Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Con rắn bằng đồng — một biểu tượng của Đấng Cứu Thế

    Con rắn bằng đồng được treo lên để dạy cho dân Y-sơ-ra-ên một bài học quan trọng — họ không thể tự mình cứu chữa khỏi nọc độc từ các vết cắn. Chỉ một mình Chúa mới có thể chữa lành cho họ, nhưng có một yêu cầu là họ phải bày tỏ đức tin vào vật cung cấp do Chúa tạo ra. Bằng cách nhìn vào con rắn là họ đã chứng tỏ đức tin mình. Họ thừa hiểu không có một sức mạnh nào trong con rắn, nhưng nó chính là biểu tượng của Đấng Cứu Thế.KTS 214.1

    Trước đó, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần mang vật dâng hiến cho Chúa thôi cũng đủ thay thế tội lỗi của họ rồi. Chúa muốn dạy họ rằng sự hy sinh của họ không có quyền lực gì mạnh hơn con rắn bằng đồng, nhưng tâm trí họ được hướng về Đấng Christ là của tế lễ vĩ đại chuộc thay tội lỗi.KTS 214.2

    “Như Môi-se treo con rắn lên trong hoang mạc thể nào thì Con Người cũng phải bị treo lên thể ấy, để ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời” (Giăng 3:14,15). Tất cả những ai sống trên đất đều hiểu nọc độc chết người của “con rắn xưa, còn gọi là ma quỷ hay Sa-tan” (Khải Huyền 12:9). Hậu quả dẫn đến cái chết của tội lỗi chỉ có thể loại bỏ bằng vật cung cấp do Chúa làm ra. Dân Y-sơ-ra-ên được cứu sống bởi vì họ tin Lời Chúa và trông cậy vào phương cách cứu chữa đã được cung ứng. Từ đó, tội nhân có thể nhìn vào Đấng Christ và được sống, nhận lấy sự tha thứ thông qua đức tin và sự hy sinh chuộc tội. Đấng Christ có quyền năng và sức mạnh chữa lành mọi tội nhân biết ăn năn.KTS 214.3

    Trong khi tội nhân không thể tự cứu lấy mình, họ vẫn có thể làm gì đó để đạt được sự cứu rỗi. Đấng Cứu Thế nói rằng: “Ai đến với Ta, Ta sẽ không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6:37). Chúng ta phải đến với Ngài, khi chúng ta ăn năn thì phải tin rằng Ngài chấp nhận và tha thứ cho mình. Đức tin là món quà của Chúa, nhưng nội lực luyện tập đức tin là của chúng ta. Đức tin là cánh tay mà tội nhân nắm giữ vào nguồn cung cấp thiêng liêng để nhận lấy hồng ân cùng sự tha thứ.KTS 214.4

    Nhiều người hay bám víu vào ý tưởng rằng họ có thể tự mình làm việc gì đó xứng đáng. Họ không thoát ra khỏi bản thân, họ tin rằng Chúa Giê-su là một Đấng Cứu Rỗi toàn quyền. Chúng ta không nên tin tưởng những việc làm của mình đủ cứu chuộc chúng ta. Bởi Đấng Christ là hy vọng duy nhất cho sự cứu rỗi.KTS 214.5

    Nếu chúng ta mặc cảm mình phạm tội đầy dẫy, thì cũng không nên lo sợ sẽ không còn Đấng Cứu Thế hoặc Ngài không nghĩ đến chuyện khoan dung cho chúng ta. Vào thời kỳ cuối cùng này, Ngài đang mời gọi chúng ta đến với Ngài để được cứu.KTS 214.6

    Nhiều người Y-sơ-ra-ên thấy rằng không có biện pháp cứu chữa nào từ Thiên Đàng chỉ định. Họ hiểu rằng không có sự giúp sức của Chúa thì số phận họ đã bị định đoạt, nhưng họ vẫn tiếp tục than khóc về cái chết rõ rành rành của mình cho đến giờ phút mắt họ đờ đẫn. Họ có thể nhận được sự chữa lành ngay lập tức. Khi chúng ta nhìn thấy hoàn cảnh vô vọng của mình khi không có Đấng Christ, chúng ta cũng không nên sinh ra chán nản mà hãy dựa vào những phẩm chất xứng đáng của thập tự giá và Đấng Cứu Rỗi đã sống dậy. Hãy nhìn và hãy sống. Chúa Giê-su sẽ cứu tất cả những ai tìm đến Ngài. Không ai tin cậy vào đức hạnh của Ngài mà bị chết mất.KTS 214.7

    Nhiều người lang thang trong những mê cung triết học để nghiên cứu tìm cho bằng được những lý do mà họ sẽ không bao giờ tìm thấy nổi, trong khi đó họ lại từ chối bằng chứng mà Chúa đã vui vẻ ban cho. Chúa ban phát đủ bằng chứng cho niềm tin căn bản, nếu không chấp nhận bằng chứng này thì trí óc sẽ tăm tối. Nếu ai bị rắn cắn mà luôn nghi ngờ và tự hỏi họ có nên nhìn hay không thì họ cũng sẽ chết. Bổn phận của chúng ta là hãy nhìn, nhìn vào đức tin sẽ cho mình sự sống. KTS 215.1

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents