Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 41—Ba-La-Am Dẫn Dắt Dân Y—Sơ-Ra-Ên Phạm Tội Ra Sao

    Chương này dựa theo sách Dân số Ký 25

    Đức tin nơi Chúa được hồi phục, quân đội Y-sơ-ra-ên từ vùng đất Ba-san trở về trong vinh quang, tự tin chinh phục xứ Ca-na-an ngay tức khắc. Chỉ có sông Giô-đanh ngăn cách giữa họ với vùng Đất Hứa. Chỉ cần vượt qua con sông là gặp cánh đồng màu mỡ với nhiều dòng suối tuôn tràn, rợp bóng những hàng cây cọ dài tít tắp. Biên giới phía tây hiện lên các tòa tháp và cung điện Giê-ri-cô, “thành phố đầy những cây cọ”.KTS 227.1

    Phía đông sông Giô-đanh là cánh đồng với chiều ngang rộng vài dặm, còn chiều dài chạy dọc suốt theo con sông. Thung lũng ẩn mình này có khí hậu của vùng nhiệt đới. Dân Y-sơ-ra-ên đóng trại tại đây và nhận thấy dưới rừng cây keo này chính là một nơi sống thích hợp. KTS 227.2

    Tuy nhiên, ở trung tâm của vùng đất được bao bọc xung quanh thật xinh đẹp là sự chạm trán với một loại tội ác còn chết người hơn so với những quân lính các nước chủ nhà có trang bị vũ khí hoặc những con thú dữ hoang dã. Xứ sở ấy khoác trên mình vẻ đẹp tự nhiên trù phú, lại bị cư dân nơi đó làm hư hỏng. Họ công khai thờ lạy thần Ba-anh, phô diễn những cảnh tượng đáng xấu hổ nhất. Khắp nơi xung quanh họ bày đủ chỗ chứa thần tượng và hành động dâm dục phóng đãng. Thậm chí các danh xưng cũng mang tính trụy lạc.KTS 227.3

    Thậm chí tư tưởng của dân Y-sơ-ra-ên cũng trở nên quen thuộc với những suy nghĩ hạ cấp mà họ liên tục nghĩ đến. Cuộc sống thanh nhàn của họ nảy sinh nhiều ảnh hưởng tiêu cực, hầu như họ vô thức xao lãng Chúa, bước vào tình thế dễ dàng rơi vào cám dỗ. KTS 227.4

    Suốt thời gian đóng trại bên bờ sông Giô-đanh, Môi-se chuẩn bị mọi sự sắp xếp cư ngụ ở Ca-na-an. Nhà lãnh đạo vĩ đại quá bận rộn với nhiệm vụ này, nhưng đây là khoảng thời gian chờ đợi khó khăn đối với dân chúng. Trước đó mấy tuần, lịch sử của họ đã có vết nhơ vì những hướng đi sai lệch kinh khủng, ra khỏi tính chất hấp dẫn và trọn vẹn của nó. KTS 227.5

    Những phụ nữ Ma-di-an bắt đầu âm thầm đi vào trại quân. Họ lập kế hoạch quyến rũ người Hê-bơ-rơ vi phạm luật pháp Chúa, sau đó dụ dỗ thờ thần tượng. Họ giấu kỹ toàn bộ động cơ này dưới vẻ ngoài thân thiện. KTS 227.6

    Theo đề nghị của Ba-la-am, vua Mô-áp thông báo tổ chức một kỳ lễ lớn nhằm tôn vinh các thần của họ. Họ bí mật sắp xếp cho Ba-la-am động viên dân Y-sơ-ra-ên tham dự. Dân Y-sơ-ra-ên tôn trọng Ba-la-am như một tiên tri của Chúa nên ông dễ dàng thực hiện mục đích của mình. Nhiều người nghe lời ông đi tham dự các lễ hội. Say sưa với những điệu nhạc và nhảy múa, bị lôi cuốn bởi vẻ mỹ miều của những người phụ nữ thờ cúng ngoại bang, họ từ bỏ lòng trung thành với Đức Chúa Trời chân thật. Rượu làm vẩn đục cảm xúc họ, phá toang hàng rào tự chủ. Do lương tâm họ mất đi tính thiêng liêng từ những hành động khiếm nhã, họ bị thuyết phục quỳ lạy các thần tượng. Họ dâng của lễ lên các thần ngoại giáo rồi bị lôi cuốn vào những nghi lễ hạ cấp. KTS 227.7

    Thuyết đầu độc truyền bá giống như bệnh truyền nhiễm chết người lây lan toàn trại Y-sơ-ra-ên. Nhiều người từng chiến thắng trong trận chiến giờ đây bị hạ gục bởi những ả gian xảo này dụ dỗ. Dân chúng dường như mất đi óc phán đoán của mình. Các thầy dạy luật và các thủ lĩnh nằm trong số những kẻ đầu tiên phạm tội, quá nhiều người phạm tội đến nỗi trở thành vấn nạn. “Dân Y-sơ-ra-ên tự mình mang ách thờ cúng thần Ba-anh Phê-ô”. Khi Môi-se phát giác ra tội ác này thì không những dân Y-sơ-ra-ên bị lôi cuối vào việc thờ cúng khoái cảm ở Núi Phê-ô, mà còn các nghi lễ ngoại giáo cũng đã bị đưa vào trại Y-sơ-ra-ên. Vị lãnh đạo già lòng đầy tức tối, sự phẫn nộ của Chúa cũng nổi lên.KTS 228.1

    Những hành động độc ác xấu xa mà họ làm cho dân Y-sơ-ra-ên là những gì mà bùa chú của Ba-la-am không thể thực hiện, đó chính là chia rẽ dân sự khỏi Chúa. Một tại họa lan ra cả trại làm hàng ngàn người bỏ mạng. Chúa phán nếu thủ lĩnh nào đi theo kiểu bội giáo này thì sẽ chết, phải thi hành yêu cầu ngay lập tức. Xác của họ bị treo lên trước mặt toàn thể Y-sơ-ra-ên để hội chúng nhìn thấy các thủ lĩnh của họ bị trừng phạt khắt khe như thế nào, để hội chúng có ý thức sâu sắc về cơn thịnh nộ của Chúa với tội lỗi họ gây ra. Mọi người đều cảm thấy sự trừng phạt đó là công bằng, họ xưng nhận tội lỗi với Chúa mà nước mắt rơi lã chã trong tình trạng hết sức nhục nhã.KTS 228.2

    Trong lúc họ còn đang khóc lóc với Chúa trước cửa Lều Hội Kiến, thì Xim-ri (một trong những thủ lĩnh của Y-sơ-ra-ên) táo bạo vào trại quân dẫn theo con điếm người Ma-đi-an đi vào lều của hắn. Chưa bao giờ lối cư xử đồi bại trở nên liều lĩnh và ương bướng như vậy. Xim-ri chứng tỏ bản thân ông phạm tội đầy dẫy như dân Sô-đôm, lại còn kiêu ngạo với những hành vi nhục nhã của hắn. KTS 228.3

    Giữa lúc các thầy tế lễ cùng các thủ lĩnh quỳ gối trong đau buồn và xấu hổ cầu xin Chúa cứu dân sự Ngài, vậy mà một thủ lĩnh của Y-sơ-ra-ên dám trưng bày tội lỗi của hắn ra trước mặt hội chúng, như thể bất chấp cơn thịnh nộ của Chúa, làm trò đùa cho cả nước phán xét chơi. Phi-nê-a, con của thầy tế lễ thượng phẩm Ê-lê-a-sa, liền đứng dậy, chụp lấy cây giáo “đi theo người đàn ông Y-sơ-ra-ên vào trong trại” rồi giết cả hai. Nhờ đó, tai họa liền dừng lại, thầy tế lễ đã thi hành sự phán xét thánh đó đã được tôn vinh trước mặt toàn dân Y-sơ-ra-ên. KTS 228.4

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents