Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents

Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn

 - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 22—Môi-Se - Người Lãnh Đạo Dân Sự Của Đức Chúa Trời

    Chương này dựa theo sách Xuất Ê-díp-tô ký đoạn 1 đến 4.

    Ghi nhận công lao của Giô-sép đóng góp cho đất nước Ai Cập, con cháu Gia-cốp được ban cho một phần đất như nhà riêng, không cần phải đóng thuế mà còn được cung cấp thực phẩm dồi dào trong suốt thời kỳ đói kém xảy ra. Đức vua công khai thừa nhận nhờ Chúa của Giô-sép mà Ai Cập được ấm no đầy đủ trong khi các nước khác đang chết dần chết mòn vì đói. Vua cũng nhìn thấy đường lối cai trị của Giô-sép làm cho vương quốc ngày càng giàu mạnh, nên ông ban cho gia đình Gia-cốp rất nhiều bổng lộc triều đình.KTS 122.1

    Thời gian dần trôi, người đàn ông vĩ đại đối với dân Ai Cập đã nằm rất lâu trong mộ, “có một vị vua mới lên ngôi cai trị Ai cập, không biết đến Giô-sép”. Không phải ông không biết những đóng góp của Giô-sép dành cho xứ sở, mà là ông không muốn thừa nhận họ. Xa hơn nữa, ông muốn họ bị quên lãng. “Kìa, dân Y-sơ-ra-ên đông và mạnh hơn chúng ta. Nào! Chúng ta hãy đối xử khôn ngoan với họ, nếu không, dân số họ cứ gia tăng và một khi chiến tranh xảy đến, họ sẽ bắt tay với quân thù đánh bại chúng ta, rồi trốn ra khỏi xứ”.KTS 122.2

    Con cháu Y-sơ-ra-ên “sinh sôi nảy nở rất nhanh, dân số gia tăng, lan tràn khắp xứ và trở nên vô cùng hùng mạnh”. Nhưng họ vẫn giữ mình là dòng giống riêng biệt, không liên hệ gì với các tập tục và tôn giáo của Ai Cập, sự gia tăng dân số của họ lúc bấy giờ như nung nấu nỗi sợ hãi trong lòng vua và thần dân của ông. KTS 122.3

    Nhiều người trong số họ là những thợ thủ công tài năng, họ đóng góp rất nhiều cho sự giàu có của đất nước. Vua cần những người thợ như vậy để xây dựng nhiều đền đài, cung điện nguy nga. Vì vậy, ông xếp loại họ vào số những người dân Ai Cập đã bán mình và tài sản cho vương quốc. Các đốc công nhanh chóng bắt ép họ trở thành nô lệ hoàn toàn. “Người Ai Cập lo sợ về dân Y-sơ-ra-ên nên bắt họ làm việc cực nhọc, khiến cuộc đời họ thêm đắng cay với bao công việc nặng nề như nhồi đất, làm gạch và đủ thứ công việc đồng áng khác”. “Nhưng người Ai Cập càng hành hạ chừng nào, dân số Y-sơ-ra-ên càng gia tăng và lan rộng chừng nấy”.KTS 122.4

    Vua và quần thần hy vọng đánh bại dân Y-sơ-ra-ên bằng lao động khổ sai, giảm dân số, tiêu diệt tự do tín ngưỡng của họ. Bấy giờ, vua ra lệnh cho các bà đỡ đẻ (người mà giúp cho họ có cơ hội tăng dân số) là phải giết chết các bé trai dân Hê-bơ-rơ ngay lúc mới chào đời. Sa-tan biết rằng một đấng giải cứu sẽ đến trong vòng dân Y-sơ-ra-ên, nên hắn xúi giục vua tiêu diệt con cái họ với hy vọng sẽ làm thất bại kế hoạch thiêng liêng. Nhưng các bà mụ kính sợ Chúa nên họ không dám thực hiện mệnh lệnh độc ác đó. KTS 123.1

    Vua nổi giận vì âm mưu thất bại, ra lệnh khẩn cấp khắp cả xứ như sau: “Pha-ra-ôn truyền lệnh cho toàn thể dân chúng rằng: hãy ném tất cả con trai sơ sinh của người Hê-bơ-rơ xuống sông, còn con gái thì để cho sống”. KTS 123.2

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents