Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 23—Mười Tai Họa Ở Ai Cập

    Chương này dựa theo sách Xuất Ê-díp-tô Ký 5 - 10

    Nhờ các thiên sứ hướng dẫn, A-rôn đi tìm em trai của ông đang ở một mình trong hoang mạc gần Hô-rếp. Ở đây, Môi-se thuật lại cho A-rôn “mọi lời Đức Giê-hô-va sai ông nói và mọi dấu lạ Ngài truyền ông làm (Xuất Ê-díp-tô Ký 4:28). Họ cùng nhau đến Ai Cập và triệu tập tất cả các trưởng lão của dân Y-sơ-ra-ên. “Dân chúng tin. Khi nghe rằng Đức Giê-hô-va đã thăm viếng dân Y-sơ-ra-ên cũng như đã thấy cảnh khổ đau của họ, thì họ cúi đầu thờ lạy” (Xuất Ê-díp-tô Ký 4:31).KTS 130.1

    Với một thông điệp gửi cho vua, hai anh em bước vào cung điện của Pha-ra-ôn như hai đại sứ của Vua trên các vua: “Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của người Y-sơ-ra-ên có phán: Hãy cho dân Ta đi để họ cử hành lễ thờ phượng Ta trong hoang mạc”.KTS 130.2

    Nhưng Pha-ra-ôn nói: “Giê-hô-va là ai mà ta phải vâng lời để cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi? Ta không biết Đức Giê-hô-va nào hết và cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi đâu cả”. KTS 130.3

    Họ nói: “Đức Chúa Trời của người Hê-bơ-rơ đã hiện đến với chúng tôi. Xin bệ hạ cho phép chúng tôi đi ba ngày đường vào hoang mạc để dâng sinh tế cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi; nếu không, Ngài sẽ giáng dịch hạch hoặc gươm đao xuống chúng tôi”. KTS 130.4

    Vua nổi giận, nói: “Hỡi Môi-se và A-rôn, sao các ngươi xúi dân chúng bỏ việc? Hãy đi làm công việc của mình đi”. Cả vương quốc đã chịu nhiều khốn đốn vì hai người lạ vào can thiệp. Nghĩ đến vấn đề này, vua nói thêm: “Kìa, dân cư trong xứ bây giờ đông đúc quá mà hai ngươi lại muốn cho chúng nghỉ làm việc sao!”.KTS 130.5

    Trong chừng mực nào đó, cuộc sống dưới ách nô lệ đã khiến dân Y-sơ-ra-ên đánh mất kiến thức về luật pháp Chúa, họ thường không tôn trọng ngày Sa-bát. Đòi hỏi của các đốc công khiến họ dường như không thể giữ được, nhưng Môi-se tỏ ra cho dân sự thấy vâng phục Đức Chúa Trời là điều kiện để họ được giải thoát. Mọi nỗ lực phục hồi việc tuân giữ ngày Sa-bát đã làm những kẻ áp bức chú ý. (Xem Phụ lục, Ghi chú 1).KTS 130.6

    Vua hết sức bực bội, nghi ngờ trong đám dân Y-sơ-ra-ên có một nhóm người nổi dậy chống đối việc hầu hạ vua. Vua lập kế hoạch ép họ không còn thời gian rảnh nào thực hiện mưu đồ nguy hiểm này nữa. Ngay tức khắc, vua thực hiện các bước hành hạ dân chúng làm việc khổ sai hơn, đè nát tinh thần tự do của họ. Vật liệu xây đền đài phổ biến thời bấy giờ là gạch phơi khô ngoài nắng, đa số nô lệ bị bắt đi nặn gạch. Bởi vì họ nhào trộn rơm cắt nhỏ với đất sét nên cần phải có thật nhiều rơm. Lúc đó, vua ra lệnh không cung cấp rơm cho họ nữa, dân chúng phải tự đi tìm, nhưng vẫn phải làm đủ số gạch qui định mỗi ngày. KTS 130.7

    Các đốc công Ai Cập cử các trưởng toán Hê-bơ-rơ giám sát công việc. Khi đòi hỏi của vua ngày càng áp bức, dân chúng tản lạc đi khắp nơi thu gom gốc rạ thay cho rơm, nhưng cũng không thể nào làm đủ số gạch qui định. Vì lý do đó nên các trưởng toán Hê-bơ-rơ bị đánh đập tàn nhẫn. KTS 130.8

    Các trưởng toán kêu than với vua về tình trạng họ bị ngược đãi. Pha-ra-ôn trả lời phàn nàn của họ bằng cách chửi bới thậm tệ: “Các ngươi là quân lười biếng, quân lười biếng! Vì vậy mà các ngươi nói với nhau: Hãy đi dâng sinh tế cho Đức Giê-hô-va”. Ông buộc họ trở lại làm việc, mọi gánh nặng đều không được giảm bớt chút nào. Họ quay trở về gặp Môi-se và A-rôn, gào khóc: ” Hai ông đã làm cho chúng tôi thành ra vật đáng tởm trước mặt Pha-ra-ôn và quần thần, đã trao gươm vào tay họ giết chúng tôi”.KTS 131.1

    Môi-se đau buồn. Khổ nạn của dân chúng ngày càng gia tăng. Khắp cả xứ đều nghe tiếng khóc tuyệt vọng từ già đến trẻ. Mọi người hùa nhau trách móc ông vì đã khiến cuộc đời họ thay đổi thảm hại. Tâm hồn chua sót, ông thưa với Chúa: “Lạy Chúa! Tại sao Chúa ngược đãi dân này? Sao Chúa lại sai con đến đây? Từ khi con yết kiến Pha-ra-ôn và nhân danh Chúa mà nói thì vua lại ngược đãi dân này, trong khi Chúa chẳng giải cứu dân Ngài!”.KTS 131.2

    Chúa phán: “Bây giờ con sẽ thấy những gì Ta sẽ làm cho Pha-ra-ôn. Thật, bởi bàn tay quyền năng của Ta, vua ấy sẽ để cho Y-sơ-ra-ên ra đi; bởi bàn tay quyền năng của Ta, vua ấy sẽ đuổi họ ra khỏi xứ”.KTS 131.3

    Các trưởng lão Y-sơ-ra-ên cố gắng động viên sự sa sút đức tin trong lòng anh em bằng cách nhắc lại các lời hứa đã lập với tổ phụ họ và những lời tiên tri mà Giô-sép đã nói trước về cơ hội giải phóng họ khỏi xứ Ai Cập. Một số người nghe và tin, nhưng số còn lại từ chối hy vọng. Người Ai Cập, nghe thuật lại từ những gì đám nô lệ rỉ tai nhau, chế giễu mọi hy vọng họ đang ấp ủ, còn tỏ thái độ khinh bỉ chối bỏ quyền năng Chúa của họ. Họ trêu chọc: “Nếu Đức Chúa Trời ngươi đúng đắn, nhân từ và có quyền năng hơn các thần Ai Cập, tại sao Ngài không giải cứu dân sự Ngài?”. Họ thờ lạy các thần mà dân Y-sơ-ra-ên gọi là tà thần, nhưng đất nước họ giàu có và hùng mạnh. Các thần đã ban cho họ sự thịnh vượng, còn dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ. Bản thân Pha-ra-ôn ngạo mạn nói rằng Chúa của người Hê-bơ-rơ không thể giải cứu họ khỏi quyền lực của ông.KTS 131.4

    Những lời lẽ đó làm tiêu tan hết mọi hy vọng của nhiều người dân Y-sơ-ra-ên. Sự thật họ là nô lệ, con cháu họ cũng bị giết hại, cuộc đời họ là những gánh nặng; nhưng họ thờ phượng Chúa Trời. Chắc chắn Ngài không bỏ họ sống trong cảnh bó buộc với những kẻ thờ thần tượng. Nhưng những ai thật lòng tin Chúa hiểu rằng đó là vì lòng dân Y-sơ-ra-ên sống xa cách Ngài, vì xu hướng kết hôn với dân ngoại rồi sau đó bị dẫn dắt thờ thần tượng, nên Chúa mới để họ trở thành nô lệ. Họ tự tin cam kết với những người khác rằng Ngài sẽ nhanh chóng phá vỡ cảnh nô lệ của họ.KTS 131.5

    Nhưng người Hê-bơ-rơ vẫn chưa sẵn sàng cho việc giải cứu. Họ chỉ tin Chúa chút ít. Nhiều người có tư tưởng thà làm nô lệ còn hơn đối mặt với khó khăn khi đến sống nơi xứ lạ; những thói quen giống người Ai Cập đã ăn sâu vào tâm khảm đến nỗi nhiều người chỉ muốn sống ở Ai Cập mà thôi. Vì vậy, Chúa đã quản trị các sự kiện để vua Ai Cập càng hung bạo hơn, nhân đó tiết lộ Ngài cho dân sự của Ngài. Công việc của Môi-se sẽ bớt khó khăn hơn nhiều nếu như dân Y-sơ-ra-ên không trở nên lầm lạc tới mức họ không sẵn sàng rời bỏ Ai Cập. Kinh Thánh ghi: “họ không tin, không nghe Môi-se vì tinh thần họ sa sút và ách nô lệ quá nặng nề”.KTS 131.6

    Chúa lại phán: “Hãy đi nói với Pha-ra-ôn, vua Ai Cập, để vua ấy cho dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ mình”. Vì chán nản nên ông thưa: “Dân Y-sơ-ra-ên đã chẳng nghe con, làm sao Pha-ra-ôn nghe con được?”. A-rôn được sai đi cùng ông yết kiến Pha-ra-ôn để nhắc lại lời yêu cầu “để cho dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ”.KTS 132.1

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents