngài, và lương tâm ngay thẳng của chúng tôi, cũng như việc cứu rỗi các linh hồn.”TT20 179.3

    “Làm sao! Chúng tôi phê chuẩn sắc lệnh này ư! Chúng tôi quả quyết rằng một khi Đấng Toàn Năng kêu gọi một người nào để nhìn biết Ngài, thì người này không thể chấp nhận sự hiểu biết của Đức Chúa Trời sao!” “Chẳng có giáo lý chân chánh nào không phù hợp với lời Đức Chúa Trời. . .. Ngài cấm giảng dạy các giáo lý khác. . . . Mỗi đoạn Kinh Thánh phải được giải thích bằng một đoạn khác rõ ràng hơn; . . . Quyển Sách Thánh này, với tất cả mọi điều chứa đựng trong đó, đều cần thiết cho Cơ Đốc nhân, dễ hiểu và đánh tan sự tối tăm. Cho nên, chúng tôi quyết định, nhờ ân điển Đức Chúa Trời, duy trì sự truyền giảng thuần túy và độc nhất của lời Ngài, trong Cựu Ước và Tân Ước, không thêm điều gì trái với sách ấy. Lời của Ngài là lẽ thật duy nhất; là mẫu mực chắc chắn cho các giáo lý va đời sống, không bao giờ dối gạt hoặc làm cho chúng tôi thất vọng. Ai xây dựng trên nền tảng đó sẽ đứng vững vàng chống lại các thế lực của địa ngục, trong khi các sự hư không của loài người chống lại lời Ngài sẽ sụp đổ trước mặt Đức Chúa Trời.”TT20 179.4

    “Vì lý do đó, chúng tôi từ chối cái ách mà người ta toan tròng vào cổ chúng tôi.” “Đồng thời chúng tôi mong muốn hoàng đế cũng đối xử với chúng tôi như một vương hầu yêu mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự; và chúng toi hứa nguyện sẵn sàng dành cho ngài, cũng như các quý vị vương hầu khả ái, tất cả lòng cảm mến và vâng phục, vì đó là bổn phận chính đáng và hợp pháp của chúng tôi.”—D’Aubigné, quyển 13, chương 6.TT20 180.1

    Toàn thể Hội nghị xúc động sâu xa. Đa số đều ngạc nhiên và lo lắng cho sự can đảm của những người kháng cáo. Tương lai của họ dường như đầy giông tố và không chắc chắn. Có thể không tránh khỏi sự tranh chấp, xung đột và đổ huyết. Tuy nhiên, vì tin chắc vào sự công bình của duyên cớ họ đang theo đuổi, và nương tựa nơi cánh tay của Đấng Toàn Năng, các nhà Cải chánh cảm thấy “đầy lòng can đảm và vững vàng.”TT20 180.2

    “Các nguyên tắc gồm trong bản Kháng nghị này . . . thiết lập sự cốt yếu của nhóm Phản kháng. Bản Phản kháng này chống đối hai sự lạm quyền của loài người liên quan đến đức tin: điều thứ nhất là sự can thiệp bất hợp pháp của chính quyền, và điều thứ hai là sự chuyên chế của giáo hội. Thay vào các sự lạm quyền này, đạo Phản kháng đã đặt lương tâm lên trên chính phủ, và uy quyền của lời Đức Chúa Trời lên trên giáo hội. Điểm thứ nhất là họ đã từ chối quyền lực của chính phủ trong vấn đề thuộc linh và đồng tuyên bố như các tiên tri và sứ đồ, ‘Chúng tôi phải vâng phục Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta.’ Kháng nghị này đã nâng cao mão triều của Đức Chúa Giê-su Christ lên trên vương miện của vua Charles V. Tuy nhiên, kháng nghị còn đi xa hơn nữa, vì đặt ra nguyên tắc là tất cả sự dạy dỗ của loài người phải ở dưới lời của Đức Chúa Trời.”—D'Aubigné, quyển 13, chương 6. Hơn nữa, những người phản kháng xác định họ có quyền tự do nói lên sự xác tín của họ về lẽ thật. Không những họ chỉ tin cậy và vâng theo, mà còn giảng dạy lời Đức Chúa Trời, và phủ nhận quyền can thiệp của các linh mục và chính quyền. Kháng nghị Spires là một bằng chứng hùng hồn chống lại sự cố chấp tôn giáo, và xác nhận mọi người có quyền thờ phượng Đức Chúa Trời theo lương tâm mình.TT20 180.3

    Bản tuyên cáo này đã được công bố. Những lời tuyên bố này đã ghi sâu vào ký ức hằng ngan người, được ghi chép trong các sách của thiên đàng, và không có một quyền lực nào của loài người có thể bôi xóa được. Tất cả những người Đức theo phúc âm chấp nhận Kháng nghị là sự bày tỏ đức tin của mình. Đâu đâu người ta cũng đều nhìn thấy bản tuyên cáo này hứa hẹn một kỷ nguyên mới và tốt đẹp hơn. Một vương hầu đã nói với nhóm Phản kháng ở Spires, “Nguyện Đấng Toàn Năng, Đấng đã ban cho anh em ân điển để bày tỏ đức tin cách hăng hái, tự do và không chút sợ hãi, sẽ bảo vệ anh em trong sự cương quyết ấy đến đời đời.”—D’Aubigné, quyển 13, chương 6.TT20 181.1

    Nếu phong trào Cải chánh, sau khi đã đạt đến mức thành công nào đó, bằng lòng hòa giải để hưởng ân huệ của thế gian, tức là đã bất trung với Đức Chúa Trời và với chính mình, thì chắc chắn sẽ bị hủy diệt. Kinh nghiệm của các nhà Cải chánh cao thượng này là một bài học lưu lại cho hậu thế. Phương pháp làm việc của Sa-tan không hề thay đổi khi chống lại Đức Chúa Trời và lời Ngài; nó vẫn chống đối Kinh Thánh là mẫu mực của đời sống, như hắn đã làm vào thế kỷ thứ mười sáu. Hiện nay người ta đã đi quá xa các giáo lý và luật lệ, do đó cần quay về với nguyên tắc Cải chánh vĩ đại— Kinh Thánh, và chỉ Kinh Thánh mà thôi, là mẫu mực của đức tin và sự hành đạo. Sa-tan vẫn còn hoạt động qua nhiều phương cách để tiêu diệt tự do tín ngưỡng. Thế lực chống đối Cơ Đốc giáo mà những nhà Phản kháng tại Spires từ chối, giờ đây với năng lực mới, đang tìm cách thiết lập lại quyền bá chủ đã mất. Cũng chính sự tin chắc vào lời Đức Chúa Trời cách vững vàng, biểu lộ trong cơn khủng hoảng đó của Cải chánh là nguồn hy vọng duy nhất của sự cải cách ngày nay.TT20 181.2

    Có những dấu hiệu nguy hiểm cho những người Phản kháng; đồng thời cũng có dấu hiệu bàn tay Chúa đưa ra để che chở những người trung tín. Vào lúc đó, “Melanchthon vội vã đưa bạn mình là Simon Grynaeus xuyên qua các đường phố tại Spires tới sông Rhine, và giục người mau trốn sang sông. Ngạc nhiên, Grynaeus muốn biết lý do sự chạy trốn đột ngột này. Melanchthon nói, ‘Một cụ già có dáng trang trọng va oai nghiêm mà tôi chưa hề quen biết, đã hiện ra và bảo tôi, chốc nữa đây lính của vua Ferdinand sẽ đến bắt Grynaeus.’ ”TT20 182.1

    Trong ngày hôm đó, Grynaeus đã bị làm nhục bởi bài diễn văn của Faber, một tiến sĩ danh tiếng thuộc phe giáo hoàng; nên khi bài diễn văn chấm dứt, đã quở trách Faber vì “đã bênh vực những sự sai lầm đáng ghét.” “Faber che đậy sự giận dữ mình, nhưng sau đó, ông lập tức đến xin vua một mạng lệnh chống lại vị giáo sư khó chịu của Heidelberg. Melanchthon tin chắc rằng Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ Ngài đến báo trước cho ông để cứu bạn mình.TT20 182.2

    “Bên bờ sông Rhine, Melanchthon đứng im lặng nhìn theo bóng dáng của người bạn thân mến cho đến khi đã khuất. Khi thấy bạn mình đã đến bờ bên kia rồi, ông nói một mình, ‘Cuối cùng, anh ta đã thoát khỏi nanh vuốt của những kẻ khát máu người vô tội.’ Khi về đến nhà, người ta báo tin cho Melanchthon rằng các chức viên đi tìm Grynaeus đã lục soát khắp nhà ông ta.”—D’Aubigné, quyển 13, chương 6.TT20 182.3

    Nhóm Cải chánh cần phải đạt thêm tầm quan trọng trước các nhà cầm quyền của thế gian. Vua Ferdinand đã từ chối không nghe lời kháng cáo của các vương hầu theo Cải chánh; nhưng họ được cơ hội trình bày duyên cớ mình trước sự hiện diện của hoàng đế và các nhân vật quan trọng của giáo hội và quốc gia. Để xoa dịu mối bất hòa đã làm xáo trộn vương quốc, sau sự Phản kháng tại Spires một năm, hoàng đế Charles V cho triệu tập một hội nghị khác tại Augsburg, và tuyên bố chính mình sẽ chủ tọa hội nghị này. Các nhà lãnh đạo nhóm Phản kháng được mời đến tham dự.TT20 182.4

    Nhiều sự nguy hiểm lớn đe dọa nhóm Cải chánh; nhưng những người bênh vực nhóm đó đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, và tự hứa nguyện đứng vững trong lẽ thật của phúc âm. Các cố vấn cua tuyển hầu xứ Saxony khuyên ông chớ nên đến dự Hội nghị. Họ nói sở dĩ hoàng đế đòi hỏi sự hiện diện của các vương hầu là để đưa họ vào bẫy. “Có nên liều lĩnh nhốt mình trong những bức tường của thành phố với một kẻ thù đầy uy quyền chăng?” Những người khác thì tuyên bố cách cao thượng, “Nguyện các vương hầu đối phó cách can đảm, và duyên cớ Đức Chúa Trời được cứu vãn.” Luther nói, “Đức Chúa Trời là thành tín; Ngài sẽ không bỏ chúng ta đâu.”—D’Aubigné, quyển 14, chương 2. Thế là tuyển hầu xứ Saxony ra đi, cùng với những người thân cận để đến Augsburg. Mọi người đều thấy sự nguy hiểm đang đe dọa ông, nên nét mặt họ u sầu và lòng họ bối rối. Nhưng Luther đưa tiễn họ đến Coburg, và làm sống lại đức tin giao động của họ bằng bài thánh ca đã được soạn ngay trong cuộc hành trình, “Đức Chúa Trời chúng ta là thành lũy kiên cố.” Khi bài ca đầy cảm hứng được hát lên, bao nhiêu lo âu đều tan biến đi, mọi tâm hồn trở nên nhẹ nhàng.TT20 182.5

    Các vương hầu cải chánh đã quyết định soạn sẵn một bản tín điều căn cứ theo Kinh Thánh để trình bày trước Hội nghị, và công việc ấy được phó thác cho Luther, Melanchthon và các cộng sự viên của họ. Nhóm Phản kháng chấp nhận Bản Tín điều này như là sự bày tỏ đức tin của mình, và họp lại để ký tên vào tài liệu quan trọng đó. Đây là giờ phút nghiêm trọng và thử thách. Các nhà Cải chánh mong muốn duyên cớ của mình không bị hiểu lầm bởi vấn đề chính trị; họ cảm thấy nhóm Cải chánh không thể dùng ảnh hưởng nào khác hơn la ảnh hưởng của lời Đức Chúa Trời. Trong lúc các vương hầu lần lượt đến ký tên vào bản Tín điều, Melanchthon chận lại và nói, “Chỉ riêng các nhà thần học và các mục sư ký tên vào bản này; còn quý vị là bậc cao trọng trong thế gian thì dành lại những dịp khác.” John của Saxony đáp lại, “Chẳng hề như vậy, anh không nên loại tôi ra. Tôi quyết định làm theo điều phải, chẳng sợ mất vương miện. Tôi muốn xưng nhận Chúa tôi. Chiếc mũ tuyển hầu và áo quần này đối với toi không quý bằng thập tự giá của Đấng Christ.” Vừa nói xong những lời này, ông lấy bút ký tên mình. Một vương hầu khác vừa cầm bút vừa nói, “Vì sự vinh hiển của Đức Chúa Giê-su Christ, tôi sẵn sàng . . . bỏ hết sản nghiệp và ngay cả sự sống tôi.” “Tôi thà mất hết các công dân vá nước mình, thà phải bo quê hương của ông cha, để nhận được giáo lý trong bản Tín điều này.”—D’Aubigné, quyển 14, chương 6. Đó là đức tin và lòng can đảm của những người của Đức Chúa Trời.TT20 183.1

    Đến ngày phải trình diện trước hoàng đế. Charles V ngồi trên ngôi, tiếp nhóm Cải chánh, chung quanh là các tuyển hầu và vương hầu. Bản Tín điều được đọc lên. Trong hội nghị trang nghiêm ấy, lẽ thật phúc âm được trình bày rõ ràng, đồng thời các điểm sai lầm của giáo hội La Mã cũng được nêu lên. Thật vậy, ngày hôm đó được tuyên bố “là ngày trọng đại nhất của phong trào Cải chánh, và là một trong những ngày vinh quang nhất của lịch sử Cơ Đốc giáo và của nhân loại.”—D'Aubigné, quyển 14, chương 7.TT20 183.2

    Trước đó ít năm, Luther, vị tu sĩ của Wittenberg, một mình đứng trước hội đồng quốc gia tại Worms. Giờ đây, chỗ của ông đã có các vương hầu cao sang và quyền thế nhất của vương quốc thế vào. Luther bị cấm đến dự hội nghị Augsburg, nhưng ông hiện diện bằng lời nói và sự cầu nguyện. Ông viết, “Lòng tôi đầy dẫy sự vui mừng vì thấy mình còn được sống cho đến giờ phút này, giờ mà Đấng Christ được công khai ca tụng bởi những chứng nhân danh tiếng và trước một hội nghị hết sức vinh hiển.”—D'Aubigné, quyển 14, chương 7. Nơi đây lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, “Tôi cũng sẽ nói về chứng cớ Chúa trước mặt các vua” (Thi thiên 119:46).TT20 184.1

    Trong thời Phao-lô, ông bị tù đày vì phúc âm, và bị đem đến trước các vua và các nhà quý tộc của thành phố. Cũng vậy, trong dịp này, điều mà hoang đế cấm không được phép rao giảng trong nhà thờ, thì lại được tuyên bố tại cung điện; những điều mà con người đã bảo là không đáng cho kẻ tôi tớ nghe, lại được các nhà cầm quyền và vua chúa lắng nghe một cách ngạc nhiên. Các vua và các bậc cao trọng là thính giả, còn giảng sư là những vương hầu, và bài giảng là lẽ thật của Đức Chúa Trời. Một văn sĩ đã viết, “Kể từ thời các sứ đồ, chưa bao giờ có công việc nào lớn hơn hay sự xưng đức tin nào long trọng hơn kỳ này.”—D'Aubigné, quyển 14, chương 7.TT20 184.2

    Một giám mục phe giáo hoàng đã tuyên bố, “Tất cả những người theo Luther đã nói rất đúng, và chúng ta không thể chối cãi được.” Một người khác hỏi tiến sĩ Eck, “Chúng ta có thể nào bác bỏ bản Tín điều của tuyển hầu và nhóm của ông bằng những lý do chính đáng chăng?” Ông Eck đáp, “Nếu phải căn cứ theo sách các sứ đồ và tiên tri mà tìm được lý do thì tôi nói, Không!” Nhưng nếu theo các sách của các Giáo phụ và của các hội đồng thì tôi đáp, Có!” Người chất vấn trả lời, “À, bây giờ tôi hiểu, theo ý ông, nhóm Luther ở trong Kinh Thánh, còn chúng ta ở bên ngoài.”—D'Aubigné, quyển 14, chương 8.TT20 184.3

    Một số vương hầu của nước Đức chấp nhận đức tin cải chánh. Chính hoang đế cũng tuyên bố rằng các điều khoản trong bản Kháng nghị là lẽ thật. Bản Tín điều được dịch ra nhiều thứ tiếng, phổ biến khắp Âu châu và đã được hằng triệu người của các thế hệ sau tiếp nhận như là sự bày tỏ đức tin của họ.TT20 185.1

    Những tôi tớ trung tín của Đức Chúa Trời không làm việc một mình. Trong khi các vương hầu, các người thế lực và những phần tử xấu liên kết với nhau để chống lại họ, Chúa không bỏ dân sự Ngài. Nếu đôi mắt thiêng liêng của họ được mở ra, họ có thể nhìn thấy bằng chứng về sự hiện diện và tiếp trợ của Chúa như đã ban cho một tiên tri thời xưa. Khi tôi tớ của Ê-li-sê chỉ cho chủ mình thấy đạo quân hùng mạnh đang bao vây họ, và chặn đứng mọi cơ hội để chạy trốn, nhà tiên tri đã cầu nguyện như sau, “Đức Giê-hô-va ôi, xin mở mắt kẻ đầy tớ tôi, để nó thấy được” (2 Các Vua 6:17). Và này, đạo quân của thiên đàng, với xe và ngựa lửa đóng đầy ngọn núi để bảo vệ người của Đức Chúa Trời. Cũng một thể ấy, các thiên sứ sẽ gìn giữ những người hầu việc Chúa vì duyên cớ Cải chánh.TT20 185.2

    Một trong những nguyên tắc được Luther tuân giữ cách vững vàng, ấy là không nhờ cậy bất cứ thế lực dân chính nào tiếp trợ nhóm Cải chánh, cũng không dùng vũ khí để tự vệ. Ông rất mừng khi thấy các vương hầu làm chứng cho phúc âm; nhưng khi họ đề nghị liên kết với đội binh phòng vệ, ông tuyên bố, “Chỉ một mình Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ giáo lý Kinh Thánh mà thôi. . . . Loài người càng ít nhúng tay vào công việc Chúa, thì Chúa càng can thiệp nhiều hơn. Theo quan điểm của ông, tất cả những sự dự phòng chính trị đều do sự sợ hãi không chính đáng, và sự tin tưởng sai lầm.”—D’Aubigné, London ed., quyển 10, chương 14.TT20 185.3

    Khi những kẻ thù quyền thế liên kết với nhau để phá đổ đức tin cải chanh, và dường như hằng ngàn thanh gươm sẵn sàng tuốt ra khỏi vỏ để chống lại đức tin này, Luther viết, “Satan đang giận dữ; các giáo hoàng không thanh sạch đang âm mưu với nhau; và chúng ta bị hăm dọa với chiến tranh. Hãy khuyên dân sự nên thành tâm chiến đấu cách can đảm trước ngôi Đức Chúa Trời, bằng đức tin và lời cầu nguyện, hầu cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời chinh phục kẻ thù để chúng bắt buộc phải tiến tới hòa bình. Sự thiếu thốn chính của chúng ta, công việc chính của chúng ta, là sự cầu nguyện; dân sự phải ý thức rằng bây giờ họ đang phải đương đầu với lưỡi gươm gần kề và cơn giận của Sa-tan, nên hãy cầu nguyện.”—D'Aubigné, quyển 10, chương 14.TT20 185.4

    Về sau, khi nhắc đến sự liên kết với chính quyền mà các vương hầu theo cải chánh đã nghĩ đến, thì Luther tuyên bố rằng vũ khí độc nhất có thể dùng trong cuộc chiến này là “gươm của Đức Thánh Linh.” Ông viết cho tuyển hầu của xứ Saxony, “Theo tiếng nói lương tâm, chúng tôi không thể nào chấp nhận sự liên kết đã đề nghị đó. Thà rằng chúng tôi phải chết đến mười lần còn hơn là thấy vì duyên cớ Chúa mà đổ một giọt máu. Vai trò của chúng ta giống như con chiên bị dẫn đen lò sát sinh. Hãy vác thập tự giá cua Đấng Christ. Xin ngài chớ sợ hãi. Chúng ta sẽ làm được nhiều bởi lời cầu nguyện hơn tất cả kẻ thù của chúng ta bởi sự khoe khoang của họ. Điều duy nhất là đừng để tay ngài dấy máu của anh em mình. Nếu hoàng đế muốn đòi chúng tôi ứng hầu trước tòa án, chúng tôi sẵn sàng đến. Ngài không thể bênh vực cho đức tin của chúng tôi: mỗi người phải liều mình và nhận sự nguy hiểm về những điều mình tin kính.”—D’Aubigné, quyển 14, chương 1.TT20 186.1

    Sức mạnh làm rung chuyển cả thế giới trong phong trào Cải chánh Vĩ Đại đến từ sự cầu nguyện ở nơi kín đáo. Tại nơi đó, với sự bình tĩnh thánh khiết, các tôi tớ Chúa đặt chân mình trên vầng đá của những lời hứa Ngài. Trong suốt thời gian đấu tranh tại Augsburg, mỗi ngày Luther “danh ít nhất ba tiếng đồng hồ để cầu nguyện, và những giờ này được lựa chọn từ những giờ thuận tiện nhất cho sự học hỏi.” Trong phòng riêng, người ta nghe ông trút hết nỗi lòng với Đức Chúa Trời bằng những lời “đầy tôn kính, sợ hãi, va hy vọng, như đang trò chuyện với một người bạn.” Ông nói, “Con nhận biết Ngài là Cha và Đức Chúa Trời của chúng con, và Ngài sẽ làm tản lạc những kẻ bắt bớ con cái Ngài; va Ngài cũng chịu sự gian nguy với chúng con. Tất cả sự việc này là của Ngài, và chỉ vì Ngài mà chúng con hành động. Vì vậy, Cha ôi! Xin bảo vệ chúng con.”—D’Aubigné, quyển 14, chương 6.TT20 186.2

    Ông đã viết cho Melanchthon là người bị dày vò bởi gánh nặng lo âu và sợ hãi, “Ân điển và sự bình an ở trong Đấng Christ—tôi nói, chỉ trong Đấng Christ, chứ không phải ở trong thế gian. A-men. Tôi ghét quá chừng những sự lo lắng thái quá đang cắn nuốt anh. Nếu duyên cớ không chính đáng, thì bỏ nó đi; trái lại, nếu chính đáng, tại sao chúng ta quên lời hứa của Đấng đã dạy chúng ta hãy ngủ mà không sợ hãi? . . . Đấng Christ không hề thiếu sót trong việc làm cong bình và lẽ thật. Ngài sống va Ngài đang trị vì; chúng ta còn sợ gì nữa?”—D’Aubigné, quyển 14, chương 6.TT20 186.3

    Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu khẩn của các tôi tớ Ngài. Ngài đã ban cho các vương hầu cùng các mục sư ân điển và lòng can đảm để duy trì lẽ thật, chống lại những kẻ cầm quyền của sự tối tăm trong thế gian. Đức Giê-hô-va phán, “Nay, Ta đặt tại Si-ôn hòn đá góc nhà đã chọn lựa va quý báu, ai tin đến đá ấy sẽ không bị xấu hổ” (1 Phi-e-rơ 2:6). Các nhà Cải chánh đã xây dựng trên Đấng Christ, và cửa âm phủ không thể thắng họ được.TT20 187.1

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents