22—Lời Tiên Tri Được Ứng Nghiệm
Thiện Ác Đấu Tranh
- Contents- Lời Tựa
- Lời Mở Đầu
- 1—Sự Tàn Phá Thành Qiê-ru-sa-lem
- 2—Sự Bắt Bớ Đạo Trong Những Thế Kỷ Đầu Tiên
- 3—Thời Kỳ Tối Tăm Thuộc Linh
- 4—Người Waldenses
- 5—John Wycliffe: Nhà Cải Chánh Người Anh
- 6—Huss và Jerome
- 7—Luther Ra Khỏi Giáo Hội La Mã
- 8—Luther Trước Hội Nghị Worms
- 9—Nhà Cải Chánh Thụy Sĩ
- 10—Sự Tiến Bộ Của Cuộc Cải Chánh Ở Đức
- 11—Sự Phản Đối Của Các Vương Hầu
- 12—Cuộc Cải Chánh Pháp
- 13—Tại Hà Lan Và Scandinavia
- 14—Những Nhà Cải Chánh Sau Này ở Nước Anh
- 15—Kinh Thánh và Cuộc Cách Mạng pháp
- 16—Các Giáo Phụ Hành Hương
- 17—Các Nhà Truyền Đạo Đầu Tiên
- 18—Nhà Cải Chánh Mỹ
- 19—Sự Sáng Trong Nơi Tối Tăm
- 20—Cuộc Phục Hưng Vĩ Đại Trong Tôn Giáo
- 21—Chối Bỏ Sứ Điệp Cảnh Báo
- 22—Lời Tiên Tri Được Ứng Nghiệm
- 23—Đền Thánh Là Gì?
- 24—Trong Nơi Chí Thánh
- 25—Luật Pháp Chúa Không Thể Thay Đổi
- 26—Một Cuộc Cải Cách
- 27—Những Cuộc Phục Hưng Hiện Đại
- 28—Cuộc Điều Tra Phán Xét
- 29—Nguồn Gốc Tội Lỗi
- 30—Sự Thù Nghịch Giữa Loài Người và Sa-tan
- 31—Tổ Chức Của Quỷ Sứ
- 32—Những Lưới Bẫy Của Sa-tan
- 33—Sự Lừa Dối Vĩ Đại Đầu Tiên
- 34—Người Chết Có Thể Nói Với Chúng Ta Chăng?
- 35—Tự Do Lương Tâm Bị Đe Dọa
- 36—Cuộc Xung Đột Sắp Xảy Ra
- 37—Kinh Thánh Là Sự Bảo Vệ
- 38—Lời Cảnh Báo Cuối Cùng
- 39—Thời Kỳ Hoạn Nạn
- 40—Đần Sự Đức Chúa Trời Được Giải Cứu
- 41—Sự Hoang Vu Của Trái Đất
- 42—Cuộc Đấu Tranh Kết Thúc
Search Results
- Results
- Related
- Featured
- Weighted Relevancy
- Content Sequence
- Relevancy
- Earliest First
- Latest First
- Exact Match First, Root Words Second
- Exact word match
- Root word match
- EGW Collections
- All collections
- Lifetime Works (1845-1917)
- Compilations (1918-present)
- Adventist Pioneer Library
- My Bible
- Dictionary
- Reference
- Short
- Long
- Paragraph
No results.
EGW Extras
Directory
22—Lời Tiên Tri Được Ứng Nghiệm
KHI NGÀY GIỜ chờ đợi Chúa phục lâm đã qua,—vào mùa xuân năm 1844,—những người trong đức tin chờ đợi Chúa đến, bị bối rối và nghi ngờ trong một thời gian. Trong lúc thế gian coi họ như là những người thất bại và ham mê những ảo tưởng, thì lời Đức Chúa Trời là nguổn an ủi cho họ. Nhiều người tiếp tục dò xem Kinh Thánh, xem xét lại bằng chứng đức tin mình và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn những lời tiên tri để tìm sự sáng mới. Lời chứng của Kinh Thánh nói về tình trạng của họ thật là rõ ràng và đích xác. Những dấu hiệu chắc chắn chỉ ngày Đấng Christ tái lâm đã gần. Ơn phước đặc biệt của Chúa được bày tỏ trong sự trở lại đạo của những kẻ có tội và cơn phục hưng thiêng liêng giữa vòng Cơ Đốc nhân, chứng tỏ sứ điệp này đến từ Thiên đàng. Và mặc dù họ không thê giải nghĩa được sự thất vọng của mình, họ cảm thấy chắc chắn rằng Đức Chúa Trời hướng dẫn họ.TT20 345.1
Trong những lời tiên tri mà họ coi như là áp dụng cho thời kỳ phục lâm có sự dạy dỗ đặc biệt về tình trạng nghi ngờ và triển hoãn của họ, và khuyến khích họ lấy đức tin kiên nhẫn chờ đợi vì những điều bây giờ khó hiểu thì đến đúng thời kỳ sẽ được làm sáng tỏ.TT20 345.2
Trong các lời tiên tri ấy có lời của Ha-ba-cúc 2:1-4, “Ta sẽ đứng nơi vọng canh, chôn chơn nơi đồn lũy, rình xem Ngài bảo ta điều gì, và ta trả lời thế nào về sự đối nại của ta. Đức Giê-hô-va đáp lại cùng ta mà rằng: Ngươi khá chép lấy sự hiện thấy, và rõ rệt nó ra trên bảng, hầu cho người đương chạy đọc được. Vì sự hiện thấy còn phải ứng nghiệm trong kỳ nhứt định, sau cùng nó sẽ kíp đến, không phỉnh dối đâu; nếu nó chậm trễ, ngươi hãy đợi; bởi nó chắc sẽ đến, không chậm trễ. Nầy, lòng người kiêu ngạo, không có sự ngay thẳng trong nó; song người công bình thì sống bởi đức tin mình.”TT20 345.3
Từ năm 1842, lời tiên tri này khuyên “chép sự hiện thấy, và tỏ rõ nó ra trên bảng, hầu cho người đương chạy đọc được,” đã khiến ông Charles Fitch sửa soạn một bang tiên tri ghi những sự hiện thấy của Đa-ni-ên và Khải huyền. Sự ấn hành bảng tiên tri này được coi như là sự hoàn thành mạng lệnh truyền cho Ha-ba-cúc. Tuy nhiên, bấy giờ không ai để ý đến có sự trì hoãn trong sự hiện thấy—thời gian chờ đợi— được trình bày cũng trong lời tiên tri ấy. Sau cơn thất vọng, câu Kinh Thánh này rất có ý nghĩa, “Vì sự hiện thấy còn phải ứng nghiệm trong kỳ nhứt định, sau cùng nó kíp đến, không phỉnh dối đâu; nếu nó chậm trễ, ngươi hãy đợi; bởi nó chắc sẽ đến, không chậm trễ Người công bình thì sống bởi đức tin mình.”TT20 346.1
Lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên cũng là một nguồn sức lực và an ủi cho tín hữu, “Lại có lời Đức Giê-hô-va phán cho ta rằng: Hỡi con người, các ngươi có một lời tục ngữ trong đất của Y-sơ-ra-ên, rằng: Những ngày kéo dài, mọi sự hiện thấy chẳng ứng nghiệm! Lời ấy nghĩa là gì? Ây vậy, hãy nói cùng chúng nó rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy. . . . Những ngày gần đến, mọi sự hiện thấy hầu ứng nghiệm. . . . Ta sẽ nói, và lời Ta nói sẽ làm thành, không hoãn lại nữa.” “Nầy, nhà Y-sơ-ra-ên có kẻ nói rằng: Sự hiện thấy của người nầy thấy là chỉ về lâu ngày về sau, và người nói tiên tri về thời còn xa. Vậy nên, hãy nói cùng chúng nó: Chúa Giê-hô-va phán vầy: Chẳng có lời nào của Ta sẽ hoãn lại nữa, song lời Ta nói sẽ làm thành, Chúa Giê-hô-va phán vậy” (Ê-xê-chi-ên 12:2125, 27, 28).TT20 346.2
Những người chờ đợi vui mừng, tin rằng Đấng biết sự cuối cùng từ lúc ban đầu, nhìn trải qua các thời đại, đã thấy trước sự thất vọng ấy, và ban cho họ những lời đem lại can đảm và hy vọng. Nếu không có những lời Kinh Thánh này khuyến khích họ bền lòng chờ đợi, và tin nơi lời Đức Chúa Trời, thì họ đã mất đức tin trong giờ thử thách đó.TT20 346.3
Ví dụ về mười người nữ đồng trinh trong Ma-thi-ơ 25 cũng giải nghĩa kinh nghiệm của những tín đồ Cơ Đốc phục lâm. Trong Ma-thi-ơ 24, để trả lời câu hỏi của các môn đồ về dấu hiệu của sự Chúa trở lại và ngày tận thế, Đấng Christ đã chỉ rõ vài biến cố quan trọng nhất trong lịch sử thế gian và trong hội thánh từ khi Ngài giáng thế lần thứ nhất cho đến khi Ngài tái lâm; như là, sự hủy diệt thành Giê-ru-salem, cuộc đại nạn của hội thánh trong thời kỳ bắt bớ đạo của ngoại giáo và giáo hoàng, ngày tối tăm của mặt trời, mặt trăng, và sao sa. Sau đó, Ngài nói về sự Ngài đến trong nước Ngài, và ví dụ về hai hạng đầy tớ chờ đợi Ngài đến. Đoạn 25 mở đầu với những chữ, “Khi ấy, nước thiên đàng sẽ giống như mười người nữ đồng trinh kia.” Đây là nói về hội thánh trong ngày cuối cùng, cũng như đã được tỏ rõ cuối đoạn 24. Trong ví dụ này, kinh nghiệm của họ được dẫn giải bằng một đám cưới Đông phương.TT20 347.1
“Khi ấy, nước thiên đàng sẽ giống như mười người nữ đồng trinh kia cầm đèn đi rước chàng rể. Trong các nàng đó, có năm người dại và năm người khôn. Người dại khi cầm đèn đi thì không đem dầu theo cùng mình. Song người khôn khi cầm đèn đi thì đem dầu theo trong bình mình. Vì chàng rể đến trễ, nên các nàng thảy đều buồn ngủ và ngủ gục. Đến khuya, có tiếng kêu rằng: Kìa, chàng rể đến, hãy đi ra rước người!”TT20 347.2
Sự tái lâm của Đấng Christ, do sứ điệp thiên sứ thứ nhất rao báo, được tiêu biểu cho sự đến của chàng rể. Cuộc cải cách sâu rộng để rao báo về sự Ngài sắp đến, phù hợp với sự mười người nữ đồng trinh đi đón chàng rể. Ví dụ nay cũng như ví dụ trong Ma-thi-ơ 24, chỉ về hai hạng người. Tất cả người nữ đồng trinh đều đem theo đèn, tức là Kinh Thánh, va nhờ ánh sáng này họ đi ra để rước Chàng Rể. Nhưng trong lúc “những nữ đồng trinh dại cầm đèn mà không đem theo dầu, thì những nữ đồng trinh khôn cầm đèn có đem theo dầu.” Những người này có nhận ân điển Đức Chúa Trời, quyền phép tái sanh và soi sáng của Đức Thánh Linh, là Đấng làm cho lời Ngài thành ngọn đèn cho chân họ và ánh sáng cho đường lối họ. Những nữ đồng trinh khôn này có học lời Kinh Thánh với lòng kính sợ Đức Chúa Trời để tìm lẽ thật, và có đời sống trong sạch, thánh khiết. Họ có kinh nghiệm cá nhân, có đức tin nơi Đức Chúa Trời và lời Ngài, và không bị đánh đổ nếu gặp sự thất vọng hay chậm trễ. Những trinh nữ khác “cầm đèn và không đem theo dầu.” Họ đã làm theo cảm xúc. Một sứ điệp long trọng làm cho họ sợ hãi, nhưng họ đã ỷ lại và trông cậy nơi đức tin của anh em mình, thỏa mãn với ánh sáng chập chờn của cảm xúc mình, không hiểu rõ lẽ thật và công việc của ân điển trên lòng họ. Những người này đi rước chàng rể, tràn đầy hy vọng được phần thưởng tức thì; nhưng không sửa soạn để chịu đựng sự chậm đến và thất vọng. Khi sự thử thách đến, họ mất đức tin và sự sáng của họ mờ đi.TT20 347.3
“Vì chàng rể đến trễ nên các nàng thảy đều buồn ngủ và ngủ gục.” Sự chàng rể đến trễ, chỉ về thời gian đã qua khi họ mong đợi Chúa, sự thất vọng và sự dường như chậm đến. Trong lúc lưỡng lự, sự chú ý của những người nông cạn và những người trở lại đạo phân nửa bắt đầu lung lay, và sự cố gắng của họ giảm bớt. Nhưng những người mà đức tin lập nền trên Kinh Thánh thì đã đặt chân mình trên vầng đá vững chắc, làn sóng thất vọng không lay chuyển nổi. “Các nàng thảy đều buồn ngủ và ngủ gục;” một hạng người không quan tâm và bỏ đức tin mình, một hạng khác thì kiên nhẫn đợi chờ cho tới khi nhận được sự sáng rõ ràng hơn. Nhưng trong đêm thử thách, những người này dường như mất một phần sự sốt sắng và tin kính của mình. Những người theo đạo nửa chừng và nông cạn thì không còn dựa trên đức tin của anh em mình được nữa. Mỗi người phải tự đứng vững hay sa ngã.TT20 348.1
Vào lúc này, sự cuồng tín bắt đầu xuất hiện. Một số người xưng là tín đồ sốt sắng, tuyên bố được Đức Thánh Linh hướng dẫn và tin vào sứ điệp thì lại từ chối lời Đức Chúa Trời là sự hướng dẫn không sai lầm, và để cho cảm giác, cảm tưởng hay trí tưởng tượng điều khiển mình. Một số người bày tỏ một sự sốt sắng mù quáng và cuồng nhiệt, phản đối tất cả những người không tán thành đường lối của họ. Những tư tưởng và hành động cuồng tín của họ không được đa số người Cơ Đốc phục lâm đổng ý; và đã đem lại sự sỉ nhục cho duyên cớ của lẽ thật.TT20 348.2
Sa-tan dùng phương pháp này để chống đối và hủy phá công việc Đức Chúa Trời. Phong trào Cơ Đốc phục lâm đã làm chấn động sâu xa, hằng ngàn tội nhân đã trở lại đạo, và những người trung tín dâng mình cho việc rao truyền lẽ thật, ngay cả trong thời gian chậm trễ. Vua chúa của tội ác thấy mất công dân mình; và để đem sự sỉ nhục cho duyên cớ Đức Chúa Trời, nó cố gắng lừa dối những người xưng đức tin và thúc đẩy họ đi thái quá. Các sứ giả của nó sẵn sàng dùng mọi sự sai lầm, mọi thất bại, mọi hành động không thích hợp, và phóng đại trước mắt mọi người, làm cho dân Cơ Đốc phục lâm và đức tin của họ trở nên đáng ghét. Như thế, nó điều khiển số người tin nơi sự phục lâm của Chúa Giê-su càng đông bao nhiêu thì càng có lợi cho duyên cớ nó bấy nhiêu, vì nó dùng họ như đại diện cho toàn thể các tín đồ.TT20 348.3
Sa-tan là “kẻ vu cáo anh em mình,” nó xúi giục người ta rình mò những lỗi lầm, những khuyết điểm của con cái Đức Chúa Trời, và làm cho mọi người chú ý, nhưng không đề cập đến những việc tốt của họ. Sa-tan luôn luôn hoạt đọng nơi nào mà Đức Chúa Trời thi hành công việc cứu rỗi linh hồn. Khi các con trai của Đức Chúa Trời đến ra mắt Đức Giê-hôva, thì Sa-tan cũng có mặt. Trong mọi cuộc phục hưng, nó sẵn sàng đem vào những người lòng dạ không thánh khiết, tinh thần mất quân bình. Khi những người này nhận vài điểm lẽ thật và được một địa vị trong vòng tín đồ, thì Sa-tan dùng họ để đem vào những lý thuyết hầu lừa gạt những người không đề phòng. Không ai có thể chứng minh một người là Cơ Đốc nhân thật vì người đó hiện diện trong số con cái Đức Chúa Trời, ngay cả tại chốn thờ phượng hay nơi bàn tiệc thánh. Satan thường có mặt trong những dịp long trọng nhất, đội lốt những người mà hắn dùng làm nhân viên của mình.TT20 349.1
Vua chúa của tội ác tranh dành mọi tấc đất mà dân sự Đức Chúa Trời tiến tới trong cuộc hành trình về thành thánh trên trời. Trong lịch sử hội thánh, không có sự phục hưng nào mà không gặp những trở ngại khó khăn. Trong thời của sứ đồ Phao-lô cũng vậy. Nơi nào mà sứ đồ thành lập hội thánh thì cũng có một số người tiếp nhận đức tin, nhưng họ cũng đem theo tà giáo, mà nếu tiếp nhận thì người ta sẽ bỏ lòng yêu mến lẽ thật. Luther cũng chịu khổ về những sự rắc rối và buồn thảm do những người cuồng tín, tự xưng là chính Đức Chúa Trời đã trực tiếp phán dạy qua họ, cho nên, họ đặt những tư tưởng và ý kiến riêng mình lên trên Kinh Thánh. Nhiều người thiếu đức tin và kinh nghiệm, nhưng tự mãn, thích nghe và nói những điều mới lạ, bị lường gạt bởi những cao vọng của các giáo sư mới, và tiếp tay với những sứ giả của Sa-tan trong việc hủy phá điều Đức Chúa Trời đã dùng Luther để gây dựng. Hai ông Wesley và những người khác đã đem lại ơn phước cho the giới bởi ảnh hưởng và đức tin của họ, đã phải đụng độ với những mưu chước của Sa-tan, vì nó thúc đẩy những người quá nóng nẩy, thiếu quân bình, và thiếu sự thánh thiện vào sự cuồng tín.TT20 349.2
William Miller không thông cảm với những người gây ảnh hưởng dẫn đến sự cuồng tín. Ông tuyên bố, cũng như Luther, rằng mỗi người phải được thử nghiệm bởi lời Đức Chúa Trời. Miller nói, “Ma quỷ có quyền phép lớn trên tâm trí của một số người ngày nay. Làm sao chúng ta có thể biết họ có thần nào? Kinh Thánh trả lời, ‘Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được’ (Ma-thi-ơ 7:16). . . . Trong thế gian có nhiều thần; chúng ta được truyền dạy phải thử các thần. Thần nào không dạy sống cách tiết độ, công bình và nhân đức trong đời nay, thì không phải là Thánh Linh của Đấng Christ. Toi càng tin rằng Sa-tan sốt sắng hoạt động trong phong trào phóng đãng này. . . . Nhiều người trong chúng ta tưởng mình thánh thiện trọn vẹn mà theo những lời truyền khẩu của loài người, và dường như không biết lẽ thật trong khi những người khác không nhìn nhận như vậy.”—Bliss, Memoirs of Wm. Miller, trang 236, 237. “Thần linh sai lầm sẽ dẫn chúng ta xa lẽ thật; và Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ dẫn chúng ta đến lẽ thật. Nhưng, bạn có thể nói rằng là con người có thể sai lầm, và họ nghĩ rằng họ có lẽ thật. Thế thì sao? Chúng tôi trả lời là Thánh Linh và Lời Chúa phù hợp nhau. Nếu một người xét đoán mình bằng Lời Chúa, và tìm thấy một cách hoan hảo dựa vào tất cả những lời trong Kinh Thánh, thì họ phải tin rằng họ có lẽ thật; nhưng nếu người ấy thấy thần linh mà họ được dẫn dắt không hòa hợp với luật pháp Đức Chúa Trời hay Kinh Thánh, thì người phải cẩn thận, kẻo bị sa vào lưới bẫy của ma quỷ.”— The Advent Herald and Signs of the Times Reporter, quyển 8, số 23, ngày 15 tháng 1, 1845. “Tôi thường có bằng chứng về lòng đạo đức qua cặp mắt nhân từ, đôi má ướt, hay lời nói nghẹn ngào, hơn tất cả những tiếng ồn ào trong thế giới Cơ Đốc.”—Bliss, Memoirs of Wm. Miller, trang 282.TT20 350.1
Trong thời Cải chánh, các kẻ thù đổ tất cả những tội ác của sự cuồng tín lên trên những người cố gắng hết sức để chống lại điều ấy. Những người chống đối phong trào Cơ Đốc phục lâm cũng hành động tương tự như vậy. Không thỏa lòng với sự trình bày sai hay phóng đại các sự sai lầm của những người thái quá hay cuồng tín, họ đồn đại những báo cáo hoàn toàn sai sự thật. Những người này bị xúi giục vì thành kiến và ghen ghét. Sự rao truyền Đấng Christ đang ở trước cửa đã làm xáo trộn sự bình an của họ. Họ lo sợ sứ điệp này có thể đúng, nhưng đồng thời hy vọng điều đó không đung, và đây chính là điều bí mật của sự tranh đấu chống lại tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm và niềm tin của họ.TT20 350.2
Về việc một số ít người cuồng tín trà trộn trong hàng ngũ tín đồ Cơ Đốc phục lâm, thì không phải là lý do để quả quyết rằng phong trào này không phải của Chúa, cũng như sự hiện diện của những người cuồng tín và lừa dối trong hội thánh thời sứ đồ Phao-lô hay thời Luther, thì không phải là lý do chính đáng để lên án công việc của họ. Hãy để dân sự Đức Chúa Trời thức tỉnh, hết lòng trong việc ăn năn và cải thiện; hãy để họ nghiên cứu Kinh Thánh để học biết lẽ thật trong Đức Chúa Giê-su; hãy để họ tận hiến hoàn toàn cho Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ thấy bằng chứng là Sa-tan còn hoạt động và cẩn mật. Hắn sẽ biểu lộ quyền lực mình trong mọi sự lừa dối, và kêu gọi tất cả các sứ sa ngã của nó tới trợ giúp.TT20 351.1
Không phải việc rao truyền sự Chúa phục lâm đã gây nên sự cuồng tín và chia rẽ. Những điều này xuất hiện vào mùa hè năm 1844, khi tín đồ Cơ Đốc phục lâm còn ở trong tình trạng nghi ngờ, bối rối về địa vị đúng của họ. Sự giảng dạy về sứ điệp của thiên sứ thứ nhất và “tiếng kêu nửa đêm” có khuynh hướng chế ngự sự cuồng tín và bất hòa. Những người tham gia vào các phong trào nghiêm trọng này thì hòa hiệp với nhau, lòng họ chan chứa tình thương yêu nhau và kính mến Đức Chúa Giê-su, là Đấng họ mong đợi được gặp mặt trong thời gian rất gần. Chính đức tin và hy vọng phước hạnh đã nâng họ lên cao hơn mọi ảnh hưởng của loài người, và là cái khiên chống lại những cuộc tấn công của Sa-tan.TT20 351.2
“Vì chàng rể đến trễ, nên các nàng thảy đều buồn ngủ và ngủ gục. Đến khuya, có tiếng kêu rằng: Kìa, chàng rể đến, hãy đi ra rước người! Các nữ đồng trinh bèn thức dậy cả, sửa soạn đèn mình” (Ma-thi-ơ 25:5-7). Mùa hè năm 1844, vào khoảng giữa thời gian họ nghĩ lúc đầu rằng mãn thời kỳ 2300 ngày, và mùa thu năm đó, là lúc về sau họ nghĩ thời kỳ đó được kéo dài, thì sứ điệp được rao truyền giống hệt như lời Kinh Thánh, “Kìa, Chàng Rể đến!”TT20 351.3
Điều dẫn đến phong trào này là sự khám phá ra chiếu chỉ của vua Ạt-ta-xét-xe cho phép tu bổ lại Giê-ru-sa-lem, là khởi điểm của thời kỳ 2300 ngày, có hiệu lực vào mùa thu năm 457 T.C., không phải vào đầu năm như lúc đầu họ nghĩ. Kể từ mùa thu năm 457, thì 2300 năm chấm dứt vào mùa thu năm 1844.TT20 351.4
Lý luận về hình bóng trong Cựu Ước cũng cho thấy rằng mùa thu là lúc cử hành việc “làm sạch đền thánh.” Điều này rất rõ ràng khi người ta để ý đến hình bóng liên quan đến việc Đấng Christ đến lần thứ nhất đã được ứng nghiệm.TT20 352.1
Việc giết con chiên lễ Vượt Qua là hình bóng sự chết của Đấng Christ. Sứ đồ Phao-lô nói, “Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt Qua của chúng ta, đã bị giết rồi” (1 Cô-rinh-tô 5:7). Bó lúa đầu mùa được đưa qua đưa lại trước mặt Chúa vào dịp lễ Vượt Qua, là tượng trưng cho sự sống lại của Đấng Christ. Phao-lô nói về sự sống lại của Chúa và của tất cả dân sự Ngài, “Đấng Christ là trái đầu mùa; rồi tới ngày Đấng Christ đến, những kẻ thuộc về Ngài sẽ sống lại” (1 Cô-rinh-tô 15:23). Giống như bó lua đưa qua đưa lại, đó là lua chín đầu mùa được thâu trước mùa gặt, Đấng Christ là trái đầu mùa của mùa gặt bất tử, gồm những người được cứu trong cuộc phục sinh tương lai, và được thâu vào kho của Đức Chúa Trời.TT20 352.2
Những hình bóng này được ứng nghiệm, không những về biến cỗ, mà còn về thời gian nữa. Ngày mười bốn của tháng đầu tiên theo lịch Do Thái, vào đúng ngày và tháng mà trong mười lăm thế kỷ con chiên lễ Vượt Qua đã bị giết, thì Đấng Christ, sau khi ăn lễ Vượt Qua với các môn đo Ngài, thiết lập một nghi lễ để kỷ niệm sự chết của Ngài là “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian” (Giăng 1:29). Chính đêm đó, Ngài bị những bàn tay gian ác bắt và bị đóng đinh và bị giết. Và như hình của bó lua đưa qua đưa lại, Chúa đã sống lại từ kẻ chết sau ba ngày, “Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ,” tiêu biểu cho tất cả những người công bình được sống lại, và “biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài” (1 Cô-rinh-tô 15:20; Phi-líp 3:21).TT20 352.3
Cũng một cách đó, hình bóng liên quan đến sự phục lâm phải được ứng nghiệm vào thời kỳ được tỏ ra trong nghi lễ hình bóng. Trong thời Môi-se, việc làm sạch đền thánh, hay ngày Đại lễ Chuộc tội, được cử hành vào ngày mồng mười tháng bảy theo lịch Do Thái (Lê-vi Ký 16:29-34), khi thầy tế lễ thượng phẩm, sau khi làm lễ chuộc tội cho toàn dân Y-sơra-ên, và như thế cất tội lỗi họ khỏi đền thánh, đi ra và chúc phước cho dân sự. Cũng vậy, người ta tin rằng Đấng Christ, Thầy Tế lễ Thượng phẩm của chúng ta, sẽ hiện ra để làm sạch trái đất do sự hủy diệt tội lỗi và tội nhân, và ban sự bất tử cho những người đang chờ đợi Ngài. Ngày mồng mười tháng bảy là ngày Đại lễ Chuộc tội, thời kỳ làm sạch đền thánh, như vậy vào năm 1844 là nhằm ngày hai mươi hai tháng mười, thì được coi như thời kỳ Chúa đến. Điều này hợp với bằng chứng đã trình bày trước đây là 2300 ngày sẽ mãn vào mùa thu, và sự kết luận dường như không thể chống lại được.TT20 352.4
Trong ví dụ về mười người trinh nữ, ta thấy sau thời gian chờ đợi và buồn ngủ thì chàng rể đến. Điều này phù hợp với những bằng chứng nói trên, từ các lời tiên tri và những tiêu biểu hình bóng. Tín hữu tin chắc nơi lẽ thật; và hằng ngàn người hiệp nhau lên tiếng để cho người ta nghe “tiếng kêu nửa đêm.”TT20 353.1
Phong trào Cơ Đốc phục lâm lan rộng trong khắp xứ như sóng thủy triều, và được truyền bá từ thành này đến thành nọ, từ làng này đến làng kia cho tới những nơi xa xôi nhất, cho tới khi dân sự chờ đợi của Chúa hoàn toàn tỉnh thức. Trước lời rao truyền này, sự cuồng tín tiêu mất như sương tan trước ánh nắng mặt trời. Những mối nghi ngờ và bối rối của tín hữu biến mất, nguồn hy vọng và can đảm sống lại trong lòng họ. Công việc được thoát khỏi những sự cực đoan thường xảy ra khi có sự kích thích mà không được điều khiển bởi lời Đức Chúa Trời và Thánh Linh Ngài. Phong trào này có tính cách giống như thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên ngày xưa đã hạ mình và trở về cùng Đức Chúa Trời, nhờ những lời quở trách của các tiên tri. Phong trào này có những đặc điểm đánh dấu công việc của Đức Chúa Trời trong mỗi thời đại: ít vui mừng cuồng nhiệt, nhưng là sự tra xét lòng mình sâu xa, xưng tội lỗi, và từ bỏ thế gian. Sửa soạn để gặp Chúa, đó là nỗi lo lắng lớn của những linh hồn thống hối. Họ bền đỗ trong sự cầu nguyện và dâng mình trọn vẹn cho Đức Chúa Trời.TT20 353.2
Miller miêu tả sự phục hưng ấy như sau, “Người ta không biểu lộ nhiều sự vui mừng, dường như họ để dành cho tương lai, ngày mà trời và đất sẽ chung vui với lòng hân hoan không tả nổi và sự vinh hiển đầy tràn. Không có sự reo hò: điều này cũng để dành cho lúc mà thiên sứ trổi tiếng vang lừng từ thiên đàng. Những người ca hát đều im lặng: họ chờ đợi để hòa ca với đạo binh thiên sứ, ban hợp xướng từ trời. . . . Không có xung đột, tất cả đều đồng tâm đồng trí với nhau.”— Bliss, Memoirs of Wm. Miller, trang 270, 271.TT20 353.3
Một người khác tham gia trong phong trào này làm chứng, “Khắp nơi người ta tự thẩm xét cách sâu xa và khiêm tốn, hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời của thiên đàng rất cao. Phong trào khiến người ta từ bỏ lòng yêu mến những điều của thế gian, hàn gắn những cuộc đấu tranh và thù hận, xưng ra những việc sai lầm, than khóc trước mặt Chúa, và ăn năn tội, cầu khẩn tha thiết để được Ngài tha thứ và chấp nhận. Người ta tự hạ mình, phủ phục xuống như chúng ta chưa từng chứng kiến bao giờ. Như Chúa truyền bởi tiên tri Giô-ên, khi ngày lớn của Đức Chúa Trời đến, thì người ta sẽ “xé lòng chứ không xé áo”, và trở về cùng Chúa, kiêng ăn, khóc lóc và buồn rầu. Đức Chúa Trời phán bởi Xa-cha-ri: Ngài sẽ tuôn đổ thần của ơn phước và của sự nài xin trên con cái Ngài; họ sẽ nhìn Đấng mà họ đã đâm, và sẽ có sự than khóc lớn trên đất, . . . và những người trông đợi Chúa sẽ ép linh hồn mình trước mặt Ngài.”—Bliss, trong Advent Shield and Review, quyển 1, trang 271 - Tháng Giêng, 1845.TT20 354.1
Trong tất cả các phong trào tôn giáo lớn từ thời các sứ đồ, chưa có phong trào nào không có khuyết điểm của loài người và những mưu kế của Sa-tan như phong trào vào mùa thu năm 1844. Ngay bây giờ, sau nhiều năm, tất cả những người dự phần trong phong trào này và những người đứng vững trên nền tảng lẽ thật, vẫn còn cảm thấy một ảnh hưởng thánh thiện của công việc này và làm chứng rằng đó là việc của Đức Chúa Trời.TT20 354.2
Nghe tiếng kêu, “Kìa, Chàng Rể đến; hãy đi ra rước Người,” các nữ đồng trinh “thức dậy và sửa soạn đèn mình;” người ta học lời Đức Chúa Trời chăm chỉ hơn bao giờ hết. Các thiên sứ từ trời đến làm thức tỉnh những người thất vọng và chuẩn bị họ tiếp nhận sứ điệp. Công việc nay không dựa trên sự khôn ngoan và học thức của loài người, nhưng trên quyền năng của Đức Chúa Trời. Những người đầu tiên đã nghe tiếng kêu gọi và phục tùng, không phải là những người có tài năng lớn nhất, mà là những người hết sức khiêm nhường và tin kính. Các nông dân bỏ mùa màng ngoài đồng, các thợ máy xếp dụng cụ mình, trong nước mắt và vui mừng, họ đi rao báo sứ điệp cảnh báo. Những người đã dẫn đầu sự kiện thì lại là những người sau cùng gia nhập phong trào. Phần đông hội thánh đóng cửa chống lại sứ điệp này, và những người tiếp nhận sứ điệp thì bỏ các hội thánh. Trong sự dự định của Đức Chúa Trời thì sự rao truyền này hiệp với sứ điệp của thiên sứ thứ hai và đem lại quyền lực cho sứ điệp đó.TT20 354.3
Sứ điệp “Kìa, Chàng Rể đến!” không cần phải tranh luận, vì bằng chứng trong Kinh Thánh là rõ ràng và xác định. Sứ điệp đo có quyền lực cảm động linh hồn, vì không còn nghi ngờ và thắc mắc nữa. Trong đàm rước Đấng Christ vào thành Giê-ru-sa-lem, nhiều người từ khắp nơi đến dự lễ, đổ về núi Ô-li-ve, và nhập vào đám đông tháp tùng Chúa, họ cũng được cảm hứng và đồng kêu lên, “Đáng ngợi khen cho Đấng nhơn danh Chúa mà đen!” (Ma-thi-ơ 21:9). Cũng giống như vậy, những người ngoại đến dự những phiên nhóm của tín hữu Cơ Đốc phục lâm—một số vì tò mò, một số để nhạo báng—cảm thấy có một quyền lực trong sứ điệp, “Kìa, Chàng Rể đen!”TT20 355.1
Bấy giờ, đức tin đã đáp lại lời cầu nguyện—đức tin đã đem lại phần thưởng. Như mưa rào rơi trên đất khô, Thần ân điển ngự xuống trên những người sốt sắng tìm kiếm. Những người mong đợi sắp được gặp Đấng Cứu Chuộc mặt đối mặt, cam thấy một niềm vui trang trọng không tả nổi. Quyền lực của Đức Thánh Linh làm mềm lòng người, và Ngài ban ơn phước dồi dào trên những tín hữu trung thành.TT20 355.2
Một cách cẩn thận và nghiêm trọng, những người tiếp nhận sứ điệp tiến tới thời gian mà họ hy vọng gặp Chúa mình. Mỗi buổi sang, họ cảm thấy bổn phận đầu tiên là được bằng chứng Chúa chấp nhận họ. Với lòng kết hiệp chặt chẽ, họ cầu nguyện với nhau và cho nhau. Họ thường gặp nhau ở những nơi kín đáo để thông công với Chúa, từ những đồng cỏ, lùm cây, những lời cầu thay được dâng lên thiên đang. Đối với họ, được Đấng Cứu Thế chấp nhận thì quan trọng hơn thức ăn hằng ngày; và nếu có mây mù làm mờ tâm trí, thì họ không nghỉ ngơi cho tới khi đám mây tan đi. Khi cảm nhận được ân điển tha thứ, họ mong chờ được chiêm ngưỡng Đấng mà linh hồn họ yêu mến.TT20 355.3
Nhưng một sự thất vọng khác lại chờ đợi họ. Thời kỳ ấn định dã qua, mà Đấng Cứu Thế của họ không đến. Với lòng tin cậy vững chắc họ chờ đợi Chúa đến, nhưng bây giờ, họ cảm thấy như Ma-ri, khi đến mộ Chúa, thấy mộ trống không, thì la khóc, “Người ta đã dời Chúa tôi đi, không biết để Ngài ở đâu” (Giăng 20:13).TT20 355.4
Đoàn dân vô tín cảm thấy lo sợ rằng sứ điệp ấy có thể đúng, nhưng sự run sợ ấy kết thúc khi thời kỳ ấn định đã qua. Lúc đầu, họ không dám vui mừng trước những người thất vọng; nhưng khi họ thấy không có một dấu hiệu nào về cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, thì họ không sợ nữa và mạnh dạn chế nhạo. Phần đông những người xưng mình tin nơi ngày phục lâm sắp đến của Đấng Christ đều chối bỏ đức tin. Một số người đã quá tin chắc, bây giờ lòng kiêu hãnh của họ bị tổn thương quá nặng và họ cầm thấy muốn trốn tránh thế gian. Giống như Giô-na, họ phàn nàn về Đức Chúa Trời, và thích chết hơn là sống. Những người lập đức tin mình trên những ý kiến của người khác, chớ không trên lời Đức Chúa Trời, bây giờ sẵn sàng thay đổi quan điểm mình. Những người chế nhạo thu phục những người yếu đuối và hèn nhát vào hàng ngũ mình, và cùng nhau tuyên bố rằng từ nay không còn lý do lo sợ hay trông chờ gì nữa. Thời gian qua, Chúa không đến, và thế gian có thể tốn tại hằng ngàn năm nữa.TT20 356.1
Những tín hữu sốt sắng, thành thật đã bỏ hết mọi sự vì Đấng Christ, và đã chia sớt sự hiện diện của Ngài hơn lúc nào hết. Họ tin tưởng họ đã rao báo sứ điệp cảnh cáo cuối cùng cho thế gian; và mong chờ một ngày rất gần để được tiếp nhận vào hội của Chúa và các thiên sứ, nên họ sẵn sàng ra khỏi hội của những người không chấp nhận sứ điệp. Họ dâng lên lời cầu nguyện sot sắng, “Lạy Đức Chúa Giê-su, xin hãy mau đến.” Nhưng Ngài không đến. Và bây giờ họ phải mang lấy gánh nặng của cuộc đời đầy lo âu, phiền phức, và phải chịu đựng những sự chê cười, nhạo báng của thế gian. Đức tin và sự nhịn nhục của họ bị thử thách nặng nề.TT20 356.2
Tuy nhiên, sự thất vọng này không lớn bằng sự thất vọng của các môn đồ trong thời kỳ Chúa đến lần thứ nhất. Khi Chúa Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem cách chiến thắng, các môn đồ tin Ngài sắp lên ngôi Đa-vít và giải cứu dân Y-sơ-raên khỏi những kẻ áp chế. Với hy vọng lớn lao và vui mừng, họ tranh đua nhau chúc tụng Vua mình. Nhiều người lấy áo ngoài và các nhành cây phủ trên đường, làm thảm cho Chúa đi qua. Trong niềm vui hăng say, họ hiệp nhau tung hô, “Hôsa-na, Con vua Đa-vít!” Người Pha-ri-si lấy làm tức giận và bối rối trước cảnh hoan lạc ấy, nên xin Đức Chúa Giê-su quở trách môn đồ Ngài. Chúa trả lời, “Ta phán cùng các ngươi, nếu họ nín lặng thì đá sẽ kêu lên” (Lu-ca 19:40). Lời tiên tri phải được ứng nghiệm. Các môn đồ đã hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời; nhưng họ sẽ phải thất vọng đắng cay. Đúng như vậy, vài ngày sau họ phải chứng kiến sự chết thống khổ của Chúa, rồi bị chôn trong mồ mả. Sự mong chờ của họ đã không được thực hiện và hy vọng của họ đã chết với Đức Chúa Giê-su. Cho tới khi Chúa chiến thắng trên mồ mả, thì họ mới hiểu rằng tất cả đã được dự ngôn trong lời tiên tri, và “Đấng Christ phải chịu thương khó, rồi từ ke chết sống lại” (Công vụ các Sứ đồ 17:3).TT20 356.3
Năm trăm năm trước đó, Chúa đã phán bởi tiên tri Xacha-ri, “Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy trổi tiếng reo vui! Nầy, Vua ngươi đen cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái” (Xa-cha-ri 9:9). Nếu các môn đồ nhận thức rằng Đấng Christ phải bị xét đoán và chết, họ đã không thể làm ứng nghiệm lời tiên tri này.TT20 357.1
Cũng một lẽ ấy, Miller và các đồng bạn mình đã làm ứng nghiệm lời tiên tri và rao truyền sứ điệp cho thế gian mà Kinh Thánh đã dự ngôn phải được rao truyền, nhưng họ sẽ không thể rao truyền nếu họ hiểu hoàn toàn những lời tiên tri báo trước sự thất vọng của họ, và trình bày một sứ điệp khác cho các dân tộc trước ngày Chúa tái lâm. Sứ điệp của vị thiên sứ thứ nhất và thứ hai được rao truyền vào đung thời kỳ và đã làm trọn công việc mà Đức Chúa Trời muốn họ hoàn thành.TT20 357.2
Thế gian chú ý đến phong trào này, nghĩ rằng nếu ngày ấy qua mà Chúa không đến, thì phong trào phục lâm sẽ sụp đổ. Trong khi nhiều người, bị cám dỗ nặng nề đã bỏ đức tin mình, thì một số người khác đứng vững vàng. Kết quả của phong trào Cơ Đốc phục lâm, tinh thần khiêm nhường và tự xét, bỏ lối sống theo thế gian, cải thiện đời sống, chứng tỏ rằng phong trào ấy đến từ Đức Chúa Trời. Họ không dám phủ nhận quyền phép của Đức Thánh Linh đã làm chứng cho sự rao giảng sứ điệp phục lâm, và họ không thấy sự sai lầm nào trong việc tính thời kỳ tiên tri. Những người chống đối mạnh nhắt cũng không thành công trong việc đánh đổ sự giải nghĩa lời tiên tri của họ. Vậy nên, họ không thể đồng ý, nếu không có bằng chứng Kinh Thánh, từ bỏ địa vị mà họ đã đạt được qua sự sốt sắng cầu nguyện, nghiên cứu Kinh Thánh, với trí óc được Thánh Linh Đức Chúa Trời soi sáng và lòng họ nóng nảy bởi quyền lực Ngài; những người ở những địa vị này đã chịu đựng sự phê bình mãnh liệt nhất và chống đối đắng cay nhất của những giảng sư tôn giáo phổ thông và những người khôn ngoan theo thế gian, và đã đứng vững chống lại những người học thức và hùng biện, những lời chế nhạo, chê cười của giai cấp thượng lưu và hạ lưu.TT20 357.3
Thật ra có sự hiểu lầm về biến cố chờ đợi, nhưng việc ấy không thể lay động đức tin của họ nơi lời Đức Chúa Trời. Khi tiên tri Giô-na rao truyền trên đường phố thành Ni-nive rằng trong bốn mươi ngày thành ấy sẽ sụp đổ, và Chúa chấp nhận sự ăn năn của dân Ni-ni-ve và Ngài gia thêm thời kỳ ân điển. Sứ điệp của Giô-na đến từ Đức Chúa Trời, và theo ý định của Ngài, thành Ni-ni-ve phải bị thử thách. Cũng một lẽ ấy, dân sự Cơ Đốc phục lâm tin rằng Đức Chúa Trời đã hướng dẫn họ để rao truyền sự cảnh báo về ngày phán xét. Họ tuyên bố, “Sứ điệp đã thử nghiệm lòng những người nghe, và hoặc là họ muốn được thấy Chúa đen, hoặc la họ sẽ ghét sự Chúa đến, người ta có thể nhận biết phần nào, nhưng Chúa biết tất cả. Sứ điệp là con đường phân cách, . . . và người ta tự xét lòng mình, để biết họ ở phe nào; nếu Chúa đen - thì họ có thể kêu lên: ‘Kìa, ấy là Đức Chúa Trời chúng ta; chúng ta đã mong đợi Ngài, và Ngài sẽ cứu chúng ta;’ hoặc họ sẽ kêu núi và đá lớn rơi trên họ, đặng tránh khỏi mặt Đấng ngồi trên ngôi, và khỏi cơn giận của Chiên Con. Như vậy, chúng tôi tin rằng, Đức Chúa Trời đã thử nghiệm dân sự Ngài và đức tin họ, để xem trong giờ phút khó khăn, họ có rút lui khỏi địa vị mà Ngài đã đặt để họ; hay họ sẽ từ bỏ thế gian và tin tưởng hoàn toàn nơi lời Đức Chúa Trời.”— The Advent Herald and Signs of the Times Reporter, quyển 8, số 14 - Ngày 13 tháng 11, 1844.TT20 358.1
Cảm tưởng của những người tin rằng Chúa đã hướng dẫn họ trong kinh nghiệm vừa qua được William Miller diễn tả như sau, Nếu tôi được sống lại những ngày thuở ấy, với những bằng chứng mà tôi có hồi đó, để thành thật với Đức Chúa Trời và loài người, thì tôi cũng sẽ làm y như tôi đã làm.” “Tôi hy vọng đã làm sạch máu của các linh hồn trên áo tôi. Với quyền lực của tôi, tôi cảm thấy đã được thoát khỏi tất cả mọi tội lỗi mà họ lên án tôi.” Người của Đức Chúa Trời viết tiếp, “Mặc dầu tôi đã thất vọng hai lần, tôi cũng chưa bị ruồng bỏ hay thối chí. . . . Hy vọng của tôi vào sự tái lâm của Đấng Christ thì vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sau nhiều năm nghiên cứu kỹ lưỡng, tôi chỉ làm những điều tôi cảm thấy là bổn phận nghiêm trọng của tôi phải làm. Nếu tôi đã sai lầm, thì tôi đã sai lầm trong tình thương, tình thương đối với người đồng loại của tôi, và sự xác tín về bổn phận của tôi đoi với Đức Chúa Trời.” “Tôi biết một điều là tôi chỉ giảng dạy những điều tôi tin; và Đức Chúa Trời đã ở cùng tôi; quyền lực Ngài đã được bày tỏ trong công việc này, và đã có nhiều ảnh hưởng tốt.” “Do sự giảng dạy về thời ký, mà hằng ngàn người đã nghiên cứu Kinh Thánh; và nhờ đó, qua đức tin và huyết của Đấng Christ mà họ đã được làm hòa lại với Đức Chúa Trời.”—Bliss, Memoirs of Wm. Miller, trang 256, 255, 277, 280, 281. Tôi không bao giờ cầu xin những nụ cười của người kiêu hãnh, hoặc lùi bước khi thế gian không tán thành. Tôi sẽ không bao giờ mua chuộc ân huệ của họ, hoặc làm quá bổn phận của toi để cho họ ghét. Tôi sẽ không bao giờ muốn chết trong tay họ, nhưng toi hy vọng sẽ không lui bước khi phải chết, nếu đó là ý muon tốt lành của Đức Chúa Trời.”—J. White, Life of Wm. Miller, trang 315.TT20 358.2
Đức Chúa Trời không bỏ dân sự Ngài; Thánh Linh của Chúa vẫn ở cùng những người không vội vàng chối bỏ sự sáng họ đã nhận được, va không nghịch lại phong trào phục lâm. Trong thơ gởi cho người Hê-bơ-rơ có những lời khuyến khích và cảnh báo cho những người bị thử nghiẹm, chờ đợi trong cơn khủng hoảng này, “Vậy, chớ bỏ lòng dạn dĩ mình, vốn có một phần thưởng lớn đã để dành cho. Vì anh em cần phải nhịn nhục, hầu cho khi đã làm theo ý muốn Đức Chúa Trời rồi, thì được như lời đã hứa cho mình. Còn ít lâu, thật ít lâu nữa, thì Đấng đến sẽ đến; Ngài không chậm trễ đâu. Người công bình của ta sẽ cậy đức tin mà sống, nhưng nếu lui đi thì linh hồn ta chẳng lấy làm đẹp chút nào. Về phần chúng ta, nào phải là kẻ lui đi cho hư mất đâu, bèn là kẻ giữ đức tin cho linh hồn được cứu rỗi” (Hê-bơ-rơ 10:35-39).TT20 359.1
Lời khuyên bảo này được truyền cho hội thánh trong ngày sau rốt, vì có chép rằng, “Còn ít lâu, thật ít lâu nữa, thì Đấng đến sẽ đến; Ngài không chậm trễ đâu.” Lời báo trước này ám chỉ có sự chậm trễ, và Chúa có vẻ chậm đến. Lời khuyên ấy, thích ứng trong lúc đó cách đặc biệt với tình trạng của những người chờ đợi ngày Chúa phục lâm. Những người nói trong đoạn này bị nguy hiểm là sẽ mất đức tin. Họ đã hoàn thành ý muốn Đức Chúa Trời và vâng theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh và lời Ngài; tuy nhiên, vì không hiểu ý định Ngài về việc đã xảy đến cho họ, và vì không thấy rõ con đường trước mặt mình, nên họ cảm thấy nghi ngờ không biết có phải Đức Chúa Trời hướng dẫn họ chăng. Vào lúc này, những lời trên rất thích hợp cho họ, “Người công bình sẽ sống bởi đức tin.” Trong lúc ánh sáng của “tiếng kêu nửa đêm” soi sáng đường lối họ; trong lúc họ thấy những lời tiên tri được to bày và những dấu hiệu ứng nghiệm cách mau chóng nói về sự tái lâm của Đấng Christ gần đến, họ đã bước đi bởi mắt trông thấy. Nhưng bây giờ phải chịu thất vọng nặng nề, họ chỉ có thể đứng nổi bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời và lời Ngài. Thế gian nhạo báng họ rằng, “Các ông đã bị lừa gạt. Hãy bỏ đức tin, và hãy nhìn nhận phong trào phục lâm là của Sa-tan.” Nhưng lời Đức Chúa Trời dạy rằng, “Nếu người nào lui đi, thì linh hồn Ta chẳng lấy làm đẹp chút nào.” Bây giờ chối bỏ đức tin và phủ nhận quyền phép Đức Thánh Linh trong sứ điệp, tức là đi đến chỗ hư mất. Họ được khuyến khích hãy vững vàng bởi lời của Phao-lô, “Chớ bỏ lòng dạn dĩ mình;” “Vì anh em cần phải nhịn nhục,” “Còn ít lâu nữa, thật ít lâu nữa, thì Đấng đến sẽ đến, Ngài không chậm trễ đâu.” Sự an toàn duy nhất của họ là giữ lấy sự sáng mà Chúa đã ban cho họ, và tin chắc những lời hứa của Ngài, bền đỗ nghiên cứu lời Ngài, và nhịn nhục chờ đợi ánh sáng mới.TT20 359.2