Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Dấu hiệu thật sự của lòng trung thành với Chúa - Ngày Sa-bát

    Chúa đòi hỏi dân sự Ngài không tôn kính và thờ lạy các thần của dân ngoại lên trên Chúa vì dựa trên sự thật căn bản Ngài chính là Đấng Tạo Hóa. Tiên tri Giê-rê-mi nói rằng: “Đức Chúa Trời hằng sống… đã tạo dựng địa cầu bằng quyền năng Ngài, thiết lập thế giới bởi sự khôn ngoan Ngài, trải rộng các tầng trời bởi sự hiểu biết của Ngài… Mọi người đều trở nên u mê thiếu hiểu biết; thợ bạc xấu hổ về tượng thần của mình, vì các tượng đúc đều là giả dối, chẳng có hơi thở bên trong. Chúng thật là hư không, một thứ trò hề, đến ngày đoán phạt chúng sẽ tiêu vong” (Giê-rê-mi 10:10-12, 14, 15). Ngày Sa-bát là một kỷ niệm quyền năng sáng tạo của Đức Chúa Trời, chỉ rõ Ngài chính là Đấng làm ra các tầng trời và trái đất. Đó là một lời chứng không dứt về sự vĩ đại, khôn ngoan và tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Nếu ngày Sa-bát luôn được tôn trọng như bất khả xâm phạm, thì sẽ không có một người vô thần hay người sùng bái thần tượng nào nữa.KTS 168.5

    Ngày Sa-bát bắt nguồn từ Vườn Ê-đen, nó tồn tại lâu đời như chính thế giới này. Nó được kỷ niệm cùng với tất cả các tộc trưởng (tổ nghề tổ nghiệp) mãi đến tận ngày nay. Khi công bố luật pháp tại núi Si-nai, các từ ngữ đầu tiên của điều răn thứ tư là: “Hãy nhớ ngày Sa-bát đặng giữ làm ngày thánh”, chứng tỏ rằng ngày Sa-bát không chỉ mới bắt đầu từ lúc đó. Chúng ta được chỉ lại sự sáng tạo nguyên thủy của nó. Còn mục đích của Sa-tan là xé toạc kỷ niệm tuyệt vời này. Nếu dân sự bị dẫn dắt quên lãng Đấng Tạo Hóa thì họ sẽ không cần nỗ lực chống lại quyền lực của ma quỷ, thế là Sa-tan sẽ bắt giữ họ. KTS 169.1

    Lòng thù hận của Sa-tan với luật pháp Chúa đã xui khiến hắn tranh đấu với mọi nguyên tắc của Mười Điều Răn. Biết rằng thái độ thiếu tôn trọng với quyền hạn của cha mẹ sẽ nhanh chóng dẫn đến lòng bất kính đối với thẩm quyền của Chúa, thế là Sa-tan hành động theo cách làm giảm hiệu lực của điều răn thứ năm xuống. Cha mẹ ở các nước của dân ngoại thường bị bỏ rơi hoặc bị bắt phải chết càng sớm càng tốt khi họ quá già cả không còn đủ sức tự lo cho mình được nữa. Người mẹ ít được cư xử tôn trọng, khi người cha chết trước thì người mẹ sẽ bị yêu cầu phục tùng mệnh lệnh của đứa con trai cả. Môi-se ra lệnh cho các con trai con gái phải vâng lời cha mẹ, nhưng nếu dân Y-sơ-ra-ên đi lạc khỏi Chúa (điều răn thứ năm) theo dân ngoại thì họ cũng sẽ bị phớt lờ như vậy. KTS 169.2

    Sa-tan “ngay từ đầu nó đã là kẻ giết người” (Giăng 8:44), ngay khi hắn giành được quyền lực thống trị nhân loại, hắn không những xúi giục họ thù hận thanh toán lẫn nhau, mà còn tạo ra sự giết chóc, một hành vi bạo lực đối với điều răn thứ sáu, một phần trong tín ngưỡng của họ.KTS 169.3

    Các nước của dân ngoại bị xúi giục tin rằng cần phải hy sinh con người để đổi lấy ân huệ từ các thần của họ, vì vậy những hành động tàn ác kinh khủng nhất được đưa ra dưới nhiều hủ tục sùng bái thần tượng. Một trong số những hủ tục này là việc hiến tế con trẻ của họ bằng cách đưa qua ngọn lửa trước thần tượng. Nếu đứa trẻ nào còn sống mà không bị thương tích thì người ta tin rằng vật hiến tế của họ được chấp nhận. Từ đó trở đi, họ đánh giá đứa trẻ sống sót đó như là một ân huệ đặc biệt của thần ban cho. Họ chất đủ thứ lợi lộc lên đứa trẻ đó và đặt nó ở địa vị cao trọng cả đời. Tuy nhiên, điều khủng khiếp lại là ân huệ đối với kẻ gây ác, không có bất cứ sự trừng phạt nào theo sau. Nhưng nếu đứa trẻ bị chết cháy khi đưa qua ngọn lửa thì số phận của nó rõ ràng bị định đoạt, cơn giận của các thần chỉ có thể thỏa mãn khi tước lấy sự sống của nạn nhân bất lực. Vào các thời bội giáo lớn xảy ra, hủ tục khủng khiếp này đã tồn tại ở một chừng mực nào đó trong vòng dân Y-sơ-ra-ên. KTS 169.4

    Bạo lực đối với điều răn thứ bảy cũng sớm xảy ra trong lịch sử dưới danh nghĩa tôn giáo. Nghi thức nhục dục kinh tởm đã trở nên một phần trong lối thờ phượng của dân ngoại. Bản chất các thần tượng là không thanh sạch nên những người thờ lạy chúng cũng thả lỏng những thói đam mê tình dục bất hợp pháp. Những lễ hội tôn giáo mang tính toàn cầu mở màn cho sự ô uế. KTS 169.5

    Tục lệ đa thê là một trong những tội lỗi đã làm cho Chúa phẫn nộ với thế gian trước Đại Hồng Thủy, vậy mà sau trận Đại Hồng Thủy nó lại tiếp tục lan rộng. Sa-tan đã nghiên cứu ra nỗ lực xuyên tạc hôn nhân bằng cách làm suy yếu bổn phận của vợ chồng với nhau và làm giảm giá tinh thần thiêng liêng của hôn nhân hợp pháp. Đây là đường lối chắc ăn nhất mà hắn có thể làm mất thể diện Chúa trước mặt nhân loại, mở cửa cho sầu muộn và tội ác chen vào.KTS 169.6

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents