Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Thiện Ác Đấu Tranh

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    20—Cuộc Phục Hưng Vĩ Đại Trong Tôn Giáo

    MỘT CUỘC phục hưng tôn giáo vĩ đại thông báo ngày tái lâm hầu gần cua Đấng Christ được dựngôn với sứ điệp thiên sứ thứ nhất trong Khải huyền 14. Một vị thiên sứ bay “giữa trời, có Tin lành đời đời, đặng rao truyền cho dân cư trên đất, cho mọi nước, mọi chi phái, mọi tiếng, và mọi dân tộc. Người cất tiếng lớn nói rằng: Hãy kính sợ Đức Chúa Trời, và tôn vinh Ngài, vì giờ phán xét của Ngài đã đến; hãy thờ phượng Đấng dựng nên trời, đất, biển và các suối nước” (Khai huyền 14:6, 7).TT20 315.1

    Sự rao truyền sứ điệp này được giao phó cho một thiên sứ rất có ý nghĩa. Trong sự khôn ngoan, Đức Chúa Trời dùng hình bóng tiêu biểu cho quyền năng và vinh hiển của sứ điệp bởi sự trong sạch, vinh hiển và quyền năng của một thiên sứ từ trời. Thiên sứ “bay giữa trời,” cất “tiếng lớn” rao truyền sứ điệp cảnh báo cho “mọi nước, mọi chi phái, mọi tiếng, và mọi dân tộc,” chứng tỏ rằng đây là một phong trào quốc tế và cấp bách.TT20 315.2

    Chính sứ điệp cũng soi sáng cho chúng ta về thời kỳ của cuộc phục hưng ay. Đo là “tin lành đời đời” rao báo giờ khai mạc cuộc phán xét. Sứ điệp cứu rỗi được rao giảng trải qua các thế kỷ, còn sứ điệp này thì rao truyền tin lành trong ngày sau rốt, thời kỳ duy nhất mà người ta có thể nói giờ phán xét đã đến. Những lời tiên tri trình bày cho ta thấy các biến cố liên tiếp dẫn đến giờ khai mạc cuộc phán xét. Sách Đa-ni-ên nói đặc biệt về vấn đề này. Nhưng tiên tri được lệnh “đóng ấn” sách ấy cho “đến ngày cuối cùng.” Chỉ đến thời kỳ này, người ta mới có thể rao truyền sứ điệp về giờ phán xét, căn cứ theo sự ứng nghiệm của những lời tiên tri. Quả thật vậy, tiên tri đã nói đến ngày cuối cùng, “nhiều kẻ sẽ đi qua đi lại, và sự học thức sẽ được thêm lên” (Đa-ni-ên 12:4).TT20 315.3

    Sứ đồ Phao-lô đã cảnh cáo hội thánh đừng chờ đợi Đấng Chirst tái lâm trong thời ông. Ông nói, “Phải có sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3). Vậy người ta chỉ đợi ngày phục lâm của Chúa xảy ra sau sự bỏ đạo lớn, và thời gian trị vì lâu dài của “người tội ác.” “Người tội ác” cũng gọi là “sự mầu nhiệm của tội ác,” “con của sự hư mất,” chỉ về hệ thống giáo hoàng, theo lời tiên tri, phải thi hành quyền thế mình trong 1260 năm. Thời kỳ này mãn hạn vào năm 1798. Vậy ngày tái lâm của Đấng Christ không thể xảy ra trước niên hiệu ấy. Phao-lô đã cẩn thận nói đến toàn thể thời kỳ Cơ Đốc giáo cho đến năm 1798. Sau năm đó thì sứ điệp Chúa tái lâm mới được rao giảng.TT20 316.1

    Không sứ điệp nào như vậy đã được ban cho trong các thời đại trước. Phao-lô không giảng sứ điệp ấy; ông rao truyền sự phục lâm của Chúa như một tương lai xa xôi. Các nhà Cải chánh cũng không rao truyền sứ điệp ấy. Martin Luther thấy giờ phán xét còn cách xa thời đại ông tới ba thế kỷ. Nhưng từ năm 1798, sách Đa-ni-ên được mở ra, sự hiểu biết lời tiên tri được thêm lên, bấy giờ nhiều người rao truyền sứ điệp long trọng của ngày phán xét gần đến.TT20 316.2

    Cũng như cuộc Cải chánh trong thế kỷ thứ mười sáu, phong trào phục lâm được phát khởi trong một lức ở nhiều xứ theo Cơ Đốc giáo. Ở Âu châu và Mỹ châu, những người có đức tin và tinh thần cầu nguyện, được hướng dẫn nghiên cứu những lời tiên tri, và họ thấy những bằng chứng chắc chắn sự cuối cùng của muôn vật đã gần. Trong nhiều xứ, các nhóm Cơ Đốc nhân khác biệt nhau, và chỉ nhờ nghiên cứu Kinh Thánh, đã tin rằng ngày Đấng Cứu Thế phục lâm đã gần.TT20 316.3

    Năm 1821, ba năm sau khi Miller kết luận rằng những lời tiên tri dẫn đến thời kỳ phán xét, tiến sĩ Joseph Wolff, “nhà truyền giáo cho thế giới,” khởi sự rao truyền ngày Chúa sắp tái lâm. Ông sinh tại nước Đức, cha mẹ ông là người Hê-bơ-rơ, cha ông là một thầy thông giáo Do Thái. Khi còn nhỏ, ông đã xác tín về lẽ thật Cơ Đốc giáo. Ông có tinh thần minh mẫn, hiếu kỳ, và thích nghe những câu chuyện ở nhà cha mình như những người Hê-bơ-rơ sốt sắng, hằng ngày nhóm nhau để nói về những sự trông cậy và mong ước của dân tộc mình, về sự vinh hiển của Đấng Mê-si sắp đến và sự phục hổi Y-sơ-ra-ên. Một ngày kia, nghe nói về Đức Chúa Giê-su người Na-xa-rét, ông hỏi người ấy là ai. Câu trả lời là, “Một người Giu-đa có tài năng lớn nhất, nhưng vì tự xưng là Đấng Mê-si, nên bị tòa Công luận kết án tử hình.” Ông hỏi tiếp, “Tại sao thành Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt, và tại sao chúng ta bị đi đày?” Cha ông trả lời, “Than ôi, than ôi! Bởi vì người Giu-đa đã giết các đấng tiên tri.” Câu trả lời ấy dấy lên trong trí ông một ý tưởng, “Có lẽ Giê-su cũng là một tiên tri, và người Do Thái đã giết Ngài khi Ngài vô tội.”— Travels and Adventures of the Rev. Joseph Wolff, quyển 1, trang 6. Tư tưởng này rất mạnh đến nỗi dầu bị cấm vào trong nhà thờ Cơ Đốc giáo, cậu cũng thường nấn ná ở bên ngoài nhà thờ để nghe giảng.TT20 316.4

    Khi chỉ lên bảy tuổi, cậu đã khoe khoang trước một Cơ Đốc nhân lớn tuổi về sự thắng trận của Y-sơ-ra-ên khi Đấng Mê-si đến, và khi cụ già nói cách hiền hòa, “Con ơi, ông sẽ nói cho con biết ai là Đấng Mê-si thật: đó là Đức Chúa Giêsu người Na-xa-rét. . . . mà các tổ phụ con đã đóng đinh trên cây thập tự, cũng như họ đã giết chết các tiên tri ngày xưa vậy. Con hãy về nhà và đọc sách Ê-sai đoạn 53, thì con sẽ biết Đức Chúa Giê-su Christ là Con Đức Chúa Trời.”— Travels and Adventures of the Rev. Joseph Wolff, quyển 1, trang 7. Những lời này làm ông cảm động sâu xa. Ông về nhà đọc đoạn sách ấy, lấy làm ngạc nhiên thấy lời tiên tri được ứng nghiệm hoàn toàn trong Giê-su người Na-xa-rét. Joseph nói, “Những lời người tín đồ nói có thật không?” Cậu bé xin cha giải nghĩa về lời tiên tri ấy, nhưng cha cậu im lặng một cách rất nghiêm khắc đến nỗi cậu không bao giờ dám nói về vấn đề này. Tuy nhiên, điều đó chỉ khiến ông tăng thêm lòng ham muốn được biết nhiều hơn về Cơ Đốc giáo.TT20 317.1

    Những kiến thức mà cậu tìm kiếm thì bị gia đình giữ kín; nhưng, khi mới có mười một tuổi, cậu bỏ nhà cha mình, đi ra đời để được giáo dục và lựa chọn một tôn giáo và nghề nghiệp cho mình. Cậu ở với một người bà con, nhưng không bao lâu bị xua đuổi như một người bội đạo; cô đơn và không tiền bạc, cậu phải đi làm giữa những người xa lạ. Cậu đi từ nơi này tới nơi nọ, chăm chỉ học hành và dạy tiếng Hê-bơ-rơ để sinh sống. Dưới ảnh hưởng của một thầy Công giáo, cậu được hướng dẫn chấp nhận đức tin La Mã, và có ý định trở nên giáo sĩ cho dân tộc mình. Vì mục đích ấy, nên vài năm sau, cậu đến La Mã học tại College of the Propaganda. Nơi đây với tư tưởng độc lập và lời nói ngay thẳng khiến cậu bị mang tiếng là theo tà giáo. Cậu công khai tấn công những sự lạm dụng của hội thánh và nhấn mạnh đến sự cần cải thiện. Mặc dù lúc đầu được các vị cao cấp của giáo hoàng đối đãi tử tế, về sau cậu bị trục xuất khỏi La Mã. Dưới sự kiểm soát của giáo hội, cậu đi từ chỗ này đến chỗ kia, cho tới khi thấy cậu không thể phục tùng dưới sự nô lệ của La Mã. Họ tuyên bố là cậu không thể cảm hóa nên được tự do đi lại theo ý muốn mình. Bấy giờ cậu đi đến nước Anh, chấp nhận đức tin Cải chánh, và được nhận vào hội thánh nước Anh. Sau hai năm theo học, năm 1821, cậu hiến dâng đời mình cho công việc truyền đạo.TT20 317.2

    Trong khi Wolff tiếp nhận về sự đến lần thứ nhất của Đấng Mê-si như “một Người Đau khổ, và biết sự buồn rầu,” ông cũng thấy những lời tiên tri nói rõ ràng về sự tái lâm của Chúa trong quyền năng và vinh hiển. Ông cố gắng hướng dẫn dân sự mình về Giê-su người Na-xa-rét là Đấng Đã Hứa, và trình bày cho họ về sự Ngài đến lần thứ nhất trong sự sỉ nhục để làm của lễ hy sinh vì tội lỗi loài người, và cũng dạy họ về sự Ngài sẽ tái lâm để làm vua và đấng giải cứu.TT20 318.1

    Ông nói, “Giê-su người Na-xa-rét là Đấng Mê-si thật, tay chân Ngài bị đóng đinh, Ngài bị dẫn đến hàng làm thịt như Chiên Con, Ngài là Người Đau khổ và từng trải sự buồn bực, và sau khi đã lấy cây phủ việt khỏi nhà Giu-đa, và lấy quyền lập pháp giữa hai chân người, Ngài đã đến lần thứ nhất; và sẽ đến lần thứ hai giữa mây trời, và với tiếng kèn của Thiên sứ Trưởng.”—Joseph Wolff, Researches and Missionary Labors, trang 62. “và sẽ đứng trên núi Ô-li-ve; và quyền cai trị ngày trước ban cho A-đam (Sáng thế Ký 1:26; 3:17) sẽ giao lại cho Giê-su. Ngài sẽ làm Vua khắp đất. Những sự than thở của tạo vật sẽ chấm dứt, và chỉ con nghe tiếng hát ngợi khen và cảm tạ Khi Đức Chúa Giê-su trở lại với sự vinh hiển của Cha Ngài, với các thiên sứ thánh, . . . thì những tín hữu đã qua đời sẽ sống lại trước hết (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16; 1 Côrinh-tô 15:23). Cơ Đốc nhân chúng tôi gọi đó là sự sống lại thứ nhất. Bấy giờ loài thú sẽ thay đổi bản tánh (Ê-sai 11:6-9), và sẽ phục tùng Đức Chúa Giê-su (Thi thiên 8). Sự hòa bình sẽ đầy dẫy khắp nơi.”— Journal of the Rev. Joseph Wolff, trang 378, 379. “Chúa sẽ ngắm xem trái đất và phán, ‘Thật rất tốt lành’.”— Journal of the Rev. Joseph Wolff, trang 294.TT20 318.2

    Wolf tin tưởng nơi sự tái lâm gần đến của Chúa. Theo sự giải nghĩa của ông về thời kỳ tiên tri, thì ngày vĩ đại này sẽ xảy ra trong vài năm như Miller đã trình bày. Đối với những người nói với ông, “Về ngày và giờ đó chẳng ai biết chi cả,” vậy loài người không biết chi hết về sự gần tai lâm, thì Wolff trả lời, “Chúa có nói ngày và giờ ấy không bao giờ được biết chăng? Há Ngài chẳng cho chúng ta những dấu của thời kỳ để tỏ cho chúng ta biết ngày ấy gần đến cũng như khi cây ra lá, thì ta biết mùa hạ gần đến? (Ma-thi-ơ 24:32). Có phải chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được thời kỳ ấy, vậy tại sao Chúa khuyên chúng ta đọc và hiểu lời tiên tri Đa-ni-ên? Chính trong sách tiên tri ấy có những lời bị đóng ấn cho đến thời kỳ cuối cùng (đó là thời kỳ của ông), và ‘nhiều kẻ sẽ đi qua đi lại’ (theo tiếng Hê-bơ-rơ thì có nghĩa là quan sát và suy nghĩ về thời kỳ ấy), ‘và sự hiểu biết’ (về thời kỳ) ‘sẽ thêm lên’ (Đa-ni-ên 12:4). Vả lại, Chúa chúng ta không có ý nói người ta sẽ không biết thời kỳ ấy gần đến, nhưng chỉ nói ‘ngày và giờ chính xác thì không ai biết.’ Chúa có nói, chúng ta sẽ biết đủ dấu của thời kỳ để dọn mình cho ngày Chúa đến, như khi xưa Nô-ê sửa soạn chiếc tàu.”—Wolff, Researches and Missionary Labors, trang 404, 405.TT20 319.1

    Về cách giải nghĩa Kinh Thánh theo hệ thống phổ thông, hay giải nghĩa sai, Wolff có viết, “Phần lớn các hội thánh Cơ Đốc đã giải sai sự dạy dỗ rõ ràng của Kinh Thánh, và xây về hệ thống ảo tưởng của các Phật tử, tin rằng hạnh phúc tương lai của nhân loại là di chuyển trong không khí, và giả thử khi họ đọc người Giu-đa thì họ phải hiểu là dân ngoại; và khi họ đọc Giê-ru-sa-lem, họ phải hiểu chỉ về hội thanh; và nếu nói trái đất thì có nghĩa là bầu trời; và về sự tái lâm của Chúa thi họ phải hiểu đó là sự tiến bộ của các hội truyền giáo; và đi lên núi tới nhà Chúa, nghĩa là một buổi họp lớn của Giám lý hội (Methodist).”— Journal of the Rev. Joseph Wolff , trang 96.TT20 319.2

    Trong hai mươi bốn năm, từ 1821 đến 1845, Wolff du hành rất nhiều: đến Phi châu, thăm Ê-díp-tô và Abyssinia; tới Á châu, đi ngang qua Palestine, Syria, Ba-tư, Bokhara và Ân Độ. Ông cũng đến thăm Hoa Kỳ, và giảng trên đảo Saint Helena. Ông tới Nữu Ước tháng 8, 1837; và sau khi giảng ở thành phố này, ông giảng tại Philadelphia, Baltimore, và cuối cùng tới Hoa Thịnh Đốn. Tại đây, ông nói, “Cựu Tổng thống John Quincy Adams đã đề nghị với nghị viện, và Quốc hội đã đồng ý cho phép tôi dùng Phòng Đại hội, và tôi đã diễn thuyết bữa thứ Bảy, toi lấy làm vinh dự trước sự hiện diện của các nghị viên, giám mục của Virginia, hàng giáo phẩm và dân chúng của Hoa Thịnh Đốn. Toi cũng nhận được sự vinh dự ấy từ cơ quan hành chánh của New Jersey và Pennsylvania, và tôi đã diễn thuyết về sự nghiên cứu của tôi ở Á châu, và về nước của Đấng Christ.”— Journal of the Rev. Joseph Wolff, trang 398, 399.TT20 319.3

    Tiến sĩ Wolf đã du hành trong các xứ dã man nhất mà không nhờ sự bảo vệ của một chính quyền nào ở Âu châu; ông chịu đựng nhiều cực khổ và những nguy hiểm lớn lao. Ông bị đánh đòn và gần chết đói, bị bán làm nô lệ, ba lần bị kết án xử tử. Ông bị cướp giật, và đôi khi gần chết khát. Một lần ông bị cướp hết, và phải đi bộ hằng trăm dặm qua các núi, tuyết đập vào mặt, và đôi chân không giày dép bị tê cóng vì đất đông lạnh.TT20 320.1

    Khi được cảnh cáo đừng đi tới các bộ lạc dã man và thù nghịch nếu không mang theo khí giới, thì ông trả lời, “Khí giới của tôi là sự cầu nguyện, lòng sốt sắng vì Đang Christ, và tin cậy nơi sự giúp đỡ cua Ngài.” Ông nói thêm, “Tôi có tình thương của Đức Chúa Trời và người lân cận trong lòng, và Kinh Thánh trong tay.”—W. H. D. Adams, In Perils Oft, trang 192. Bắt cứ đi nơi nào, ông luôn đem theo một cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Anh. Ông nói tiếp, “Tôi . . . giữ Kinh Thánh mở trong tay. Toi cảm thấy quyền lực của tôi ở trong Sách ấy, và năng lực ấy nâng đỡ tôi.”—W. H. D. Adams, In Perils Oft, trang 201.TT20 320.2

    Ông cứ bền đỗ như thế trong công việc làm của mình cho đến khi sứ điệp phán xét được rao truyền cho phần lớn thế giới. Ông rao truyền lời Đức Chúa Trời giữa vòng người Giu-đa, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Ân Độ, và nhiều dân tộc khác; phân phát lời Đức Chúa Trời bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, và khắp nơi ông tuyên bố nước Đấng Mê-si gần đến.TT20 320.3

    Trong cuộc hành trình của ông tại Bokhara, ông tìm thấy giáo lý phục lâm của Chúa trong một bộ lạc cô lập xa xôi. Ông nói, “Người Ả Rập ở Yemen có một cuốn sách gọi là Seera, rao báo sự phục lâm và nước vinh hiển của Đấng Christ; và họ chờ đợi sự vinh hiển này vào năm 1840.”— Journal of the Rev. Joseph Wolff, trang 377. “Tại Yemen . . . tôi ở sáu ngày với những con cháu của Rê-cáp. Họ không uống rượu, không trồng vườn nho, không gieo giống, sống trong lều, và quý vị còn nhớ cụ Giô-na-đap, con trai của Rê-cáp; và tôi thấy trong nhóm con cháu Y-sơ-ra-ên là chi phái Đan, . . . và họ cùng với con cháu Rê-cáp, tin sự phục lâm mau chóng của Đấng Mê-si trên mây trời.”— Journal of the Rev. Joseph Wolff, trang 389.TT20 320.4

    Một nhà truyền giáo khác cũng tìm thấy sự tin tưởng ấy ở người Tatary. Một linh mục người Tatar hỏi một giáo sĩ khi nào Đấng Christ tái lâm. Khi người giáo sĩ trả lời rằng ông không biết chi hết về vấn đề đó, linh mục lấy làm ngạc nhiên trước sự không biết gì của một người tự xưng là thầy dạy Kinh Thánh, rồi linh mục nói về niềm tin của ông, căn cứ theo lời tiên tri, thì Đấng Christ sẽ tái lâm vào khoảng năm 1844.TT20 321.1

    Sứ điệp phục lâm được khởi sự rao báo tại nước Anh vào năm 1826. Phong trào ở đây không rõ rệt như ở Mỹ; người ta không dạy đúng ngày giờ Chúa tái lâm, nhưng lẽ thật lớn về ngày tái lâm gần đen cua Đấng Christ trong sự vinh hiển và quyền phép được rao truyền cách rộng rãi. Một tác giả Anh la Mourant Brock, nói rằng trong xứ đó có bảy trăm mục sư của Anh giáo rao truyền “tin lành về nước Đức Chúa Trời.” Sứ điệp chỉ về ngày tái lâm của Chúa sẽ xảy ra năm 1844 cũng được rao truyền tại xứ này. Những sách báo về phục lâm từ nước Mỹ được phân phát sâu rộng tại đây. Sách báo này được tái bản tại Anh. Năm 1842, Robert Winter, người Anh, nhận đức tin phục lâm ở Mỹ, trở về quê hương mình rao truyền sứ điệp phục lâm của Chúa. Nhiều người hợp tác với ông, vì vậy sứ điệp phán xét được rao báo nhiều nơi tại Anh.TT20 321.2

    Ở Nam Mỹ, giữa những sự dã man và sự xảo quyệt của các linh mục, một người Tây Ban Nha thuộc dòng Jesuit, tên là Lacunza, có dịp đọc Kinh Thánh và tìm thấy lẽ thật về sự phục lâm gần đến của Đấng Christ. Ông được thúc giục rao truyền sứ điệp cảnh báo, tuy vậy, ông muốn tránh sự kiểm duyệt của La Mã, nên xưng mình là một người Giu-đa trở lại đạo, rồi ông xuất bản sách truyền bá những sự tin kính của ông, lấy biệt hiệu là “Rabbi Ben-Ezra,” Lacunza sống trong thế kỷ thứ mười tám, nhưng vào khoảng năm 1825, sách của ông mới đến Luân Đôn và được dịch ra tiếng Anh. Sự xuất bản sách này làm sâu rộng hơn sự chú ý về đề tài phục lâm ở nước Anh.TT20 321.3

    Ở Đức, sứ điệp ấy được rao giảng trong thế kỷ thứ mười tám bởi Bengel, mục sư hội Luther, là một học giả và bình luận gia Kinh Thánh. Sau khi tốt nghiệp tại học đường, Bengel đã “hết lòng nghiên cứu thần đạo, và trí óc ham mộ tôn giáo của ông càng có khuynh hướng muốn biết sâu xa hơn do sự huấn luyện và kỷ luật khi còn trẻ. Cũng như những người trẻ tuổi khác có bản tính hay suy luận, từ trước và sau đó, ông đã phải chiến đấu với những nghi ngờ và khó khăn của tôn giáo, và ông nói bóng gió ‘về nhiều mũi tên đã đâm vào lòng ong, và khiến ông khó chịu đựng hồi niên thiếu.’ ” Khi trở nên một thuộc viên của hội nghị tôn giáo ở Wurttemberg, ông bênh vực cho sự tự do tín ngưỡng. “Trong khi bảo vệ quyền lợi và những đặc ân của hội thánh, ông là một người bênh vực cho tất cả sự tự do hợp lý cho những người cảm thấy lương tâm bị ràng buộc và thiếu tự do.”— Encyclopaedia Britannica, 9th ed., bài “Bengel”. Hậu quả tốt của chính sách này vẫn còn cảm thấy nơi quê quán của ông.TT20 322.1

    Trong lúc Bengel sửa soạn một bài giảng về Khải huyền 21 cho Chủ nhật trong mùa Giáng sinh thì ánh sáng về sự Đấng Christ tái lâm hiện ra trong trí ông. Ông hiểu hơn bao giờ hết những lời tiên tri trong sách Khải huyền. Ông thấy rõ ràng sự quan trọng lạ thường và sự vinh hiển tột độ của những cảnh tượng do tiên tri miêu tả, nhưng ông phải tạm bỏ qua đề tài đó một ít lâu. Một ngày kia trong lúc ông đứng trên tòa giảng, thì vấn đề đó lại hiện ra một cách linh động và quyền phép. Từ khi đó, ông dành hết thì giờ nghiên cứu lời tiên tri, nhất là những lời tiên tri trong Khải huyền, và không bao lâu ông tin những lời tiên tri đó chỉ về sự phục lâm gần đến của Đang Christ. Rồi ông ấn định ngày Chúa tái lâm cách khoảng vài năm mà Miller ấn định sau này.TT20 322.2

    Những tác phẩm của Bengel được phổ biến trong khắp các xứ đạo. Những quan điểm của ông về lời tiên tri được dân chúng tiếp nhạn tại quê hương ông ở Wurttemberg, và những nơi khác của nước Đức. Sau khi ông qua đời, sứ điệp tái lâm vẫn được rao giảng ở Đức và các nước khác. Một số tín đồ đi tới Nga, thành lập thuộc địa, và bảo tồn đức tin phục lâm trong các hội thánh người Đức tại nước này.TT20 322.3

    Sự sáng cũng được chiếu rọi tại Pháp và Thụy Sĩ. Tại Geneva, hai ông Farel và Calvin rao truyền lẽ thật Cải chánh, còn Gaussen giảng sứ điệp phục lâm. Trong khi còn là một sinh viên, Gaussen đã đụng độ với chủ nghĩa lý luận lan tràn khắp Âu châu vào cuối thế kỷ thứ mười tám và đầu thế kỷ thứ mười chín; và khi ông bắt đầu chức vụ giảng đạo, thì ông chẳng những không biết về đức tin thật mà còn hướng về chủ nghĩa hoài nghi. Hồi còn trẻ, thì ông chu ý nghiên cứu lời tiên tri. Sau khi đọc quyển Ancient History của Rollin, thì ông chu ý đến Đa-ni-ên đoạn 2, và rất lấy làm ngạc nhiên về sự ứng nghiệm của lời tiên tri, như đã ghi chép trong lịch sử. Đây là lời chứng về Kinh Thánh được soi dẫn, để dùng như một cái neo cho ông giữa những nguy hiểm trong các năm sau. Ông không được thỏa lòng về những sự dạy dỗ của thuyết lý luận, và trong khi nghiên cứu Kinh Thánh và tìm thấy sự sáng rõ ràng hơn, sau một thời gian, ông được hướng dẫn đến một đức tin tích cực.TT20 323.1

    Trong khi ông tiếp tục nghiên cứu các lời tiên tri, ông tin rằng ngày Chúa phục lâm dã gần. Được cảm động về sự uy nghiêm và quan trọng của lẽ thật lớn lao này, ông quyết định trinh bày điều đó trước dân chúng; nhưng sự tin tưởng phổ thông cho rằng những lời tiên tri Đa-ni-ên là mầu nhiệm, không thể hiểu được, là một trở ngại sâu xa cho ông. Cuối cùng ông quyết định—như Farel đã làm trước ông, là truyền giảng tại Geneva—bắt đầu với trẻ em, và qua các em, ông hy vọng sẽ làm cha mẹ chú ý.TT20 323.2

    Sau này, ông nói về mục tiêu của mình, “Tôi muốn người ta hiểu rằng, không phải vấn đề này ít quan trọng, trái lại, điều này rất quan trọng, và tôi muốn trình bày vấn đề này dưới một hình thức quen thuộc, và cho trẻ em. Tôi muốn mọi người nghe, nhưng e không được như vậy khi tôi trình bày vấn đề đo cho người lớn trước.” “Vì thế, tôi quyết định đến với những người trẻ tuổi nhất. Tôi tụ họp các em lại; nếu nhóm này được đông trẻ em, và nếu chúng chăm chỉ nghe, tỏ vẻ thích thu, chu ý và hiểu được đề tài, thì tôi chắc chắn, chẳng bao lâu, sẽ có nhóm thứ hai, và người lớn sẽ thấy điều đó đáng cho họ ngồi xuống và nghiên cứu. Khi điều này được thực hiện, thì mục tiêu đạt được.”—L. Gaussen, Daniel the Prophet, quyển 2, Lời tựa.TT20 323.3

    Sự cố gắng đã thành công. Khi ông nói với trẻ em thì người lớn cũng tới nghe. Các hành lang của nhà thờ ông đầy những thính giả chăm chú. Trong đó có những người có tước vị và học thức, những khách lạ và người ngoại quốc đến viếng Geneva; do đó sứ điệp được rao truyền tới những nơi khác.TT20 324.1

    Sự thành công này đem lại nhiều khích lệ, nên Gaussen xuất bản những bài học, với hy vọng khuyến khích sự nghiên cứu các sách tiến tri trong những hội thánh nói tiếng Pháp. Ông nói, “Xuất bản bài học cho các em là có ý nói với người lớn, là những người không đọc những sách này, vì họ nghĩ rằng chúng khó hiểu, ‘Làm sao những sách này khó hiểu, khi các em hiếu được?’ ” Ông nói thêm, Tôi có một ước muốn lớn lao là các tín hữu có thể hiểu được những lời tiên tri thông thường.” “Thật sự, đối với tôi, không có việc nghiên cứu nào tốt hơn để thỏa đáp những nhu cầu của thời đại.” “Nhờ điều này mà chúng ta chuẩn bị cho cơn hoạn nạn sắp đến, cùng tỉnh thức và chờ đợi Đấng Christ.”TT20 324.2

    Mặc dù là một trong những giảng sư danh tiếng nhất và được yêu chuộng nhất trong tiếng Pháp, về sau, Gaussen bị ngưng chức vụ, lỗi chính của ông là đã dùng Kinh Thánh để dạy các thiếu niên, mà không dùng quyển sách phần của giáo hội, một cuốn cẩm nang vô vị, giải nghĩa các tín điều, và thiếu đức tin tích cực. Về sau, ông làm giáo sư trong một trường thần học, và Chủ nhật ông tiếp tục dạy giáo lý vấn đáp và Kinh Thánh cho trẻ em. Công việc của ông về lời tiên tri được nhiều người chú ý đến. Từ ghế của giáo sư, qua báo chí, và trong nghề nghiệp mà ông thích là dạy dỗ trẻ em, ông tiếp tục trong nhiều năm, gây ảnh hưởng sâu rộng, và kêu gọi nhiều người chú ý đến việc nghiên cứu những lời tiên tri về sự Chúa sắp tái lâm.TT20 324.3

    Ở Scandinavia, sứ điệp phục lâm cũng được rao truyền và được chú ý sâu rộng. Nhiều người tỉnh thức về lối sống an ninh tạm bợ, họ ăn năn, từ bỏ tội lỗi và xin sự tha thứ trong danh Đấng Christ. Nhưng hàng giáo phẩm của hội thánh quốc gia chống nghịch lại phong trào này, và do ảnh hưởng của họ, một số các nhà truyền đạo bị giam giữ. Ở nhiều nơi những người rao truyền sứ mạng Chúa phục lâm bị bắt buộc nín lặng,thì Đức Chúa Trời dùng trẻ em để truyền bá sứ điệp cách lạ lùng. Vì chúng chưa tới tuổi thành niên, nên được phép nói mà không bị luật pháp ngăn cấm.TT20 324.4

    Phong trào được phổ biến nhiều giữa các giai cấp bình dân, và trong những căn nhà tầm thường của giới thợ thuyền mà người ta nhóm họp để được nghe sứ điệp cảnh cáo. Phần đông những trẻ em rao giảng sứ điệp thuộc gia đình nghèo. Vài em không quá sáu hay tám tuổi; và trong khi đời sống các em đã chứng tỏ lòng yêu thương Đấng Christ, và cố gắng vâng theo những luật lệ thánh của Đức Chúa Trời, các em thường biểu lộ sự thông minh và khả năng cũng như các trẻ em khác đồng tuổi với mình. Tuy nhiên, khi đứng trước công chúng, thì các em tỏ ra có một ảnh hưởng siêu phàm. Giọng nói và giáng điệu thay đổi, các em rao truyền sứ điệp cảnh cáo phán xét cách long trọng và quyền phép, dùng những lời trong Kinh Thánh, “Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài, vì giờ phán xét của Ngài đã đến.” Các em khiển trách tội lỗi của dân chúng, không những lên án về sự vô luân và các tật xấu, mà còn quở trách sự ham mê thế gian và bỏ đạo, và cảnh cáo thính giả hãy mau mau tránh cơn thạnh nộ sắp đến.TT20 325.1

    Người ta nghe các em giảng mà phải run sợ. Đức Thánh Linh phán vào lòng mỗi người. Nhiều người vui thích tra xem Kinh Thánh, những ke vô tiết độ, vo đạo đức thì cải thiện, những kẻ khác thì bỏ công việc bất chính của mình. Một sự đổi mới lạ lùng mà chính các nhà truyền đạo của hội thánh quốc gia cũng phải nhìn nhận có bàn tay của Đức Chúa Trời hành động.TT20 325.2

    Theo ý định của Đức Chúa Trời thì sứ điệp phục lâm được rao truyền trong các xứ Scandinavian; và khi tiếng nói của các tôi tớ Chúa phải im lặng, thì Ngài ban Đức Thánh Linh trên các em để công việc được hoan thành. Khi Đức Chúa Giê-su gần đến thành Giê-ru-sa-lem, có đoàn dân đông theo Ngài, tiếng reo mừng thắng trận, tay cầm cành chà là phất cao trên không, và tung hô Ngài là Con vua Đa-vít, thì những người Pha-ri-si ghen ghét, bảo Chúa truyền chúng im lặng; nhưng Đức Chúa Giê-su đáp lại rằng mọi sự đó là ứng nghiệm lời tiên tri, vì nếu dân chúng làm thinh, thì đá sẽ kêu lên. Trước sự đe dọa của các thầy tế lễ và quan trưởng, đoàn dân yên lặng đi qua các cửa thành Giê-ru-sa-lem; nhưng trong hành lang đền thờ, các con trẻ lại cất tiếng tung hô, tay phất cành chà là, và kêu lên, “Hô-sa-na, Con vua Đa-vít!” (Ma-thi-ơ 21:8-16). Những người Pha-ri-si lấy làm tức giận, nói với Ngài rằng, “Thầy có nghe điều những đứa trẻ nầy nói không?” Đức Chúa Giê-su đáp, “Có; vậy các ngươi chưa hề đọc lời nầy, Chúa sẽ được ngợi khen bởi miệng con trẻ và con đương bú hay sao?” Đức Chúa Trời dùng con trẻ trong thời Đấng Christ đến lần thứ nhất, thì Ngài cũng dùng các em để rao báo ngày phục lâm của Ngài. Lời Chúa phải được ứng nghiệm, va sự Đấng Cứu Thế phục lâm phải được rao truyền cho mọi nước, mọi chi phái, mọi tiếng, và mọi dân tộc.TT20 325.3

    Chính William Miller và các đồng bạn của ông có nhiệm vụ rao truyền sứ điệp cảnh báo ở Mỹ. Nước này trở nên trung tâm của phong trào phục lâm vĩ đại. Chính nơi đây, sứ điệp của thiên sứ thứ nhất được ứng nghiệm cách trực tiếp. Các tác phẩm của Miller cùng những đồng bạn được gởi đi các nước xa xôi. Bất cứ nơi nào các giao sĩ đặt chân tới, thì họ rao truyền tin mừng về ngày phục lâm sắp đến của Đấng Christ. Sứ điệp của tin lành đời đời được vang dậy khắp nơi xa gần, “Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài, vì giờ phán xét của Ngài đã đến.”TT20 326.1

    Những lời tiên tri dường như chỉ về sự đến của Đấng Christ vào mùa xuân năm 1844 đã ghi sâu trong trí dân chúng. Sứ điệp được rao giảng trong các tiểu bang và nơi nào cũng được mọi người chú ý tới. Nhiều người tin nhận lời tiên tri về các thời kỳ là đúng, đã bỏ ý kiến riêng của mình, và vui mừng tiếp nhận lẽ thật. Một số mục sư đã từ bỏ quan điểm, cảm giác, lương hướng và hội thánh mình, để hiệp lại rao truyền sự tái lâm của Đấng Christ. Tuy nhiên, chỉ có một số ít mục sư tiếp nhận sứ điệp này, vì thế sứ điệp được giao phó cho các tín đồ khiêm tốn. Các nông dân bỏ đồng ruộng, các thợ máy bỏ dụng cụ, các thương gia bỏ hàng hóa, các chuyên viên bỏ địa vị mình; dầu vậy số người hầu việc Chúa vẫn còn ít đối với công việc phải hoàn thành. Hội thánh ở trong tình trạng nguội lạnh, và thế gian chìm đắm trong tội ác, dã làm đau lòng những người lính canh trung thành, và họ vui lòng chịu sự thiếu thốn, cực nhọc và đau khổ để kêu gọi người ta ăn năn hầu được cứu rỗi. Mặc dầu bị Sa-tan chống đối, nhưng công việc Chúa vẫn tiến tới mạnh mẽ, và hằng ngàn người chấp nhận lẽ thật phục lâm.TT20 326.2

    Khắp nơi những người theo thế gian và thuộc viên hội thánh đều được nghe sứ điệp cảnh báo để tránh khỏi cơn thạnh nộ sắp đến. Cũng như Giăng Báp-tít là người dọn đường cho Đấng Christ, các mục sư này đã đặt cai rìu nơi rễ cây và thúc giục mọi người phải bày tỏ kết quả của sự ăn năn. Những lời kêu gọi khích động của họ trái ngược với sự bảo đảm hòa bình và yên ổn mà họ nghe từ các tòa giảng phổ thông; và nơi nào sứ điệp được rao truyền thì dân chúng rất cảm động. Lời chứng giản dị, trực tiếp của Kinh Thánh, với quyền phép của Đức Thánh Linh, đem lại sự xác tín mà ít ai chống lại được. Những người dạy tôn giáo tỉnh thức về sự an ninh giả tạo của mình. Họ thấy sự sa ngã, sự theo thế gian và vô tín, lòng kiêu ngạo và ích kỷ của mình. Nhiều người tìm kiếm Chúa với lòng ăn năn và thống hối. Lâu nay họ ham mến thế gian, bây giờ họ hướng về trời. Thánh Linh Đức Chúa Trời ngự trong họ, và với lòng mềm mại và phục tùng, họ hiệp nhau đồng kêu lên, “Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài; vì giờ phán xét của Ngài đã đến.”TT20 326.3

    Những kẻ có tội khóc lóc và hỏi, “Tôi phải làm chi để được cứu rỗi?” Những người đã gian lận, bây giờ sẵn sàng đền trả. Tất cả những người tìm được sự bình an trong Đấng Christ, mong mỏi chia sớt ơn phước cho người khác. Lòng cha mẹ trở lại cùng con cái, và lòng con cái trở lại cùng cha mẹ. Sự kiêu ngạo và ích kỷ không còn nữa. Những người trong gia đình thật lòng xưng tội và cùng nhau làm việc cứu rỗi cho những người thân nhất và gần nhất. Họ thường sốt sắng cầu thay cho người khác. Khắp nơi, người ta thống hối, cầu khẩn với Chúa. Nhiều người cầu nguyện suốt đêm để biết chắc tội mình đã được tha, hay cầu cho bà con hoặc người lân cận sớm trở lại đạo.TT20 327.1

    Mọi giai cấp đổ xô đến các phiên nhóm phục lâm. Người giàu cũng như kẻ nghèo, lớn hay nhỏ, đều khao khát nghe giáo lý về sự phục lâm. Đức Chúa Trời đánh bại các tinh thần chống nghịch khi các tôi tớ Ngài giải nghĩa lý do của đức tin họ. Đôi khi những dụng cụ yếu đuối, nhưng Thánh Linh của Đức Chúa Trời ban quyền phép cho lẽ thật. Người ta cảm thấy sự hiện diện của các thiên sứ trong các phiên nhóm, và mỗi ngày có nhiều người thêm vào hội thánh. Trong các phiên nhóm ấy, dân chúng rất chú ý nghe những bằng chứng về ngày tái lâm gần đến của Đấng Christ. Thiên đàng và hạ giới dường như gần nhau. Quyền phép của Đức Chúa Trời được cảm thấy trên người trẻ cũng như người già. Người ta về nhà, vừa đi vừa hát, ngợi khen Đức Chúa Trời, tiếng hát vang dậy trong đêm yên lặng. Không ai chứng kiến những phiên nhóm mà có thể quên được những cảnh bày tỏ sự chú ý rất sâu đậm.TT20 327.2

    Sự rao truyền về ngày phục lâm nhất định của Đấng Christ gây nên sự chống đối dữ dội trong các tầng lớp xã hội, từ giảng sư cho đến những tội nhân vô tâm, táo bạo hơn hết. Bấy giờ ứng nghiệm lời tiến tri này, “Trong những ngày sau rốt, sẽ có mấy kẻ hay gièm chê, dùng lời giễu cợt, ở theo tình dục riêng của mình, đến mà nói rằng: Chớ nào lời hứa về sự Chúa đến ở đâu? Vì từ khi tổ phụ chúng ta qua đời rồi, muôn vật vẫn còn nguyên như lúc bắt đầu sáng thể’ (2 Phi-e-rơ 3:3, 4). Nhiều người xưng mình yêu mến Đấng Cứu Thế, tuyên bố rằng họ không có gì chống đối giáo lý phục lâm của Đấng Christ, nhưng chỉ chong lại sự ấn định một ngày đích xác. Nhưng Đức Chúa Trời biết lòng họ. Họ không muốn nghe nói về ngày Đấng Christ sẽ đến để lấy lẽ công bình phán xét thế gian. Họ là những đầy tớ bất trung và việc làm cua họ đã không chịu đựng nổi sự quan sát của Đức Chúa Trời là Đấng thấy hết, cho nên họ sợ ứng hầu trước mặt Ngài. Cũng như dân Do Thái vào thời kỳ Đang Christ đến lần thứ nhất, họ đã không chuẩn bị để nghênh tiếp Chúa. Chẳng những họ từ chối nghe lời Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, mà còn chế nhạo những người chờ đợi Chúa. Sa-tan và các sứ nó rất vui mừng, nhạo báng Đấng Christ và các thiên sứ vì những người xưng là dân sự Chúa mà yêu mến Ngài rất ít đến nỗi họ không muốn Ngài đến.TT20 328.1

    Lý luận của những người từ chối đức tin phục lâm là, “Không ai biết được ngày và giờ.” Kinh Thánh nói, “Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên sứ trên trời hay la Con cũng vậy, song chỉ một mình Cha biết mà thôi” (Mathi-ơ 24:36). Những người chờ đợi Chúa đến đã giải nghĩa rõ ràng và hòa hợp về câu này, nhưng những người chống đối đã áp dụng sai. Đấng Christ đã nói câu đó trong cuộc nói chuyện đáng ghi nhớ với các môn đồ Ngài trên núi Ô-live sau khi Ngài ra khỏi đền thờ lần cuối cùng. Các môn đồ đã hỏi, “Có điềm gì chỉ về sự Chúa đến và ngày tận thế?” Đức Chúa Giê-su ban cho họ những dấu, và phán, “Khi các ngươi thấy mọi điều ấy, khá biết rằng Con người gần đến, Ngài đương ở trước cửa” (Ma-thi-ơ 24:3, 33). Lời phán này của Chúa không thể dùng để hủy bỏ lời khác. Mặc dầu không ai biết ngày và giờ Chúa đến, nhưng chúng ta được chỉ dạy và cần biết khi ngày ấy đã gần. Chúng ta cũng được dạy thêm rằng không nên bỏ qua lời cảnh cáo của Ngài, và từ chối hoặc khinh thường để không biết ngày Chúa tái lâm đã gần, và sẽ nguy hại cho chúng ta cũng như cho những người sống trong thời Nô-ê không biết khi nước lụt đến. Và ví dụ cũng trong đoạn này, sự tương phản giữa người đầy tớ trung thành và bất trung, và số phận của người nói trong lòng rằng, “Chủ ta đến chậm,” bày tỏ Đấng Christ sẽ ban thưởng cho những người tỉnh thức, dạy về sự Chúa đến, và Ngài nghĩ gì về những người chối Ngài. Chúa phán, “Vậy hãy tỉnh thức.” “Phước cho đầy tớ đó, khi chủ đến thấy làm như vậy!” (Mathi-ơ 24:42, 46). “Nếu ngươi chẳng tỉnh thức, Ta sẽ đến như kẻ trộm, và ngươi không biết giờ nào Ta đến bắt ngươi thình lình” (Khải huyền 3:3).TT20 328.2

    Phao-lô nói về một hạng người không biết ngày Chúa hiện ra. “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy. Khi người ta sẽ nói rằng: Bình hòa và an ổn, thì tai họa thình lình vụt đến, . . . và người ta chắc không tránh khỏi đâu.” Ông nói thêm cho những người nghe lời Chúa cảnh cáo, “Hỡi anh em, anh em chẳng phải ở nơi tối tăm, nên nỗi ngày đó đến thình lình cho anh em như kẻ trộm. Anh em đều là con của sự sáng và con của ban ngày. Chúng ta không phải thuộc về ban đêm, cũng không phải thuộc về sự mờ tối” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:2-5).TT20 329.1

    Như thế, Kinh Thánh không cho phép người ta không biết về ngày tái lâm gần đến của Đấng Christ. Nhưng những người chỉ muốn chữa mình mà chối bỏ lẽ thật, thì bịt tai không nghe lời giải nghĩa này, và câu, “Không ai biết được ngày và giờ” được những người nhạo báng và ngay cả các mục sư của Đấng Christ lập lại. Khi người ta tỉnh thức và khởi sự nghiên cứu con đường cứu rỗi, thì các giáo sư tôn giáo xen vào giữa họ và lẽ thật, để tìm cách trấn an sự lo sợ của họ bằng cách giải nghĩa sai lời Đức Chúa Trời. Những người lính canh bất trung cộng tác với kẻ lừa dối lớn, kêu lên: Bình an, bình an, khi Đức Chúa Trời không nói bình an chi hết. Cũng như người Pha-ri-si trong thời Đấng Christ, nhiều người đã từ chối vào nước thiên đàng, và họ ngăn cản những người muốn vào. Huyết của những linh hồn này sẽ bị đòi nơi tay của họ.TT20 329.2

    Những người thuộc viên khiêm nhường và tin kính hơn hết, thường là những kẻ đậu tiên tiếp nhận sứ điệp. Những người chịu khó học Kinh Thánh sẽ thấy được những sai lầm của sự tin tưởng phổ thông về lời tiên tri; và bất cứ nơi nào mà không có ảnh hưởng của hàng giáo phẩm, và người ta tự nghiên cứu lời Đức Chúa Trời, thì giáo lý phục lâm chỉ cần so sánh với Kinh Thánh để biết rằng giáo lý này đến từ trời.TT20 329.3

    Nhiều người bị các thuộc viên vô tín đàn áp. Để duy trì địa vị trong hội thánh, một số người bằng lòng yên lặng, không dám nói lên niềm hy vọng của mình; nhưng những người khác cảm thấy vì lòng trung tín với Đức Chúa Trời, họ không thể giấu kín lẽ thật mà Ngài đã giao cho họ. Nhiều người bị trục xuất ra khỏi hội thánh chỉ vì họ bày tỏ đức tin mình về sự tái lâm gần đến của Đấng Cơ Đốc. Đối với những người bị thử thách về đức tin này, thì lời tiên tri sau đây thật là quý báu đối với họ, “Anh em các ngươi ghét các ngươi, vì cớ danh Ta bỏ các ngươi, từng nói rằng: Xin Đức Giê-hô-va được vinh hiển, đặng chúng ta thấy sự vui mừng các ngươi, nhưng chính họ sẽ bị hổ thẹn” (Ê-sai 66:5).TT20 330.1

    Các thiên sứ của Đức Chúa Trời rất chú ý đến kết quả của sự cảnh cáo. Khi các hội thánh từ chối sứ điệp, thì các thiên sứ buồn rầu mà xây bỏ họ. Nhưng có nhiều người chưa được thử nghiệm về giáo lý phục lâm. Nhiều người bị chồng, vợ, cha mẹ, hoặc con cái làm cho lầm tưởng rằng hễ nghe tà giáo do những tín đồ Cơ Đốc Phục lâm dạy bảo là tội lỗi. Các thiên sứ nhận mạng lệnh coi sóc cẩn thận những linh hồn ấy, vì một ánh sáng mới từ ngai Đức Chúa Trời chiếu soi trên họ.TT20 330.2

    Với lòng ước mong không xiết kể, những người đã tiếp nhận sứ điệp chờ ngày phục lâm của Đấng Cứu Chúa mình. Thời kỳ họ mong được gặp Ngài đã đến gần. Trong cảnh yên tĩnh và long trọng, họ an nghỉ trong sự thông công ngọt ngào với Đức Chúa Trời, khao khát sự bình an sẽ dành cho họ trong một tương lai rực rỡ. Không ai đã kinh nghiệm niềm hy vọng và trông cậy, có thể quên được những giờ chờ đợi quý báu đó. Vài tuần trước thời giờ ấn định, những tín đồ trung thành bỏ việc làm của mình. Họ cẩn thận xem xét mọi tư tưởng và cảm xúc trong lòng, cho đó là giờ phút cuối cùng của đời mình. Không có việc may “áo dài thăng thiên” (xem Phụ lục); nhưng tất cả đều cảm thấy cần phải dọn lòng mình cho thanh sạch để chứng tỏ họ sửa soạn gặp Đấng Cứu Thế; áo trắng họ mặc là sự trong sạch của linh hồn— bản tính được xóa sạch khỏi tội lỗi bởi huyết chuộc tội của Đấng Christ. Ngày nay những người xưng mình là dân sự Đức Chúa Trời cũng phải có lòng sốt sắng và đức tin như vậy. Nếu họ hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời và dâng lên những lời cầu khẩn trước nắp thi ân, họ sẽ hưởng được một kinh nghiệm phong phú hơn họ có bây giờ. Người ta cầu nguyện quá ít, thống hối tội lỗi quá ít, và thiếu đức tin sống, nên nhiều người mất ân điển mà Đấng Cứu Thế đã dành cho họ một cách dư dật.TT20 330.3

    Đức Chúa Trời muốn thử dân sự Ngài. Bàn tay Ngài đã che đậy sự sai lầm trong việc tính thời kỳ tiên tri. Những tín đồ Cơ Đốc Phục lâm không tìm thấy sự sai lầm ấy, và cả những nhà thông thái chống đối phong trào cũng không khám phá được sự tính sai ấy. Những người này nói, “Sự tính của các ông về thời kỳ tiên tri là đúng. Vài biến cố vĩ đại phải xảy ra, dầu vậy không phải là biến cố mà ông Miller rao báo; đó là sự trở lại đạo của thế gian, chứ không phải sự phục lâm của Đấng Christ.”TT20 331.1

    Thời gian trông đợi đã qua, nhưng Đấng Christ không đến để giải cứu dân sự Ngài. Những người có đức tin chân thành và lòng yêu mến Đấng Cứu Thế và mong chờ Ngài thì thất vọng đắng cay. Nhưng ý định của Đức Chúa Trời được thực hiện; Ngài thử nghiệm lòng của những người xưng là chờ đợi Ngài đến. Có những người mà động lực của họ là sự sợ hãi. Họ xưng là có đức tin nhưng đức tin này đã không ảnh hưởng tới lòng và đời sống họ. Khi biến cố chờ đợi không xảy ra, thì họ tuyên bố rằng họ không thất vọng chi cả; họ chẳng bao giờ tin Đấng Christ sẽ đến. Họ ở trong số những người đầu tiên chế nhạo sự đau khổ của những tín đồ chân thật.TT20 331.2

    Nhưng Đức Chúa Giê-su và cả đạo binh trên trời nhìn xem với tình thương và thông cảm những người bị thử nghiệm và trung tín mặc dù that vọng. Nếu bức màn phân cách thế giới hữu hình và vô hình được vén lên, thì người ta sẽ thấy những thiên sứ lại gần những linh hổn trung tín để che chở họ khỏi những mũi giáo của Sa-tan.TT20 331.3

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents