Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Thiện Ác Đấu Tranh

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    31—Tổ Chức Của Quỷ Sứ

    NHỮNG LIÊN HỆ giữa thế giới hữu hình và vô hình, chức vụ của các thiên sứ Đức Chúa Trời và của tay sai quỷ sứ đều được nói rõ trong Kinh Thánh, và có liên hệ mật thiết với lịch sử nhân loại. Người ta có khuynh hướng không tin sự hiện hữu của quỷ, trong khi đó các thiên sứ “giup việc những người sẽ hưởng cơ nghiệp cứu rỗi” (Hêbơ-rơ 1:14) thì được nhiều người coi như là linh hồn những người quá cố. Kinh Thánh chẳng những dạy về sự thực hữu của các thiên sứ, thiện và ác, nhưng còn chứng minh rõ ràng họ không phải là những linh hồn của người chết hiện về.TT20 451.1

    Các thiên sứ có trước khi dựng nên loài người. Thật vậy, khi Chúa đặt nền trái đất thì “các sao mai đồng hát hòa nhau, và các con trai Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng” (Gióp 38:7). Sau khi loài người sa ngã, các thiên sứ được sai đến để giữ cây sự sống, việc này xảy ra khi chưa có người nào chết trên mặt đất. Vả lại, thiên sứ có một bản thể cao trọng hơn của loài người, vì tác giả Thi thiên có viết “Chúa đã đặt Người ở dưới thiên sứ một chút” (Hê-bơ-rơ 2:7).TT20 451.2

    Kinh Thánh có nói về số luợng, quyền năng và sự vinh hiển của thiên sứ, sự liên lạc của họ với chính phủ trên trời, và chức vụ của họ trong chương trình cứu chuộc. “Đức Giêhô-va đã lập ngôi Ngài trên các từng trời, nước Ngài cai trị trên muôn vật.” Và tiên tri nghe “có tiếng của vô số thiên sứ.” Trước ngôi của Vua muôn vua, có vô số “thiên sứ. . . có sức lực,” “làm theo ý chỉ Ngài,” “ca tụng Đức Giê-hô-va” (Thi thiên 103:19-21; Khải huyền 5:11). Tiên tri Đa-ni-ên thấy các sứ giả của Đức Chúa Trời là “ngàn ngàn hầu hạ Ngài và muôn muôn đứng trước mặt Ngài” (Đa-ni-ên 7:10). Sứ đồ Phao-lô cũng có nói đến “muôn vàn thiên sứ nhóm lại” (Hêbơ-rơ 12:22). Các thiên sứ chạy đi nhanh như “chớp nhoáng” (Ê-xê-chi-ên 1:14). Hình dung thiên sứ đến mộ Chúa giống như “chớp nhoáng, và áo trắng như tuyết.” Sự xuất hiện ấy làm cho những lính La Mã run rẩy, trở nên như “người chết” (Ma-thi-ơ 28:3, 4). Khi San-chê-ríp, vua nước A-si-ri, khinh thường nói phạm thượng đến Đức Chúa Trời và hăm dọa hủy diệt dân Y-sơ-ra-ên, thì “trong đêm đó, có một thiên sứ của Đức Giê-hô-va đi đến trong dinh A-si-ri, và giết một trăm tám mươi lăm ngàn người tại đó” (2 Các Vua 19:35). Bấy giờ, một thiên sứ “diệt những người mạnh dạn, các quan trưởng và các quan tướng ở trong trại quân của vua A-si-ri. Người trở về trong xứ mình, mặt hổ thẹn” (2 Sử ký 32:21).TT20 451.3

    Các thiên sứ được sai đi để làm công việc nhân từ cho con cái Đức Chúa Trời. Đối với Áp-ra-ham, những lời hứa ân phước; tại cửa thành Sô-đôm, để giải cứu Lót là người công bình khỏi bị thiêu hủy; đến với Ê-li trong đổng vang, sắp ngã quỵ vì mệt mỏi và đói khát; bảo vệ Ê-li-sê với xe và ngựa lửa khi ông bị quân thù tấn công, bao vây thành bé nhỏ; giải cứu Đa-ni-ên khi bị quăng vào hang sư tử vì trung thành với Đức Chúa Trời; đến cùng Phi-e-rơ khi bị án xử tử trong ngục thất của vua Hê-rốt; thăm viếng hai sứ đồ bị giam tại thành Phi-líp; cứu Phao-lô và các đồng bạn ông trong cơn bão tố ban đêm; thiên sứ đã mở trí thầy đội Cọt-nây để tiếp nhận phúc âm, và đã truyền Phi-e-rơ đem sứ điệp cứu rỗi cho thầy đội ấy. Như vậy, trải qua mọi thời đại, các thiên sứ phục vụ dân sự Đức Chúa Trời.TT20 452.1

    Mỗi môn đồ của Đấng Christ đều có một thiên sứ bảo vệ. Các đấng ấy che chở người công bình khỏi quyền lực của kẻ ác. Chính Sa-tan nhận thức việc này khi hắn nói, “Gióp há kính sợ Đức Chúa Trời luống công sao? Chúa há chẳng dựng hàng rào binh vực ở bốn phía người, nhà người, và mọi vật thuộc về người sao?” (Gióp 1:9, 10). Tác giả Thi thiên có nói về cách Đức Chúa Trời dùng để che chở con cái Ngài, “Thiên sứ Đức Giê-hô-va đóng lại chung quanh những kẻ kính sợ Ngài, và giải cứu họ” (Thi thiên 34:7). Chính Đức Chúa Giê-su phán cùng những kẻ tin Ngài, “Hãy giữ mình đừng khinh dể một đứa nào trong những đứa trẻ này; vì Ta bảo các ngươi, các thiên sứ của chúng nó trên trời thường thấy mặt Cha Ta” (Ma-thi-ơ 18:10). Các thiên sứ được chỉ định để bảo vệ con cái Đức Chúa Trời luôn luôn được giao thông với Ngài.TT20 452.2

    Như vậy, dù dân sự Đức Chúa Trời luôn luôn gặp sự lừa gạt và mưu mô hiểm độc của vua chúa sự tối tăm, hằng tranh chiến với quyền lực của tội ác, vẫn được bảo đảm có sự che chở không ngừng của các thiên sứ. Sự bảo đảm đó là cần thiết. Sở dĩ Đức Chúa Trời hứa ban ân điển và sự che chở cho con cái Ngài, vì họ phải đương đầu với quyền lực hùng hậu của các quỷ sứ, rất đông, quả quyết, không mỏi mệt, hiểm độc, và rất mạnh mẽ, nếu làm ngơ và coi thường thì không ai được an toàn.TT20 453.1

    Lúc ban đầu, quỷ sứ—khi chưa sa ngã—được dựng nên vô tội, có bản chất, quyền năng và vinh hiển ngang hàng với các thiên sứ thánh trung thành với Đức Chúa Trời. Nhưng khi sa ngã vào tội lỗi, chúng hiệp nhau làm ô danh Chúa và hủy diệt loài người. Hiệp với Sa-tan trong cuộc phản loạn và bị trục xuất khỏi thiên đàng, chúng hợp tác với hắn trải qua các thời đại trong cuộc chiến đấu chống lại quyền phép thiên thượng. Kinh Thánh nói về sự liên kết, cai trị, mệnh lệnh, sự thông minh, quỷ quyệt cũng như kế hoạch hiểm độc của chúng để chống lại sự hòa bình và hạnh phúc của nhân loại.TT20 453.2

    Những chuyện tích trong Cựu Ước đôi khi nói đến sự hiện hữu và hoạt động của ma quỷ; nhưng trong thời gian mà Đấng Christ ở trên thế gian, thì ma quỷ biểu lộ quyền năng chúng cách tỏ tường nhất. Đấng Christ đã đến để thi hành chương trình cứu chuộc, và Sa-tan quyết định xác nhận quyền lực của mình về việc điều khiển thế gian. Hắn đã thành công trong việc thiết lập sự thờ hình tượng khắp nơi trên đất ngoại trừ xứ Palestine. Đối với một xứ duy nhất không hoàn toàn ở dưới ách của ma quỷ, Đấng Christ đã đến để chiếu sự sáng thiên đàng cho dân chúng. Nơi đây hai quyền lực đối địch tranh dành quyền tối thượng. Đức Chúa Giê-su mở rộng cánh tay yêu thương, kêu gọi tất cả những ai đi tìm sự tha thứ và bình an nơi Ngài. Đạo binh của quyền thế tối tăm thấy mình không có quyền kiểm soát hoàn toàn, và chúng hiểu rằng nếu sứ mạng của Đấng Christ thành công, thì sự cai trị của chúng sẽ sớm chấm dứt. Sa-tan giận dữ như sư tử bị xiềng, và hắn ương ngạnh phô bày quyền lực trên thân thể và tâm hồn của loài người.TT20 453.3

    Tân Ước xác nhận rõ ràng là nhiều người bị quỷ ám. Nguyên nhân họ bị đau khổ không phải chỉ vì bệnh tật thiên nhiên. Đấng Christ hiểu rõ Ngài phải đương đầu với gì, và Ngài biết họ đau khổ vì hành động trực tiếp của ma quỷ.TT20 454.1

    Một ví dụ rõ ràng về số lượng, quyền năng, và sự gian ác của đạo binh quỷ sứ, cũng như về quyền phép và sự nhân từ của Đấng Christ, đã được ghi chép trong việc chữa lành hai người bị quỷ ám miền Giê-ra-sê. Những nạn nhân điên cuồng này, bẻ gãy mọi xiềng sắt, thân hình vẩn vẹo, miệng nổi bọt mép, giận dữ, ngày đêm kêu la, lấy đá đánh bầm mình và gây ra tai nạn cho những người đến gần. Thân thể méo mó và đẫm máu, và tâm thần quẫn trí của họ, làm cho chúa của sự tối tăm rất hài lòng. Một trong các quỷ sứ đã ám các kẻ khốn khổ ấy, thú nhận, “Tên tôi là Quân đội, vì chúng tôi đông” (Mác 5:9). Trong đội binh La Mã, một quân đội gồm có từ ba tới năm ngàn người. Đạo binh của Sa-tan cũng họp thành từng nhóm, và một nhóm gồm số lượng bằng một quân đội.TT20 454.2

    Vâng theo lệnh truyền của Đức Chúa Giê-su, quỷ liền ra khỏi các nạn nhân, để họ ngồi yên tịnh nơi chân Chúa, phục tùng, thông minh, và hiền lành. Nhưng các quỷ được phép nhập vào bầy heo, đâm đầu xuống biển; đối với người Giê-ra-sê, phép lạ ấy là một sự thiệt hại lớn cho họ hơn la ơn phước Đấng Christ ban cho, nên họ yêu cầu vị Lương Y nhân lành lìa khỏi xứ họ. Đó chính là kết quả Sa-tan ước muốn. Hắn làm cho người ta đổ lỗi là Chúa chịu trách nhiệm về sự thiệt hại ấy, để cho người ta không muốn nghe lời giảng của Ngài. Cũng vậy, Sa-tan luôn luôn vu cáo Cơ Đốc nhân là nguyên do của những mất mát, bất hạnh và đau khổ, mà thật ra chính hắn và các sứ hắn mới là thủ phạm.TT20 454.3

    Nhưng mục đích của Đấng Christ không thể ngăn cản được. Ngài cho phép các quỷ huy diệt bầy heo để khiển trách người Giu-đa đã ham lợi mà nuôi thú vật không thanh sạch. Nếu Chúa không hạn chế quyền của ma quỷ, thì nó chẳng những quăng bầy heo xuống biển mà thôi, nhưng còn quăng luôn những kẻ chăn heo và chủ của bầy heo nữa. Những người này được che chở bởi quyền phép của Chúa, và được giải cứu vì lòng thương xót của Ngài. Thêm vào đó, biến cố này được phép xảy ra để các môn đồ Ngài có thể chứng kiến sự hung ác của Sa-tan đối với loài người và loài thú. Đấng Cứu Thế muốn các môn đồ Ngài biết về kẻ thù mà họ phải đương đầu, để họ không bị lừa gạt bởi mưu chước của kẻ địch. Ngài cũng muốn dân chúng trong xứ ấy thấy Ngài có quyền phép bẻ gãy xiềng xích của Sa-tan và giải phóng những kẻ dưới quyền của hắn. Khi Đức Chúa Giê-su ra đi, những người được giải cứu ở lại trong xứ, rao truyền sự thương xót của Đấng Cứu Chúa.TT20 454.4

    Tân Ước có chép nhiều chuyện khác tương tự như vậy. Con gái của người đàn bà Sy-rô-phê-ni-xi bị ta ma làm khổ cách tàn ác, được Đức Chúa Giê-su giải cứu (Mác 7:26-30). “Người mắc quỷ ám, đui và câm” (Ma-thi-ơ 12:22); người trai trẻ bị quỷ câm ám, “quăng nó trong lửa và dưới nước, để giết nó đi (Mác 9:17-27); một người “bị tà ma ám,” kêu la trong nhà hội thành Ca-bê-na-um trong ngày Sa-bát (Luca 4:33-36). Tất cả những người này đều được Đấng Cứu Chúa thương xót chữa lành. Trong hầu hết các trường hợp khốn khổ ấy, Đấng Christ phán cùng ma quỷ như một kẻ có sự hiểu biết, để truyền nó ra khỏi nạn nhân, đừng hành hạ người nữa. Các tín đồ ở Ca-bê-na-um nhận thấy quyền phép lớn lao của Ngài, “Mọi người đều sững sờ, nói cùng nhau rằng: Ây là đạo gì đó? Người lấy phép và quyền đuổi tà ma, và chúng nó liền ra” (Lu-ca 4:36).TT20 455.1

    Những người bị quỷ ám thường chịu đau đớn rất nhiều; nhưng cũng có những ngoại lệ. Vì muốn được quyền phép siêu phàm, có người sốt sắng tiếp nhận ảnh hưởng của Satan. Những người ấy không phải tranh chiến với quỷ. Trong hạng người này, có những thần bói khoa: như thuật sĩ Simôn, Ê-li-ma phù thủy, và người tớ gái theo Phao-lô và Si-la ở Phi-líp.TT20 455.2

    Không gì nguy hiểm bằng những người nhận ảnh hưởng tai hại của tà ma, mặc dù đã có những bằng chứng đầy đủ của Kinh Thánh về ảnh hưởng của chúng, mà vẫn phủ nhận sự hiện hữu và hành động của Sa-tan và các quỷ sứ hắn. Hễ người ta không biết về những mưu mô của chúng, thì chúng có nhiều lợi điểm để cám dỗ; nhiều người nghe theo những đề nghị của chúng nhưng lại tưởng là làm theo sự khôn ngoan của mình. Đó là lý do chúng ta càng gần ngày cuối cùng, thì Sa-tan càng hoạt động mạnh mẽ với tất cả quyền lực để lừa gạt và hủy hoại, hắn tuyên truyền khắp nơi điều tin tưởng này là hắn không hiện hữu. Chính sách của hắn là che dấu mình và làm việc cách bí ẩn.TT20 455.3

    Sa-tan không sợ gì hơn là chúng ta biết rõ mưu mô của hắn. Để che đậy chân tướng và ý định mình, hắn muốn được trình bày cách nào để không gây ra những cảm xúc mạnh hơn là khôi hài hay khinh dể. Hắn rất vui khi được hình dung như một quái vật ghê tởm, dị hình, nửa thú nửa người. Hắn vui khi thấy tên hắn được dùng trong các trò chơi thể thao và giễu cợt bởi những người tự cho mình là thông minh và hiểu biết rộng.TT20 456.1

    Nhờ sự khéo léo tuyệt vời mà Sa-tan có thể che đậy nên ta thường nghe hỏi, “Hắn có thật hay chăng?” Bằng chứng hiển nhiên nhất về sự thành công của Sa-tan là được thế giới tôn giáo chấp nhận những lý thuyết dối gạt của hắn về những sự dạy dỗ rõ ràng nhất trong Kinh Thánh. Vì Sa-tan dễ dàng điều khiển trí óc của những người không biết đến ảnh hưởng của hắn, nên lời của Đức Chúa Trời đã cho chúng ta nhiều ví dụ về công việc hiểm độc, cũng như vạch trần những mưu mô của hắn để chúng ta đề phòng.TT20 456.2

    Quyền lực, sự gian ác của Sa-tan và đội binh hắn làm chúng ta lo sợ, không phải chỉ vì chúng ta cần sự che chở và giải cứu của Đấng Cứu Chúa. Chúng ta khóa kỹ cửa nhà với những ổ khóa chắc chắn để bảo vệ của cải và mạng sống khỏi tay kẻ ác; nhưng chúng ta ít nghĩ đến quỷ sứ luôn luôn tìm cách hại chúng ta, và nếu với sức riêng mình, chúng ta không thể tự vệ được. Nếu được phép thì chúng có thể làm lãng trí, làm hư hoại và hành hạ thân thể, tiêu hủy tài sản và sự sống chúng ta. Niềm vui duy nhất của chúng là sự đau khổ và hủy diệt. Đáng sợ thay cho tình trạng những người chống lại sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, và làm theo sự cám dỗ của Sa-tan, cho đến khi Chúa lìa bỏ họ cho sự điều khiển của ma quỷ. Nhưng những người theo Đấng Christ thì luôn luôn được an toàn dưới sự gìn giữ của Ngài. Các thiên sứ đầy sức lực được sai đến từ trời để bảo vệ họ. Kẻ ác không thể xuyên qua hàng rào mà Đức Chúa Trời bao bọc chung quanh dân sự Ngài.TT20 456.3

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents