Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Pha-ra-ôn cứng lòng

    Đến lúc Pha-ra-ôn đề nghị cho phép dân Y-sơ-ra-ên dâng sinh tế cho Đức Chúa Trời tại Ai Cập, nhưng họ từ chối. Môi-se nói: “Làm như thế không tiện… Nếu chúng tôi dâng những sinh tế mà người Ai Cập xem là ghê tởm, liệu họ không ném đá chúng tôi sao?”. Các con vật mà người Hê-bơ-rơ dâng sinh tế nằm trong số các con thú mà người Ai Cập sùng bái, nếu giết chết một con (thậm chí là vô ý) cũng phạm tội đáng chết. KTS 134.1

    Môi-se lặp lại lời đề nghị cho họ đi ba ngày đường vào hoang mạc để dâng sinh tế. Vua đồng ý và nài xin tôi tớ Chúa cầu nguyện Chúa dẹp bỏ tai vạ. Họ hứa sẽ cầu nguyện, nhưng cũng cảnh báo vua đừng nên chống đối bằng cách lừa gạt. Tai vạ đã ngưng, nhưng lòng vua trở nên cứng cỏi, dai dẳng nổi loạn, không chịu đầu hàng.KTS 134.2

    Thêm tai vạ khủng khiếp giáng xuống, dịch lệ nặng nề lây lan mọi súc vật Ai Cập. Cả hai giống loài linh thiêng và to lớn như bò cái, bò đực, chiên, ngựa, lạc đà và lừa đều bị hủy diệt. Tình trạng phân biệt quá rõ ràng là người Hê-bơ-rơ được miễn nhiễm; còn Pha-ra-ôn (sai người đến từng nhà dân Y-sơ-ra-ên xem xét) công nhận điều này là thật. “Không một con vật nào thuộc về dân Y-sơ-ra-ên bị chết cả”. Nhưng vua vẫn không chịu thua.KTS 134.3

    Lời phán tiếp cho Môi-se là lấy tro hốt trong lò và “tung tro đó lên không trung trước mặt Pha-ra-ôn”. Bụi bay ra khắp xứ Ai Cập, nơi nào có bụi thì nơi đó sản sinh ung nhọt “cương mủ trên người và súc vật”. Các pháp sư và thuật sĩ khuyến khích Pha-ra-ôn đừng bướng bỉnh nữa, nhưng lúc ấy sự xét xử cũng không buông tha họ. Họ sợ hãi bởi ghê tởm ung nhọt nhức nhối, không thể chống cự lại Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên được nữa. Chính các nhà thuật sĩ cũng không cứu nổi thân thể mình.KTS 134.4

    Pha-ra-ôn ngày càng cứng lòng hơn. Chúa gửi tiếp thông điệp cho ông: “Lần này Ta sẽ giáng các tai ương trên lòng ngươi, quần thần và dân ngươi để ngươi biết rằng khắp thế gian không ai bằng Ta… Nhưng sở dĩ Ta để ngươi sống là cho ngươi thấy quyền năng của Ta”. Mục đích của Chúa là cai trị hết mọi việc để ông được ngồi trên ngai vào thời điểm chính xác khi dân Y-sơ-ra-ên được giải cứu.KTS 134.5

    Mặc dù bạo chúa ngạo mạn này đã bị mất ơn phước Chúa, nhưng ông vẫn được sống để Chúa dùng tính ngang ngược của ông mà biểu lộ một số điều kỳ lạ của Ngài tại Ai Cập. Dân sự Chúa có cơ hội trải nghiệm sự đay nghiến tàn khốc của Ai Cập để họ không còn bị lừa từ những gì liên quan đến ảnh hưởng thấp kém của việc thờ thần tượng. Trong sự đối mặt của Ngài với Pha-ra-ôn, Chúa thể hiện lòng căm ghét thần tượng và Ngài quyết định trừng phạt cách khắc nghiệt và ép buộc.KTS 134.6

    Chúa nói trước về Pha-ra-ôn: “Ta sẽ khiến vua cứng lòng, không cho dân chúng ra đi” (Xuất Ê-díp-tô-Ký 4:21). Không có năng lực siêu nhiên nào làm cứng được lòng vua, nhưng chính mầm mống nổi loạn ông đã gieo ngay từ khi chối bỏ dấu lạ đầu tiên đã khiến cho họ gặt hái như vậy. Khi ông dám từ mức độ ương ngạnh tiếp sang mức độ khác thì lòng ông càng lúc càng thêm chai cứng cho đến khi ông bị xem như là nguội lạnh, phải đối mặt với cái chết của đứa con trai đầu lòng. KTS 134.7

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents