Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Thiện Ác Đấu Tranh

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    14—Những Nhà Cải Chánh Sau Này ở Nước Anh

    TRONG KHI LUTHER mở cuốn Kinh Thánh bị đóng kín cho dân chúng ở Đức, thì Tyndale được Thánh Linh của Đức Chúa Trời thúc giục cũng làm như vậy ở Anh. Bản dịch Kinh Thánh của Wycliffe từ tiếng La Tinh có nhiều sự sai lầm. Bản này chưa bao giờ được in ra, và Kinh Thánh chép tay bán giá rất cao, chỉ có những người giàu và quý phái mới có thể mua được; hơn nữa, Kinh Thánh bị giáo hội cấm nên sự phát hành cũng bị hạn chế. Năm 1516, một năm trước khi Luther trình bày những luận đề, thì Erasmus cho phát hành sách Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp và La Tinh do ông phiên dịch. Đó là lần đầu tiên mà lời Đức Chúa Trời được in ra bằng tiếng nguyên bổn. Trong công việc này, nhiều sự sai lầm của các bản dịch cũ được sửa lại, và nghĩa của bản dịch cũng rõ ràng hơn. Bản dịch này giúp cho những người trí thức hiểu rõ hơn về lẽ thật, và đem lại sức mạnh cho cuộc cải chánh. Nhưng phần đông dân chúng vẫn còn bị ngăn cấm đọc lời Đức Chúa Trời. Tyndale phải hoàn thành cong việc của Wycliffe để đem Kinh Thánh đến cho đồng bào mình.TT20 220.1

    Là một sinh viên chuyên cần và sốt sắng tìm lẽ thật, ông đã nhận được phúc âm nhờ quyển Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp của Erasmus. Ông giảng dạy không chút sợ hãi về sự xác tín của mình, dẫn chứng rằng tất cả đạo lý cần phải được thử nghiệm qua Kinh Thánh. Khi phe giáo hoàng tuyên bố rằng giáo hội đã ban cho Kinh Thánh, và chỉ có giáo hội mới có thẩm quyền giải nghĩa Kinh Thánh, Tyndale trả lời, “Các ông có biết ai dạy chim ưng tìm mồi chăng? Chính Đức Chúa Trời, và chính Ngài cũng dạy con cái đói khát của Ngài tìm Cha mình trong lời Ngài. Thay vì cho chúng tôi Kinh Thánh, các ông lại giấu đi; chính các ông thiêu đốt những người dạy Kinh Thánh, và nếu có thể được, các ông cũng đốt luôn Kinh Thánh nữa.”—D’Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, quyển 18, chương 4.TT20 220.2

    Sự rao giảng của Tyndale làm cho người ta rất chú ý; và nhiều người chấp nhận lẽ thật. Nhưng các linh mục thì được báo động, và khi ông vừa rời bỏ địa phận mình thì họ đã dùng sự dọa nạt và vu cáo để phá huy công việc của ông. Và họ thường thành công. Tyndale kêu lên rằng, “Phải làm sao? Khi tôi gieo lẽ thật nơi này, thì kẻ thù phá hoại nơi tôi vừa rời bỏ. Toi không thể có mặt khắp nơi trong cùng một lúc. Ôi! Nếu Cơ Đốc nhân có Kinh Thánh trong ngôn ngữ mình, thì họ có thể chống lại những kẻ ngụy biện. Không có Kinh Thánh thì tín đồ không thể nào đứng vững trong lẽ thật được.”—D'Aubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, quyển 18, chương 4.TT20 221.1

    Bây giờ tâm trí ông có một mục đích mới. Ông nói, “Bằng tiềng Y-sơ-ra-ên mà Thi thiên được hát trong đền thờ Đức Giê-hô-va, vậy tại sao phúc âm không được truyền giảng bằng tiếng Anh giữa chúng ta? . . . Há hội thánh lại có ít ánh sáng vào lúc trưa hơn lúc rạng đông sao? Cơ Đốc nhân phải đọc Tân Ước bằng ngôn ngữ mình.” Chính các nhà thông thái và các thầy giáo trong hội thánh bất đồng ý kiến với nhau. Chỉ bởi Kinh Thánh mà người ta mới đi đến lẽ thật. “Người nói thế này, người nói the kia. . . . Và người ta nói mâu thuẫn nhau. Làm sao chúng ta có thể phân biệt người nào đúng và người nào sai? . . . Bằng cách nào? . . . Quả thật chỉ bởi lời Đức Chúa Trời.”—DAubigné, History of the Reformation of the Sixteenth Century, 18, chương 4.TT20 221.2

    Sau đó ít lâu, trong khi biện luận với Tyndale, một nhà tiến sĩ Công giáo kêu lên, “Không có luật pháp Đức Chúa Trời thì tốt cho chúng tôi hơn là không có luật pháp giáo hoàng.” Tyndale đáp lại, “Tôi khinh thường giáo hoàng và tất cả luật lệ của ông ta; và nếu Đức Chúa Trời cho tôi sống nhiều năm, tôi sẽ dạy cậu bé kéo cái cày biết Kinh Thánh nhiều hơn là ông.”—Anderson, Annals of the English Bible, trang 19.TT20 221.3

    Quyết định khiến ông rất vui thích là đem Tân Ước đến cho dân chúng trong tiếng mẹ đẻ, bây giờ được xác nhận, và ông liền bắt đầu làm việc. Vì vấn đề bắt bớ, ông phải bỏ nhà đến Luân Đôn để làm việc trong một thời gian không bị cản trở. Nhưng sự tàn bạo của phe giáo hoàng bắt buộc ông phải trốn đi nơi khác. Cả nước Anh dường như đóng cửa chống lại ông, và ông quyết định qua Đức ẩn náu. Ở đây, ông khởi sự in Tân Ước bằng tiếng Anh. Hai lần công việc bị gián đoạn; khi bị cấm in trong thành này, thì ông đi qua thành khác. Cuối cùng, ông đến Worms, nơi mà vài năm trước Luther đã bênh vực cho lẽ thật trước Quốc hội. Trong thành này, có nhiều bạn hữu của cuộc Cải chánh, và Tyndale hoàn thành công việc mình mà không bị gián đoạn. Ba ngàn quyển Tân Ước được in ra, và cũng trong năm đó được tái bản.TT20 222.1

    Ông tiếp tục làm việc rất sốt sắng và kiên nhẫn. Mặc dầu có sự canh phòng cẩn mật ở các hải cảng nước Anh, lời Đức Chúa Trời cũng được đem đến Luân Đôn cách bí mật bởi các phương tiện khác, và từ đó được truyền ra khắp xứ. Phe giáo hoàng cố tìm cách đàn áp lẽ thật, nhưng vô hiệu quả. Một ngày kia, giám mục Durham mua của một người bán sách, bạn của Tyndale, tất cả Kinh Thánh còn lại trong kho, với mục đích là tiêu hủy những sách ấy, hy vọng rằng việc này sẽ ngăn cản sự truyền bá Kinh Thánh. Nhưng, trái lại, với số tiền thâu được, họ mua vật liệu để tái bản, mới hơn và tốt hơn lần trước. Về sau, khi Tyndale bị tù, người ta hứa cho ông tự do với điều kiện là cho biết tên những người đã ủng hộ tài chánh để in Kinh Thánh. Ông trả lời rằng giám mục Durham là người ủng hộ nhiều hơn hết; vì người đã trả một số tiền lớn cho tất cả sách còn lại trong kho, và nhờ đó ông có thể tiến tới cách can đảm.TT20 222.2

    Tyndale bị phản bội và bị phó vào tay kẻ thù, ông bị tù nhiều tháng liên tiếp. Cuối cùng, vì làm chứng cho đức tin của mình mà ông tử vì đạo; nhưng khí giới mà ông đã chuẩn bị giúp các chiến sĩ khác tranh chiến trải qua các thế kỷ cho đến ngày nay.TT20 222.3

    Latimer chủ trương rằng Kinh Thánh phải được đọc trong ngôn ngữ của dân chúng. Tác giả của Kinh Thánh “chính là Đức Chúa Trời”; và Kinh Thánh có quyền phép và còn đến đời đời với Tác giả. “Không có vua nào, quan án nào, hay nhà lãnh đạo nào. . . nhưng chúng ta phải vâng theo. . . lời của Chúa.” “Chúng ta phải để lời Đức Chúa Trời hướng dẫn mình; chúng ta không đi theo. . . các tổ phụ chúng ta, cũng không tìm kiếm điều họ làm, nhưng điều họ nên làm.”—Hugh Latimer, “First Sermon Preached Before King Edward VI”).TT20 222.4

    Hai người bạn trung thành của Tyndale là Barnes và Frith, bênh vực cho lẽ thật. Ridleys và Crammer cũng theo gương họ. Những nhà lãnh đạo này trong phong trào Cải chánh ở Anh là những người trí thức, và hầu hết những người trong nhóm họ lúc trước được cộng đồng La Mã quý trọng vì lòng nhiệt thành và đạo đức. Nhưng vì hiểu biết những sự sai lầm của giáo hoàng nên họ chống nghịch lại quyền lực này; và nhờ biết những bí ẩn của Ba-by-lôn khiến họ mạnh mẽ hơn để làm chứng nghịch lại tổ chức này.TT20 223.1

    Latimer nói, “Bây giờ, tôi xin hỏi một câu lạ thường: Ai là giám mục tận tụy nhất trong cả nước Anh? . . . Tôi thắy bạn lắng tai nghe tên tôi sắp nói. . . Tôi xin nói cho bạn nghe: đó là ma quy. . . Hắn không bao giờ rời giáo khu mình, hãy đến thăm hắn bất cứ khi nào bạn muốn, hắn luôn luôn có nhà. . . hắn làm việc rất cần mẫn. . . Tôi bảo đảm với bạn, hắn chẳng bao giờ ở không. . . Ma quỷ ở nơi nào, nơi đó không có sách vở, nhưng lại có đèn cầy; không có Kinh Thánh, nhưng có chuỗi hạt; không có sự sáng của tin lành, mà có sự sáng của đèn cầy, đúng vậy, ngay cả giữa trưa; . . .thập tự giá của Đấng Christ bị hạ xuống, nhưng túi tiền cho ngục luyện tội được nâng lên; . . . không mặc cho kẻ trần truồng, người nghèo khó, yếu đuối, nhưng những hình tượng được trang hoàng và các đôi vớ được đựng đầy quà cáp; những lời truyền khẩu và luật lệ loài người được đề cao, nhưng những luật lệ và lời rất thánh của Đức Chúa Trời bị hủy bỏ. . . Ôi, ước gì các giám mục siêng năng gieo giáo lý tốt như Sa-tan gieo cỏ độc và cỏ lùng!”—Hugh Latimer, “Sermon of the Plough”).TT20 223.2

    Nguyên tắc lớn lao mà những nhà Cải chánh này tuân giữ—cũng là những nguyên tấc của người Waldenses, Wycliffe, John Huss, Luther, Zwingli, và những người cộng tác với họ—Kinh Thánh là uy quyền không sai lầm, mẫu mực của đức tin và hành đạo. Họ chối bỏ quyền của các giáo hoàng, các hội nghị, các tổ phụ, và các vua để kiểm soát lương tâm trong vấn đề tôn giáo. Kinh Thánh là quyền lực của họ, và họ thử nghiệm mọi giáo lý bởi sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Đức tin nơi Đức Chúa Trời và lời Ngài bảo vệ những người thánh này khi họ hy sinh sự sống mình trên giàn hỏa. Latimer nói cùng các bạn tử vì đạo khi ngọn lửa sắp dập tắt tiếng nói họ, “Hay an tâm, bởi ân điển cua Chúa, hôm nay chúng ta sẽ thắp một ngọn đèn trong nước Anh, chẳng bao giờ bị dập tắt.”— Works of Hugh Latimer, quyển 1, trang xiii.TT20 223.3

    Ở Tô Cách Lan, hột giống lẽ thật do Columba và các người cộng sự của ông gieo ra chẳng bao giờ bị hủy diệt hoàn toàn. Vì nhiều thế kỷ sau khi các hội thanh nước Anh đầu phục La Mã, thì các hội thánh ở Tô Cách Lan vẫn được tự do. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ mười hai, quyền thế giáo hoàng được thành lập trong xứ này, và hành quyền cách tuyệt đối hơn trong các nước khác. Không nơi nao mà sự tối tăm dày đặc hơn ở đây. Nhưng giữa sự tối tăm ấy, có vài tia sáng chọc thủng màn đêm, hứa hẹn một ngày sắp đến. Những người Lollards từ nước Anh đến, đem theo Kinh Thánh và sự dạy dỗ của Wycliffe, đã làm việc rất nhiều để bảo tồn kiến thức tin lành, và mỗi thế kỷ đều có những người làm chứng về lẽ thật và tử vì đạo.TT20 224.1

    Lúc khởi đầu cuộc Cải chánh, chúng có những tác phẩm của Luther và bản dịch Tân Ước bằng tiếng Anh cua Tyndale. Không bị các hàng giáo phẩm để ý, những sứ giả yên lặng này trải qua các vùng núi non và thung lũng, đốt lên ngọn đuốc lẽ thật sắp tàn ở Tô Cách Lan, và hủy hoại những việc đàn áp của La Mã trong bốn thế kỷ.TT20 224.2

    Huyết của những nhà tử vì đạo giúp cho phong trào được phát triển mạnh. Những nhà lãnh đạo của giáo hoàng, thình lình thấy sự nguy hiểm đe dọa sự nghiệp của họ, bèn đem lên giàn hỏa vài người Tô Cách Lan thuộc dòng quý phái nhất và được tôn trọng hơn hết. Như thế đó, một tòa giảng đã dựng lên mà họ không thấu hiểu, từ trên ấy, tiếng của các nhân chứng đang hấp hối được vang ra khắp xứ, và giục lòng dân chúng quyết định bẻ gãy các xiềng xích của La Mã.TT20 224.3

    Hamilton và Wishart, thuộc dòng hoàng tộc và có bản tánh cao thượng, có nhiều môn đồ thuộc giới hạ cấp, đã hy sinh sự sống mình trên giàn hỏa. Nhưng từ đống củi cháy của Wishart, có một người lại đến, mà ngọn lửa không có thể dập tắt được, một người dưới sự điều khiển của Đức Chúa Trời, sẽ đánh hồi chuông báo tử của hệ thống giáo hoàng ở Tô Cách Lan.TT20 224.4

    John Knox xây bỏ những lời truyền khẩu và huyền bí của giáo hội, nuôi mình bởi lẽ thật của lời Đức Chúa Trời; những sự dạy dỗ của Wishart đã xác nhận quyết định của John la ra khỏi giáo hội La Mã để theo chân những nhà Cải chánh đang bị bắt bớ.TT20 225.1

    Được các bạn thúc giục để lãnh chức vụ giảng đạo, ông lùi bước và run rẩy trước trách nhiệm này, nhưng sau nhiều ngày ẩn dật và chiến đấu kịch liệt với bản thân, sau đó ông chấp nhận. Và sau khi đã chấp nhận chức vụ ấy thì ông tiến tới với quyết định vững chắc và lòng dũng cảm cho đến chết. Nhà Cải chánh thật tâm không sợ một người nào. Ngọn lửa tử đạo bùng cháy chung quanh ông chỉ gia tăng sự hăng say của ông tới độ cao hơn. với cái rìu của ke độc tài đe dọa trên đầu, ông vẫn đứng vững vàng, đánh những đòn thật mạnh bên mặt và bên trai để phá hủy sự thờ hình tượng.TT20 225.2

    Khi được kêu tới trước nữ hoàng Tô Cách Lan là người đã làm nản chí nhiều nhà lãnh đạo Cải chánh, John Knox làm chứng về lẽ thật cách vững vàng. Ông không chú ý đến những lời nịnh hót; và cũng không sợ những sự hăm dọa. Nữ hoàng lên án ông theo dị giáo. Bà tuyên bố là ông đã dạy dân chúng theo một tôn giáo mà chính quyền cấm, như thế là phạm điều răn Đức Chúa Trời, là điêu răn dạy công dân phải phục tùng vua chúa mình. John Knox trả lời cách cương quyết rằng:TT20 225.3

    “Chánh đạo không tùy thuộc nơi sức mạnh hay quyền thế của các vua chúa, nhưng chỉ nơi Đức Chúa Trời hằng sống. Vì vậy nên công dân không thể chiều theo sở thích của các vua chúa về phương diện tín ngưỡng. Vì thường thường các vị này, hơn tất cả những người khác, ít hiểu biết về đạo thật của Đức Chúa Trời. . . . Nếu hết thảy con cháu của Ápra-ham theo đạo Pha-ra-ôn thì tôi xin hỏi nữ hoàng, thế gian sẽ theo đạo nào? Hay là nếu trong thời các sứ đồ, mọi người đều theo đạo của hoàng đế La Mã, thì ngày nay trong thế gian có tôn giáo nào? . . . Vậy, nữ hoàng thấy, công dân không bị bắt buộc tin theo tôn giáo của vua chúa, mặc dù họ phải phục tùng vua chúa mình.”TT20 225.4

    Nữ hoàng Mary đáp lại, “Ông giải nghĩa Kinh Thánh cách này, và Công giáo giải nghĩa cách khác; vậy ta phải tin ai, và ai sẽ là thẩm phán?”TT20 225.5

    Nhà Cải chánh trả lời, “Phải tin Đức Chúa Trời, là Đấng phán cùng chúng ta rõ ràng trong Kinh Thánh; và ngoài những điều đã chép trong Kinh Thánh, không nên tin người này hay người khác. Lời Đức Chúa Trời là rõ ràng, và nếu có đoạn nào khó hiểu thì Đức Thánh Linh là Đấng không bao giờ mâu thuẫn, sẽ giải nghĩa cho chúng ta trong đoạn khác. Như thế đó, chỉ có những người cố tâm muốn ở trong sự ngu dốt mới nghi ngờ lời Ngài.”—David Laing, The Collected Works of John Knox, quyển 2, trang 281, 284.TT20 226.1

    Đó là những lẽ thật mà nhà Cải chánh can đảm đã giải thích cho nữ hoang nghe, và điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng ông. Nhà Cải chánh tiếp tục theo đuổi mục đích mình với lòng dũng cảm, cầu nguyện và chiến đấu vì Đức Giê-hô-va, cho đến khi Tô Cách Lan được thoát khỏi quyền thế giáo hoàng.TT20 226.2

    Ở nước Anh, các hội thánh Cải chánh được thành lập như là quốc giáo đã giảm lần, nhưng sự bắt bớ đạo vẫn chưa ngưng hẳn. Trong khi những giáo lý của La Mã đã được từ bỏ, nhưng nhiều nghi lễ vẫn còn được duy trì. Quyền tối cao của giáo hoàng đã bị phủ nhận, nhưng thay vào đó, vua được tôn vương làm đầu hội thánh. Việc thờ phượng vẫn thiếu sự thánh khiết và đơn giản của phúc âm. Nguyên tắc của sự tự do tôn giáo vẫn chưa được hiểu rõ. Mặc dù các nhà cầm quyền theo đạo Cải chánh ít khi dùng đến những biện pháp tan ác kinh khủng của La Mã để chống lại dị giáo, nhưng quyền của mỗi cá nhân để thờ phượng Đức Chúa Trời theo lương tâm mình thì không được nhìn nhận. Mọi người phải chấp nhận giáo lý và hình thức thờ phượng của hội thánh quốc gia. Trải qua nhiều thế kỷ, những người không theo Anh giáo thường bị đàn áp không nhiều thì ít.TT20 226.3

    Trong thế kỷ thứ mười bảy, hằng ngàn mục sư bị trục xuất khỏi địa vị mình. Dân chúng bị cấm, bị phạt vạ nặng, bị tù tội hay trục xuất nếu tham dự những buổi họp tôn giáo, ngoại trừ những buổi họp do giáo hội cho phép. Những linh hồn trung tín không thể bỏ sự thờ phượng Đức Chúa Trời, nên nhóm họp trong những đường hẻm, hoặc các vựa lúa tối tăm, hay vào một mùa nào đó ở trong rừng sâu lúc nửa đêm. Chính trong nơi rừng sâu núi thẳm, đền thờ thiên nhiên của Đức Chúa Trời mà những người tản lạc và bị đàn áp họp nhau lại để dâng lên những lời ngợi khen và cầu nguyện. Nhưng mặc dù có đề phòng đến đâu một số người trong bọn họ cũng phải chịu khổ vì đức tin. Các ngục thất đông nghẹt nạn nhân. Nhiều gia đình ly tán, bị trục xuất đến xứ xa lạ. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn ở với con cái Ngài, và sự bắt bớ không thể ngăn cản sự làm chứng của họ. Một số đông phải vượt biển qua nước Mỹ và nơi đây họ đặt nền tảng cho tự do dân sự và tôn giáo, đem lại sự an ninh và vinh dự cho quốc gia này.TT20 226.4

    Cũng như trong thời các sứ đồ, sự bắt bớ lại giúp cho sự truyền bá phúc âm.Trong một ngục tối ghê tởm, đông đúc những người trụy lạc và can phạm, John Bunyan lại hít thở bầu không khí của thiên đàng; và tại đây ông viết chuyện ngụ ngôn tuyệt tác về chuyến đi của những người hành hương từ đất bị hủy hoại đến thành thánh trên trời. Trong hơn hai trăm năm, tiếng nói từ ngục thất Bedford đã làm xúc động lòng người. Tác phẩm Pilgrim’s Progress và Grace Abounding to the Chief of Sinners của Bunyan đã hướng dẫn nhiều người vào con đường sự sống.TT20 227.1

    Baxter, Flavel, Alleine, và những người tài năng, trí thức, có kinh nghiệm sâu xa về Cơ Đốc giáo mạnh dạn đứng lên bênh vực cho đức tin của các thánh. Công việc do những người này thực hiện sẽ không bao giờ bị tiêu diệt, mặc dù bị các nhà lãnh đạo của thế gian cấm đoán và bỏ ra ngoài vòng pháp luật. Tác phẩm Fountain of Life and Method of Grace của Flavel đã dạy hằng ngàn người dâng hiến linh hồn mình cho Đấng Christ. Tác phẩm Reformed Pastor của Baxter là một ơn phước cho những người muốn phục hưng công việc của Đức Chúa Trời, và quyển Saints’ Everlasting Rest của ông đã dẫn đưa nhiều người tới “sự yên nghỉ” cho dân sự Đức Chúa Trời.TT20 227.2

    Một trăm năm sau, trong thời kỳ tối tăm thiêng liêng vĩ đại, Whitefield và hai anh em nhà Wesley xuất hiện như những người rao truyền sự sáng của Đức Chúa Trời. Dưới quyền cai trị của quốc giáo, dân nước Anh phải trải qua thời kỳ suy đồi tôn giáo gần giống như ngoại giáo. Sự nghiên cứu thích thú trong hàng giao phẩm là đạo lý thiên nhiên, và đạo lý này thuộc trong những môn thần đạo của họ. Các giai cấp thượng lưu chế nhạo sự tin kính, và khoe mình vượt trên sự cuồng tín. Các giai cấp hạ lưu thì chìm đắm trong tội lỗi và ngu dốt; vào lúc đó, hội thánh không có sự can đảm hay đức tin để nâng đỡ lẽ thật.TT20 227.3

    Đạo lý vĩ đại về sự xưng công bình bởi đức tin do Luther giảng dạy rất rõ ràng, đã bị quên lãng, và được thay thế bởi đạo lý của La Mã, dạy về sự cứu rỗi bởi việc làm. Whitefield và hai anh em Wesley, thuộc viên của quốc giáo, là những người thành thật tìm kiếm ân phước của Đức Chúa Trời, và họ được dạy rằng muốn được điều đó, phải có một đời sống đạo đức và vâng giữ các nghi lễ tôn giáo.TT20 228.1

    Một lần kia, Charles Wesley bị đau và cảm thấy gần chết, người ta hỏi ông đặt hy vọng vào đâu để được sự sống đời đời. Ông trả lời, “Tôi đã cố gắng hết sức để phụng sự Đức Chúa Trời.” Người bạn đặt câu hỏi này dường như không thỏa mãn với câu trả lời của ông. Wesley nghĩ, “Cần chi nữa! Sự cố gắng của tôi không phải là nền tảng của hy vọng sao? Anh ta muốn cướp lấy sự cố gắng của tôi sao? Tôi không còn gì nữa mà tin cậy chỉ Chúa mà thôi.”—John Whitehead, Life of the Rev. Charles Wesley, trang 102. Sự tối tăm dầy đặc bao trùm hội thánh, che khuất sự chuộc tội, và cướp lấy sự vinh hiển của Đấng Christ, khiến người ta xây lưng lại nguồn hy vọng độc nhất của sự cứu rỗi—đó là huyết cua Đấng Cứu Chúa bị đóng đinh.TT20 228.2

    Wesley và những người cộng sự được hướng dẫn để thấy rằng tôn giáo thật bat nguồn từ trong lòng, và luật pháp của Đức Chúa Trời bao gồm cả tư tưởng, lời nói và hành động. Tin rằng cần phải có lòng thánh thiện cũng như có các hành động đúng đắn bề ngoài, họ sốt sắng sống đời sống mới. Với lòng chuyên cần và cầu nguyện, họ cố gắng chiến thắng tội lỗi. Họ sống từ bỏ mình, yêu thương, khiêm tốn, vâng giữ tỉ mỉ những lề luật mà họ nghĩ sẽ giúp họ đạt được điều mình ước muốn—đó là sự thánh thiện để được ân huệ của Đức Chúa Trời. Nhưng họ không đạt được điều mình muốn. Họ cố gắng thoát khỏi sự đoán phạt hay phá đổ quyền lực của tội lỗi, nhưng vô hiệu quả. Đó cũng là sự tranh chiến mà Luther đã trải qua trong phòng riêng ở Erfurt. Đó cũng là câu hỏi đã dằn vặt linh hồn ông, “Làm thế nào cho loài người được công bình trước mặt Đức Chúa Trời?” (Gióp 9:2).TT20 228.3

    Ngọn lửa lẽ thật, gần như bị dập tắt trên bàn thờ của giáo phái Cải chánh, được nhóm lại từ ngọn đuốc cổ xưa trải qua các thời đại bởi các Cơ Đốc nhân Bô-hê-miên. Sau cuộc Cải chánh, giáo phái Tin lành ở Bô-hê-miên đã bị phe La Mã đập nát hết. Tất cả những ai từ chối không bỏ lẽ thật thì bị bắt buộc phải trốn tránh. Một số người này, tìm nơi ẩn náu tại Saxony, nên giữ được đức tin của tổ phụ. Từ dòng dõi của những CƠ Đốc nhân này mà sự sáng đã được truyền đến cho Wesley và các cộng sự của ông.TT20 228.4

    Sau khi được phong chức, hai ông John và Charles Wesley được gởi đi truyền giáo ở nước Mỹ. Trên tàu họ, có một nhóm người Mô-ra-vi. Cuộc hành trình trải qua những cơn bão tố dữ dội, và John Wesley, khi đối diện tử thần, cảm thấy mình không được bình an với Đức Chúa Trời. Trái lại, những người Đức lại bày tỏ sự bình tĩnh và trông cậy mà ông không có.TT20 229.1

    Ông nói, “Từ lâu nay, tôi có quan sát tư cách của họ. Họ đã bày tỏ lòng nhu mì, làm những việc hèn hạ để giúp các hành khách khác mà người Anh không muốn hạ mình giúp đỡ. Trong khi giúp việc như thế, họ chang mong nhận được tiền công, họ nói rằng, làm điều này là đê hạ lòng kiêu hãnh của họ, và Đấng Cứu Thế yêu thương của họ dã làm nhiều hơn thế nữa cho họ. Mỗi ngày họ có cơ hội để bày tỏ lòng nhu mì mặc dầu bị tổn thương. Nếu họ bị đẩy, bị đánh hay xô xuống đất, họ bình tĩnh đứng dậy và bước đi, không phàn nàn chi cả. Bây giờ, họ có dịp bày tỏ là họ đã được giải thoát khỏi tinh thần sợ hãi, cũng như sự kiêu ngạo, giận dữ và thù hiềm. Một ngày kia, khi họ khởi sự làm lễ và đọc Thi thiên, một cơn bão tố nổi dậy, sóng bủa vô tàu, làm ngập tàu và xé rách buồm. Những người Anh bắt đầu la hét kinh khủng. Còn những người Đức vẫn bình tĩnh ca hát. Về sau tôi hỏi một người trong nhóm họ, ‘Ông không sợ sao?’ Người ấy trả lời, ‘Cảm tạ Chúa, không.’ Toi hỏi, ‘Nhưng vợ con ông không sợ sao?’ Người ấy trả lời cách hiền lành, ‘Không, vợ con chúng tôi không sợ chết’.”—Whitehead, Life of the Rev. John Wesley, trang l0.TT20 229.2

    Tới Savannah, John Wesley ở một thời gian ngắn với những người Mô-ra-vi, và có ấn tượng sâu xa về đời sống đạo đức của họ. Ông có viết về sự tương phản rõ rệt giữa sự thờ phượng của họ và sự thờ phượng hình thức của Giáo hội Anh quốc, “Sự đơn giản và long trọng của quang cảnh này khiến tôi nhớ lại mười bảy thế kỷ trước, giữa một hội nghị, dưới quyền chủ tọa của Phao-lô, người may trại, hay Phi-e-rơ, người đánh cá; một hội nghị rất đơn sơ, nhưng đầy dẫy Thánh Linh và quyền phép.”—Whitehead, Life of the Rev. John Wesley, trang 11, 12.TT20 229.3

    Trở về nước Anh, Wesley nhờ sự hướng dẫn của một nhà truyền đạo Mô-ra-vi mà hiểu rõ về đức tin trong Kinh Thánh. Ông hiểu rằng muốn được cứu rỗi, phải từ bỏ sự lệ thuộc vào công việc mình và phải tin cậy hoàn toàn nơi “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian.” Trong một phiên họp của người Mô-ra-vi ở Luân Đôn, người ta có đọc một câu của Luther, diễn tả về quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời hành động trong lòng người tín đồ. Khi nghe đọc, ông cảm thấy đức tin chiếu sáng trong lòng mình. Ông nói, “Tôi cảm thấy lòng mình ấm áp lạ thường. Tôi cảm thấy tôi rất tin tưởng nơi Đấng Christ, và chỉ Đấng Christ mà thôi, ban sự cứu roi cho tôi; và tôi tin chắc Ngài đã cất tội lỗi tôi, phải tội lỗi tôi, và đã cứu tôi khỏi luật pháp tội lỗi và sự chết.”—Whitehead, Life of the Rev. John Wesley, trang 52.TT20 230.1

    Wesley vừa trải qua những năm chiến đấu mệt mỏi và thiếu thốn—những năm quên mình, bị trách móc và sỉ nhục, nhưng ông vẫn cương quyết giữ mục đích duy nhất là tìm kiếm Đức Chúa Trời. Bây giờ ong đã tìm được Ngài; và ông nhận thấy ân điển mà ông đã phải cực khổ để đạt được với lời cầu nguyện, kiêng ăn, việc từ thiện và hy sinh—là một sự ban cho không cần điều kiện, “không tốn kém và vô giá.”TT20 230.2

    Một khi đã có đức tin mạnh nơi Đấng Christ, ông rất nóng nảy truyền bá khắp nơi tin lành vinh hiển về ân điển không cần điều kiện của Đức Chúa Trời. Ông nói, “Tôi coi cả thế gian như giáo khu của tôi, nghĩa là nơi nào tôi ở, tôi có quyền và bổn phận rao truyền tin lành cứu rỗi cho mọi người muốn nghe tôi.”—Whitehead, Life of the Rev. John Wesley, trang 74.TT20 230.3

    Ông tiếp tục sống cuộc đời khắc khổ và quên mình, bây giờ không phải là nền tảng, mà là kết quả của đức tin; không phải là rễ, mà là trái của sự nên thánh. Ân điển của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ là nền tảng sự trông cậy của người tín đồ, và ân điển ay sẽ được bày tỏ trong sự vâng lời. Đời sống của Wesley dâng hiến cho sự rao giảng lẽ thật mà ông dã tiếp nhận—sự xưng công bình bởi đức tin trong huyết chuộc tội của Đấng Christ, và quyền phép đổi mới của Đức Thánh Linh trong long, dẫn đến một đời sống phù hợp theo gương mẫu của Đấng Christ.TT20 230.4

    Whitefield và hai anh em Wesley đã được chuẩn bị cho chức vụ mình bởi sự xác tín lâu dài về tình trạng chết mất của họ; và để có thể chịu đựng sự gian khổ như người lính giỏi của Đấng Christ, họ phải trải qua lò lửa khinh rẻ, chế diễu và bắt bớ, cả ở trong trường đại học và khi họ thi hành chức vụ truyền đạo. Những sinh viên vô đạo đã khinh miệt, gọi họ và những người có cảm tình với họ là tín đồ Giám Lý (Methodists)—một danh mà ngày nay được tôn trọng vì là một trong những giáo hội lớn nhất ở Anh và Mỹ.TT20 230.5

    Là thuộc viên của Giáo hội Anh quốc, họ rất chú trọng đến những nghi lễ của sự thờ phượng, nhưng Đức Chúa Trời chỉ cho họ trong lời Ngài một tiêu chuẩn cao hơn. Đức Thánh Linh thúc giục họ rao giảng về Đấng Christ, là Đấng bị đóng đinh trên cây thập tự. Cho nên quyền phép của Đấng Chí Cao đã được bày tỏ trong công việc họ. Hang ngàn người nhận biết tội lỗi mình và trở lại đạo cách thành thật. Các con chiên này cần được bảo vệ khỏi muông sói. Wesley không có ý định lập một giáo hội mới, nhưng ông tổ chức nhóm tín hữu này thành một nhóm gọi là hội Giám Lý Liên kết (Methodist Connection).TT20 231.1

    Một sự phản đối bí mật và cạnh tranh của quốc giáo chống lại những nhà truyền đạo này; nhưng Đức Chúa Trời trong sự khôn ngoan của Ngài, đã điều khiển những biến cố này, khiến công việc cải chánh khởi sự ngay trong hội thánh. Nếu cuộc cải chánh đến từ bên ngoài, thì không thể xâm nhập ngay chỗ cần thiết nhất. Nhưng vì những nhà truyền đạo là thuộc viên của hội thánh, và làm việc ngay trong hội thánh, nên bất cứ nơi nào họ tìm được cơ hội, thì lẽ thật được chiếu sáng trong những nơi đáng lẽ bị ngăn cấm. Như thế đó, một số trong hàng giáo phẩm tỉnh thức, và trở nên những mục sư sốt sắng trong giáo khu mình. Nhiều hội thánh đã chết với sự thờ phượng hình thức bây giờ sống lại một đời sống mới.TT20 231.2

    Trong thời Wesley cũng như trong lịch sử hội thánh trải qua các thời đại, những người nhận được sự ban cho khác nhau thi hành công việc đã được giao phó cho mình. Mặc dù họ không hiệp nhau trên mọi quan điểm về đạo lý, nhưng tất cả đều được soi dẫn bởi Thánh Linh Đức Chúa Trời, và họ chỉ có mục đích duy nhất là cứu linh hổn tội nhân cho Đấng Christ. Một lần nọ, sự bất đổng ý kiến đã gây ra mối bất hòa giữa Whitefield và hai anh em Wesley; nhưng họ đã học được tính nhu mì trong trường của Đấng Christ, nên sự nhịn nhục và tình yêu thương đã hòa giải họ. Họ không có thì giờ để tranh luận, trong khi sự sai lầm và tội lỗi dẫy đầy khắp nơi, và biết bao kẻ có tội đang đi đến sự hư mất.TT20 231.3

    Các tôi tớ Chúa phải trải qua con đường gồ ghề. Những người có quyền thế, học thức, chống nghịch họ. Sau một thời gian, nhiều người trong hàng giáo phẩm bày tỏ rõ ràng sự thù hận, và cửa các hội thánh đóng lại, không tiếp nhận đức tin thuần túy và những người rao truyền đức tin này. Các hàng giáo phẩm tố cáo họ trên tòa giảng đã kích thích những phần tử của sự tối tăm, ngu dốt và bại hoại. Nhiều lần, John Wesley thoát khỏi sự chết nhờ phép lạ của sự thương xót Chúa. Khi đám đông giận dữ, và dường như không the tẩu thoát được thì có một thiên sứ lấy hình loài người hiện đến, xô đám đông, và tôi tớ của Đấng Christ bước đi cách an toàn thoát khỏi sự nguy hiểm.TT20 232.1

    Wesley kể lại cách nào ông được giải thoát khỏi một bọn người điên khùng giận dữ đuổi theo ông, “Nhiều người cố gang xô tôi xuống trong khi chúng tôi đang đi xuống đồi trên con đường trơn trợt để vô thành phố, họ tưởng rằng nếu tôi ngã xuống đất thì ít có hy vọng đứng dậy. Nhưng tôi đi không vấp, mà cũng không trợt, cho đến khi tôi được thoát khỏi tay họ. . . . Mạc dù nhiều người cố gắng nắm lấy cổ áo tôi, để kéo tôi xuống, nhưng họ không nắm được; chỉ có một người nắm được một vạt áo tôi, và vạt áo ấy ở trong tay người; còn vạt áo kia, trong túi có một giấy bạc, bị xé phan nửa. . . . Một người khỏe mạnh đứng phía sau tôi, tay cầm một cây gậy lớn, đập lên đầu tôi nhiều lần, nếu người đập mạnh một cái ở phía sau đầu, thì xong đời tôi rồi! Nhưng mỗi lần, cây gậy trợt qua một bên, tôi không hiểu bằng cách nào; vì tôi không thể tránh qua bên phải hay bên trái. . . . Một người khác chen vào đoàn người, giơ tay lên để đánh tôi, nhưng bỗng nhiên, tay ông hạ xuống, chỉ vuốt đầu tôi và nói, ‘Ông này có tóc mềm thật!’. . . Những người đầu tiên được thay lòng đổi dạ là những anh hùng trong thành phố, chỉ huy đám người gây rối trong nhiều dịp, một trong những người này là võ sĩ chuyên nghiệp . . . .TT20 232.2

    “Chúa sửa soạn mài giũa chúng ta cách nhẹ nhàng để thi hành ý muốn Ngài! Cách đây hai năm, một miếng gạch xớt ngang vai tôi. Nam sau một viên liệng vào giữa hai mắt tôi. Tháng trước, tôi bị đánh một cú, và chiều nay hai cú, một cú trước khi vào thành, và một cú sau khi ra khỏi thành; nhưng tôi không cảm thấy gì cả. Mặc dù một người đánh rất mạnh vào ngực tôi, và người kia đánh hết sức vào miệng tôi làm máu tuôn chảy, nhưng tôi không cảm thấy đau đớn gì hơn là như họ rờ tôi với một cọng rơm.”—John Wesley, Works, quyển 3, trang 297, 298.TT20 232.3

    Tín hữu hội Giám Lý trong thời bấy giờ, kể cả thầy giảng, phải đương đầu với sự nhạo báng và bat bớ của hội thánh quốc gia, cũng như của những kẻ vô tín giận dữ vì hiểu lầm họ. Họ bị dẫn đến trước tòa án—nơi mà thời bấy giờ sự công bình chỉ là một danh từ suông. Họ thường phải chịu đau đớn vì sự tàn bạo của kẻ bắt bớ. Dân chúng đi từng nhà, phá hủy đồ đạc và tài sản, đoạt lấy vật gì họ thích, và hành hạ cách độc ác đàn ông, đàn bà và con trẻ. Trong vài trường hợp, họ dán những yết thị, hẹn ngày giờ và địa điểm, kêu gọi những ai muốn đi đập bể cửa sổ và cướp phá nhà những thuộc viên hội Giám Lý. Luật pháp Đức Chúa Trời và luật pháp loài người bị vi phạm cách cong khai mà không bị khiển trách gì. Một hệ thống bắt bớ chống lại những người mà lỗi duy nhất của họ là hướng dẫn những kẻ có tội ra khỏi con đường chết mất, để vào con đường thánh khiết.TT20 233.1

    John Wesley nói về những lời buộc tội ông và những người cộng sự ong, “Một số quả quyết rằng đạo lý của những người này là giả dối, sai lầm; đó là những đạo lý mới, chưa bao giờ nghe tới, và họ theo giáo lý Quaker, cuồng tín, theo giáo hoàng. Nhưng sự sai lầm này đã bị chặt tận gốc, vì mỗi chi tiết của những đạo lý này đã được dạy rõ ràng trong Kinh Thánh và được hội thánh chúng ta giải thích. Vì vậy, đạo lý này không thể sai lầm, vì Kinh Thánh là đúng.” “Người khác khẳng định ‘Giáo lý của họ quá nghiêm nhặt, họ làm đường lên thiên đàng quá hẹp.’ Và sự phản đối ban đầu là thật, (va hầu như là điều duy nhất trong một thời gian,) và ở dưới đáy có thêm một ngan cái, dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng họ có làm cho con đường lên trời hẹp hơn con đường mà Chúa và các môn đồ đã làm chăng? Đạo lý của họ có nghiêm nhặt hơn đạo lý của Kinh Thánh chăng? Hãy coi vài câu sau đây, ‘Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa.’ ‘Đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói.’ ‘Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.’TT20 233.2

    “Nếu đạo lý của họ nghiêm khắc hơn điều này, thì họ sẽ bị trách; nhưng lương tâm bạn biết rằng điều đó không phải vậy. Và ai là người có thể bỏ một chấm mà không phạm lời Đức Chúa Trời? Ai là người quản gia các sự mầu nhiệm của Chúa được kể là trung tín nếu người thay đổi một phần nào của trong kho báu? Không, ông ta không thể giảm bớt chi, không thể làm cho dễ dàng hơn, nên ông phải tuyên bố cho mọi người rằng, ‘Tôi không thể hạ thấp Kinh Thánh theo sở thích của bạn. Bạn phải làm theo Kinh Thánh hay phải chết mất đời đời.’ Đây là nền tảng thật cho những tiếng kêu than về sự ‘không tình yêu thương của những người này.’ Họ không có tình yêu thương ư? Về phương diện nào? Họ có cho người đói ăn và mặc cho kẻ trần truồng chăng? ‘Không, không phải điều đó; họ không khiếm khuyết về điểm này, nhưng họ không có tình yêu thương trong việc phán xét! Họ nghĩ không ai có thể được cứu trừ những người theo đường lối của họ. —John Wesley, Works, quyển 3, trang 152, 153.TT20 233.3

    Sự suy đồi thiêng liêng ở nước Anh trước thời Wesley phần lớn là do kết quả cua sự dạy dỗ chống đạo lý (Antinomian). Nhiều người tin rằng Đấng Christ đã hủy bỏ luật pháp luân lý, do đó Cơ Đốc nhân không cần phải tuân giữ luật pháp đó nữa; và tín hữu được giải thoát khỏi “sự làm nô lệ của việc lành.” Những người khác, mặc dù chấp nhận luật pháp là vĩnh cửu, tuyên bố rằng các mục sư không cần khuyên bảo dân chúng tuân theo các điều răn, vì những người mà Đức Chúa Trời đã định cho sự cứu rỗi, “thì tự nhiên nhờ ân điển thiên thượng, họ có lòng tôn kính và đạo đức,” còn những người đã bị định cho sự đoán phạt, “thì không có năng lực để vâng theo luật pháp Chúa.”TT20 234.1

    Còn có những người khác lại viện cớ rằng “những người được chọn không thể nào mất ân điển của Đức Chúa Trời được,” nên kết luận cách đáng sợ, “những hành động gian ác mà họ phạm thật ra không phải là tội lỗi, nên không thể coi là một sự vi phạm luật pháp thiên thượng, vì vậy, nên không cần phải xưng tội hay chừa bỏ tội.”—McClintock và Strong, Cyclopedia, art. “Antinomians”. Do đó, họ tuyên bố rằng có những tội lỗi dù xấu xa đến đâu, “phạm cách tỏ tường luật pháp thiên thượng, không phải là tội lỗi ở trước mặt Đức Chúa Trời,” nếu những tội ấy, do những người được lựa chọn vi phạm, “vì những người được chọn không bao giờ làm việc chi mà không vừa lòng Đức Chúa Trời, hay là trái với sự ngăn cấm của luật pháp Ngài.”TT20 234.2

    Những đạo lý kỳ dị ấy, ngày nay các nhà giáo dục và thần học cũng tin như vậy—không có luật pháp vĩnh cửu làm mẫu mực cho điều phải, nhưng tiêu chuẩn đạo đức là do xã hội, và thay đổi không ngừng. Tất cả những lý thuyết ấy đều do một tinh thần hướng dẫn—ấy là kẻ đã bác bỏ những điều luật công bình trong luật pháp Đức Chúa Trời từ khi nó còn ở giữa những công dân vô tội trên trời.TT20 235.1

    Đạo lý về tiền định dạy rằng số phận của mỗi người đã được định từ trước không thể thay đổi được, khiến cho nhiều người chối bỏ luật pháp Đức Chúa Trời. Wesley kiên tâm chống lại những sự sai lầm của những người chống lại luật pháp,và chứng minh rằng đạo lý chống lại luật pháp là trái với Kinh Thánh. “Ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi” (Tít 2:11). “Ây là một sự lành và đẹp mắt Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta; Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết le thật. Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Giê-su Christ, là người; Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người” (1 Ti-mô-thê 2:3-6). Thánh Linh Đức Chúa Trời được ban cho cách dư dật để ai nấy cũng có thể nhận được sự cứu rỗi. Vì vậy, nên Đấng Christ là “Sự Sáng thật, khi đến thế gian soi sáng mọi người” (Giăng 1:9). Những người không hưởng được sự cứu roi là những người cố ý từ chối sự sống đã ban cho họ.TT20 235.2

    Đây là điều Wesley trả lời cho những người tưởng rằng sự chết của Đức Chúa Giê-su đã hủy bỏ Mười Điều răn cùng với luật lễ nghi. Wesley nói, “Đức Chúa Giê-su không bỏ luật luân lý trong Mười Điều răn mà các tiên tri đã công nhận là thánh. Chúa đến không phải để hủy bỏ một phần nào trong luật pháp. Luật pháp ấy không bao giờ có thể bị hủy phá, ‘vững vàng làm chứng trung thành ở trên trời.’ . . . Luật pháp ấy có từ buổi sáng thế, ‘không phải được chép trên bảng đá,’ nhưng được ghi vào lòng người ta khi được dựng nên bởi bàn tay của Đấng Tạo Hóa. Mặc dù những chữ trong luật pháp do ngón tay của Đức Chúa Trời viết, bây giờ phần lớn đã bị xóa mờ bởi tội lỗi, nhưng những chữ viết ấy không hoàn toàn bị xóa bỏ, vì lương tâm chúng ta còn cho biết phải trái. Tất cả các phần trong luật pháp vẫn còn hiệu lực cho cả nhân loại trải qua các thời đại; luật pháp ấy không lệ thuộc thời gian, địa điểm, hay hoàn cảnh thay đổi, nhưng lệ thuộc trên bản tính Đức Chúa Trời, và bản tính loài người, mối tương giao không thay đổi giữa hai bên.TT20 235.3

    “‘Ta đến không phải để hủy bỏ luật pháp, nhưng để làm cho trọn.’ . . . Không cần nghi vấn, ý nghĩa của lời Ngài nói là—Ta đến để làm vững bền luật pháp. Ta đến để làm sáng tỏ những điều tối tăm hoặc mờ ám. Ta đến để rao truyền luật pháp, chân thật và trọn vẹn; để bày tỏ chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chiều sâu, sự thánh khiết và thiêng liêng của luật pháp.”—Wesley, sermon 25.TT20 236.1

    Wesley tuyên bố sự hòa hợp hoàn toàn giữa luật pháp và tin lành. “Vậy, có sự liên kết mật thiết giữa luật pháp và tin lành. Một mặt, luật pháp dẫn chúng ta đến tin lành; mặt khác, tin lành luôn luôn dẫn chúng ta đến sự làm trọn luật pháp. Ví dụ, luật pháp đòi hỏi chúng ta kính mến Đức Chúa Trời, yêu thương người lân cận, phải nhu mì, khiêm nhường hay thánh thiện. Chúng ta cảm thấy mình không thể làm đầy đủ những việc ấy; đúng vậy, ‘loài người không thể làm được;’ nhưng Đức Chúa Trời hứa ban cho chúng ta tình thương ấy, và làm cho chúng ta trở nên nhu mì, khiêm nhường, thánh thiện; chúng ta giữ lấy tin lành và những tin mừng này, đã được ban cho chúng ta tùy theo lượng đức tin của chúng ta; và sự công bình của luật pháp được làm trọn trong chúng ta bởi đức tin trong đấng Christ. . . .TT20 236.2

    Wesley nói, “Những kẻ thù lớn nhất của tin lành Đấng Christ là những người công khai ‘phán xét luật pháp, ‘nói xấu luật pháp;’ những người dạy người ta phạm chẳng những một điêu mà thôi, hoặc nhỏ nhất hay lớn nhất, nhưng tất cả các điều răn. . . . Điều ngạc nhiên hơn hết của ảo tưởng này là những người chối bo luật pháp lại tin tưởng rằng họ làm vinh danh Đấng Christ bằng cách lật đổ luật pháp Ngài, và họ đề cao chức vụ Ngài bằng cách hủy diệt đạo lý Ngài! Đúng vậy, họ tôn vinh Chúa giống như Giu-đa khi hắn nói, ‘Chào Thầy! Rồi hôn Ngài.’ Và Ngài có thể phán cùng mỗi người trong bọn họ rằng, ‘Ngươi lấy cái hôn để phản Con người sao?’ Phản Ngài với một cái hôn tức là nói đến sự đổ huyết Ngài, và cất lấy mão triều Ngài; cũng vậy, coi thường một phần nào trong luật pháp Ngài, nhưng lại giả bộ là bành trướng tin lành Ngài. Không ai có thể tránh được sự buộc tội này, là những người giảng về đức tin nhưng lại chối bỏ sự vâng lời, trực tiếp hay gián tiếp; những người giảng về Đấng Christ nhưng lại hủy bo hay làm yếu đi những điều răn nhỏ hơn hết của Đức Chúa Trời.”—Wesley, sermon 25.TT20 236.3

    Đối với những người tưởng rằng “rao giảng tin lành là chấm dứt luật pháp,” Wesley trả lời, “Chúng toi phủ nhận điều đó. Sự rao giảng tin lành không chấm dứt luật pháp, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi, và đánh thức những người còn ngủ trên ngưỡng cửa địa ngục. Sứ đồ Phao-lô tuyên bố rằng, “luật pháp cho biết tội lỗi;” “và người chỉ cần đến huyết chuộc tội của Đấng Christ là khi nào người ta cảm biết mình có tội. . . . Chính Chúa đã phán, ‘Chang phải người khỏe mạnh cần thầy thuốc, nhưng là người có bệnh.’ Thật vô lý khi mời thầy thuốc đến chữa bệnh cho người khỏe mạnh, hay cho người tưởng mình khỏe mạnh. Trước hết, hãy chỉ cho người biết là có bệnh; nếu không thì họ sẽ không cảm ơn công khó của bạn. Và cũng phi lý khi mời Đấng Cứu Thế cho những người mà lòng họ chưa hề ăn năn hối cải.”—Wesley, sermon 25.TT20 237.1

    Trong khi giảng tin lành của ân điển Đức Chúa Trời, Wesley noi theo gương Thầy mình, cố gắng “làm cho luật pháp được cả sáng và ton trọng.” Ông trung thành thi hành chức vụ mà Chúa đã giao phó, và cho ông được ngắm xem những kết quả rực rỡ của việc mình làm. Trong cuộc sống hơn tám mươi năm—hơn nửa thế kỷ truyền đạo rộng rãi— môn đồ của ông lên tới hơn nửa triệu. Rất đông linh hồn nhờ công khó của ông đã được giải thoát khỏi sự chết mất và suy đồi, và tiến lên một đời sống cao hơn và thánh khiết hơn, một số khác nhờ sự dạy dỗ của ông đã đạt được kinh nghiệm sâu xa và phong phú hơn; con số nay không bao giờ biết được cho tới khi cả gia đình những người được chuộc họp nhau lại trong nước của Đức Chúa Trời. Đời sống của ông đem lại cho tín đồ một bài học có giá trị vô cùng. Nguyện Chúa ban ơn cho hội thánh trong thời kỳ chúng ta có đức tin, sự nhu mì, sốt sắng, hy sinh và tin kính của Wesley, là người hầu việc trung thành của Đấng Christ.TT20 237.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents