Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Tại sao Đức Chúa Trời làm việc với dân Y-sơ-ra-ên

    Chúa kêu gọi dân Y-sơ-ra-ên để thông qua họ Ngài tiết lộ chính mình cho mọi người sống trên Trái Đất. Vì lý do này Ngài phán với họ phải giữ mình tách biệt khỏi các nước thờ thần tượng xung quanh họ. KTS 185.1

    Đây là việc cần thiết để bây giờ dân sự của Chúa được trong sạch, “không bị hoen ố bởi thế gian”. Nhưng Chúa không muốn dân sự Ngài ngăn cách mình khỏi thế giới đến mức họ có thể không bị ảnh hưởng gì. Chính tấm lòng tội lỗi bất tín đã dẫn dắt họ trốn tránh ánh sáng của mình thay vì cho phép bản thân chiếu sáng những người xung quanh, ngăn họ khỏi tính tự cao độc quyền như thể tình yêu và sự quan tâm của Chúa chỉ dành cho riêng họ.KTS 185.2

    Giao ước ân điển đầu tiên được thiết lập ở Vườn Ê-đen. Sau khi sa ngã, Chúa hứa rằng hạt giống của người nữ sẽ đạp đầu con rắn. Giao ước này giúp cho mọi người sự tha thứ và tăng thêm ân điển của Chúa để vâng phục thông qua đức tin nơi Đấng Christ. Giao ước cũng hứa sẽ có sự sống đời đời nếu trung thành với điều răn của Chúa, nhờ đó các tộc trưởng nhận được hy vọng cứu rỗi.KTS 185.3

    Chúa làm mới lại giao ước tương tự bằng cách hứa với Áp-ra-ham: “Bởi vì con đã vâng theo lời dặn Ta, nên các dân thế gian sẽ nhờ dòng dõi con mà được phước” (Sáng Thế Ký 22:18). Áp-ra-ham trông cậy Đấng Cứu Thế để tội nhân được tha thứ, chính bởi đức tin này mà ông được công nhận là công bình. Giao ước với Áp-ra-ham cũng ủng hộ thẩm quyền điều răn của Chúa. Lời chứng của Chúa là: “Áp-ra-ham đã vâng lời Ta, tuân giữ những điều Ta truyền dạy cũng như các điều răn, mệnh lệnh và luật lệ của Ta” (Sáng Thế Ký 26:5). Cho dù giao ước này được giao kết với A-đam, rồi làm mới lại với Áp-ra-ham, nó cũng không thể xác nhận cho đến khi Đấng Christ hy sinh. Nó tồn tại nhờ lời hứa của Chúa, được tiếp nhận bằng lòng tin, tuy nhiên khi sự chết của Đấng Christ đã khẳng định thì nó được gọi tên là giao ước mới. Luật pháp Chúa là nền tảng của giao ước này, đơn giản chỉ là một cách sắp xếp nhằm mang tội nhân trở lại hòa thuận với ý muốn thánh, đặt họ vào vị trí có thể vâng phục luật pháp Chúa.KTS 185.4

    Một giao ước khác nữa (gọi là Kinh Thánh của giao ước “cũ”) đã được thiết lập giữa Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên tại núi Si-nai rồi sau đó xác nhận bằng huyết hy sinh. Giao ước với Áp-ra-ham (xác nhận bằng huyết của Đấng Christ) được gọi là giao ước “thứ hai” hoặc “mới” bởi vì huyết được đóng dấu đã đổ ra sau huyết của giao ước thứ nhất.KTS 185.5

    Nhưng nếu giao ước của Áp-ra-ham đã chứa đựng lời hứa về sự cứu rỗi thì tại sao lại lập thêm giao ước khác ở núi Si-nai? Vì khi sống đời nô lệ, dân sự của Chúa đã bị lỗ hổng kiến thức rất lớn về các nguyên tắc của giao ước Áp-ra-ham. Khi giải phóng họ khỏi Ai Cập, Chúa dự tính tiết lộ quyền năng và ơn phước Ngài để có thể dẫn dắt họ biết kính yêu và tin cậy Ngài. Ngài đặt chính Ngài với họ ở vị trí là Đấng giải cứu họ khỏi nô lệ thể xác. KTS 185.6

    Tuy nhiên, họ không có ý niệm chung thật sự nào về tính thiêng liêng của Chúa, về tội lỗi tràn ngập trong lòng họ, về bản thân bất lực hoàn toàn khi vâng phục luật pháp Chúa và họ cần phải có một Đấng Cứu Rỗi. KTS 186.1

    Chúa ban cho họ luật pháp Ngài kèm lời hứa về những ân phước lớn lao với điều kiện là chỉ cần vâng phục: “Nếu các con vâng lời Ta và giữ sự giao ước Ta, …các con sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho Ta” (Xuất ê-díp-tô Ký 19: 5,6). Dân sự không nhận ra lòng họ tràn ngập tội lỗi và nếu không có Đấng Cứu Thế thì họ không thể giữ nổi luật pháp Chúa. Cảm thấy có thể tự thiết lập sự công bình, họ tuyên bố “Chúng tôi sẽ làm và vâng theo mọi lời Đức Giê-hô-va phán chỉ (Xuất Ê-díp-tô Ký 24:7). Họ háo hức thực hiện giao ước với Chúa, tuy nhiên, chỉ mới vài tuần trôi qua họ đã phá vỡ giao ước, quỳ gối thờ lạy tượng một con bê. Bấy giờ, nhìn thấy tội lỗi dẫy đầy và nhu cầu xin được tha thứ, họ mới cảm thấy họ cần Đấng Cứu Thế đã tiết lộ trong giao ước của Áp-ra-ham và biểu tượng các của dâng sinh tế. Giờ đây, họ mới sửa soạn để hiểu rõ các giá trị của giao ước mới. KTS 186.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents