Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 16—Gia-Cốp Và Ê-Sau

    Chương này dự theo sách Sáng Thế Ký 25:19-34; 27.

    Gia-cốp và Ê-sau là hai con trai sinh đôi của Y-sác, đại diện cho sự tương phản rõ rệt giữa tính cách và số phận. Trước khi được sinh ra, Thiên sứ đã tiên đoán họ sẽ trở nên khác biệt nhau như thế nào. Đáp lời cầu nguyện khó nhọc của Rê-bê-ca, Thiên sứ thông báo bà sẽ sanh hai con trai. Ngài cũng mở ra cho bà biết về tương lai của họ, mỗi người sẽ là đầu của một dân tộc hùng mạnh, nhưng người nọ sẽ mạnh hơn người kia và đứa nhỏ sẽ xuất chúng hơn.KTS 87.1

    Ê-sau lớn lên thích làm những việc theo ý mình, ông tập trung tất cả mối quan tâm vào cuộc sống thực tại. Không thích bị ràng buộc, ông say mê săn bắn và theo đuổi nghề thợ săn, là đứa con được cha yêu thương. Đứa con trưởng gan dạ đi dọc ngang khắp núi đồi, đồng hoang, chỉ trở về nhà sau những ngày mạo hiểm, rồi hào hứng huyên thuyên giải thích về đời sống phiêu lưu của mình. KTS 87.2

    Gia-cốp là một người thận trọng, siêng năng và luôn suy nghĩ về tương lai nhiều hơn hiện tại, ông bằng lòng với cuộc sống gia đình, dành thời gian chăm sóc các đàn gia súc và làm nông nghiệp. Mẹ ông yêu quý tính kiên trì nhẫn nại, tinh thần tiết kiệm và nhìn xa trông rộng của con trai. Thái độ luôn ân cần, nhẹ nhàng của ông càng làm cho mẹ vui thích hơn tính ồn ào náo nhiệt, hành vi tử tế thỉnh thoảng mới có của Ê-sau. Đối với Rê-bê-ca, Gia-cốp là đứa con trai bà yêu quý hơn.KTS 87.3

    Ê-sau và Gia-cốp được giáo dục sự hiểu biết về quyền thừa kế như là một chuyện rất quan trọng, trong đó không những bao gồm quyền thừa hưởng tài sản thế gian mà còn quyền giữ vị trí quan trọng về mặt tâm linh. Người nào nhận được chức vụ này sẽ là thầy tế lễ của gia đình, rồi từ đó hàng con cháu sẽ sinh ra Đấng Cứu Chuộc của thế gian này. KTS 87.4

    Nói cách khác, hiển nhiên là các nghĩa vụ sẽ đặt trên người sở hữu quyền thừa kế. Người nào thừa hưởng những ơn phước đó sẽ phải dâng hiến cuộc đời mình để phục vụ Chúa. Trong hôn nhân, trong các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội, người đó đều phải bàn bạc với Chúa. KTS 87.5

    Y-sác đã xây dựng sự hiểu biết cho hai con tất cả các đặc quyền và điều kiện này, thực tế rõ ràng Ê-sau là đứa lớn nhất nên sẽ được quyền thừa hưởng. Nhưng Ê-sau không cảm thấy thích thú gì với tinh thần mộ đạo, không có khuynh hướng sống một cuộc đời ngoan đạo. Những đòi hỏi hoàn hảo để được thừa kế về mặt tâm linh trở nên một thứ khó chịu, thậm chí chán ghét, chỉ thêm ràng buộc ông. Ê-sau tôn trọng luật pháp Chúa, nhưng điều kiện về giao ước của Chúa với Áp-ra-ham cũng giống như một cái ách nô lệ. Quyết định thích nuông chiều bản thân, ông không ham muốn gì nhiều ngoài quyền tự do làm những chuyện gì ông thích. Ông quan niệm niềm vui chỉ là quyền lực và sự giàu có, hội hè và tiệc tùng. Ông hãnh diện với quyền tự do vô độ được tận hưởng cuộc sống hoang đàng và lang bạt của mình.KTS 87.6

    Rê-bê-ca ghi nhớ từng lời nói của Thiên sứ và thấu hiểu tính cách của các con hơn chồng. Bà thuyết phục Y-sác bằng cách nhắc lại cho ông nhớ những gì Thiên sứ nói về việc thừa hưởng lời hứa thiêng liêng đã dành sẵn cho Gia-cốp. Nhưng lòng yêu mến của người cha tập trung vào đứa con trai trưởng nên ông không bị lay chuyển ý định trao quyền thừa kế.KTS 88.1

    Gia-cốp nghe mẹ nói quyền thừa kế sẽ không được trao cho ông, trong khi đó ông luôn mơ ước những đặc quyền mà nó mang lại. Ông không thèm thuồng sự giàu sang của cha, ông chỉ khao khát quyền thừa kế tâm linh mà thôi. Được thâm giao với Chúa như Áp-ra-ham từng có, dâng của lễ hy sinh để đền tội, trở thành tổ tiên của tuyển dân có lời hứa về Đấng Cứu Thế, là người thừa kế những tài sản bất diệt bao gồm cả giao ước - đó chính là các đặc ân và vinh dự mà ông hằng ao ước.KTS 88.2

    Ông đã nghe tất cả những gì cha nói với ông về quyền thừa kế tâm linh, ông cũng trân trọng gìn giữ chu đáo mọi bài học từ mẹ. Chủ đề này trở thành mục đích sống của đời ông, nhưng Gia-cốp không có kinh nghiệm quan hệ cá nhân nào với Chúa là Đấng ông tôn thờ. Tấm lòng của ông chưa được tái sinh bởi ân điển thiêng liêng. Ông liên tục suy nghĩ tìm cách gì đó để đổi lấy ơn phước mà anh ông coi thường, nhưng ơn phước ấy đối với ông lại vô cùng quý giá.KTS 88.3

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents