Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Ca-lép đề nghị lấy vùng đất khó khăn nhất

    Ca-lép và Giô-suê là hai người duy nhất trong số mười hai thám tử đầu tiên báo tin vui về miền Đất Hứa, khuyến khích mọi người hãy đi lên đánh chiếm xứ nhân danh Giê- hô-va Đức Chúa Trời. Giờ đây, Ca-lép nhắc lại cho Giô-suê nhớ về lời thề hứa đã được lập, điều ấy xem như là phần thưởng cho lòng trung thành của ông: “Vùng đất mà chân anh đạp đến chắc chắn sẽ thuộc về anh và con cháu anh làm sản nghiệp đời đời, vì anh trung thành vâng theo Giê-hô-va Đức Chúa Trời”. Vì vậy, ông đề nghị lấy Hếp-rôn làm sản nghiệp cho mình. Vùng này từng là nơi cư ngụ của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, họ được chôn cất trong hang Mạc-bê-la của xứ đó.KTS 256.8

    Hếp-rôn là trụ sở của vua A-na-kim khủng khiếp, kẻ đã xuất hiện một cách oai vệ để hù dọa các thám tử, làm tiêu tan lòng can đảm của toàn dân Y-sơ-ra-ên. Ca-lép đã chọn lấy vùng đất này làm sản nghiệp của mình với lòng tin cậy vào sức mạnh của Chúa.KTS 257.1

    Ông nói: “Kìa, trong bốn mươi lăm năm nay, từ khi Đức Giê-hô-va phán lời này với Môi-se…; Đức Giê-hô-va đã bảo tồn mạng sống tôi đến bây giờ, nay tôi được tám mươi lăm tuổi. Hiện nay, tôi vẫn còn mạnh khỏe như ngày Môi-se sai tôi đi; tôi vẫn còn sức lực ngày xưa để đi đánh giặc, hoặc vào ra. Vậy hãy cấp cho tôi vùng đồi núi này mà Đức Giê-hô-va đã phán hứa trong ngày đó, vì lúc ấy ông đã nghe rằng ở đó có dân A-na-kim cùng các thành lớn và kiên cố. Xin Đức Giê-hô-va ở với tôi để tôi đuổi chúng đi như Ngài đã phán”.KTS 257.2

    Lời ông đề nghị được phê chuẩn ngay lập tức. “Giô-suê chúc phước và cấp Hếp-rôn cho Ca-lép, con trai Giê-phu-nê, làm sản nghiệp”, “vì ông trung thành vâng theo Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên”. Ca-lép tin vào lời Chúa hứa sẽ ban Ca-na-an cho dân sự Ngài. Ông đã chịu đựng suốt thời gian dài lang thang trong hoang mạc, cùng chia sẻ nỗi thất vọng và gánh nặng tội lỗi. Thế nhưng ông không phàn nàn gì hết, chỉ ngợi khen Chúa nhân từ đã bảo toàn mạng sống cho ông trong hoang mạc bên cạnh những người anh em Y-sơ-ra-ên cùng đi theo ông đã phải trả giá bằng mạng sống. Ông không đòi hỏi phần đất đã đánh chiếm, chỉ xin địa phận mà theo tất cả các thám tử nhận xét là không thể chinh phục nổi. Vị chiến binh già can đảm muốn cho dân sự một tấm gương nhằm tôn vinh Đức Chúa Trời và động viên các chi phái còn lại hãy đi đánh chiếm xứ mà thế hệ đi trước từng cho rằng không thể đánh bại.KTS 257.3

    Tin tưởng Chúa ở cùng mình, ông “đuổi được ba con trai của A-nác”. Sau đó, để bảo vệ vùng đất của ông và gia đình, ông không nghỉ ngơi tận hưởng tuổi già mà tiếp tục ra trận vì lợi ích của dân tộc và vinh danh Chúa. KTS 257.4

    Những kẻ nhát gan và nổi loạn đã bỏ mạng trong hoang mạc, nhưng các thám tử công bình được ăn trái nho ở Éc-côn (Éc-côn là nơi mà bốn mươi năm trước các thám tử đã cắt nhánh nho nặng trĩu đến mức hai người khiêng mới nổi). Kẻ nào thiếu đức tin sẽ thấy lòng tràn ngập sợ hãi, họ nói rằng không thể sở hữu Ca-na-an và họ đã không được sở hữu nó. Nhưng những người nào tin cậy sức mạnh của Đấng Giúp Đỡ Toàn Năng lại được vào vùng đất xinh đẹp. Bởi đức tin, các tiền nhân trung thành đã “chinh phục các vương quốc,… thoát khỏi lưỡi gươm, thắng bệnh tật, trở nên dũng cảm trong chiến trận, khiến quân ngoại xâm chạy trốn”. “Điều làm cho chúng ta thắng thế gian chính là đức tin của chúng ta” (Hê-bơ-rơ 11:33, 34; 1 Giăng 5:4).KTS 257.5

    Còn một yêu cầu khác bộc lộ tinh thần rất riêng biệt của Ca-lép. Trong dòng họ con cháu Giô-sép, chi phái Ép-ra-im và phân nửa chi phái Ma-na-se đòi hỏi cần phải chia đất gấp đôi. Địa phận đã chỉ định cho họ là vùng đất giàu có nhất gồm cả đồng bằng Sa- rôn phì nhiêu, nhưng nhiều thành trong thung lũng vẫn còn dân Ca-na-an sinh sống, nhiều chi phái không muốn đấu tranh gây nguy hiểm đến việc sở hữu đất đai xâm chiếm của họ, họ chỉ muốn nhận thêm địa phận đã được đánh thắng rồi. Chi phái Ép-ra-im là chi phái đông dân Y-sơ-ra-ên nhất, chính bản thân Giô-sép cũng thuộc về chi phái này. Họ nói: “Chúng tôi đã thành một dân đông người… Vậy tại sao ông cho chúng tôi chỉ một phần đất làm sản nghiệp thôi?”. KTS 257.6

    Nhưng vị lãnh tụ kiên định đáp lời: “Nếu anh em đông như vậy và vùng núi Ép-ra-im quá hẹp thì anh em hãy lên khai phá rừng và tạo dựng cho mình một chỗ trong đất của người Phê-rê-sít và dân Rê-pha-im”. KTS 258.1

    Cách trả lời của họ lộ rõ lý do thật sự vì sao họ phàn nàn. Họ thiếu đức tin và thiếu can đảm đánh đuổi dân Ca-na-an. “Miền núi không đủ chỗ cho chúng tôi, còn miền đồng bằng thì tất cả dân Ca-na-an ở đó đều có thiết xa”.KTS 258.2

    Giả sử như chi phái Ép-ra-im có lòng dũng cảm và đức tin như Ca-lép thì không có kẻ thù nào cản đường họ nổi. Giô-suê mạnh mẽ vạch trần ý đồ né tránh khó khăn và nguy hiểm của họ: “Anh em là một dân đông, có sức mạnh… sẽ đuổi được dân Ca-na-an cho dù chúng có thiết xa và hùng mạnh”. Với sự giúp sức của Chúa thì họ không cần phải sợ thiết xa nào hết.KTS 258.3

    Lúc bấy giờ, đền thánh được di chuyển từ Ghinh-ganh về đặt tạm tại Si-lô, một thị trấn nhỏ trong đất Ép-ra-im gần khoảng giữa đất nước, là nơi mà các chi phái cũng dễ dàng đi về. Phần đất trong địa phận xứ này đã được đánh thắng hoàn toàn, vì vậy những người thờ lạy Chúa sẽ không bị tấn công. “Cả hội chúng dân Y-sơ-ra-ên nhóm họp tại Si-lô và dựng đền thánh tại đó”.KTS 258.4

    Hòm giao ước được bảo quản tại Si-lô suốt ba trăm năm cho đến khi nó bị dân Phi-li-tin đánh cắp chỉ vì tội lỗi nhà Ê-li. KTS 258.5

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents