Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 33—Những Lời Lằm Bằm Tồi Tệ Của Dân Sự Chúa

    Chương này dựa theo sách Dân số Ký 10 - 12

    Tổ chức chính quyền của Y-sơ-ra-ên hoàn hảo và đơn giản đến mức kinh ngạc. Chúa là trung tâm của chính quyền — Ngài là lập pháp của Y-sơ-ra-ên. Môi-se đứng ở vị trí như một nhà lãnh đạo ban hành luật dưới danh Ngài. Sau đó, một hội đồng gồm bảy mươi người được chọn làm trợ lý cho Môi-se để giải quyết các việc đại sự của đất nước. Tiếp theo là các thầy tế lễ hầu việc Chúa trong đền thánh. Các tướng lĩnh (hay các hoàng tử) đứng đầu các chi phái. Dưới đó là “các chỉ huy một ngàn, chỉ huy một trăm, chỉ huy năm mươi, chỉ huy mười người” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 1:15).KTS 188.1

    Trại quân Hê-bơ-rơ được chia thành ba tổng hội lớn. Khu vực trung tâm là đền tạm, đó chính là nơi ngự vô hình của Chúa. Các thầy tế lễ và người Lê-vi đóng trại xung quanh Lều Hội kiến. Tất cả các chi phái khác phải đóng trại cách xa trại của các thầy tế lễ và người Lê-vi.KTS 188.2

    Mỗi chi phái được chỉ định một vị trí. Mỗi bộ tộc được dàn trận và đóng trại dưới ngọn cờ và bảng hiệu của chi phái mình, y theo lời Chúa phán (Dân số ký 2:2,17). Đoàn dân ô hợp từ Ai Cập đã đi theo dân Y-sơ-ra-ên thì đóng trại bên ngoài trại quân, còn con cháu của họ chỉ bị tách khỏi cộng đồng đến đời thứ ba (Phục Truyền Luật Lệ ký 23:7,8).KTS 188.3

    Buộc phải áp dụng kỷ luật nghiêm ngặt, các nguyên tắc vệ sinh đặc biệt, các qui định nhạy cảm nhằm giữ gìn sức khỏe cho đoàn dân quá đông như vậy. Duy trì kỷ luật hoàn hảo và thanh sạch cũng là điều rất cần thiết. Chúa phán: “Vì Đức Chúa Trời đi đi lại lại giữa trại quân anh em để giải cứu và phó kẻ thù cho anh em nên trại quân anh em phải là trại thánh để Ngài không thấy sự bất xứng nào giữa anh em đến nỗi phải quay mặt Ngài hỏi anh em” (Phục Truyền Luật Lê Ký 23:14).KTS 188.4

    Trong tất cả hành trình của dân Y-sơ-ra-ên, “hòm giao ước của Đức Giê-hô-va đi trước dân sự…. để tìm cho họ một nơi nghỉ chân”. Các thầy tế lễ cầm các cây kèn trum-pét bằng bạc đi cạnh hòm giao ước, họ nhận lệnh trực tiếp từ Môi-se rồi liên lạc với dân sự bằng kèn. Bổn phận chỉ huy của từng nhóm mỗi chi phái là ban hành các mệnh lệnh tóm lược liên quan đến các lần di chuyển, thể hiện bằng tiếng kèn.KTS 188.5

    Đức Chúa Trời là Chúa của trật tự. Bất cứ việc nào liên quan tới thiên đàng đều có thứ tự hoàn toàn, kỷ luật hoàn hảo là một đặc tính của các thiên sứ mỗi lúc cất bước. Thành công chỉ có thể xảy ra khi có tính kỷ luật và hợp tác, biết tiết chế hành vi. Ngày nay, Chúa cũng đòi hỏi thực hiện điều này giống như thời của dân Y-sơ-ra-ên xưa. KTS 188.6

    Chính Chúa dẫn dắt mọi hành trình cho dân Y-sơ-ra-ên. Trụ mây hạ xuống nơi nào là họ cắm trại nơi đó, còn trụ mây ngự trên đền tạm suốt thời gian họ cắm trại. Khi họ tiếp tục hành trình thì trụ mây cất cao bên trên lều thiêng liêng.KTS 188.7

    Hành trình chỉ mất mười một ngày đường đi từ núi Si-nai đến Canh-đê, bờ cõi đất Ca-na-an. Hy vọng sớm vào miền đất hứa, tất cả dân Y-sơ-ra-ên đều tiếp tục khởi hành ngay khi trụ mây ra dấu hiệu. Họ còn mong đợi ơn phước gì nữa khi giờ đây họ đã chính thức hiểu được họ là tuyển dân của Đấng Chí Tôn?KTS 188.8

    Cũng có nhiều người chần chừ ở nơi họ đã cắm trại. Hoàn cảnh được kết hợp quá gần gũi với Đức Chúa Trời cùng các thiên sứ thánh dường như quá thiêng liêng nên họ không còn muốn suy nghĩ gì hoặc thậm chí là vui mừng. Tuy nhiên, khi dấu hiệu từ những người thổi kèn trum-pét vang lên thì mọi ánh mắt đều háo hức quay lại để nhìn xem trụ mây sắp hướng dẫn đi lối nào. Khi nó di chuyển về hướng đông nơi mà chỉ có rủi ro và núi đồi hoang vắng trùng trùng điệp điệp chen chúc nhau, một cảm giác buồn bã, nghi ngờ xuất hiện trong lòng nhiều người.KTS 189.1

    Họ đi càng xa, đường càng trở nên khó đi. Lộ trình của họ đi qua những hẻm núi đá và hoang mạc trống vắng, “qua xứ hoang vu đầy hầm hố, miền đất khô cằn và trũng bóng chết, nơi không có người qua lại và chẳng ai dám ở” (Giê-rê-mi 2:6). Cuộc kinh lý của họ chậm chạp và khó khăn, đại đa số không được chuẩn bị sức chịu đựng nguy hiểm và bất tiện xảy ra trên đường đi. KTS 189.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents