Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Phục vụ hàng ngày

    Mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối đều dâng chiên con một tuổi trên bàn thờ, điều ấy tượng trưng cho sự dâng hiến hàng ngày của dân sự và họ không ngừng trông cậy vào huyết cứu chuộc của Đấng Cứu Thế. Chỉ của dâng “không tì vít” mới có thể là biểu tượng cho sự thánh khiết hoàn hảo của Đấng Christ, Đấng đã dâng chính mình Ngài như “một chiên con không khuyết tật, không tì vít” (1 Phi-e-rơ 1:19). Sứ đồ Phao-lô nói: “Thưa anh em, bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời, tôi nài xin anh em dâng thân thể mình làm sinh tế sống, thánh khiết và đẹp lòng Đức Chúa Trời, đó là sự thờ phượng phải lẽ của anh em” (Rô-ma 12:1). Những ai hết lòng yêu Ngài sẽ dâng Ngài sự phục vụ lớn nhất đời họ, sẽ liên tục tìm kiếm mọi cách có thể để được hòa thuận với ý Ngài. KTS 175.4

    Khi thầy tế lễ dâng hương, ông tiếp cận thẳng vào sự hiện diện của Chúa hơn bất cứ hành động nào khác trong sứ mạng hàng ngày. Vinh quang của Chúa xuất hiện trên nắp thi ân là phần hiện thấy từ nơi thánh. Khi thầy tế lễ dâng hương trước Chúa, ông nhìn về hướng hòm giao ước chờ đến khi vinh quang hạ xuống nắp thi ân và tràn đầy nơi chí thánh, thông thường thì ông sẽ lui ra cửa đền tạm. Khi thầy tế lễ nhìn về hướng nắp thi ân bằng lòng tin (nơi mà ông không thể nhìn thấy), lúc bấy giờ dân sự của Chúa mới trực tiếp cầu nguyện với Đấng Cứu Thế, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm vĩ đại của họ, Đấng đang bào chữa thay cho họ ở đền thánh trên trời. KTS 175.5

    Dâng hương tượng trưng sự tôn kính việc làm trung gian hòa giải của Đấng Christ và sự công bình hoàn hảo của Ngài, là điều mà dân sự Ngài được trông cậy qua đức tin và là việc duy nhất mà tội nhân có thể bày tỏ cách thờ phượng được Chúa chấp nhận. Chúa ngự bởi huyết và mùi hương là biểu tượng chỉ về Đấng Hòa giải vĩ đại, là Đấng duy nhất ban ân điển và sự cứu rỗi dư dật cho những tội nhân biết ăn năn.KTS 176.1

    Khi thầy tế lễ đi vào nơi thánh mỗi buổi sáng và tối, của hy sinh hàng ngày đã sẵn sàng dâng lên bàn thờ đặt trong sân. Đây là thời điểm tập trung sâu sắc, những người thờ lạy trong đền thánh tự kiểm điểm bản thân và thú nhận tội lỗi của họ. Lời cầu khẩn của họ được dâng lên hòa vào làn khói có mùi thơm trong khi đức tin của họ bám vào những phẩm chất từ Đấng Cứu Thế của lời hứa mà đại diện là sự hy sinh chuộc tội. Người Do Thái các thời kỳ sau đó, dù tản lạc khắp nơi vì bị giam cầm nơi xứ xa, họ vẫn quay mặt hướng về Giê-ru-sa-lem vào giờ được chuẩn bị để trình dâng những lời nguyện cầu lên Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên. Truyền thống này đã tập cho người Cơ Đốc một gương mẫu cầu nguyện mỗi sáng và mỗi tối. Chúa rất hài lòng nhìn những con cái quỳ gối mỗi sáng tối để tìm kiếm sự tha thứ và cầu xin ơn phước.KTS 176.2

    Bánh thánh là một của dâng liên tục, phần việc của sự hy sinh hàng ngày. Nó phải luôn luôn đặt trước mặt Chúa (Xuất Ê-díp-tô Ký 25: 30), ý thức rằng nhân loại dựa vào Chúa để nhận cả hai loại thức ăn thể xác lẫn thực phẩm tâm linh, chỉ nhận được nhờ sự hòa giải của Đấng Christ. Chúa đã cung cấp cho dân Y-sơ-ra-ên bánh từ trời, họ vẫn dựa vào những món quà của Ngài cả thức ăn thuộc thể lẫn ơn phước thuộc linh. Cả bánh ma-na và bánh thánh đều chỉ về Đấng Christ - Bánh hằng sống. Chính Ngài từng nói: “Ta là Bánh sự sống, bánh từ trời xuống” (Giăng 6:48-51). Mỗi ngày Sa-bát, tất cả bánh được cất đi và thay thế bánh mới.KTS 176.3

    Phần quan trọng nhất của sứ mạng hàng ngày là phục vụ lợi ích các cá nhân. Tội nhân mang của lễ đến cửa hội mạc, đặt tay lên đầu con sinh tế, kể hết tội của mình, hành động này tượng trưng cho việc chuyển đổi tội lỗi từ cá nhân sang vật hy sinh vô tội. Sau đó, chính tay tội nhân giết con vật, rồi thầy tế lễ lấy huyết đem vào nơi thánh để rải trước bức màn, phía sau bức màn là hòm chứa bảng luật pháp mà tội nhân đã vi phạm. Nhờ nghi lễ này, tội lỗi được chuyển đổi bằng hình thức tượng trưng từ huyết sang đền thánh. Có vài trường hợp không đem huyết vào trong nơi thánh (Xem Phụ lục, ghi chú 5), nhưng thầy tế lễ phải ăn thịt theo căn dặn của Môi-se, “Đức Giê-hô-va đã ban cho các ngươi để gánh lấy tội lỗi của dân chúng” (Lê-vi Ký 10:17). Cả hai nghi lễ đều tượng trưng cho sự chuyển đổi từ người ăn năn sang đền thánh. KTS 176.4

    Công việc này thực hiện hàng ngày trong suốt cả năm. Tội lỗi của Y-sơ-ra-ên được chuyển đổi qua đền thánh, các nơi thánh bị ô uế, vì thế có một công việc đặc biệt bắt đầu cần thiết để dẹp sạch tội lỗi. Chúa phán rằng cần tạo ra một sự chuộc tội cho mỗi nơi thiêng liêng, cũng như các bàn thờ để “thanh tẩy và thánh hóa bàn thờ khỏi những sự ô uế của dân Y-sơ-ra-ên” (Lê-vi Ký 16:19).KTS 176.5

    Mỗi năm một lần, vào ngày Lễ Chuộc tội, thầy tế lễ thượng phẩm vào nơi chí thánh để tẩy sạch đền thánh. Ông đem hai con dê đực tơ đến cửa hội mạc và rút thăm giết chúng, “một thăm thuộc về Đức Giê-hô-va và một thăm ân xá”. Con dê đực tơ của cái thăm thứ nhất sẽ bị giết như con sinh tế cho dân chúng. Thầy tế lễ sẽ mang huyết nó vào bên trong bức màn rồi rải lên nắp thi ân. “Như vậy, A-rôn làm lễ chuộc tội cho nơi Chí Thánh vì sự bất thiết của dân Y-sơ-ra-ên, sự vi phạm và tội lỗi của họ. Người cũng làm như thế với phần còn lại của lều hội kiến”.KTS 177.1

    “A-rôn đặt cả hai tay lên trên đầu con dê đực còn sống đó, xưng tất cả gian ác của dân Y-sơ-ra-ên, mọi vi phạm và tội lỗi của dân chúng, và chất tất cả lên đầu con thú, rồi giao cho một người được chỉ định dẫn nó vào hoang mạc và bỏ đi. Con dê đó sẽ mang trên mình tất cả tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên được thả vào nơi vắng vẻ trong hoang mạc”. Đến chừng nào con dê đực được phóng thích đi thì dân Y-sơ-ra-ên mới cảm thấy chính bản thân họ trút hết gánh nặng tội lỗi. Toàn dân Y-sơ-ra-ên đều tập trung hướng lòng về nghi lễ chuộc tội suốt quá trình cử hành lễ. Dẹp bỏ mọi công việc qua một bên, toàn bộ dân Y-sơ-ra-ên đều dành cả ngày để phô bày sự nhục nhã trước mặt Chúa với việc cầu nguyện, kiêng ăn và suy gẫm lòng mình. KTS 177.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents